Diễn viên Diệu Thúy bỏ showbiz, tốn 6 tỷ đồng để trở thành phi công
作者:Giải trí 来源:Giải trí 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-16 04:42:17 评论数:
Diễn viên Diệu Thúy sinh năm 1989,ễnviênDiệuThúybỏshowbiztốntỷđồngđểtrởthànhphicôgiải vô địch ý từng là người mẫu ảnh và diễn viên được khán giả yêu thích vào đầu thập niên 2010. Cô từng đạt giải trong các cuộc thi nhan sắc như Duyên dáng sinh viên thế kỷ 21 năm 2009, Người đẹp Hoa anh đào 2010 và sánh vai với Bình Minh, Đức Tiến trong các phim Dốc sương mù, Huyền thoại 1C…
Sự nghiệp nghệ thuật đang rộng mở và có nhiều hứa hẹn, Diệu Thúy đột ngột từ bỏ showbiz, rẽ hướng sang làm ngành hàng không. Sau nhiều năm, nữ diễn viên 32 tuổi mới ngồi lại và tâm sự về quyết định của bản thân. Cô cho biết: "Dù trải qua nhiều khó khăn, thời gian học phi công cũng thực sự vất vả, nhưng tôi chưa bao giờ hối hận hay muốn từ bỏ nghề phi công".
"Tôi không định quay lại showbiz, nhưng việc showbiz cứ tìm tới tôi"
- Từng đóng phim với các nam diễn viên nổi tiếng như Bình Minh, Đức Tiến và đạt giải tại nhiều cuộc thi nhan sắc, vì sao chị từ bỏ nghệ thuật để theo đuổi nghề phi công?
- Lần cuối cùng tôi đóng phim là từ năm 2013, tới nay tôi đã bỏ nghề diễn viên hơn 7 năm rồi. Thực ra, thời điểm đó, nhiều người mời tôi quay lại làm diễn viên, nhưng tôi vẫn quyết định làm đúng chuyên ngành đã học là kỹ sư an toàn cho một công ty nội thất nước ngoài. Tôi làm nửa năm thôi, sau đó cảm thấy mệt mỏi, ngột ngạt vì công việc quá vất vả, tôi không còn thời gian cho bản thân nữa.
Trong một lần, tôi vô tình tìm thấy thông tin tuyển dụng của hãng hàng không. Tôi được gọi đi phỏng vấn sau khi nộp hồ sơ 3 ngày. Vô tình ngành kỹ sư an toàn của tôi và kỹ năng ngoại ngữ giúp tôi đậu tiếp viên hàng không.
Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện 2 tháng, lần đầu tiên bước chân lên máy bay, tôi đã biết mình yêu và sẽ gắn bó với nghề này rồi. Tôi muốn chuyển sang học phi công ngay, tôi nộp hồ sơ nhưng hãng không còn tuyển phi công nữa. Tôi làm tiếp viên hàng không hai năm rồi trở về Việt Nam, nộp hồ sơ học phi công.
- Chị đã ngừng diễn xuất bao lâu rồi, và trong từng ấy thời gian có bao giờ chị nghĩ tới việc trở lại showbiz?
Lần cuối Diệu Thúy đóng phim là năm 2013. |
- Tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện quay lại showbiz, nhưng việc showbiz vẫn tìm tới tôi (cười). Đến tận bây giờ, vẫn có người mời tôi đóng phim. Nói thật, tôi từng ký hợp đồng 1-2 bộ phim rồi, nhưng không thể sắp xếp được thời gian nên đành hủy vai. Hiện giờ tôi chỉ nhận lời quay quảng cáo, dự sự kiện nếu những lịch trình đó không ảnh hưởng tới việc làm phi công của tôi.
Đúng là thu nhập từ showbiz rất lớn. Nhưng tôi đã bỏ qua những cám dỗ đó bảy năm rồi, không có lý do gì bây giờ tôi không làm được. Tôi trung thành với nghề phi công của mình.
- Điều khó khăn nhất chị gặp phải khi từ bỏ showbiz để chuyển sang làm hàng không là gì?
