- Mấy ngày nay, cộng đồng mạng lại đang xôn xao chuyện một cô giáo tiếng Anh ở Hà Nội có những lời lẽ xúc phạm, chửi bớt vô cùng thậm tệ với một học viên. |
Hình ảnh cắt từ clip cô T. mắng chửi học viên thậm tệ |
Sự việc xảy ra ngay trong lớp học, trước mặt các học viên khác. Tranh cãi xuất phát từ việc nam học viên này không làm bài tập và theo quy định của trung tâm (mà anh này đã ký vào cam kết) thì anh sẽ phải nộp phạt 100 nghìn đồng.
Hình ảnh cô giáo tên T. trong clip giơ xấp tiền đặt trên mặt bàn chứng tỏ nhiều học viên đã vi phạm và chấp nhận nộp phạt.
Tuy nhiên, nam học viên nhất quyết không chịu nộp phạt và ‘mong cô giáo thông cảm’. Căng thẳng nổ ra khi cô T. kiên quyết đòi “nộp tiền, khẩn trương, đây không phải lần đầu của anh” thì anh này phản ứng “sao cứ lèo nhèo đòi tiền thế, lừa đảo… à”.
Cô T. ngay lập tức nổi xung và chửi học viên là ‘đồ con lợn’, ‘thằng mặt lợn’. Cô xưng “mày tao” với học viên và anh này cũng đáp trả bằng “tôi” và “bà”. Cô T. khẳng định “đây là sân chơi của tao, luật của tao… không ai ở Việt Nam hơn tao về tư cách” khi bị học viên chỉ trích là “không đủ tư cách làm giáo viên”.
Sự việc này làm nhiều người nhớ lại clip tranh cãi với học viên của cô giáo “bọ cạp” Lê Na cách đây gần 3 năm. Nguyên nhân cũng xuất phạt từ việc học viên không làm đúng theo quy định nào đó của trung tâm. Và khi họ lên tiếng đáp trả thì giáo viên mắng học viên là “vô học”, xưng “mày tao”, to tiếng với họ.
Cách ứng xử của 2 giáo viên này, đặc biệt là trường hợp mới đây của cô T., rõ ràng là đang sỉ nhục và xúc phạm học sinh. Tất nhiên, mọi thứ đều có nguyên do, nhưng cách giải quyết này chắc chắn không phải là thứ đáng khuyến khích trong giáo dục.
|
Hai giáo viên tiếng Anh từng gây xôn xao cộng đồng mạng vì cách giao tiếp với học viên |
Nhưng điều đáng nói ở đây là 2 cô giáo trong 2 sự việc trên đều được học viên đánh giá là những giáo viên dạy tốt, thu hút được nhiều học viên theo học và ít nhiều có tiếng trong giới dạy tiếng Anh.
Họ cũng được đánh giá là những giáo viên “có cá tính mạnh”, hay nói nôm na như nhiều học viên nhận định: “Cô đanh đá thế thôi nhưng dạy giỏi. Ai nghe được chửi thì mới học được”.
Có lẽ, chính vì hiệu quả mang lại nên họ bất chấp phải nghe mắng chửi và nộp phạt, giống như những món “bún mắng, cháo chửi” đặc sản của Hà Nội vẫn hút khách, miễn là ngon.
Xã hội ngày càng phát triển, tiếng Anh lại càng trở thành thứ kiến thức không thể thiếu để sử dụng trong công việc. Không chỉ học sinh, sinh viên ào ào đi học tiếng Anh. Tiếng Anh thậm chí còn cấp thiết hơn với những người đi làm.
Cách dạy tiếng Anh bất cập trong nhà trường cách đây 10 năm, 15 năm đã “cho ra lò” những thế hệ tốt nghiệp phổ thông, đại học mà “không nói nổi câu tiếng Anh nào ra hồn”. Vì thế, đến giờ, khi đã đi làm, họ lao đến các trung tâm để học lại. Tiêu chí cao nhất là phải nhìn thấy hiệu quả càng nhanh càng tốt.
Không ít lần tôi nghe thấy bạn bè, đồng nghiệp, những người xa lạ thở dài tiếc nuối “giá mà học giỏi tiếng Anh” thì bây giờ họ đã có một công việc tốt, một mức lương cao… Chính vì thế, giỏi tiếng Anh giống như một khao khát với nhiều người.
