当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Rennes vs Strasbourg, 23h15 ngày 2/2: Nỗ lực thoát hiểm 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
NSƯT Chí Trung cho phóng viên Dân tríbiết, anh rất thanh thản khi nghỉ hưu và không chút hụt hẫng nào vì bản thân đã sống một cuộc đời bình thường như "cân đường hộp sữa". Anh ít tham vọng, không bon chen, nhất là danh và lợi.
"Tôi đã làm việc hết mình khi ở Nhà hát Tuổi trẻ, tôi không mơ hồ mình sẽ thay đổi được sân khấu, nhưng Nhà hát Tuổi trẻ có truyền thống lâu dài, tôi tin rằng thế hệ tiếp theo sẽ làm tốt.
Từ khi nghỉ hưu, nếu các bạn ấy có hỏi thì tôi trả lời. Tôi không muốn tham gia quá sâu vào công việc của Nhà hát vì mỗi người có một chức năng riêng. Nghệ sĩ Sĩ Tiến là một người tôi kèm cặp 26 năm nay, tôi tin bạn ấy sẽ làm Giám đốc tốt", anh cho biết.
Ở tuổi 63, nghệ sĩ Chí Trung đang hạnh phúc bên bạn gái kém 18 tuổi là Á hậu Ý Lan. Anh nói, mình may mắn khi tìm được một người bạn tri kỷ, thấu hiểu bên cạnh mình.
Từ khi có tình yêu mới, nghệ sĩ Chí Trung trẻ ra rất nhiều, anh thường xuyên đi du lịch, đi chơi cùng bạn gái. Mới đây, hai người đã có chuyến du lịch tại Trung Quốc và Australia.
Chí Trung cũng sẵn sàng đứng ra bênh vực và bảo vệ bạn gái trước những lời bình luận, rèm pha của dân mạng.
Nói về tình yêu ở tuổi ngoài 60, anh cho hay: "Yêu vào ai cũng như tuổi 18, tuổi nào yêu cũng phải trẻ trung chứ. Tôi vẫn ghen tuông và yêu cuồng nhiệt (cười). Chúng tôi cùng nhau đi chơi, cùng nhau làm đẹp và đi xem phim.
Ở độ tuổi này, cả tôi và Lan không có nhiều khả năng lựa chọn. Chúng tôi đều hướng về nhau và cùng quan điểm là hãy sống thật tốt, đối xử với nhau bằng sự tử tế, mang cho nhau niềm vui là đủ rồi".
Chông chênh trên những chuyến đò
Là một trong những địa phương nghèo nhất Quảng Bình, thôn Trằm Mé, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch có gần 300 hộ dân với hơn 1200 nhân khẩu, người dân nơi đây sống gần như biệt lập với các vùng lân cận do cách trở sông nước. Hằng ngày, để qua lại, thông thương với bên ngoài, người dân phải đi lại trên những chuyến đò ngang hết sức nguy hiểm.
Hằng ngày, hàng ngàn người dân phải qua sông trên những chuyến đò ngang |
Thôn Trằm Mé có một điểm trường tiểu học và mầm non. Hằng ngày, 25 em học sinh cấp 3 và 75 em học sinh cấp 2 phải vượt sông bằng con đò gỗ chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn để đến trường.
Để đi học đầy đủ, các em phải dậy rất sớm để đợi đò vì sau khi sang sông, học sinh cấp 2 phải đi thêm 7km còn cấp 3 phải đi thêm 10km nữa.
Ông Nguyễn Văn Thông, trưởng thôn Trằm Mé cho biết: “Mỗi năm, 100 em học sinh ở đây phải trả cho bác lái đó mỗi em 2 yến thóc".
Trước đây, các em đến trường bằng xe đạp, tình trạng muộn giờ và bỏ tiết xảy ra thường xuyên. Từ khi có xe đưa đón học sinh thì những em nhà có điều kiện đã được bố mẹ đóng tiền 3 triệu đồng/năm để đi xe, còn nhiều em gia đình không có điều kiện thì vẫn phải đi xe đạp.