- Khi có suy nghĩ muốn trở thành phi công, tôi đã 24-25 tuổi rồi. Nhưng phải tới năm 27 tuổi, tôi mới chính thức ngừng làm tiếp viên hàng không để học lái máy bay. Trong hơn hai năm đó, tôi làm việc để tích lũy tiền bạc, học thêm tiếng Anh chuyên ngành, rèn luyện thể lực.
Thời làm diễn viên, tôi gầy "mình dây" để lên hình cho đẹp. Nhưng khi khám sức khỏe ngành hàng không, tôi bị yêu cầu tăng cân vì chỉ số BMI quá thấp, thiếu tới mấy ký so với tiêu chuẩn. Bác sĩ cho tôi vài tháng để thay đổi cân nặng, nếu quay lại khám mà vẫn không tăng cân thì không cấp chứng nhận sức khỏe hàng không cho tôi.
Thế là trong ba tháng, tôi ăn rất nhiều, ăn mọi lúc mọi nơi, thậm chí uống nước socola nóng buổi tối. Kết quả, tôi tăng được 6 kg. Nhưng thêm được 6 kg thì tôi cũng mới chỉ vừa đủ chạm vào BMI cân bằng, chứ chưa thực sự đủ tiêu chuẩn cân nặng.
Khi đó, tôi bị toát mồ hôi nhiều và stress nặng vì ép bản thân phải tăng cân thật nhiều trong thời gian ngắn. Tôi cố gắng ăn, tới lúc được cấp phép đi học phi công thì đã tăng được tổng cộng 9 kg so với thời làm tiếp viên hàng không. Nhưng khi sang Mỹ học, chương trình học vất vả quá, tôi sút mất cả 9 kg mãi mới tăng được ấy. (Cười)
Không nhận lương trong vài tháng vì dịch Covid-19
- Vậy còn quá trình học lái máy bay, là phụ nữ lại một mình ra nước ngoài học, chị đã trải qua những vấn đề gì?
- Thời đi học lái, tôi xác định mình đã lớn tuổi rồi (27 tuổi - PV) nên không có nhiều thời gian. Tôi phải học thật nhanh, không từ bỏ bất kỳ cơ hội nào để được bay. Tôi ăn, ngủ luôn ở sân bay, chỉ cần một bạn hủy lịch tập, tôi sẽ “nhảy” vào thế chỗ ngay lập tức.
Hai năm làm tiếp viên hàng không, tôi đã gom góp tiền tiết kiệm, chuẩn bị đủ khoản tiền học và đóng "một cục" cho nhà trường nên không còn lo lắng về học phí như nhiều bạn khác. Tôi chỉ gặp áp lực về khoản chi tiêu cá nhân thôi.
Để tiết kiệm tiền, tôi mua một chiếc xe đạp cũ, cũ tới mức không thể cũ hơn, với giá 150 USD. Sau đó, tính cả chi phí gắn đèn, mua mũ bảo hiểm xe đạp cho đúng luật ở Mỹ, chi phí cho phương tiện đi lại của tôi bị đội lên tới 300 USD. Lúc đó, cả trường chỉ có mình tôi đi xe đạp thôi. Các học viên khác không biết tên, nhưng chỉ cần nói “xe đạp” là cả trường sẽ biết đang nhắc tới tôi.
Năm 27 tuổi, Diệu Thúy ngừng làm tiếp viên hàng không, nộp đơn xin học phi công. |
Có xe đạp, tôi tự đạp hơn 20 km cả đi cả về để, tốn mất nửa ngày chỉ để đi siêu thị. Vì thế mỗi lần đi, tôi đều cố gắng mua được càng nhiều càng tốt, rồi "thồ" về. Nếu muốn ăn rau rẻ, tôi ra khu chợ cách nhà trọ khoảng 5 km để mua. Ở chợ ấy, rau để từ hôm trước qua hôm sau vẫn còn tươi, nhưng lại bán giá rất rẻ, mỗi thùng chỉ tốn 5 USD thôi. Tôi thường cuốn băng dính cho nắp thùng dựng lên, gia tăng diện tích đựng đồ. Thế là tôi có đủ rau ăn cả tuần mà chỉ mất 5 USD.
