Đến nơi, nghi phạm Hoàng đập cửa, xông vào nhà và dùng kiếm chém chị T. bị thương. Chứng kiến sự việc người con trai chạy ra can ngăn cũng bị nghi phạm Hoàng chém gây thương tích ở vùng vai trái và ngón tay cái bàn tay phải.
Sau đó, nghi phạm Hoàng lên ô tô rời khỏi hiện trường. Mẹ con chị T. được hàng xóm đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Chị T. bị thương tích nặng với vết thương ở cổ, chân trái bị đứt lìa.
Nhận tin báo, Công an huyện Đất Đỏ đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, truy bắt nghi phạm Hoàng.
Đến khoảng 0h ngày 3/8, nghi phạm Hoàng bị công an bắt giữ khi đang trốn ở TP. Vũng Tàu.
Công an huyện Đất Đỏ đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án.
" alt=""/>Bắt nghi phạm chém lìa chân vợ cũ ở Bà RịaĐáng chú ý, Skoda sẽ liên doanh với Tập đoàn Thành Công Motor Việt Nam (TC Motor) để phân phối xe. Sau đó từ giữa năm 2024, liên doanh này sẽ giới thiệu ra thị trường thêm 2 mẫu xe mới gồm Slavia và Kushaq dưới dạng lắp ráp trong nước (CKD) tại nhà máy mới ở Quảng Ninh. Bên cạnh đó, dòng xe Enyaq iV chạy hoàn toàn bằng điện cũng sẽ được lắp ráp tại Việt Nam từ năm 2026.
Các mẫu xe Slavia (Sedan), Kushaq (CUV) và Enyaq iV (CUV) mà Skoda dự định lắp ráp CKD đều nằm ở phân khúc xe cỡ nhỏ (cỡ B và C). Đây là phân khúc sẽ có giá bán đủ sức cạnh tranh, hấp dẫn với người tiêu dùng Việt, nhất là khi thương hiệu Skoda vốn được mệnh danh là xe bình dân tại châu Âu.
Đáng chú ý, các mẫu xe kể trên đều vừa mới được phát triển và là sản phẩm chiến lược của Skoda Auto tại một số thị trường mới, trọng điểm như Ấn Độ, Trung Đông và tới sẽ là khu vực Đông Nam Á.
![]() | ![]() |
Skoda Slavia nằm ở phân khúc Sedan cỡ nhỏ cho đô thị.
Với Skoda Slavia, đây là mẫu xe Sedan cỡ B được phát triển chủ yếu cho thị trường Ấn Độ, ra mắt vào tháng 11/2021 và được bán ra thị trường từ đầu năm 2022. Skoda Slavia xây dựng trên nền tảng MQB A0 của Tập đoàn Volkswagen và kiểu dáng gần như giống với mẫu Volkswagen Virtus.
Xe có kích thước tổng thể lần lượt là 4.541 x 1.752 x 1.487 mm (DxRxC) và chiều dài cơ sở 2.651 mm. Tại thị trường Ấn Độ, Skoda Slavia có 2 tùy chọn sức mạnh. Động cơ TSI 3 xi-lanh 1.0L cho công suất 113 mã lực kết hợp với hộp số 6 cấp bao gồm cả số sàn và số tự động.
Skoda Slavia trang bị động cơ TSI 4 xi-lanh 1.5L, có công suất 148 mã lực đi kèm hộp số sàn 6 cấp hoặc tự động 7 cấp ly hợp kép DSG. Động cơ này còn được trang bị công nghệ ngắt xi-lanh chủ động để tối ưu mức tiêu thụ nhiên liệu.
Bản tiêu chuẩn của Skoda Slavia sẽ được trang bị 2 túi khí, cân bằng điện tử, phanh tự động cảnh báo va chạm và cảm biến áp suất lốp. Các bản cao cấp hơn được trang bị 7 túi khí. Hiện tại, Skoda Slavia chưa có số liệu về an toàn từ tổ chức đánh giá xe mới toàn cầu Global NCAP nhưng hãng xe của Séc tuyên bố xe đã thiết kế để đáp ứng các yêu cầu về an toàn mới nhất của tổ chức này.