Mỗi em học sinh cuối năm trả 2 yến thóc cho người lái đò |
Mùa nắng còn đỡ, chứ đến mùa mưa lũ, khi mực nước dâng từ 1m trở lên, thì cả thôn bị cô lập với bên ngoài do đò không sang được. Các em học sinh cũng phải nghỉ học cả tuần liền.
Phần vì đi lại khó khăn, nghỉ học nhiều, các em không theo kịp các bạn nên tính trung bình mỗi năm cũng có hơn một nửa số học sinh tốt nghiệp cấp 2 xong rồi nghỉ học đi làm thuê chứ không tiếp tục học lên cấp 3.
Vợ chồng bà Nguyễn Thị Liên (56 tuổi)và ông Phan Xuân Thẩm (60 tuổi) được thôn kí hợp đồng để chèo đò đã 8 năm nay. “Mỗi ngày chúng tôi bắt đầu chèo đò lúc 5h30 sáng và nghỉ vào lúc 19h tối. Mỗi lượt người qua lại chúng tôi thu 2 ngàn đồng, còn xe máy thì 4 ngàn đồng. Ngoài giờ đò chạy, nếu trong thôn ai có việc gấp chúng tôi vẫn chèo và lấy thêm ít tiền” - bà Liên cho hay.
Em Nguyễn Thị Lệ Quyên, học sinh lớp 6B Trường THCS Sơn Trạch cho biết: “Nhà em có ba anh em đi học, em út học tiểu học gần nhà, anh lớn học cấp 3 xa nhất nên được ưu tiên đi xe buýt, còn em đi xe đạp với các bạn. Học buổi chiều nhưng 11h trưa chúng em đã rủ nhau đi vì sợ muộn giờ. Chiều 5h tan học nhưng cũng hơn 6h chúng em mới về đến nhà do đường xa và phải chờ đò".
Trong đợt mưa lũ vừa qua, Quyên và các bạn đã phải nghỉ học 4 đợt, mỗi đợt gần cả tuần nên rất nhiều em đã không theo kịp chương trình học.
Mỗi lượt người đi lại bác lái đò thu 2 ngàn đồng, có xe máy thì 4 ngàn |
Không những khó khăn về việc học tập của các cháu, đi lại của người dân mà những lúc đau ốm, sinh đẻ giữa đêm của phụ nữ cũng gặp nguy hiểm.
Nhớ lại lần vượt cạn trên đò, chị Trần Thị Hằng vẫn thấy sợ: “Chuyện cách đây đã 10 năm, nửa đêm hôm đó tôi đau bụng dữ dội, gia đình đi gọi đò để đưa sang sông xuống trạm y tế, đợi đò hơn 20 phút và phải mất thêm 10 phút mới qua được sông, lúc đò còn giữa sông thì tôi đã sinh ngay trên đò”. Không chỉ chị Hằng, trường hợp của chị Nguyễn Thị Huế cũng tương tự...
Ở đây, muốn làm một ngôi nhà kiên cố cũng phải chuẩn bị gấp đôi những gia đình ở bên kia sông. Vì vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng… phải mua từ các đại lí, chở về tập kết tại bến rồi mới thuê đò chở qua, chi phí vì thế cũng dội lên rất nhiều.
Từ bao đời nay, hàng ngàn người dân thôn Trằm Mé mong chờ một cây cầu bắc qua sông để thôi không còn cách trở.
Play" alt="Quảng Bình: Trả thóc để được qua đò đến trường"/>Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức hội nghị này nhằm bàn về các vấn đề lớn như hướng chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp; mục tiêu và các giải pháp đột phá trong giai đoạn tới.
Các đại biểu tham dự hội thảo Quan điểm, mục tiêu và các đột phá chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 do Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức ngày 24/7. |
PGS.TS Dương Đức Lân, Chủ tịch Hiệp hội giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam cho hay rất ủng hộ hướng giải pháp đổi mới phương thức phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục nghề nghiệp theo đầu vào sang đặt hàng, giao nhiệm vụ theo số lượng và chất lượng kết quả đầu ra.
