Tại hội nghị Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới vừa tổ chức sáng 23/2,ànhtrìnhtỷUSDcủacôngtyICTViệtđầutiênranướcngoàgiá vàng nhẫn ông Trương Gia Bình – Chủ tịch tập đoàn FPT đã chia sẻ những bài học trong quá trình chinh phục thị trường thế giới.
Theo ông Trương Gia Bình, hình ảnh chú chim nhỏ vượt khó khăn để vươn ra biển lớn cũng chính là hình ảnh của tập đoàn FPT.
“23 năm trước, chúng tôi có ước mơ vươn ra biển lớn để ghi tên Việt Nam trên bản đồ thế giới. Tháng 1/2000, FPT mở 2 văn phòng đầu tiên tại nước ngoài ở Bangalore và Silicon Valley, thủ phủ phần mềm của Ấn Độ và Mỹ. Tuy vậy, trong 2 năm đầu, FPT không ký được một hợp đồng nào, trong khi ngân sách dần cạn kiệt”, ông Bình bày tỏ.
Ở thời điểm đó, nhiều người FPT đã định dừng lại và buông bỏ ước mơ chinh phục thị trường ngoại. Thế nhưng sau tất cả, FPT vẫn làm đến cùng với niềm tin Ấn Độ làm được thì Việt Nam cũng làm được.
Chia sẻ tại hội nghị, ông Trương Gia Bình cho biết, có những thời điểm, mỗi tháng vị chủ tịch này dành một nửa thời gian ở nước ngoài, gặp gỡ hàng chục công ty đối tác nhưng kết quả vẫn hoàn tay trắng.
“Trong một lần gặp IBM, tôi nói nếu ông mua 1 USD phần mềm của tôi thì tôi sẽ mua 1.000 USD phần cứng của ông. Nhờ câu nói đó, FPT lần đầu tiên ký được hợp đồng với IBM. Tuy nhỏ thôi nhưng nó động viên tôi bởi nếu IBM mua được thì cớ gì các công ty khác không mua được”, ông Bình nói.
Nói về câu chuyện sang Nhật, Chủ tịch FPT cho biết, người Nhật từng từ chối khéo với lý do họ không nói tiếng Anh. Đó là thời điểm ông nhận ra rằng, công ty sẽ tiến xa hơn nếu có nhân sự biết tiếng Nhật. Việc cho nhân viên học tiếng Nhật sau đó đã mở ra cho FPT rất nhiều cơ hội tại thị trường này.
Theo ông Trương Gia Bình, điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là năng suất thấp, tăng trưởng nhanh những năm đầu nhưng chậm dần về sau khi doanh số càng to. Muốn tăng trưởng, các công ty buộc phải làm việc gì đó mới mẻ.
Nghĩ là làm, 10 năm trước, FPT quyết định chuyển hướng sang những công nghệ mới nhất như Cloud, AI, Big Data,… Giờ đây các sản phẩm của FPT đã có mặt trong cả con chip ô tô của những hãng lớn nhất.
“FPT thiết kế cả vỏ xe, nội thất, test độ an toàn, làm các hệ thống điện tử của ô tô. Gần đây nhất, chúng tôi phát hiện ra ô tô là một thế giới IT vô cùng to lớn. Việc tham gia vào lĩnh vực này mở ra nhiều cơ hội mới. Chúng tôi đã tập hợp các kỹ sư giỏi người Việt để chế tạo ra những bộ phận then chốt nhất trên một chiếc ô tô, ví dụ như sạc điện. FPT cũng sẽ hướng tới việc làm đối tác phần mềm cấp 1 của một số nhà sản xuất ô tô lớn nhất”, ông Bình chia sẻ.
Trên hành trình vươn ra biển lớn, FPT đã mua lại một công ty tư vấn của Mỹ, nhờ vậy thắng được hợp đồng lớn giúp đem về 100 triệu USD/năm. Doanh nghiệp cũng bước sang những quốc gia khác thuộc khu vực châu Mỹ như Costa Rica, Mexco để cung cấp dịch vụ.
Theo ông Trương Gia Bình, sau khi thương mại hóa con chip đầu tiên của FPT dùng cho y tế, tập đoàn còn thâm nhập vào nhiều ngành khác như tài chính ngân hàng, sản xuất,… Bằng cách này, năng suất lao động của FPT từ mức trung bình 15.000 USD đã tăng lên 45.000 USD người/năm.
“Giờ đây khi tiếp xúc với các đối tác nước ngoài, người ta không còn hỏi chúng tôi đến từ đâu mà chỉ hỏi có làm được không, với đơn giá ngang bằng Ấn Độ”, Chủ tịch FPT cho hay.
Theo ông Trương Gia Bình, CNTT là một thị trường không giới hạn, các doanh nghiệp Việt Nam nên ra nước ngoài tìm cơ hội tăng trưởng mới. Khách hàng ở đâu, doanh nghiệp CNTT Việt Nam cần có văn phòng ở đó. Thị trường những nước nói tiếng Anh tốt luôn có sự cạnh tranh cao. Do vậy, các công ty Việt Nam có thể tìm kiếm cơ hội ở một số quốc gia không nói tiếng Anh nhưng kỹ sư của ta phải thông thạo ngôn ngữ của họ. Đó cũng chính là những thị trường đang khát khao các dịch vụ chuyển đổi số.