Thế giới

Đại gia đình nội ngoại 300 người ở Hà Nội, "không nhớ hết mặt, gọi sai tên"

字号+ 作者:NEWS 来源:Nhận định 2025-02-04 00:54:16 我要评论(0)

Mùng 2 Tết,ĐạigiađìnhnộingoạingườiởHàNộiquotkhôngnhớhếtmặtgọisaitêmai thảo linh đại gia đình của Ngumai thảo linhmai thảo linh、、

Mùng 2 Tết,ĐạigiađìnhnộingoạingườiởHàNộiquotkhôngnhớhếtmặtgọisaitêmai thảo linh đại gia đình của Nguyễn Hồng Sơn (Hà Nội) tập trung tại nhà bác trưởng họ nội để thắp hương tổ tiên, chúc Tết họ hàng và người thân.

Anh đăng tải bức ảnh Tết của gia đình lên mạng xã hội khiến cộng đồng mạng ngạc nhiên bởi số lượng đông đúc trong khung hình chỉ mới chiếm một nửa thành viên trong gia đình bên nội.

"Mới 5/10 gia đình bên nội, vẫn còn thiếu rất nhiều thành viên", dòng chú thích ngắn gọn của Sơn thu về hàng trăm lượt tương tác trên mạng xã hội.

Đại gia đình nội ngoại 300 người ở Hà Nội, không nhớ hết mặt, gọi sai tên - 1

Đại gia đình Hồng Sơn (ngoài cùng bên phải) sum vầy ngày Tết (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Chàng trai Hà Nội cho biết ông bà nội sinh được 10 người con. Ông Nguyễn Hữu Đạo (bố Sơn) là con áp út, kết hôn với bà Nguyễn Thị Lý. Hai người có 3 người con, Sơn là con trai út. "Quân số" hiện tại của đại gia đình đã hơn 200 người, trong đó hơn 100 cháu, chắt.

Trong khi đó, ông bà ngoại của Sơn có 8 người con, gồm 2 trai và 6 gái, tổng số thành viên khoảng 100 người bao gồm con, cháu. 

"Với số lượng thành viên mỗi năm ngày càng gia tăng, trong tương lai có thể gia tăng mạnh hơn. Nhưng điều quan trọng là truyền thống gia đình luôn được lưu giữ, đoàn kết và sống tình cảm", Sơn nói.

Đại gia đình đều sinh sống và làm việc tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), mỗi nhà cách nhau không quá 500m nên thuận tiện trong việc liên hoan, hiếu hỷ.

Điểm đặc biệt là thay vì đặt cỗ ngoài, họ thường tập hợp cùng nhau làm cỗ để tạo không khí vui vẻ, sum vầy và gần gũi giữa các thành viên. Các bữa tiệc chủ yếu được làm tại nhà, tất niên tại nhà bác trưởng họ.

"Các thành viên đều là những người sống tình cảm, thích cảnh đoàn viên, các con cháu tụ tập quây quần bên mâm cơm gia đình", anh cho hay. 

Trong những ngày Tết, anh và người thân không bị áp lực lì xì cho các cháu, chắt trong gia đình. Anh cho biết mọi người đều trân trọng tình cảm gia đình, tiền lì xì nhiều hay ít chỉ mang ý nghĩa lấy may đầu năm mới.

"Với tôi, chỉ cần gặp mặt mọi người trong đại gia đình và chúc nhau sức khỏe, vậy là đủ. Nhà đông con đông cháu, có thể lì xì ít đi một chút cũng được, tùy thuộc vào kinh tế trong từng thời điểm", Sơn nói. 

Đôi khi trong cuộc sống các thành viên gặp nhiều tình huống "dở khóc dở cười" như không nhớ hết mặt các cháu hay gọi nhầm, sai tên. Nhiều lúc Sơn muốn gọi cháu này nhưng lại nhầm tên sang cháu khác khiến anh hơi bối rối. 

Chàng trai tự hào khi được là một thành viên của đại gia đình, nói cảm thấy may mắn "được sống trong gia đình mà tất cả thành viên đều đặt tình cảm lên hàng đầu".

