Làm bạn với chim trời
7h sáng, anh Nguyễn Hoàng Bình (48 tuổi, quận Bình Thạnh, TPHCM) lái xe vào công viên Lê Văn Tám (quận 1, TPHCM). Đã quen với việc được anh Bình cho ăn, bồ câu, sẻ hoang kéo về đậu trên những cành cây, cột đèn…
Dừng xe, anh Bình lấy túi ngũ cốc ra rải đều trên mặt đất. Đàn bồ câu hoang lập tức sà xuống ăn. Những chú chim sẻ nhỏ hơn, đành chờ đợi đàn bồ câu ăn xong mới bay đến nhặt từng hạt thóc.
Cảnh đàn chim hoang bay xuống, nhặt ngũ cốc xung quanh chiếc xe của người đàn ông nhỏ bé khiến khách đến công viên thích thú. Một số người rút điện thoại chụp ảnh, ghi hình khoảnh khắc đáng yêu.
Anh Bình cho biết, đã cho đàn chim ăn được 7 - 8 năm nay. Trước đây, anh bán vé số dạo trên đường Lê Duẩn, quận 1. Lúc vắng khách, bán ế, anh nhìn đàn chim sẻ ríu rít trên cây. Chốc chốc, chúng lại sà xuống vỉa hè tìm thức ăn.
Hình ảnh bầy chim sẻ nhảy trên mặt đường khiến anh thích thú. Anh nghĩ đến việc làm bạn với chúng bằng cách cho chúng ăn. Sau một thời gian, đàn chim quen dần với sự hiện diện của anh và thức ăn do anh đem đến.
“Mỗi sáng, chúng kéo đến đậu ở nơi tôi ngồi bán vé số. Thấy tôi xuất hiện, chúng liền sà xuống, vây quanh, nhảy trên vỉa hè đợi ăn. Cứ thế, tôi làm bạn với đàn chim cho đến khi vì nhiều lý do không thể ngồi bán ở đoạn đường đó nữa”.
Chia tay đàn sẻ hoang trên đường Lê Duẩn, anh Bình rong ruổi bán vé số dạo rồi chọn được điểm bán mới tại công viên Lê Văn Tám. Công viên có nhiều cây xanh, là nơi trú ngụ của nhiều loài chim như bồ câu, sẻ, cu gáy.
Tại đây, anh làm quen với đàn chim sẻ bằng cách mua thóc cho chúng ăn. Mỗi khi anh rải thóc, đàn bồ câu cũng sà xuống “xin ăn”. Thấy vậy, anh quyết định mua ngũ cốc cho chúng ăn chung.
Vừa cho đàn chim ăn, anh Bình vừa bán vé số. Khoảng 9h, công viên vắng người, anh di chuyển đến khu vực Trần Quốc Toản (quận 3) bán tiếp.
14h, trên đường đi lấy vé số để bán vào ngày hôm sau, anh lại ghé công viên rải ngũ cốc cho đàn chim. Chiều muộn, sợ chúng chưa đủ no, anh đến cho ăn thêm một lần nữa mới trở về nhà trọ.
Tìm niềm vui, bớt cô đơn
Gắn bó với đàn chim nhiều năm, anh Bình hiểu và nắm rõ tập tính của chúng. Anh biết đàn bồ câu thích ăn ngũ cốc, cám viên nên chủ động mua đủ loại.
Trong khi đó, đàn chim sẻ chủ yếu ăn thóc. Trong lúc ăn, chúng dùng mỏ đãi bỏ phần vỏ trấu. Vì vậy, khi cho đàn sẻ ăn, anh thường chọn vị trí mặt đất bằng phẳng để dễ quét dọn, thu gom phần vỏ trấu.
Anh Bình là người TPHCM chính gốc. Sau khi cha mẹ qua đời, anh một mình vất vả mưu sinh trong cảnh liệt nửa người. Không thể lao động nặng, anh đành bán vé số nuôi thân.
Mỗi ngày, anh bán 200 tờ vé số, thu về khoảng 200.000 đồng. Số tiền ấy vừa đủ để anh trả chi phí phòng trọ, thuốc thang. Dù vậy, 7-8 năm qua, ngày nào anh cũng trích ra một số tiền để mua thức ăn cho chim.
Trước đây, anh Bình trích khoảng 45.000 đồng mua 3 bịch ngũ cốc cho đàn chim. Sau này, nhiều người thấy anh cho chim ăn cũng phát tâm đem thức ăn đến cho chúng nên anh mua ít hơn.