“Câu chuyện gắn đào tạo nghề với doanh nghiệp được chúng ta nói đến nhiều nhưng thực tế còn yếu kém. Trên thế giới, đào tạo nghề phải gắn với doanh nghiệp. Bởi đào tạo nghề chủ yếu để ra lao động cho doanh nghiệp chứ không phải để ra “làm quan”.
Ngoài ra, theo ông Lân, câu chuyện chuyển việc phân bổ nguồn lực tài chính theo sản phẩm đầu ra cũng được nói đến nhiều nhưng hiện vẫn “chưa đâu vào đâu, thực ra vẫn theo đầu vào”.
“Phân bổ cho đầu ra thì không còn bao cấp nữa mà phải theo số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề đào tạo thì mới trả tiền. Chứ thực tế hiện nay có những trường tuyển đầu vào mấy trăm nhưng sau lại bỏ hết chỉ còn vài người. Như vậy phân bổ xong tiền là xong, còn chẳng được việc gì”.
Ông Lân cho rằng hình thức đào tạo theo kiểu đặt hàng là một giải pháp chiến lược. Tuy nhiên, để làm được không phải đơn giản, thậm chí phải chấp nhận việc “thay máu” cấp quản lý các trường.
Ông Lân cũng cho rằng không thể không nói đến các giải pháp đột phá về giáo viên. Song không nên theo kiểu như từ trước đến nay, tức vẫn “chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học,...”.
“Giáo viên là người quyết định về chất lượng giáo dục nghề nghiệp do đó cần phải có giải pháp để có được một đội ngũ thật tốt”.
PGS.TS Dương Đức Lân, Chủ tịch Hiệp hội giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam. Ảnh: Thanh Hùng |
Đồng quan điểm, ông Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Công nghệ cao Hà Nội cho rằng, bất cập hiện nay là việc đòi hỏi trình độ đào tạo cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp rất cao, trong khi cơ chế chính sách chưa đáp ứng được.
“Ở giáo dục nghề nghiệp, giờ làm như thế nào để được công nhận PGS, giảng viên cao cấp,...? Rất khó. Chúng ta không giải được tận gốc thì lấy đâu người giỏi để dạy. Việc tuyển giáo viên thì cực kỳ khó”, ông Khánh chia sẻ.
PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ cho rằng lĩnh vực dạy nghề sẽ thay đổi nhanh nhất trong hệ thống giáo dục. Bởi nghề nghiệp thay đổi vì chuyển đổi số.
“Ngay ở Việt Nam, đợt Covid-19 vừa rồi cho thấy một điều rất quan trọng đó là những lao động đứng bán hàng khả năng mất việc rất cao. Bởi người ta chọn hình thức mua trực tuyến, cùng đó đội ngũ giao chuyển hàng thì tăng nhanh. Hay trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cũng thay đổi hệ thống nhân lực về đếm tiền, kế toán bởi giao dịch trực tuyến thay thế”, ông Thiên dẫn chứng.
PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ chia sẻ tại hội thảo. |
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cũng dẫn câu chuyện của cô con gái đang đi du học ở Mỹ để cho rằng giáo dục nghề nghiệp Việt Nam cần phải có sự thay đổi.
“Con gái gọi điện về cho tôi vì coi bố là một chuyên gia đầu ngành về ô tô ở Việt Nam hỏi về chuyện xe ô tô bị đụng vỡ 2 đèn sau. Nếu đưa vào tiệm sửa xe thì mất nhiều tiền. Tôi mới bảo con lên Youtube và chỉ cần gõ cụm từ “How to repair Toyota Camry...” (cách sửa chữa một dòng xe nào đó, đời bao nhiêu- PV) thì trên đó hiện ra các video chỉ từng động tác tháo từng con ốc như thế nào, dụng cụ thay ra sao,... Sau đó, lên mạng đặt hàng trực tuyến. Cuối cùng, một mình đứa con gái tôi chưa bao giờ biết về ngành ô tô đã hoàn toàn có thể thay thế nguyên bộ đèn phía sau của xe Camry. Trong khi đó, nếu chúng ta dạy theo kiểu truyền thống, nhiều lúc một học viên ngành ô tô ra trường, bảo đi thay bóng đèn nếu không có người chỉ thì không biết làm”, ông Dũng nói.