Và từ đó dẫn đến việc, những trung tâm cam kết đầu ra, dù có kỷ luật thép, thường xuyên bị nghe chửi, họ vẫn chấp nhận. Vì thế, những trung tâm này vẫn hoạt động rất tốt.
Bằng chứng là khi tranh cãi nổ ra, tất cả học viên đều im lặng. Không một ai đứng lên phản đối cách ứng xử của giáo viên. Một phần họ chấp nhận, một phần có lẽ do sợ hãi và cho rằng không liên quan gì đến mình.
Một người bạn của tôi - cũng đang học tiếng Anh ở trung tâm - chia sẻ, lớp bạn có 2 giáo viên được phân công dạy, mỗi người dạy một kỹ năng khác nhau. Một giáo viên tốt nghiệp trường sư phạm hàng đầu cả nước với tấm bằng giỏi, chuyên môn tốt, phương pháp chuẩn mực nhưng chính vì thế mang đến cảm giác đều đều, hơi buồn tẻ trong giờ học.
Giáo viên kia không tốt nghiệp trường sư phạm, thành tích không xuất sắc bằng nhưng đổi lại có phong cách dạy cá tính – nôm na là cách diễn đạt hấp dẫn, tính cách khác biệt. Từ đó mà bài giảng của giáo viên này luôn có sức lôi cuốn hơn.
Tôi còn nhớ, hồi học phổ thông, năm lớp 11, lớp tôi được bố trí một cô giáo dạy Toán cũng ‘cá tính’ như vậy. Dẫu “bài chửi” của cô không thậm tệ như cô T. nhưng cũng khiến cả lớp phát khiếp mỗi khi cô nổi giận. Được biết, cô đã từng rất ‘nổi tiếng’ về sự cá tính và dữ dằn của mình với nhiều thế hệ học trò trước chúng tôi.
Nhưng, đổi lại, những lúc vui vẻ, cô lại dạy hay, được nhà trường đánh giá cao và năm nào cũng được phân công dạy lớp chọn, rèn đội tuyển học sinh giỏi đi thi. Học cô được khoảng 2 tháng, tôi xin chuyển lớp và cô là một trong số những nguyên nhân.
Ở lớp mới, tôi được học những giáo viên có thể không “nổi tiếng” bằng nhưng cách giảng bài và nói chuyện với học sinh thì khác biệt hoàn toàn. Tốt nghiệp cấp 3, tôi vẫn đỗ đại học với điểm Toán tương đối cao.
Rõ ràng, lựa chọn là ở người học. Những giáo viên giỏi chuyên môn, có văn hóa trong giao tiếp không hề thiếu.
Để sự học đạt kết quả tốt, một phần là nhờ thầy giỏi, nhưng phần lớn hơn là nhờ nỗ lực tự thân. Phải chăng những học viên đang chấp nhận nghe chửi để được học thầy tốt đang phụ thuộc quá nhiều vào người dạy mình, phụ thuộc quá nhiều vào những kỷ luật sắt thép, đánh vào túi tiền để bắt bản thân mình phải học?
Tôi cho rằng, việc học tập sẽ chỉ đạt kết quả tốt nhất khi chính bản thân người học có mục đích, có động lực rõ ràng, thay vì phụ thuộc vào một sức ép nào đó.
Và chính sự tự thân đó sẽ xóa sổ những người dạy có cách ứng xử kém cỏi, thiếu văn hóa trong giao tiếp. Chính người học sẽ là những người quyết định họ có chỗ đứng trong thị trường giáo dục hay không.
Đăng Dương
" alt="Tại sao cô giáo chửi học sinh vẫn còn đất sống?"/>
Tại sao cô giáo chửi học sinh vẫn còn đất sống?
Công ty CP Trò chơi Giáo dục Trực tuyến Egame vừa khai trương văn phòng Tổng đại lý khu vực Nha Trang tại khu đô thị Vĩnh Điềm Trung, Đường A1, tòa nhà VCN, tỉnh Khánh Hòa.Ra mắt Tổng đại lý về trò chơi giáo dục
|
Ông Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch HĐQT và ông Đỗ Ngọc Hưng - Tổng Giám đốc Công ty Egame cắt băng khai trương Tổng đại lý Egame tại Nha Trang |
Tới tham dự lễ khai trương có ông Trần Nguyên Lượng - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Khánh Hòa, ông Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch HĐQT Công ty Egame, bà Phạm Kim Tuyến - Giám đốc Tổng đại lý Egame tại Nha Trang, bà Nguyễn Thị Thuận - Chủ tịch tập đoàn HBB, bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Hiệu trưởng trường Tiểu học Phước Tiến cùng hơn 20 em học sinh giỏi đại diện cho hơn 20.000 học sinh khu vực thành phố Nha Trang và đông đảo các bậc phụ huynh.