Hiện, anh chỉ mua 30.000 đồng tiền ngũ cốc. Bình thường, anh có thể lo được số tiền này. Nhưng hôm nào ế, mưa gió bán không được, anh gặp khó khăn, thậm chí thâm hụt vào tiền vé số.
Dù vậy, anh cố gắng chi tiêu tiết kiệm để không phải bớt đi bữa ăn nào của đàn chim. Mỗi ngày, anh đều đến cho chúng ăn đủ 3 bữa.
Anh tâm sự: “Tôi xem đàn chim như một phần cuộc sống. Với tôi, chúng là những người bạn đem đến niềm vui, giúp tôi vơi bớt cô đơn.
Thời điểm dịch bệnh, không thể cho đàn chim ăn, tôi rất buồn, cảm thấy thiếu vắng. Sau dịch, thấy chúng gầy, xác xơ, tôi xót lắm.
Đặc biệt, khi thấy đàn chim sẻ bị người ta đặt bẫy, bắt đem bán cho người phóng sinh, tôi rất đau lòng. Tôi sẽ cho chúng ăn đến khi nào còn có thể”.
Người đàn ông 10 năm 'cưu mang' đàn chim trời giữa lòng Tây ĐôHơn 10 năm qua, mỗi tháng ông Chương dành 3 triệu đồng từ tiền lời bán cây kiểng để mua thức ăn nuôi hơn 500 con chim trời giữa trung tâm thành phố Cần Thơ." alt=""/>Người bán vé số ở TPHCM mua thức ăn 'đãi' chim trời để bớt cô đơnTrà xanh được coi là một trong những đồ uống tốt cho sức khỏe hàng đầu (Ảnh: Shutterstock).
Uống trà xanh giúp giảm cholesterol xấu
Trà xanh có chứa catechin và các hợp chất chống oxy hóa khác dường như giúp giảm mức LDL và cholesterol toàn phần.
Các nhà nghiên cứu trong một nghiên cứu năm 2020 đã kiểm tra tác động của epigallocatechin gallate (EGCG), một chất chống oxy hóa có lợi khác trong trà xanh, trên người, động vật và in vitro (thí nghiệm trong ống nghiệm).
Trong mô hình con người, các nhà nghiên cứu liên quan đến việc tiêu thụ trà xanh nhiều hơn với mức cholesterol LDL thấp hơn. Trong mô hình động vật, EGCG làm giảm nồng độ enzyme nhất định và giảm mức cholesterol LDL.
Theo nghiên cứu trong một bài đánh giá năm 2021, trà đen cũng có thể có tác dụng tích cực đối với cholesterol.
Tương tự, theo Healthline, một đánh giá của 14 nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ trà xanh hàng ngày trong ít nhất 2 tuần sẽ làm giảm tổng lượng cholesterol khoảng 7mg/dL và cholesterol LDL (cholesterol xấu) khoảng 2mg/dL.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy trà xanh có thể làm giảm cholesterol bằng cách giảm sản xuất LDL của gan và tăng loại bỏ nó khỏi máu. Trà xanh cũng rất giàu chất chống oxy hóa, có thể ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol LDL và hình thành mảng bám trong động mạch.
Uống ít nhất 4 cốc mỗi ngày mang lại khả năng bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh tim, nhưng chỉ uống một cốc mỗi ngày có thể giảm gần 20% nguy cơ đau tim.
Theo BlueZones, ở Nhật Bản, trà xanh là một trong những đồ uống phổ biến nhất. Trong một nghiên cứu trên 40.000 người Nhật uống trà thường xuyên, nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn đáng kể. Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ ở phụ nữ giảm hơn 30% và nguy cơ ở nam giới giảm hơn 20%.
Tỷ lệ tử vong do đột quỵ thậm chí còn thấp hơn ở nhóm dân số Nhật Bản này với tỷ lệ giảm hơn 60% ở phụ nữ và hơn 40% ở nam giới. Catechin được biết là có tác dụng ngăn chặn việc sản xuất các gốc tự do trong động mạch và mô, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông.
Uống trà xanh trong một năm làm giảm huyết áp cao. Trên thực tế, Tạp chí của Trường Cao đẳng Dinh dưỡng Mỹ kết luận rằng trà, đặc biệt là trà xanh và EGCG, có lợi cho sức khỏe tim mạch và quá trình trao đổi chất.