Do đó, ông Dũng cho rằng cần phải mạnh dạn chuyển đổi số hơn nữa bởi nền tảng hiện nay cho phép chúng ta tiết kiệm rất nhiều khi chuyển đổi số. “Thậm chí, kỹ năng thực hành cũng có thể qua chuyển đổi số như học viên sử dụng kính 3D công nghệ không gian ảo và thực hành y như thật,...”, ông Dũng nói.
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Ảnh: Thanh Hùng |
Phát biểu tổng kết hội thảo, TS.Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng Việt Nam hiện nay với quy mô dân số trên 90 triệu người, lực lượng lao động trên 55 triệu người, nhưng mỗi năm giáo dục nghề nghiệp chỉ tuyển sinh khoảng 2,2 triệu người, lực lượng lao động qua đào tạo chưa tới 25% là chưa tương xứng.
“Giáo dục nghề nghiệp không phải chỉ đơn thuần là vấn đề giáo dục mà đằng sau đó là vấn đề kinh tế, năng suất, năng lực cạnh tranh. Chúng ta có dám nhìn nhận như thế không hay chỉ nghĩ rằng để trang bị kiến thức, kỹ năng giống như các bậc, trình độ đào tạo khác”, ông Dũng nhấn mạnh.
TS.Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Ảnh: Thanh Hùng |
Về giải pháp, ông Dũng cho rằng trong số những vấn đề cần giải quyết thì vấn đề nhận thức vẫn là đầu tiên, kể cả của các cấp quản lý lẫn cấp thực thi.
“Tôi cho rằng không có chuyện mầm non, phổ thông, đại học hay nghề nghiệp quan trọng hơn. Mà mỗi cấp, bậc học đều có một sứ mệnh và đều có vai trò của nó. Nhưng việc truyền thông để thay đổi nhận thức dù chúng ta đã làm trong thời gian vừa rồi nhưng chưa tốt, cần phải làm tiếp mạnh hơn. Bởi về tới cấp thiết chế thấp nhất ở địa phương là cấp xã, cấp làng thì hơi hướng của người ta vẫn chỉ có tôn vinh những gia đình mà có con đi học đại học. Có ai nói con đi học nghề được tôn vinh, được khen thưởng hay tặng thưởng gì đâu? Hay hội khuyến học địa phương cũng chỉ khuyến khích đại học”.
Ông Dũng cũng dẫn chứng khi làm việc với một địa phương, ngày 20/11, lãnh đạo chỉ nghĩ đến tri ân trường phổ thông, đại học, chứ không ai đến trường nghề.
“Đó là vấn đề nhận thức của cả cấp quản lý lẫn thực thi”, ông Dũng nói.
Cùng đó, theo ông Dũng, các vấn đề còn liên quan đến thể chế, cơ chế chính sách, trong đó có câu chuyện chuyển đổi đầu vào sang đầu ra, thu hút xã hội hóa, tạo hình ảnh trong xã hội, thu hút được nhiều hơn các cơ sở tham gia.
“Câu chuyện này hiện nay chúng ta nói nhiều nhưng vẫn chưa làm được nhiều. Do đó cần phải cố gắng các giải pháp này trong thời gian tới”.
Thanh Hùng
Câu hỏi được Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng nêu lên để nhấn mạnh tiềm năng phát triển của hệ thống trường nghề.
" alt="“Về tới làng xã, có ai nói con đi học nghề mà được tôn vinh đâu”"/>“Về tới làng xã, có ai nói con đi học nghề mà được tôn vinh đâu”
Nhận định, soi kèo Al Hudod vs Zakho, 18h30 ngày 4/2: Chủ nhà thất thế
Minh Trang có quan niệm sống rằng: hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn người khác đối xử với mình. |
Sinh năm 1990, Minh Trang đã từng đạt giải 3 cuộc thi tài năng sinh viên của ĐH Sân khấu Điện ảnh. Cô là một trong 10 sinh viên xuất sắc tham gia khóa học 2 tháng về quy trình sản xuất phim tại Hàn Quốc, có điểm số cao nhất lớp trong suốt 4 năm học và vào top 12 cuộc thi hoa khôi của trường vào năm 2010.
