Ngày hôm nay 17/12, Sở GD-ĐT Phú Thọ đã có báo cáo gửi Bộ GD-ĐT về sự việc trên.
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Phú Thọ, ngay trong ngày 12/12/2018, khi có thông tin về việc ông Đinh Bằng My - Hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc Nội trú THCS huyện Thanh Sơn có hành vi không chuẩn mực với một số nam sinh của nhà trường, lãnh đạo Sở đã cùng lãnh đạo UBND huyện, Phòng GD-ĐT Thanh Sơn nắm bắt sự việc.
Đồng thời Sở GD-ĐT Phú Thọ đã phối hợp với UBND huyện Thanh Sơn giao cho cơ quan chức năng xem xét xác minh xử lý nghiêm vụ việc (nếu có vi phạm đạo đức nhà giáo).
Ngày 14/12, Sở GD-ĐT Phú Thọ đã yêu cầu phòng GD-ĐT huyện Thanh Sơn báo cáo tình hình sự việc.
Ông Đinh Bằng My phát biểu trong một buổi tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em năm 2018 diễn ra cách đây ít tháng. |
Ngày 13/12, UBND huyện Thanh Sơn đã yêu cầu công an huyện vào cuộc điều tra, xác minh những nội dung liên quan đến thông tin ông Đinh Bằng My, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS huyện Thanh Sơn bị nghi lạm dụng tình dục một số học sinh nam. Công an đã phối hợp với phòng GD-ĐT Thanh Sơn tiến hành xác minh tại trường.
Sau 2 ngày điều tra xác minh, ngày 15/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Sơn đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Đinh Bằng My, sinh năm 1961, trú ở phố Hạ Sơn, thị trấn Thanh Sơn, Hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc Nội trú THCS huyện Thanh Sơn.
Viện kiểm sát nhân dân huyện Thanh Sơn đã ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn lệnh bắt bị can đối với ông Đinh Bằng My.
Ngay khi phát hiện sự việc, Sở GD-ĐT Phú Thọ đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành tiếp tục quán triệt nghiêm túc việc tuân thủ các quy định về đạo đức nhà giáo, về phòng chống bạo lực học đường và các quy định khác mà ngành giáo dục đã ban hành.
Thanh Hùng
Trên website của Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) ngày 23/05/2018 từng đăng bản tin về việc tổ chức chương trình “Ngoại khóa phòng chống xâm hại trẻ em năm 2018”.
" alt=""/>Báo cáo của Sở Giáo dục Phú Thọ về vụ việc hiệu trưởng lạm dụng nam sinhLàm chủ cảm xúc cuả mình là một kỹ năng quan trọng của giáo viên. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Thầy Đăng Du, Trường THPT Lê Qúy Đôn, TP.HCM, cho hay giáo viên đang phải chịu nhiều áp lực từ trong chuyên môn đến chủ nhiệm. Trong chuyên môn, hiện nay để đánh giá thi đua vẫn là tỉ lệ điểm bài thi có so sánh với giáo viên khác. Đối với giáo viên dạy lớp 12 còn có thêm so sánh tỉ lệ điểm môn thi THPT với tỉ lệ của địa phương. Do vậy, để đạt được kết quả cao, giáo viên không còn cách nào khác là nhồi nhét hoặc gây áp lực lại cho học sinh bằng cách cho nhiều bài tập, cho điểm thấp để học sinh sợ mà học. Trong công tác chủ nhiệm, giáo viên bị nhiều áp lực hơn đó là các đợt thi đua của nhà trường và từ học sinh phụ huynh.
