Cô không chỉ mua đồ cứu trợ mà còn phát tiền, giúp người dân ổn định cuộc sống sau lũ. Đặc biệt, nữ ca sĩ không ngần ngại rút 200 triệu đồng, giúp một ông lão trả món nợ ngân hàng sau bão lũ.
Thủy Tiên sinh năm 1985, có bố là người Việt, mẹ là người gốc Hoa.
![]() |
Bà Tuệ và con dâu trên sóng "Sau ánh hào quang". |
Cách đây hơn 3 năm, tại chương trình “Sau ánh hào quang” do MC Trấn Thành dẫn dắt, bà Hồ Thị Tuệ - mẹ chồng của cô đã có những tâm sự đầy xúc động về con dâu nổi tiếng.
Mẹ chồng Thủy Tiên không ngần ngại khẳng định, “Con dâu là thần tượng của tôi”.
Ban đầu, bà muốn con trai kết hôn với một người làm bác sĩ, giáo viên vì e ngại môi trường phức tạp trong giới giải trí và chuyện ca sĩ thường lấy lắm chồng…
Sau này, thấy con trai vẫn quyết tâm gắn bó với Thủy Tiên nên bà ủng hộ.
Thời gian mới hẹn hò, cặp đôi gặp không ít búa rìu dư luận nhưng bà Tuệ luôn đứng về phía Thủy Tiên.
![]() |
Nữ ca sĩ đã chinh phục nhà chồng bằng sự nhân hậu và chân thành. |
Bà kể những lúc đau ốm hay dịp lễ Tết, Thủy Tiên luôn chủ động hỏi thăm và có những hành động thiết thực.
Sáu năm hẹn hò, cặp đôi quyết định có em bé. Ít ai biết, người thúc giục cặp đôi có con lại chính là bà Tuệ.
Khi Thủy Tiên có bầu, bà Tuệ đã thực hiện lễ đính hôn trước để con dâu không bị ảnh hưởng bởi miệng lưỡi thiên hạ.
Những ngày đầu mới làm con dâu, Thủy Tiên thường bị mẹ chồng mắng vì cô ít nói, khiến người khác hiểu lầm. Thủy Tiên đã từng bước chinh phục mẹ chồng bằng sự chân thành, lễ phép của mình.
Trong mắt bà Tuệ, con dâu là người sống lễ phép, bình dị và không hề kiêu căng, ngạo mạn như nhiều người suy nghĩ.
Nữ ca sĩ kể: "Lúc mới ra mắt, anh Vinh dặn tôi dậy sớm, phụ nấu nướng để lấy lòng mẹ. Tôi hay thức khuya sáng tác, thường 12h trưa mới dậy.
9h sáng anh Vinh gọi tôi dậy phụ mẹ việc nhà, mẹ liền la: Mày để cho vợ ngủ chứ nó đi diễn về đêm hôm cực. Chừng nào vợ thức thì để mẹ nấu cơm cho nó ăn, đừng có gọi nó".
Chia sẻ về việc con dâu từng công khai chuyện ngày nhỏ bị xâm hại, bà Tuệ luôn thấu hiểu và bênh vực Thủy Tiên.
Khi đó, bà gọi cho Thủy Tiên: “Con hôm nay có khỏe không? Ở đây hàng xóm đồn đại về con nhiều. Họ nói con bị xâm hại, mẹ bảo: Nó là người đáng thương, đáng bảo vệ, sao lại trách nó”.
![]() |
Công Vinh và Thủy Tiên luôn song hành trong các hoạt động cộng đồng. |
Cũng trong chương trình, nữ ca sĩ còn tiết lộ, mình và chồng từng trải qua những tháng ngày đầy giông bão khi công khai yêu nhau.
Ngày đó, Công Vinh hào hứng khoe bạn gái với cả đội tuyển nhưng Thủy Tiên lại muốn giữ bí mật về mối quan hệ này.
Cô sự ảnh hưởng tới Công Vinh, bởi khi đó anh đang là cầu thủ số 1 ở Việt Nam.
Theo lời Thủy tiên, Công Vinh hay ghen. Những hôm cô bận diễn, không nghe điện thoại khiến anh đứng ngồi không yên, gọi liên tục.
Cuối cùng Công Vinh quyết định công khai chuyện tình với nàng ca sĩ trước báo chí để khẳng định “hoa đã có chủ”.
Thế nhưng không ngờ, liên tiếp những lùm xùm giáng xuống cặp đôi. Thủy Tiên bị mọi người quay lưng vì cho rằng cô mượn tên tuổi Công Vinh để đánh bóng tên tuổi.
Tai tiếng, dư luận bủa vây có lúc cô nghĩ "muốn giải nghệ vì không cầm cự nổi".
Lúc này, Công Vinh vướng scandal và bị công chúng chỉ trích gay gắt. Chưa hết, nam cầu thủ gặp chấn thương, đứt dây chằng đầu gối khiến sự nghiệp tụt dốc…
Nữ ca sĩ nhớ lại: "Công Vinh gần như 'trắng tay'. Tôi phải cho Công Vinh mượn tiền vì anh chẳng còn đồng nào khi đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất".