Anh cũng bày tỏ ngạc nhiên khi dòng chia sẻ ngắn gọn của mình được cộng đồng mạng quan tâm và bày tỏ ngưỡng mộ.

"Rất ít gia đình nào còn duy trì được truyền thống họp mặt tốt đẹp này mỗi dịp xuân về. Thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ", tài khoản Mai Anh bình luận.

"Nhìn đại gia đình quây quần, hạnh phúc trong ngày Tết thật ý nghĩa. Chúc đại gia đình luôn giữ được truyền thống tốt đẹp này mãi mãi", người dùng Thanh Bình bày tỏ. 

Trước đó, đại gia đình của chị Bùi Phương tại xã Bình Định (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) cũng từng gây sốt mạng xã hội với 120 thành viên sum vầy ngày Tết.

Ông bà ngoại của cô sinh được 12 người con gồm 6 trai, 6 gái. Theo năm tháng, số lượng thành viên trong gia đình đã tăng lên 120 người bao gồm các con, cháu, chắt.

Đại gia đình nội ngoại 300 người ở Hà Nội, không nhớ hết mặt, gọi sai tên - 2

Đại gia đình bên ngoại có 120 thành viên của Bùi Phương (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Họ vẫn giữ nếp xưa, dù ở đâu, bận rộn ra sao, cũng đưa con cháu về quê họp mặt mùng 4 Tết. Dù đông anh em, con cháu nhưng các thành viên trong gia đình luôn đoàn kết, yêu thương nhau.

Họ đã cùng nhau xây một ngôi nhà thờ 2 tầng. Tầng một là nơi thờ tự, tầng 2 là khu vực quây quần, họp mặt ăn uống mỗi dịp lễ Tết. Mỗi dịp tụ họp, gia đình phải chuẩn bị khoảng 20 mâm cỗ mới đủ cho tất cả thành viên.  

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Công an huyện Sông Lô làm thủ tục cấp căn cước cho trẻ em.

Hoàn thiện chính quyền số

Thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia, những năm gần đây, huyện Sông Lô tập trung triển khai đồng bộ, toàn diện các nội dung chương trình chuyển đổi số, trong đó đặc biệt chú trọng nhiệm vụ xây dựng và phát triển chính quyền số. Đây được xác định là mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình thực hiện chuyển đổi số ở địa phương.

Chính quyền số là hoạt động của chính quyền dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn huyện luôn được quan tâm đầu tư nhằm từng bước đổi mới căn bản hoạt động của bộ máy chính quyền theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Hiện nay, hạ tầng mạng viễn thông truyền dẫn trên địa bàn huyện được cáp quang hóa 100%, kết nối đến tất cả các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị. Hạ tầng công nghệ thông tin, Internet đảm bảo đồng bộ. Nhờ đó, việc triển khai số hóa dữ liệu phục vụ hoạt động của các cơ quan Nhà nước bảo đảm tập trung, thông suốt.

Phần mềm quản lý văn bản và điều hành được triển khai liên thông từ cấp xã đến cấp huyện, tỉnh và được tích hợp chữ ký số. 100% các phòng, ban thuộc UBND huyện, UBND các xã, thị trấn đã ứng dụng phần mềm vào công tác chỉ đạo, điều hành và gửi, nhận văn bản điện tử liên thông giữa các cơ quan trong huyện, liên thông với các sở, ngành của tỉnh.

Để thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi số, nhất là xây dựng chính quyền số, cùng với các địa phương trong huyện, ngoài việc xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể cho từng thời điểm, từng giai đoạn, UBND thị trấn Tam Sơn đã thực hiện giao chỉ tiêu đến từng phòng, ban, đoàn thể... nhằm huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Đến nay, 100% cán bộ, công chức được cấp chữ ký số và sử dụng thường xuyên; 100% văn bản đi, đến được xử lý, luân chuyển theo đúng quy định, không còn tình trạng tồn đọng văn bản chưa được xử lý.