“Trong các đợt thi đua của nhà trường có rất nhiều khoản từ chuyên cần, tiết học tốt, kỉ luật, mà nếu sơ sẩy thì sẽ bị trừ điểm. Lớp không đạt thi đua sẽ đánh giá năng lực chủ nhiệm yếu, bất kể là giáo viên đó chủ nhiệm lớp tốt hay lớp xấu. Ngoài ra, mỗi năm sẽ có 2 đợt thi đua lớn vào ngày 20/11 và ngày 26/3. Trong hai đợt này giáo viên sẽ phải làm trăm công ngàn việc”, thầy Du nói và cho hay hiện nhiều phụ huynh lên mạng lúc nào cũng nghĩ cách giáo dục của mình là đúng, con của mình là ngoan và coi giáo viên như người làm công nên cách hành xử khủng khiếp.
Đặc biệt từ khi có mạng xã hội, giáo viên thêm áp lực xã hội nên làm gì cũng bị soi theo hướng tiêu cực hơn tích cực.
Thầy Du cũng thống kê hàng “núi” công việc của mình trong một năm học. Hàng năm giáo viên sẽ phải tham gia hàng núi công việc như họp tổ, học chính trị, làm bài thu hoạch chính trị, tham gia các phong trào như ca hát, làm tiểu cảnh, làm sáng kiến kinh nghiệm, thao giảng biểu diễn…
Còn cô Trần Thị Thảo, một giáo viên ở quận Thủ Đức cho hay, áp lực thi đua trong trường học đối với giáo viên rất khủng khiếp. Ngay cả việc nhỏ nhặt như trang phục việc học sinh nam có sơ vin, học sinh nữ mặc áo dài cũng liệt vào quy định tính thi đua.
“Ngày trước trường đặt ra quy định học sinh nam sẽ phải sơ vin, nếu em nào không thực hiện thì bị trừ điểm. Cuối tuần lớp nào bị trừ nhiều thì xếp loại trong tuần kém. Sáng thứ Hai sẽ bêu lên trong lễ chào cờ nên thành nỗi ám ảnh của giáo viên chủ nhiệm”. Ngoài thi đua ở lớp, ở trường giáo viên cũng phải thi đua cùng với thi đua của nhà trường để đạt trường chuẩn quốc gia.
Cách đây chưa lâu, một trường học ở TP.HCM đã đưa ra quy ước thi đua như, giáo viên không tham gia các cuộc thi về chuyên môn các cấp như thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, thi giáo viên dạy tốt, thi giáo viên viết chữ đẹp sẽ bị trừ 5 điểm. Quy định này dù ở tự nguyện nhưng đã đẩy giáo viên vào tình thế không tham gia không được.
Cô Trần Ngọc Hân, giáo viên tiểu học ở TP.HCM, cũng cho hay vì thành tích thi đua giáo viên, cô cũng đang phải làm hàng trăm việc không tên. Chưa kể tham gia phong trào giáo viên viết chữ đẹp, thao giảng hay, nấu ăn giỏi, đến cả như thu hộ, chi hộ đầu năm, hay vận động xã hội hóa giáo dục cũng trở thành thi đua.
GS.TS Phan Văn Kha, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho rằng giáo viên đứng trước nhiều sức ép từ chính chuyên môn nghề nghiệp, môi trường sư phạm nhà trường và các điều kiện hoạt động nghề,... lên hoạt động dạy học, giáo dục của giáo viên. Hay áp lực do chính các nhà trường tạo ra.
Bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục đặc biệt là đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đặt ra các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và phong cách, phẩm chất nghề nghiệp tạo ra nhiều áp lực chuyên môn nghề nghiệp với giáo viên.
“Các áp lực chuyên môn nghề nghiệp ngày càng đè nặng lên người giáo viên, trong khi năng lực, trình độ được đào tạo của giáo viên còn hạn chế, các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học không đáp ứng yêu cầu.
Chưa kể, ở nhiều trường, địa phương có tình trạng thiếu giáo viên, dẫn đến nhiều giáo viên phải kiêm nhiệm các môn mà thậm chí chưa được qua đào tạo, gây quá tải và tạo ra căng thẳng”, ông Kha nói.
Theo ông Kha, trong hoạt động nghề nghiệp, giáo viên còn chịu nhiều áp lực từ công tác quản lý, từ các cơ chế và chính sách trong quản lý nhà trường, từ các quy định mà người giáo viên phải tuân thủ.