Không chỉ làm một nữ đạo diễn, cô bạn Hoàng Minh Trang còn kiêm thêm những công việc như MC, đóng quảng cáo, người mẫu ảnh… Với Trang, điều khiến cô đến với nghề đạo diễn là ước mơ muốn làm bộ phim về cuộc đời mình nhưng sau 4 năm học thì dường như điều đó đã thay đổi.
Kiên quyết theo đuổi niềm đam mê
- Điều gì đã khiến Minh Trang lựa chọn nghề đạo diễn?
Câu hỏi này khiến em nhớ lại câu hỏi lần đầu tiên khi em thi vấn đáp vào ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội: “Tại sao em lại chọn ngành đạo diễn”. Và em đã tự tin nói rằng: “Thưa thầy, vì em muốn làm một bộ phim về cuộc đời mình”.
Đó là câu trả lời của em 4 năm trước, và bây giờ khi được hỏi lại lần nữa, thì em vẫn không thay đổi, chỉ có điều nó không còn đơn giản như vậy. Em muốn làm những bộ phim về nhiều hoàn cảnh, số phận khác nhau trong cuộc sống. Dù cuộc sống của họ có như thế nào, em vẫn muốn chỉ ra những điều tốt đẹp trong đó. Nên hầu hết các bộ phim mà em đạo diễn đều là cái kết có hậu.
Ngoài ra, em yêu thích nó bởi đây là một nghề hấp dẫn cho sự sáng tạo. Đây cũng là nghề cho em nhiều cơ hội đi xa, được trải nghiệm, cảm nhân cuộc sống và hòa mình vào nó.
- Việc làm một nữ đạo diễn có khó so với em tưởng tượng? Điều gì theo em là quan trọng đối với nữ đạo diễn?
Quả thật làm nữ đạo diễn luôn gặp nhiều khó khăn hơn các nam đạo diễn về nhiều lĩnh vực nhưng không phải chính vì thế mà phái nữ lại tỏ ra thua kém.
Đối với nữ đạo diễn thì có 3 điều quan trọng nhất là sự nhạy cảm - có những sự việc thỉnh thoảng xảy ra trong cuộc sống, hoặc những việc ngày vẫn diễn ra nhưng đòi hỏi người đạo diễn phải nhạy bén và nắm bắt nó. Yếu tố bản lĩnh cũng rất quan trọng. Bản lĩnh là khi phải chịu nhiều áp lực, nhưng bản thân vẫn phải vượt qua để hoàn thành và chứng minh được thành quả của mình.
Phim ảnh là môn nghệ thuật thứ 7, mà đã là nghệ thuật thì mỗi người đều có cảm nhận riêng, nhận xét riêng của mình. Có người khen hay, có người chê dở. Đã từng có người cho rằng em chỉ là một đạo diễn chăm chỉ, không có năng khiếu hay cá tính đặc biệt. Nhưng bằng bản lĩnh của mình, em đã và đang chứng minh cho họ thấy rằng: “Thành công không bao giờ bỏ rơi những con người chăm chỉ. Rồi đến một ngày, năng khiếu cũng sẽ bị sự lười nhác bỏ quên. Còn đam mê và sự chăm chỉ sẽ tạo nên những tài năng thật sự”. Và yếu tố cuối cùng đó chính là sức khỏe.
- Vậy trở ngại lớn nhất với bản thân em là gì?
Trở ngại lớn nhất của bản thân em là vấn đề về thời gian. Sinh ra trong một gia đình không ai làm nghệ thuật, bố mẹ đã ngăn cản quyết liệt. Em phải thi và học tại một trường khác. Tới năm thứ 2 em đã giấu bố mẹ để thi vào SKĐA. Lúc đó, thấy em có niềm đam mê với ngành học này nên bố mẹ cũng ủng hộ.
Một điểm nữa là đôi khi để có thêm ý tưởng, em cần nhiều thời gian để tìm hiểu. Nhưng em phải làm việc nhà, và bố mẹ lo em gặp nguy hiểm nên thường không được phép về muộn, đi xa dài ngày. Đôi khi đối với em đó là một áp lực rất lớn. Em đã phải có nhiều cuộc nói chuyện với gia đình để mọi người thông cảm và hiểu hơn về nghề nghiệp của em.