Tại Việt Nam, Skoda Slavia sẽ phải cạnh tranh ở phân khúc xe sedan cỡ B đang cạnh tranh khốc liệt với những cái tên nổi bật như Hyundai Accent, Toyota Vios, Honda City, Nissan Almera...
Khác với Skoda Slavia, mẫu Kushaq được định vị ở phân khúc B-SUV với kích thước xe là 4.221 x 1.760 x 1.612 mm, chiều dài cơ sở 2.651 mm. Xe cũng tập trung cho thị trường Ấn Độ và được phát triển chung với Volkswagen T-Cross dựa trên nền tảng khung gầm MQB A0. Mẫu xe SUV này được ra mắt sớm hơn, từ đầu năm 2021 và là sản phẩm đầu tiên đánh dấu cho "Dự án Ấn Độ 2.0" của Skoda Auto.
Các thông số về sức mạnh động cơ và trang bị an toàn của Skoda Kushaq tương tự như mẫu xe Slavia kể trên. Điều đặc biệt, cả 2 mẫu xe Skoda Kushaq và Slavia đều có tỉ lệ nội địa đến 95% nên có giá bán rất dễ chịu tại Ấn Độ.
Giá bán của xe Skoda Slavia dao động từ 1.099.000 - 1.839.000 INR (tương đương 320 - 535 triệu đồng), còn giá xe Skoda Kushaq hiện đang ở mức từ 1.129.000 - 1.949.000 INR (tương đương 330 - 567 triệu đồng). Đó là cơ sở để người tiêu dùng Việt mong chờ được sở hữu một chiếc xe mang thương hiệu châu Âu với giá bán dễ tiếp cận.
Ngoài các dòng xe chạy động cơ đốt trong, hãng xe của Séc cũng đã có dòng xe chạy hoàn toàn bằng điện. Tiêu biểu là mẫu Skoda Enyaq iV. Mẫu xe ô tô điện này dự kiến lắp ráp tại Việt Nam sau năm 2025, được đánh giá là phù hợp với lộ trình cắt giảm các loại phương tiện sử dụng động cơ đốt trong, ưu tiên phát triển xe điện được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 22/7 vừa qua.
Skoda Enyaq iV là mẫu xe thuần điện EV được bán ra thị trường châu Âu từ cuối năm 2020. Xe được phát triển dựa trên nền tảng MEB của Tập đoàn Volkswagen và được coi là người anh em với mẫu Volkswagen ID.4. Xe có kích thước là 4.648 x 1.877 x 1.618 mm, chiều dài cơ sở 2.765 mm và được xếp ở phân khúc C-SUV.
Skoda Enyaq iV có cả tùy chọn dẫn động bánh sau và dẫn động bốn bánh với 3 dung lượng pin khác nhau dành cho 5 phiên bản hiệu suất. Bản dung lượng pin 55 kWh sẽ đi kèm 1 động cơ điện đặt sau công suất 146 mã lực. Bản dung lượng pin 62 kWh cũng có 1 động cơ điện đặt sau nhưng công suất 177 mã lực.
Và bản dung lượng pin 82 kWh sẽ kết hợp với 2 động cơ điện cho tổng công suất 302 mã lực dành cho các phiên bản hiệu suất cao. Theo Skoda Auto, tùy theo từng dung lượng pin, mẫu xe điện Enyaq iV có thể di chuyển với quãng đường từ 340 km đến 510 km trong mỗi lần sạc đầy.
Tới đây, hãng xe của Séc đã lên kế hoạch ra mắt mẫu Skoda Enyaq iV tại thị trường Ấn Độ với giá dự kiến khoảng 6.000.000 IND (tương đương 1,75 tỷ đồng).