“Các kỳ thi giáo viên dạy giỏi, các đợt thanh kiểm tra của các cấp quản lý, đánh giá và sát hạch giáo viên tạo ra không ít áp lực đối với giáo viên. Chính sách tuyển lao động theo hợp đồng ở nhiều địa phương hiện nay gây tình trạng việc làm không ổn định, thu nhập thấp và đời sống khó khăn đã và đang tạo ra những áp lực nặng nề đối với giáo viên”.
Hiện nay giáo viên cũng phải chịu nhiều áp lực từ xã hội, cộng đồng, do các dư luận xã hội thiếu tích cực từ các phương tiện thông tin đại chúng đối với giáo dục, giáo viên và sự tôn trọng đối với nghề dạy học.
“Thực tế cho thấy áp lực của giáo viên còn nảy sinh ngay chính bên trong nhà trường, do chính nhà trường tạo ra hay do chính bản thân giáo viên tạo ra xuất phát từ nguyện vọng và nhu cầu của nhà trường hay chính giáo viên. Đồng thời nhiều áp lực đối với giáo viên còn do bệnh thành tích của chính giáo viên/nhà trường tạo ra”.
TS. Phạm Thị Kim Anh (Trung tâm Nghiên cứu giáo viên, Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) dẫn công bố của Quỹ Hòa bình và Phát triển về nghiên cứu giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông: “Mỗi giáo viên phổ thông phải làm tới 10 đầu việc, thời gian lao động 60-70 giờ/tuần. Cấp tiểu học, số giờ làm việc trong một tuần cao hơn khoảng 1,5 lần so với quy định (40 giờ/tuần), cấp THCS là gấp 1,7 lần và THPT gấp 1,8 lần, trong khi đến 50% giáo viên được hưởng lương dưới mức bình quân”.
Ngoài những công việc trên, theo bà Kim Anh, giáo viên còn phải học tập, bồi dưỡng để phát triển chuyên môn, tham gia các cuộc thi giáo viên giỏi các cấp, các hoạt động văn nghệ thể thao,...
Theo bà Kim Anh, từ giáo viên cho đến các nhà trường phổ thông hiện nay đều khổ sở, bội thực vì báo cáo, hồ sơ, giấy tờ, sổ sách (kế hoạch dạy học theo kỳ/năm; thiết kế bài giảng; sổ báo giảng; sổ dự giờ; sổ chuyên môn, sổ ghi điểm, các báo cáo định kỳ,...)
Cùng đó là những áp lực từ các cuộc thi và phong trào thi đua của trường, của ngành.
“Giáo viên phổ thông ngày càng bội thực quay cuồng với các cuộc thi. Nếu chỉ tính riêng các cuộc thi dành cho giáo viên đã có rất nhiều loại như: giáo viên dạy giỏi các cấp, giáo viên chủ nhiệm giỏi, thi làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm,... Các cuộc thi của giáo viên và học sinh trong năm học đã và đang vắt kiệt sức lao động và chiếm hết quỹ thời gian dành cho việc dạy học”.
Bà Kim Anh cho rằng áp lực từ bệnh thành tích là nỗi sợ và nỗi ám ảnh đại đa số giáo viên hiện nay. Giáo viên nào không chạy theo guồng máy thành tích thì bị coi là cá biệt, chống đối. Cả hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay như một trường đua mà đích đến là đủ thứ danh hiệu gắn liền với tập thể. Do đó giáo viên phải chạy theo dù vẫn biết bệnh thành tích là nguyên nhân dẫn đến “thầy không ra thầy, trò không ra trò”, thậm chí phải đồng lõa với cái xấu trong nghiệp làm thầy.