- Nghề đạo diễn hoàn toàn vất vả, khắc nghiệt, có bao giờ em nghĩ mình sẽ bỏ cuộc?
Nghề đạo diễn thực sự rất vất vả và khắc nghiệt, đặc biệt với các bạn nữ. Nhưng nó khiến em trưởng thành, mạnh mẽ, hiểu cuộc sống hơn. Trước đây khi chỉ là một cô bé 18 tuổi ngây thơ, yếu ớt, nhẹ nhàng váy áo thì ngày hôm nay em đã là một cô gái 23 tuổi tự tin, chín chắn, độc lập. Và em chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ từ bỏ nghề đạo diễn. Bởi nó không chỉ là niềm đam mê mà còn là động lực giúp em thực hiện được ước mơ làm một bộ phim về cuộc đời của mình.
Người trẻ và hành trình làm phim
- Em có thường xuyên đi xa để làm phim?
Em không thường xuyên đi quá xa, mới đi các tỉnh phía Bắc. Nhưng kỷ niệm em nhớ nhất đó là chuyến đi học ngắn hạn tại Hàn Quốc năm 2011. Khi đó là lần đầu tiên làm phim về đề tài thể thao, em lại không phải người làm đạo diễn mà “được” chọn là diễn viên đóng chung với một bạn Hàn Quốc. Có những cảnh quay rất khó để thực hiện và diễn xuất, nhưng em đặc biệt thích thú với cách chăm sóc diễn viên chuyên nghiệp và tận tình của đoàn ekip làm phim. Đó là một trải nghiệm mới lạ thú vị cho một đạo diễn trẻ như em.
- Tác phẩm nào khiến em mất nhiều công sức nhất?
Từ trước đến nay em đã làm được khoảng 15 tác phẩm, tất cả đều là phim bài tập tại trường hoặc phim tham gia các hoạt động xã hội. Thể loại khá phong phú như talk show, clip ca nhạc, phóng sự tài liệu nhưng chủ yếu vẫn là thể loại phim truyện ngắn.
Bộ phim mà em đã bỏ ra nhiều công sức nhất là phim ngắn Linh hồn - bài tập môn nghiệp vụ đạo diễn năm thứ 3. Đó là lần đầu tiên em muốn thử sức mình với thể loại phim hơi ma mị. Bởi vậy, tất cả thời gian trong phim đều quay buổi đêm với các bối cảnh chính là đường làng quê vắng vẻ và nghĩa trang.
Ban đầu đi tìm bối cảnh là một công đoạn khó khăn, em đã mất gần một tháng để có thể tìm được bối cảnh ưng ý, và khi tìm được phải lo bố trí đèn, các thiết bị làm phim khác như boom, ray, máy nổ.
Ngày quay đã được cố định và thiết bị đắt tiền đã được thuê đầy đủ, nhưng cứ mang đồ ra là trời lại mưa, cả đoàn lại bê đồ vào. Người ướt hết nhưng chỉ lo các thiết bị đó bị nước vào thì hỏng không thể đền được. Cứ ròng rã như vậy suốt 3 ngày, cả đoàn chưa quay được 1/5 số phân cảnh. Vậy là 3 ngày đó với công sức và hơn 20 triệu bỏ xuống sông xuống biển. 2 tuần sau, thấy trời hết mưa, cả đoàn quyết tâm làm lại. Thời tiết có đỡ hơn nhưng vẫn mưa, phải cố gắng khẩn trương.
Khi quay ở nghĩa trang, em rất sợ hãi. Trước đó, thậm chí em còn chưa đến nghĩa trang bao giờ, đặc biệt là vào buổi đêm.