Do trường rất ít học viên nữ, tôi không có bạn thuê nhà chung. Phải thuê nhà ở một mình nên tôi mất gần 600 USD tiền nhà mỗi tháng. Nhớ lại, bà chủ nhà ở Mỹ của tôi khá ghê gớm (cười). Bà ấy không cho tôi dùng máy giặt, tôi phải giặt quần áo, chăn đệm bằng tay. Vào mùa đông, tôi giặt chăn bằng tay nên chăn không thể khô được, tôi không có gì đắp nên nằm co ro chịu rét trong túi ngủ. Tới khi nhiệt độ xuống mức âm gần 10 độ, vì quá lạnh tôi không thể tự giặt đồ được nữa, phải đòi chuyển nhà đi nơi khác, bà ấy mới chịu cho tôi dùng máy giặt.
Vào mùa hè, bà chủ nhà lại tiếc tiền không cho tôi dùng điều hòa. Tôi phải đi tìm các chợ thanh lý đồ cũ ở cách nhà rất xa, mãi mới tìm được một chiếc quạt cũ mèm. Tôi mua quạt mất 50 USD và chở về bằng xe đạp. Trời ơi, lúc đó tôi mừng muốn chết.
- Năm qua, ngành hành không chịu ảnh hưởng nghiêm trọng vì dịch Covid-19, chị đã trải qua năm khó khăn vừa rồi thế nào?
- Vì tình huống khó khăn, nhân viên chúng tôi tự nguyện chung tay giúp đỡ hãng bằng cách không nhận lương trong thời gian ngắn. Có người tình nguyện đăng ký không nhận lương vài tháng, có người xin nhận lương muộn, tùy quyết định và tinh thần cống hiến của mỗi người. Cá nhân tôi, tôi cũng không nhận lương đôi ba tháng để giúp đỡ hãng, nhưng cuộc sống trong thời gian ấy vẫn ổn định vì tôi có khoản tiết kiệm.
Trong những tháng dịch bệnh nghiêm trọng nhất, chuyến bay cắt giảm rất nhiều nên tôi có thời gian ở nhà để đọc sách, học thêm tiếng Pháp, dọn dẹp nhà cửa… Nhưng cuộc sống ấy quá buồn tẻ. Cảm giác được cầm lái đã ăn sâu vào máu của tôi rồi, không được đi bay tôi nhớ nghề lắm. Vì vậy, chỉ cần được ngồi trong buồng lái, tôi đã đủ hạnh phúc rồi, không quá quan trọng chuyện kinh tế, lương thưởng nữa.
Bây giờ, tôi bay trung bình bốn chặng một ngày. Hầu hết thời gian của tôi đều ở sân bay và buồng lái. Nói thật với bạn, một năm nay tôi chưa được đi làm tóc. Tôi mua 3 cây son và một hộp phấn từ năm trước nhưng mới dùng được vài lần vì quá bận. Nhiều khi đi làm về mệt quá, tôi không còn đủ sức chăm sóc da nữa. Có những hôm, tôi xé gói mặt nạ ra nhưng chưa kịp đắp lên mặt đã ngủ quên. Sáng hôm sau tỉnh dậy, mặt nạ khô cứng lại rồi (cười).
- Bận rộn như vậy, chị thu xếp đời sống hôn nhân, gia đình thế nào?
- Trước kia, tôi từng kết hôn với bạn trai người Pháp. Nhưng hiện tại, vì tính chất công việc, chúng tôi quyết định quay lại làm bạn. Tôi độc thân đã hơn một năm nay. Chúng tôi đang hạnh phúc theo cách của mình.
Nữ diễn viên 32 tuổi đang là cơ phó, bay trung bình bốn chặng/ngày. |
Chi phí học phi công hết 5-6 tỷ đồng
- Nhiều người cho rằng phi công là nghề có đãi ngộ rất cao, kiếm tiền tỷ mỗi tháng. Là người trong cuộc, chị phản hồi thế nào?