Nhiều lần, Thủy Tiên mệt mỏi đến mức hoài nghi về tình yêu của mình, muốn dừng lại nhưng Công Vinh đã động viên cô cố gắng. Anh hứa sẽ làm mọi thứ để cả hai được bên nhau.
Vượt qua tất cả, giờ đây họ là cặp đôi đẹp của làng giải trí, có cơ ngơi bạc tỷ cùng cô con gái đáng yêu.
Ngoài mối quan hệ tốt đẹp với mẹ chồng, nữ ca sĩ còn khá thân thiết với em chồng.
Chuyến đi từ thiện miền Trung của Thủy Tiên gần đây đúng thời điểm mưa lũ gây thiệt hại lớn về người và của. Ở nhà, Công Vinh luôn dõi theo những hoạt động của vợ.
Anh thường xuyên liên lạc với Thủy Tiên, dặn dò vợ luôn luôn mặc áo phao, đi sát mọi người để đảm bảo an toàn. Về phần mình, anh cố gắng chăm sóc, quán xuyến chuyện nhà, chăm con để vợ tập trung làm thiện nguyện.
Khi Thủy Tiên quay lại miền Trung lần thứ 2, Công Vinh đã sát cánh cùng vợ trong các hoạt động thiện nguyện.
Những ngày Thủy Tiên đi cứu trợ, Công Vinh một mình chăm con, quán xuyến chuyện nhà. Để con vơi bớt nỗi nhớ mẹ, anh bày trò, chơi cùng con trong nỗi lo lắng cho người vợ đang ở rốn lũ.
" alt=""/>Tâm sự xúc động của mẹ chồng Thủy Tiên về con dâu nổi tiếngTùy thuộc vào chiều cao, cây thông bằng tre này sẽ có giá khác nhau.
![]() |
Cây thông có đầy đủ phụ kiện trang trí sẽ có giá cao hơn.
Anh cũng chia sẻ ý tưởng làm cây thông hoàn toàn bằng tre là từ gợi ý của một khách hàng người nước ngoài đang sinh sống ở Hội An. Anh thấy khá mới mẻ và thú vị nên đã nhận lời và làm.
Cây thông làm bằng tre này có nhiều kích cỡ khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Anh Tân chỉ làm sẵn loại cây cao 1,5m và 2m. Mỗi loại sẽ có giá tiền khác nhau, dao động từ 1,5 - 1,8 triệu đồng, chưa bao gồm phụ kiện trang trí.
Phụ kiện trang trí cũng được làm hoàn toàn bằng tre và tùy thuộc vào chủ đề khách đặt. Một số chủ đề tiêu biểu như: rừng, biển, cây cối, động vật... Giá của các phụ kiện này cũng tùy thuộc vào số lượng và từng sản phẩm.
![]() |
![]() |
Các phụ kiện trang trí cũng được làm hoàn toàn từ tre.
![]() |
Khách có thể đặt mua theo chủ đề riêng theo sở thích của bản thân.
“Cây thông này đều sử dụng các loại tre đã qua xử lý chống mối mọt, dễ tháo lắp thuận lợi trong việc di chuyển. Độ bền của sản phẩm khoảng trên 15 năm. Điều đặc biệt là khách hàng có thể lựa chọn phụ kiện trang trí theo sở thích riêng và yêu cầu xưởng của tôi làm theo”, anh Tân nói.
Để làm được một cây thông bằng tre hoàn chỉnh bao gồm cả phụ kiện trang trí, anh Tân phải mất một tuần. Theo anh, sản phẩm này làm không khó nhưng người làm chú ý chọn lựa các loại tre phù hợp với từng bộ phận của cây và thiết kế cho đẹp mắt.
![]() |
Cây thông được trang trí tại xưởng.
![]() |
Chiếc đèn lồng bằng tre dịp Tết Trung thu cũng thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Anh ví dụ: “Thân chính không cần cành tre lớn nhưng yêu cầu phải đặc ruột và thẳng. Gốc của cây cần chọn loại lớn, có độ dày phù hợp với thân chính. Các cành của cây thông sẽ sử dụng loại nhỏ hơn và chắc chắn. Đặc biệt, tre sử dụng làm sản phẩm này phải là loại già...”. Vì xưởng của anh chuyên làm các sản phẩm từ tre nên việc chọn lựa những cành, cây phù hợp để làm cây thông không hề khó khăn.
Tính đến thời điểm này, anh đã bán được 10 cây thông làm bằng tre cho các nhà hàng, khách sạn. “Vì mới làm, tôi chưa có nhiều kinh nghiệm nên tạm thời nhận vậy. Phần khác, năm nay dịch bệnh, nhiều khách sạn và nhà hàng đóng cửa nên số lượng bán ra sẽ hạn chế”.