Cần lưu ý gì khi uống trà xanh?
Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, cho biết thêm, trà xanh được coi là một trong những đồ uống tốt cho sức khỏe hàng đầu.
Thường xuyên uống loại trà này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc bệnh Alzheimer, giúp chúng ta duy trì mật độ khoáng xương tốt hơn, tránh các bệnh về mắt ảnh hưởng đến thị lực khi về già, ngăn ngừa đột quỵ, chống ung thư, chống rối loạn chuyển hóa và kéo dài tuổi thọ.
Chất chống oxy hóa và các hợp chất có lợi khác được tìm thấy trong trà xanh bao gồm flavonoid và catechin như EGCG, quercetin, axit linoleic, theobromine và theophylline.
Trà xanh cung cấp hỗ trợ miễn dịch mạnh mẽ để chống lại bệnh tật và kéo dài cuộc sống. Lá trà có chứa chất chống oxy hóa mạnh gọi là polyphenol ngăn ngừa ung thư, bệnh tim, loãng xương và các vấn đề mãn tính khác.
Polyphenol thường được tìm thấy với số lượng lớn trong trái cây, rau, ngũ cốc, cà phê và rượu vang. Các polyphenol cụ thể trong trà được gọi là catechin hoặc EGCG, mạnh hơn các polyphenol có ở bất kỳ thực phẩm nào khác trong tự nhiên.
"Nhìn chung, trà xanh được coi là một trong những đồ uống an toàn và lành mạnh nhất để tiêu thụ. Tuy nhiên, vẫn có một số điều cần lưu ý khi uống trà xanh. Có một số tác dụng phụ, mặc dù nhiều trong số đó rất hiếm", TS Giang nói.
Theo ông, hầu hết các tác dụng phụ này ảnh hưởng đến những người nhạy cảm với caffeine hoặc tannin. Các tác dụng phụ của việc tiêu thụ trà xanh có thể tránh được bằng cách chỉ tiêu thụ một lượng vừa phải.
Nhiều tác dụng phụ chỉ xảy ra khi tiêu thụ với số lượng lớn. Một số người nhạy cảm với các thành phần trong trà xanh cũng nên tránh đồ uống này. Hợp chất chính trong trà xanh gây phản ứng ở những người nhạy cảm là caffeine.
Chất lượng chế độ ăn uống rất quan trọng để giảm cholesterol. Ăn nhiều loại thực vật, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch, hạt, trái cây và rau quả sẽ làm tăng lượng chất xơ, là chìa khóa để giảm cholesterol.
Ngoài ra, bạn hãy chọn những loại protein có ít chất béo bão hòa. Hãy chọn thịt gà, cá và các loại protein có nguồn gốc thực vật như đậu phụ… Đồng thời, nên hạn chế thịt đỏ, phô mai, rượu và kết hợp tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng khỏe mạnh.
" alt=""/>Loại nước uống rẻ bèo giúp kiểm soát mỡ máuĐó là bức xúc của độc giả Macvanlongkhi phải mua kèm bảo hiểm khi vay ngân hàng. Thực tế, đây không phải là chuyện xa lạ ở Việt Nam. Thị trường bảo hiểm, nhất là kênh bán qua ngân hàng (bancassurance) từ lâu đã tồn tại nhiều mặt trái. Chẳng hạn, ngân hàng ép khách vay mua kèm bảo hiểm hoặc đánh tráo khái niệm giữa sản phẩm này với gửi tiết kiệm. Dù luật hiện hành đã cấm nhà băng bán bảo hiểm liên kết đầu tư trước và sau 60 ngày khi giải ngân khoản vay, nhưng trên thực tế, có không ít cách để ngân hàng lách luật, đẩy thế khó về phía khách hàng.
Có cùng trải nghiệm không mấy vui vẻ khi vay ngân hàng theo kiểu "bia kèm lạc", bạn đọc Hadetchia sẻ: "Tôi vừa làm thủ tục vay ngân hàng xong. Phía nhà băng không bắt tôi mua bảo hiểm theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Thế nhưng, vấn đề là ở chỗ, để được giải ngân sớm thì tôi phải gửi tiết kiệm 30 triệu đồng trong thời gian sáu tháng mà không được rút. Trong khi đó, tôi đang cần tiền nên mới phải đi vay ngân hàng, giờ họ lại muốn tôi gửi lại 30 triệu đồng thì khác nào đánh đố.