Tại bộ phận một cửa, 100% hồ sơ, thủ tục hành chính của công dân được tiếp nhận, lưu trữ, giải quyết trong môi trường điện tử liên thông trên hệ thống phần mềm quản lý. Nhờ đó, việc giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp có sự chuyển biến rõ nét.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Toàn, thị trấn Tam Sơn cho biết: “Trước đây, mỗi lần cần nộp hồ sơ thủ tục hành chính, tôi đều phải đến bộ phận một cửa của huyện để nộp, có những việc phải đi lại nhiều lần, rất mất thời gian, ảnh hưởng đến công việc. Hiện, tôi được cán bộ xã hướng dẫn lập tài khoản cá nhân và nộp hồ sơ qua mạng. Điều này rất thuận lợi, giúp tôi giảm nhiều thời gian, công sức đi lại".

Songlo1.jpg
Nhiều nông sản chất lượng cao của huyện Sông Lô đã có mặt trên các sàn giao dịch điện tử.

Tập trung phát triển kinh tế số, xã hội số

Song song với việc hoàn thiện chính quyền số nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, xây dựng chính quyền minh bạch, hiệu quả và phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, huyện Sông Lô không ngừng thực hiện chuyển đổi số để phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số.

Huyện tập trung đẩy mạnh việc thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân ứng dụng công nghệ số trong điều hành, quản lý, sản xuất, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử; ứng dụng đồng bộ các nền tảng công nghệ số phục vụ công tác quản lý, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm.

Để các sản phẩm nông nghiệp của địa phương vươn ra thị trường lớn, huyện Sông Lô tổ chức tập huấn, hướng dẫn các hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn việc tiếp cận chuyển giao công nghệ và ứng dụng công nghệ số, nền tảng số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ hoạt động quản lý, điều hành; tạo lập các trang facebook, zalo... quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin sản phẩm để mở rộng thị trường kinh doanh. Đến nay, huyện có 8 sản phẩm OCOP được giao dịch trên sàn thương mại điện tử.

Hiện, 100% các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử; nhiều người dân có tài khoản điện tử, mua sắm hàng hóa trực tuyến. 100% siêu thị mini, cửa hàng kinh doanh có thiết bị thanh toán - POS không dùng tiền mặt; hoặc có mã QR để thanh toán qua Internet banking…

Về xã hội số, huyện Sông Lô duy trì ứng dụng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, phần mềm chuyên ngành do tỉnh triển khai về quản lý giáo dục, y tế, thi đua - khen thưởng, lao động...

100% đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang... cài đặt ứng dụng VNeID và kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2… 100% học sinh từ đủ 14 tuổi có điện thoại thông minh kích hoạt VNeID.

Tỷ lệ người dân có định danh, xác thực điện tử chiếm 70%; tỷ lệ người dân sử dụng thuê bao băng rộng cố định và băng rộng di động tương đối cao nên việc cập nhật tin tức qua mạng Internet nhanh chóng, thuận tiện, mọi lúc, mọi nơi…

Dù là huyện miền núi, song với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, công tác chuyển đổi số của huyện Sông Lô bước đầu đạt kết quả thiết thực.

Thời gian tới, huyện Sông Lô tiếp tục đầu tư, hoàn thiện hạ tầng số; thúc đẩy phát triển chính quyền số, nâng cao các chỉ số kinh tế số và xã hội số, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời tranh thủ mọi nguồn lực xã hội đẩy nhanh công tác chuyển đổi số trên địa bàn, từng bước xây dựng “Chính quyền mạnh, trách nhiệm cao, sáng tạo phục vụ nhân dân, đồng hành cùng doanh nghiệp”.

" alt="Sông Lô đẩy mạnh chuyển đổi số" width="90" height="59"/>

Sông Lô đẩy mạnh chuyển đổi số

Tiến sĩ Dương Đức Hùng - Thăm khám và chúc mừng nam bệnh nhân đã qua cơn nguy hiểm. Ảnh: BVCC. 

Sáng sớm 6/6, bệnh nhân T. đột ngột ngừng thở, ngừng tim, mất hoàn toàn ý thức. Chỉ số trên các phương tiện theo dõi cho thấy bệnh nhân đã rơi vào tình trạng “chết lâm sàng".