Bắt đầu phát triển kinh doanh tại thị trường Nha Trang từ 1/4, đến nay Công ty Egame đã có hơn 200 khách hàng tại Nha Trang.
Nhân dịp Khai trương Văn phòng tổng đại lý Nha Trang, chào mừng ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Công ty Egame dành tặng 20 thẻ học tập trị giá 1 triệu đồng/thẻ cho 20 em học sinh có thành tích học tập xuất sắc tại khu vực Nha Trang
Được biết trước đó, văn phòng Egame tại Thái Nguyên đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Giải pháp học tập và giải trí trực tuyến” thu hút sự quan tâm của đông đảo các bậc phụ huynh và các em học sinh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
|
Nhân dịp Khai trương Văn phòng Tổng Đại Lý Nha Trang, chào mừng ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Công ty Egame dành tặng 20 thẻ học tập trị giá 1 triệu đồng/thẻ cho 20 em học sinh có thành tích học tập xuất sắc tại khu vực Nha Trang |
Game giáo dục được yêu thích
Thương hiệu Egame đã không còn xa lạ với các em học sinh, sinh viên cả nước nói chung và tại thành phố biển Nha Trang nói riêng.
Năm 2013, trên nền tảng của CPVM, cuộc thi viết “Ý tưởng sáng tạo về trò chơi giáo dục” do TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Hội đồng Đội TW, Bộ GD&ĐT phối hợp cùng công ty Egame phát động thu hút hơn 1 triệu bài tham dự, đã đánh dấu bước ngoặt cho sự phát triển của thể loại trò chơi mới này.
|
Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi CPVM (21/4) được truyền hình trực tiếp trên ANTV |
Bước sang 2014, một phiên bản CPVM hoàn toàn mới ra đời với đồ họa 3D sắc nét, thiết kế nhân vật Chibi dễ thương, có thể chơi được trên cả máy tính bàn, máy tính bảng và điện thoại thông minh… CPVM phiên bản mới được cộng đồng đánh giá là một làn gió lạ “riêng mà độc” khi kết hợp hài hoà, logic mà hấp dẫn giữa hai yếu tố tưởng chừng khó tiệm cận nhau: giáo dục khô khan và tính giải trí của trò chơi.
Năm 2014 trò chơi này có bước tiến đột phá với cuộc thi CPVM dành cho học sinh THCS với quy mô và giải thưởng lớn nhất từ trước đến nay do TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - HĐ Đội TW, Bộ GD&ĐT phối hợp cùng công ty Egame phát động. Chưa bao giờ, ở Việt Nam, một trò chơi giáo dục lại được đưa vào các trường học, cung, nhà văn hóa thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi như một phương thức giải trí, học tập bổ ích và chính thống như vậy.
Rất nhiều ý kiến của học sinh, phụ huynh, thầy cô,… khẳng định CPVM mang đến cho người chơi những phút giây thư giãn cùng trải nghiệm vô cùng hấp dẫn. Quan trọng hơn, CPVM là thế giới ảo nhưng mang lại những giá trị thực, tốt cho việc học tập, phát triển tâm-sinh lý của các em học sinh.
Năm 2015, Egame tiếp tục đồng hành cùng Ban Tuyên giáo TW, HĐ Đội TW, Bộ GD&ĐT tổ chức thành công hội thi Olympic toàn quốc các môn Khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh với tên gọi Ánh sáng soi đường” thu hút sự tham gia tranh tài của gần 240.000 đoàn viên, sinh viên trong và ngoài nước.
Không chỉ có CPVM mà các sản phẩm của công ty Egame đều được thiết kế theo nguyên lý “học mà chơi, chơi mà học”. Trong đó, trò chơi CPVM đã thu hút sự tham gia của gần 2 triệu người chơi.
Hồng Vân" alt="Học sinh Nha Trang có tổng đại lý về trò chơi giáo dục"/>
Học sinh Nha Trang có tổng đại lý về trò chơi giáo dục