Ngô Minh
Bạn có góc nhìn hay đánh giá như thế nào về hãng xe Skoda? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
![]() |
Bốc được biển số xe "độc" khiến chủ xe ngao ngán. (Ảnh: Thế giới trẻ) |
"Thấy bảo biển này độc nhất vô nhị, ai bốc được là như trúng trầm nhưng không ai muốn trúng đúng không các bác. Bốc xong quả biển ai nhìn em cũng cười cười, em hoang mang quá. Bác nào mua xe không", chủ nhân tấm biển số xx - 549.53 viết.
Với những người "chơi" biển số, thích biển số đẹp thì bấm được tấm biển có đủ cả 49 lẫn 53 thì đen đủi vô cùng. Bởi theo quan niệm dân gian, khi xem tử vi thì hai tuổi 49, 53 là hạn nặng nhất trong đời người. Do đó mới có câu: "49 chưa qua, 53 đã tới".
Do đó, cặp đôi 49, 53 song hành cùng nhau trong biển số xe mới này khiến nhiều người nhìn vào phải ái ngại. Theo họ thì đây là cặp số không được may mắn, có chút xui xẻo.
Ngoài cặp đôi 49 và 53, theo cách luận của dân chơi biển số, còn một vài số xấu khác mà ai cũng muốn tránh.
Theo cách luận giải này, nhiều người không vui khi bốc vào biển xe có số 78 (thất bát), 6677 (xấu xấu bẩn bẩn), 44 (tứ tử)... Hoặc những số có tổng 1, tổng 4, tổng 7... cũng không được coi là đẹp. Nhiều người cũng tránh các số cuối, hoặc tránh số lùi, hàm ý cuộc sống luôn đi xuống, không thể phát triển.
![]() |
2278 được cho là "mãi mãi thất bát" (Ảnh: Thời đại) |
Thậm chí, nhiều người còn cố tình đọc chệch âm tiết để tạo ra những cách dịch biển số lạ lẫm. Chẳng hạn như 0378 là phong ba bão táp, 7762 là bẩn bẩn xấu trai...
Luận biển số theo các cách trên đem lại không ít tình huống dở khóc dở cười cho chủ xe.
Không chỉ người đàn ông bốc được tấm biển số xx - 549.53 như nêu trên mà nhiều người cũng tỏ ra buồn bã, chán nản vì bốc phải biển số xe mà theo nhiều người luận là không đẹp.
Tháng 9/2018, một nam thanh niên chụp hình biển số xe mới bấm được khoe lên facebook. Nhưng ngay tức khắc có một bình luận phía dưới khiến anh ta bối rối và bày tỏ sự buồn bã lên mạng xã hội.
![]() |
Biển số này lại bị "phán" điều không hay khiến người chủ thấy buồn bã. (Ảnh: Thời đại) |
Biển số xe đó là *** - 456.78. Những con số tăng tiến dần khiến tấm biển này rất dễ nhớ và chắc chắn đi đường kiểu gì cũng nhận được lời khen.
Ấy vậy nhưng một thanh niên khác đã dịch những con số đó thành "bốn năm sau thất bát". Lời "phán" không thể xui hơn này khiến chủ nhân tấm biển méo cả mặt.
Tháng 11/2018, hình ảnh một người đàn ông tay ôm mặt vì bấm phải biển "đại hạn" khiến dân mạng không ngừng bàn tán.
![]() |
Người đàn ông "tái tê" sau khi bấm biển. (Ảnh: Thời đại) |
Theo hình ảnh đăng tải, người đàn ông đã bấm được biển số: xx- 453.49. Chưa kể trước những số đó còn là số 4. Số 4 là con số cũng được khá nhiều người kiêng kị, không muốn phải nhận lấy.
![]() |
Một tấm biển có lẽ chẳng ai muốn nhận (Ảnh: Thời đại) |
Anh Tuấn (Tổng hợp)
Sắp cận kề thời điểm tăng phí trước bạ (10/4), hàng loạt mẫu xe bán tải tại Hà Nội không kịp cập cảng và hoàn tất thủ tục đăng kiểm, thông quan khiến khách hàng rầu rĩ.
" alt=""/>Bốc biển xe mới, méo mặt dính phải biển 'đại hạn'