Phó giáo sư, Tiến sĩ Tạ Mạnh Cường, Phó viện trưởng Viện Tim mạch - Trưởng đơn vị Hồi sức C1, nhận định đây là tình huống nguy kịch khẩn cấp. Lập tức, ông lao về bệnh phòng, trực tiếp chỉ huy khởi động hệ thống báo động đỏ toàn viện. 

Trong chớp mắt, ê-kíp cấp cứu ngừng tuần hoàn được khởi động, bệnh nhân được ép tim hỗ trợ về hô hấp để duy trì huyết áp. Kíp can thiệp của C1 cũng lập tức được huy động. Máy siêu âm tại giường khẩn cấp được đẩy đến bên bệnh nhân. Kết quả siêu âm cho thấy khối phồng đã vỡ. Đây là nguyên nhân khiến bệnh nhân “chết lâm sàng”. 

Bác sĩ Cường đã liên hệ khẩn cấp với Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tim mạch C8 - Viện Tim mạch - hội chẩn cấp cứu qua điện thoại, kíp mổ được triển khai nhanh chóng và trực tiếp TS.BS. Dương Đức Hùng tiến hành ca phẫu thuật. 

Chỉ 5 phút, lồng ngực của bệnh nhân đã được mở, các chèn ép tim đã được giải tỏa, tuần hoàn ngoài cơ thể đã được thiết lập để duy trì các chức năng sống cơ bản cho người bệnh. Đánh giá thương tổn cho thấy khối phình đã vỡ làm máu ào ra và chèn ép tim khiến bệnh nhân mất huyết áp, ngừng tim, chết lâm sàng. Bác sĩ Hùng Hùng đã tiến hành khâu tạm chỗ vỡ để cầm máu tạo điều kiện hồi sức cho tim đập lại. Sau 3 tiếng căng thẳng, các phẫu thuật viên của C8 đã tạo hình lại buồng tim đã vỡ.

Sau phẫu thuật, tất cả các kỹ thuật tốt nhất, thuốc tốt nhất, trang bị tốt nhất để hồi sức tim phổi, hồi sức não đã được áp dụng cho bệnh nhân. Sau 3 ngày, bệnh nhân đã tỉnh lại. Sau 5 ngày, bệnh nhân có thể ngồi dậy nói chuyện. 

Theo ông Hùng, đây là một thương tổn nặng, khó xử lý, tỷ lệ tử vong rất cao, đặc biệt là mổ trong tình trạng tối cấp cứu và bệnh nhân đã có ngừng tim trước mổ. 

Thứ nhất, do bệnh lý phức tạp, diễn biến đột ngột và ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn, bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng mất huyết áp. 

Thứ hai, tỷ lệ tử vong cao do vấn đề xử trí rất khó và đòi hỏi phải triển khai hết sức nhanh và tính chuyên khoa cao thì mới có khả năng xử lý được. Mọi việc đều làm nhanh chóng “cướp thời gian” chỉ cho phép trong vài phút. 

Bởi vì khi tim ngừng đập, chỉ trong vòng 4-6 phút, não đã có thể tổn thương vĩnh viễn hoặc chết não. Vỡ tim sẽ gây chảy máu, sốc tim, suy tim nặng. Tỷ lệ tử vong do bệnh vỡ tim lên đến 90%. Chưa kể, nếu không được mổ mở, giải ép kịp thời cho “trái tim vỡ” thì áp lực khiến máu không bơm lên não thì chỉ khoảng 5-6 phút, bệnh nhân sẽ mất não. Nếu có cứu được, người bệnh cũng chỉ sống cuộc đời “thực vật”... 

Người phụ nữ vỡ hậu môn khi thải độc bằng cà phêNữ bệnh nhân detox ruột bằng cách truyền cà phê vào hậu môn. Ngay trong quá trình thụt tháo, chị thấy đau dữ dội vùng bụng dưới kèm chảy máu qua hậu môn." alt="5 phút tổ chức ca đại phẫu cấp cứu nam thanh niên ‘vỡ tim’" width="90" height="59"/>

5 phút tổ chức ca đại phẫu cấp cứu nam thanh niên ‘vỡ tim’