Chưa kể, trong tài khoản bị cũng bị giữ lại 1 triệu đồng, không được sử dụng. Ngoài ra, sau khi giải ngân, tôi phải chuyển sang tài khoản người thứ ba (tốn phí chuyển) chứ không được tự chuyển, phí thẩm định (dù trước đó vài tháng cũng chính ngân hàng đã thẩm định rồi), chứng thư vẫn còn... Nói chung là tốn đủ các khoản phí lặt vặt khác chứ chẳng ít".
>> Kiếp nạn 'U70 bị nhân viên ngân hàng lừa mua bảo hiểm'
Câu hỏi được nhiều người quan tâm lúc này là "Bộ Tài chính có giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng sai phạm khi ngân hàng bán chéo bảo hiểm?". Độc giả Vhungbình luận: "Tôi vừa vay ngân hàng hai khoản và vẫn bị đưa ra hai lựa chọn: Một là nếu tôi chấp nhận mua kèm bảo hiểm thì sẽ được vay với lãi suất ưu đãi, giải ngân sớm. Hai là không mua bảo hiểm thì phải chấp nhận lãi suất cao hơn, chậm giải ngân. Tóm lại, dù nói là không ép nhưng ngân hàng vẫn tìm đủ cách đưa khách vào tình thế buộc phải mua bảo hiểm nếu muốn được vay nhanh với lãi suất tốt nhất.
"Vấn đề quan trọng là việc kiểm soát hoạt động bán chéo bảo hiểm của các ngân hàng thực tế như thế nào? Có đang đạt được hiệu quả hay không? Tôi và nhiều khách hàng vay hiện tại vẫn đang phải đồng ý mua bảo hiểm để được duyệt giải ngân khoản vay một cách thuận lợi. Ở đây, việc yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm hoàn toàn không được thực hiện bằng văn bản gì cả, nên người vay cũng không thể có bằng chứng kiện ngân hàng.
Nói cách khác, việc khách vay tiền từ ngân hàng và khách mua bảo hiểm của bên thứ ba đang được tách bạch, dường như không liên quan gì với nhau về mặt hồ sơ, giấy tờ, nên rất khó cho khách hàng đòi quyền lợi chính đáng cho mình", bạn đọc Tientruongcoolnói thêm.
Liên hệ với câu chuyện tôn trọng quyền lợi của khách hàng của các ngân hàng ở nước ngoài, độc giả Elchronicle.ryankết lại: "Tôi nhớ lúc đi du học, bên ngân hàng khi tư vấn làm thẻ visa, có các mức bảo hiểm về du lịch. Khi đó, tôi tính mua vì tranh thủ có visa Anh nên muốn lúc nghỉ có thể du lịch châu Âu, cũng cần bảo hiểm du lịch.
Thế nhưng khi nhân viên tư vấn hỏi về tình trạng công việc và tài chính, tôi nói nghỉ việc không lương để đi học bằng tài chính để dành. Lúc này, họ nhất quyết không cho tôi làm thẻ kèm theo gói bảo hiểm đó. Thay vào đó, họ tư vấn tài khoản hoàn toàn miễn phí cho du học sinh, và nói: 'Tuy đóng bảo hiểm không nhiều, nhưng do anh hiện tại không có thu nhập nên việc làm thẻ visa có thu thêm phí bảo hiểm là sai quy định và chúng tôi không khuyến khích anh mua gói đó'.
Lúc đó, tuy không mua được gói có bảo hiểm, nhưng tôi lại thấy vui vì gặp được nhân viên rất có trách nhiệm. Tôi kể lại câu chuyện này ở đây chỉ hy vọng các ngân hàng ở Việt Nam nên hoạt động linh hoạt và tôn trọng quyền lợi của khách hàng hơn. Với nhiều người Việt, tâm lý chung là không thích vay nợ, chỉ khi nào quá khó khăn mới đi vay ngân hàng. Thế nên, nếu ngân hàng không thể giúp họ rút ngắn thủ tục, tư vấn các gói lãi suất thấp, thì cũng đừng tìm cách ép khách mua kèm bảo hiểm. Làm vậy chẳng khác nào đẩy họ vào thế khó thêm".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>Đủ kiểu lách luật khiến khách vay ngân hàng phải mua kèm bảo hiểm