“Thực tế này đã nói lên phần nào sự quá tải trong lao động sư phạm. Nhưng nếu chất lượng dạy học, giáo dục không tốt thì mọi thứ đổ lên đầu giáo viên cả. Giáo viên phải chịu trách nhiệm trước phụ huynh và nhà trường về chất lượng dạy học, về kết quả thi, tỷ lệ lên lớp, đỗ tốt nghiệp và về nhân cách học sinh”.
Áp lực cũng đến từ việc quản lý, giáo dục học sinh. “Đây là vấn đề vô cùng khó khăn. Có thể nói đạo đức học sinh giờ đây đang thách thức năng lực của người thầy. Thực tế cho thấy do học sinh được nuông chiều lại được Luật Giáo dục, Luật bảo vệ trẻ em ban cho nhiều quyền nên nhiều em càng trở nên khó giáo dục. Bất cứ người thầy nào đứng trên bục giảng cũng đều thấy bức xúc, mệt mỏi trước thực trạng này, nhưng phải ngậm bồ hòn, thậm chí phải vô cảm làm ngơ để dạy cho xong tiết và tránh xung đột với học sinh và phụ huynh. Chính thái độ khó bảo, thiếu tôn trọng của học sinh khiến nhiều giáo viên cảm thấy bị xúc phạm và muốn rời bỏ nghề hơn là do áp lực từ công việc dạy học”.
Lê Huyền - Thanh Hùng
Thực tế giáo dục của nước ta cho thấy tính sáng tạo trong dạy học chưa được khuyến khích, thậm chí còn bị cản trở do những quan niệm và cách hành xử không phù hợp với bản chất của hoạt động dạy học.
" alt=""/>'Núi' áp lực đè, giáo viên chai lì cảm xúcPGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng đỗ vào một trường đại học danh tiếng đã khó nhưng để thành công sau 4 năm học càng khó hơn. Vì vậy, các tân sinh viên cần phải nỗ lực học tập, vượt qua nhiều trở ngại, thử thách, cám dỗ trong đó có những việc phải làm ngay từ những ngày đầu nhập học.
Sau đây là 8 lời khuyên mà PGS.TS Đỗ Văn Dũng gửi đến tân sinh viên.
Hoạch định kế hoạch cho 4 năm
Theo ông Dũng, nhiều em quan niệm sai lầm vào đại học là 'học đại' cho xong, có bằng rồi kiếm việc. Trên thực tế bước chân vào đại học là các em trở thành thuyền trưởng con thuyền tương lai của chính mình. Do vậy, sinh viên phải biết đích đến và lộ trình của mình là gì, từ đó có kế hoạch học tập rõ ràng trong 4 năm.
Các tân sinh viên cần hoạch định cho mình kế hoạch trong 4 năm học |
Ông Dũng nhấn mạnh, để đảm bảo chất lượng đầu ra, ở Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, mỗi năm cứ 10 sinh viên nhập học thì sẽ có 1 em bị đuổi. Trong số này đa phần là các sinh viên không có kế hoạch học tập và đặc biệt là không tìm thấy niềm đam mê.
Học vì chính mình
Muốn đi đến thành công không thể thiếu niềm đam mê. Ông Dũng khuyên các em hãy học vì tương lai của chính mình và vì kỳ vọng, niềm tin của gia đình. Để lo cho các em học được ở ăn học ở thành phố, gánh nặng kinh tế đang đè lên vai cha mẹ.
"Các em hãy thương cha thương mẹ vất vả, cố gắng và đam mê học tập để sau 4 năm kiếm được việc làm tốt. Học để thoát nghèo và để có tương lai tươi sáng hơn".
Vào đại học không chỉ để học
"Đại học là nơi để trường thành và cũng nơi sẽ có nhiều bạn tốt có thể giúp mình sau này. Đại học cũng là nơi biến giấc mơ của mình thành sự thật. Đại học là 1 hành trình mà sinh viên sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức nhưng cũng giúp các em lớn lên từng ngày, nắm bắt chuyên môn, tích lũy kỹ năng mềm"- ông Dũng nói.