Một kỷ niệm khác khi quay tại nghĩa trang là chúng em phải thuê đắp một cái mộ giả, nhưng do trời mưa dài ngày, mộ giả bị ngập úng nước, diễn viên không thể vào đó để diễn xuất được. Bắt buộc bọn em phải chuyển bối cảnh sang mộ thật gần đó. Sợ hãi vô cùng, thắp hương khấn vái xin nhiều lần nhưng khi diễn viên diễn bản thân quay phim cũng sợ, đạo diễn là em thì vừa mệt mỏi, buồn ngủ, vừa sợ hãi nhưng để hoàn thành được bộ phim một cách tốt nhất, em vẫn phải vượt qua tất cả.
Phân đoạn ở đó hoàn thành, ngày hôm sau khi quay lại dọn dẹp đồ đạc, nhìn lại ngôi mộ đó thì ngay tại chỗ rạng sáng sớm đó diễn viên ngồi xuất hiện một con rắn nằm hiên ngang. Cả đoàn sợ hãi, bỏ chạy không dám quay lại đó nữa. Vất vả như vậy nhưng bộ phim lại không được như mong muốn, sau đó em còn thường xuyên bị ngất và phải truyền nước, sụt mất 5kg.
- Khi mà bao nhiêu công sức làm phim đều trở nên vô ích, em có thấy chán nản và có ý định sẽ từ bỏ nó không?
Em và đoàn làm phim đã bỏ ra 3 ngày với bao công sức, tiền bạc mà chỉ được 1/5 phân cảnh, thực sự là rất nản chí. Em đã mất thêm gần 10 ngày để suy nghĩ, bình tĩnh đắn đo xem mình có nên tiếp tục làm kịch bản này nữa không, hay phải sửa nó như thế nào.
Thậm chí em còn bị stress rất nhiều ngày vì không phải chỉ công sức mình bỏ ra mà còn 15 người khác cũng đã quá mệt mỏi. Nhưng cuối cùng em lại gọi điện cho từng người, rất may là mọi người đều có cảm hứng với kịch bản này nên cũng tiếp thêm cho em rất nhiều nghị lực để hoàn thành. Vậy nên, một bộ phim là công sức của rất nhiều người, mỗi người đều có vai trò riêng nhưng lại cùng nỗ lực, tiếp sức cho nhau tạo nên thành quả chung. Đó là một ý nghĩa tuyệt vời của tình bạn, tình đồng nghiệp.
- Để hoàn thành một bộ phim chắc hẳn rất tốn kém. Vậy em có làm thêm công việc gì để đáp ứng được chi phí sản xuất?
Làm một bộ phim tất nhiên vô cùng tốn kém, nhưng cũng có không ít những bộ phim kinh phí thấp mà vẫn đạt hiệu quả cao. Vì điều cuối cùng ở phim đó là thông điệp được tới khán giả. Tính sơ sơ thì mỗi phim ngắn 10 phút phải làm mất 2 ngày, tốn khoảng 20 triệu đồng.
Mỗi một năm học, phải làm ít nhất 2 phim. Tuy vậy nếu có thể cùng kết hợp với quay phim, diễn viên trong trường và các mối quan hệ khác trong nghề thì có thể bớt chi phí.
Với chi phí tốn kém như vậy, ban đầu thì em hoàn toàn được gia đình chu cấp. Nhưng từ năm thứ 2, em đã tham gia làm thêm các công việc khác như MC, thư ký phim, đóng phim quảng cáo, chụp mẫu ảnh. Ngoài ra em cũng kết hợp làm phim với các bạn lớp quay phim, dựng và tận dụng các mối quan hệ đang có để cùng nhau góp kinh phí tạo ra bộ phim là thành quả chung cho cả nhóm.
- Dự định trong tương lai của em là gì?
Em đang chuẩn bị cho phim tốt nghiệp của mình với sự hướng diễn của giảng viên - đạo diễn - NSND Khải Hưng. Em rất hi vọng bộ phim sẽ thành công và sẽ tốt nghiệp loại giỏi. Ngoài ra em cũng đang học tiếng Pháp để chuẩn bị cho khóa học cao học tại Pháp.
(TheoTùng Trần/Infonet)
" alt="Nữ đạo diễn 9X xinh đẹp kể chuyện làm phim ma"/>Ngoại tình: Chồng phá hàng rào ngăn với nhà cô hàng xóm độc thân cho... thoáng