- Phi công là nghề vất vả và tốn kém. Ví dụ, tới khi được cầm lái chính thức, tôi đã tiêu 5-6 tỷ tiền học. Chúng tôi phải chịu trách nhiệm với mạng sống của hàng trăm hành khách. Nên tôi nghĩ mức lương cao, đãi ngộ tốt là điều phi công xứng đáng được nhận.
Nhưng nghiêm túc mà nói, lương của nghề phi công không đến mức tiền tỷ như nhiều người vẫn đồn. Nếu nói tiền tỷ, có lẽ chúng tôi phải làm cả năm mới có được chừng ấy. Từ khi dịch bùng phát, tôi nói thật, thu nhập của chúng tôi giảm nhiều.
- Chị nói chi phí học phi công lên đến 6 tỷ đồng, đây có phải sự thực?
Cô tiết lộ đã tiêu tốn 6 tỷ để học lái máy bay. |
- Đến thời điểm tôi trở thành cơ phó chính thức, tôi đã chi ra khoảng 6 tỷ đồng. Đó là khoản tiền tôi còn nhớ được và ước tính sơ sơ từ tiền USD. Những khoản lặt vặt không tên khác tôi không tính tới nữa.
Số tiền trên bao gồm cả chi phí học, thực hành và sinh hoạt phí ở nước ngoài. Tôi di chuyển nhiều lần giữa Mỹ và châu Âu để học nên khá tốn. Bố mẹ cho tôi 400 triệu đồng, chị gái hỗ trợ thêm 500 triệu đồng, còn lại là tiền tôi tiết kiệm từ thời gian đóng phim và làm tiếp viên hàng không.
- Vậy cụ thể, chị chi tiêu những gì trong thời gian đi học ở nước ngoài?
- Ban đầu, tôi học lý thuyết vận tải hàng không ở Việt Nam hết hơn 200 triệu đồng. Sau đó, tôi qua Mỹ học, ở Mỹ tôi có học bổng 10.000 USD. Sau đó, tôi bỏ thêm 55.000 USD để học chuyển đổi từ bằng phi công tư nhân lên phi công thương mại.
Do tôi học bay khá tốt và thực hành nhanh, nên sau cùng, tôi bị thiếu giờ bay tích lũy để đạt tiêu chuẩn gia nhập hãng hàng không Việt Nam. Tôi phải bỏ tiền bay thực hành thêm 50 giờ nữa, khoản này tốn khoảng 7.000 USD.
Tiếp theo, tôi học bay theo đội ở Mỹ, tốn 3.000 USD. Nhưng tôi cảm thấy ở Mỹ họ dạy bay theo phi đội không tốt bằng trong nước, nên tôi về Việt Nam học lại mục này, cũng mất khoảng 200 triệu đồng. Ngoài ra, khoản tiền ăn ở, di chuyển... của tôi cũng mất khoảng 15.000 USD, ở Mỹ vật giá đắt đỏ lắm.
Tôi còn đi châu Âu học chuyển loại, từ loại tàu 2 động cơ cánh quạt lên tàu phản lực Airbus nên mất thêm 20.000 euro. Tôi còn học huấn luyện bay đường dài, tốn thêm 85.000 USD.
Một khoản tiền nữa là 10.000 euro cho khóa học cất cánh, hạ cánh bằng máy bay thật ở Đan Mạch. Vì phải thuê máy bay thật giá tiền rất cao, tôi và 5 bạn học viên khác góp tiền thuê chung để tiết kiệm chi phí. Chúng tôi điều khiển máy bay dân sự thật, chỉ có điều đó là chuyến trống, không có khách mà thôi.
Theo Zing
Diệu Thuý: Diễn viên xinh đẹp lấy chồng Tây, bỏ showbiz làm phi công
Rẽ hướng từ diễn viên chuyển qua làm phi công, Diệu Thuý không chỉ có một công việc như ý mà còn đang hạnh phúc với cuộc hôn nhân với ông xã người Pháp.