Năm tới, anh sẽ làm nhiều sản phẩm và đa dạng về mẫu mã, chủ đề hơn để khách hàng có thể thoải mái lựa chọn. Anh Tân dự định phát triển thêm mảng này với mong muốn truyền cảm hứng cho mọi người, để ngày càng có nhiều người sử dụng vật liệu thân thiện, hạn chế dùng đồ nhựa.
Lễ Giáng Sinh (còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel, Nô-en, Christmas, Xmas) là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giêsu được sinh ra. Noel đang đến thật gần, hãy cùng Vietnamnet tìm hiểu rõ hơn về ngày lễ Noel - Giáng sinh nhé
" alt=""/>Cây thông Noel không có nổi một chiếc lá, giá cả triệu đồng vẫn có người muaTôi nói về thưởng Tết ở công ty tôi, tiền thưởng giống như tiền bảo hiểm. Nghĩa là lương thấp thì tiền cuối năm thấp, không ai lấy của ai cả. Doanh nghiệp họ cũng đau đầu khi bớt của mỗi người ra sao? Đấy là họ tính lãi ròng bằng năm trước. Năm sau lãi hơn, họ vẫn chia tỷ lệ. Tôi quản lý cấp nhỏ, tiền Tết chỉ hơn công nhân một ít, nhưng chênh với sếp to rất nhiều. Nhưng tôi biết họ xứng đáng.
Mai Quan Hoang
Khen thưởng không có yếu tố bằng cấp nhưng sẽ dựa vào mức lương. Công ty tôi Tết dương lịch sẽ thưởng 30% lương trước thuế. Ai lương cao thì tiền thưởng cao. Còn Tết âm, mọi người đều có lương tháng 13, tương tự lương trước thuế, cao thì tiền cao. Ngoài ra, còn có thưởng thêm, tuỳ chức vụ (trưởng phòng sẽ nhận thêm 3-4 tháng lương trước thuế, ban giám đốc thì có năm nhận thêm 4-5 tháng, còn nhân viên thì thêm từ 0.5-2 tháng). Tóm lại, thưởng không liên quan bằng cấp, nhưng dựa vào lương của mỗi người và chức vụ nên sẽ không bao giờ có chuyện thưởng của nhân viên đều bằng nhau được.
Patsuchan
Tôi làm công ty nước ngoài, thưởng cũng tính theo lương và đánh giá năng suất. Lương cao, công việc khó, trách nhiệm nhiều thì thưởng cao. Nếu cảm thấy bất công thì hãy suy nghĩ làm sao để mình được như họ. Thưởng chưa bao giờ chia đều theo đầu người, trừ khi đó là phần quà hay gì đó theo chế độ công ty, còn lương thưởng tháng 13 theo công việc và mức lương hàng tháng.
An Yên
Như chỗ tôi làm chia thưởng Tết theo doanh thu một năm: Trưởng phòng 70%, rồi đến nhân viên chính thức 30% còn lại. Cuối cùng là nhân viên hợp đồng không được xu nào trong khi khối lượng công việc là như nhau, thậm chí còn phải đi lại chăm sóc khách hàng nhiều hơn. Không phải vì tôi kém cỏi nên mãi vẫn chỉ làm hợp đồng, mà vì cơ chế công ty chỉ cho chính thức ưu tiên con cháu trước, mà số này thì vô kể.
Gác lại chuyện đó, nếu công ty làm ăn thua lỗ ở chi nhánh nào thì toàn bộ nhân viên đến trưởng phòng (trừ nhân viên hợp đồng) đều phải tự bỏ tiền để bù lỗ đó. Và như nhánh tôi làm, phải bù liên tục hằng năm, cuối năm nhận thưởng 50-100 triệu đồng là bình thường, nhưng đến khi quyết toán lại phải bù lại gần bằng số đó, có khi còn hơn. Nên làm gì nó cũng có cái lợi và cái hại của nó, chia thưởng ra sao chính là việc của lãnh đạo.
Shikimaru
Trước tôi đi làm cho công ty từ sáng sớm đến tối mịt, việc của ba người mà lương với thưởng vẫn còn không bằng những người vào trước vì họ tính thưởng theo thâm niên. Nhưng chính vì sự thua thiệt này mà tôi luôn nghĩ mình phải phấn đấu để tự thưởng cho mình thay vì trông chờ vào người khác. Nếu bạn thấy mình đã nỗ lực mà không được thưởng xứng đáng thì công việc đó, công ty đó đâu có xứng đáng với năng lực của mình.
Lemanhhung1984
Cơ quan tôi chỉ thưởng khoản to cho viên chức. Nhân viên hợp đồng không được, mà trong khi cơ quan vẫn thiếu người làm việc. Tổng thưởng chia đều cho tổng số viên chức. Tức là cơ quan nào có 2-3 bạn hợp đồng thì viên chức lời to. Trong khi chúng tôi cùng lao động, cùng phải đi trực. Những hôm trực ngày, trực đêm, song vẫn không được nghỉ bù vì thiếu người làm, cũng thấy quá chạnh lòng.
Alan le
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.