Tự học là chính
Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nhấn mạnh, học đại học khác với học THPT rất nhiều, trong đó phương pháp học rất đa dạng nhưng chủ yếu là tự học. "Hiện nay các trường đại học đang đi đầu trong cải cách phương pháp dạy và học "learning by doing". Trước đây sinh viên học trước rồi làm sau nhưng bây giờ sinh viên làm trước học sau. Đến giảng đường đại học là để làm những điều chưa học được trên mạng, do vậy các em phải tìm hiểu và thích nghi với cách dạy và học mới của nhà trường, thông qua hệ thống quản lý học tập và học qua dự án. Sáng tạo và khởi nghiệp ngay trong thời gian học đại học cũng sẽ giúp các em vươn lên làm những người chủ chứ không mãi làm thuê"- vị hiệu trưởng nói.
Ông Dũng nhắn nhủ tân sinh viên, kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng cho sự thành công trong tương lai. Các kỹ năng này sẽ hình thành trong quá trình học trên lớp và ngoài giờ qua các cuộc thi học thuật, phong trào đoàn hội và các CLB trong trường do vậy hãy tích cực tham gia các hoạt động.
Ngoại ngữ là sinh ngữ
PGS. TS Đỗ Văn Dũng thông tin, đa số các cựu sinh viên thành đạt ngày nay nhờ sắp xếp thời gian học và tự học Tiếng Anh hoặc Tiếng Nhật ngay từ đầu. "Ngoại ngữ là sinh ngữ nên cần học hằng ngày để nó gắn liền với cuộc sống. Nhiều nhà tuyển dụng đặt nặng vai trò của Tiếng Anh vì có nó các em mới nắm bắt được tri thức mới, công nghệ mới"- ông nói.
Cân đối giữa việc học và làm thêm, chú ý cạm bẫy nơi thành thị
Vị hiệu trưởng tiếp tục nhắn nhủ tân sinh viên, trong những năm tháng học đại học nên tìm việc làm thêm, kể cả các bạn có gia đình khá giả. Làm thêm không những giúp trang trải cuộc sống, giúp gia đình bớt khổ hơn mà còn giúp các em học được nhiều điều. Tuy nhiên phải cân đối giữa việc học và làm thêm hợp lý.
Ông Dũng khuyến cáo, Sài Gòn là nơi "phồn hoa đô hội", giúp các em học được nhiều điều nhưng cũng là nơi đầy cạm bẫy. Rất nhiều cạm bẫy đang giăng chờ các tân sinh viên. "Có nhiều em bị đuổi học cũng chỉ vì mê game online, bán hàng đa cấp, cá độ bóng đá, cờ bạc thậm chí nghiện ma túy"- ông Dũng nhấn mạnh.
Đừng đua đòi, chú ý tai nạn giao thông
Rất nhiều sinh viên ở các trường ĐH đến từ các miền quê khó khăn, gia đình khó khăn. Ông Dũng khuyên các em đừng mặc cảm vì mình còn quê mùa và đừng đua đòi chạy theo cuộc sống nơi phố thị bởi cha mẹ mình còn khổ.
Còn vấn đề giao thông, hãy lưu ý là gần như năm nào cũng có sinh viên ra đi khi chưa hoàn thành việc học ở trường. Thương cha mẹ các em phải đi xe cẩn thận.
Ý thức tiết kiệm, yêu thương giúp đỡ bạn bè
Cuối cùng vị hiệu trưởng khuyên sinh viên hãy là chủ của ngôi trường mình đang học với ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ tài sản. Thực hiện tiết kiệm điện nước vì nó sẽ giúp trường không tăng học phí. Sinh viên cùng nhau xây dựng để ngôi trường thành một mái nhà chung ngập tràn yêu thương, quan tâm và sẻ chia.
Hoài An
Ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ nhắn nhủ sinh viên cần thông thạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh và càng nhiều ngoại ngữ càng tốt.
" alt=""/>Hiệu trưởng cảnh báo tân sinh viên những cạm bẫy chốn 'phồn hoa đô hội'