Ngoại Hạng Anh

'Bệnh viện mở rồi, mẹ chạy thận đỡ cực hơn!'

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-02-04 01:09:55 我要评论(0)

Nghe tin Bệnh viện Lê Văn Việt (Bệnh viện quận 9 cũ) thông báo chính thức nhận bệnh bình thường,ệnhvlich thi đấu mulich thi đấu mu、、

Nghe tin Bệnh viện Lê Văn Việt (Bệnh viện quận 9 cũ) thông báo chính thức nhận bệnh bình thường,ệnhviệnmởrồimẹchạythậnđỡcựchơlich thi đấu mu vợ chồng ông Bùi Văn Sâm phấn khởi trông thấy.

10h sáng 18/10, ông đưa vợ vào phòng chạy thận, thong thả ngồi chờ đợi trong 3 tiếng đồng hồ. Tâm trạng có phần nhẹ nhàng hơn.      

{ keywords}

Ông Bùi Văn Sâm (72 tuổi) nhẹ lòng vì vợ được chạy thận gần nhà

“Đợt dịch vừa rồi, bà nhà tôi phải chạy thận cách nhà 10km bên Bệnh viện Lê Văn Thịnh (Bệnh viện quận 2 cũ). Bên đó đông lắm, nhiều máy và nhiều người bệnh.

Ở đây vợ được chạy ca 2 mà sang đó vợ tôi chạy ca 4. Tức là từ 20h30 đến 23h30 mới lọc máu xong, về đến nhà là nửa đêm rồi”, ông Sâm nhớ lại.

Ông Sâm năm nay 72 tuổi. Vợ ông, 68 tuổi, chạy thận suốt 2 năm qua. Tuần 3 lần, đều đặn, bất kể nắng mưa, dịch dã.

“Hôm đó trời mưa lắm, con tôi chở xe máy sang bệnh viện. Vợ tôi ngồi giữa, còn tôi ngồi ngoài ôm bà ấy. Bà ấy yếu mà, phải có người giữ. Mưa gió, trời ơi là khổ”, ông Sâm nhớ lại khoảng thời gian khó khăn.

Nhưng khó mấy họ cũng phải đi. Bệnh nhân suy thận nếu bỏ quên lịch lọc máu, cơ thể không lọc được chất độc sẽ rất nguy hiểm. 

“Mỗi lần chạy thận tốn thêm 300.000 đồng test nhanh cho 2 người. Một tuần 3 lần là thấy hết 900.000 đồng rồi. Cô tính xem, 1 tháng là 3,6 triệu. Cao hơn cả tiền chạy thận của vợ tôi (khoảng 3 triệu/tháng).

Chưa hết nghen cô, có hôm vợ tôi mệt quá nên thôi cố gắng tìm chiếc taxi đi, mất 500.000 đồng cả đi cả về”, ông Sâm liệt kê khoản chi phí.

“Cũng may các con tôi trang trải giùm, có 2 vợ chồng già thì không biết thế nào!”. 

Khi Bệnh viện Lê Văn Việt được trả lại công năng, vợ chồng ông Sâm được chuyển hồ sơ bệnh án, về chạy thận như ban đầu.

Tuần 3 lần, ông dìu vợ sang viện, ngồi chờ bà lọc máu như suốt 2 năm qua. Rồi họ lại dựa vào nhau, trở về nhà.

Không mất tiền xét nghiệm, không mất tiền đi lại, thế là họ nhẹ hẳn 1 gánh lo. 

{ keywords}

Chị Bùi Thị Bé Loan xin chuyển mẹ về chạy thận tại bệnh viện gần nhà

Cũng trong khu chờ của Khoa Thận Nhân tạo, chị Bùi Thị Bé Loan cẩn thận dìu mẹ là bà Nguyễn Thị Ánh (sinh năm 1967) lên xe lăn để trình bày với bác sĩ.

Khi nhận được cái gật đầu, chị không giấu được niềm vui, hồ hởi khoe.

“Nhà tôi ở An Giang, lên trọ ở phường Long Trường (TP. Thủ Đức). Mẹ chạy thận hơn 2 năm, bên Bệnh viện TP Thủ Đức, xa lắm. Giờ càng ngày bà càng yếu hơn. Tôi đánh liều xin bác sĩ nhận về bệnh viện này cho gần nhà”, chị chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Ánh, 54 tuổi, vừa bị bệnh tiểu đường, vừa bị suy thận giai đoạn cuối, kèm theo bệnh gan và máu nhiễm mỡ. Ngay cả việc ngồi thở, bà cũng thấy rất khó khăn. 

Mỗi thứ 2, 4, 6 hàng tuần, bà phải chạy thận từ 18h đến gần 22h đêm để duy trì chức năng thận. Chị Bé Loan, đồng hành cùng mẹ trên mọi chuyến đi, bất kể giờ giấc.

“Mấy chị em cũng ráng sao cho mẹ được sống tốt ngày nào hay ngày đó. Từ thứ 4 trở đi là được chạy thận ở đây. May mà bệnh viện mở lại, mẹ tôi đỡ cực hơn”, chị Loan cẩn thận dìu bà Ánh lên xe máy, kết thúc 1 ngày may mắn.

{ keywords}

Bệnh viện Lê Văn Việt thông báo khám bệnh bình thường từ ngày 18/10

Bệnh viện Lê Văn Việt được chuyển công năng sang điều trị bệnh nhân Covid-19 từ tháng 7/2021. Các bệnh nhân chạy thận định kỳ tại đây được chuyển sang cơ sở khác.

Ngày 15/10, nơi này chính thức được trả lại công năng ban đầu, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh không Covid-19. 

“Tính riêng trong ngày 18/10, có khoảng 400 lượt bệnh đã đến thăm khám, chiểm gần 50% công suất của chúng tôi”, lãnh đạo Bệnh viện Lê Văn Việt cho biết.

Nơi đìu hiu, nơi đông đúc

Bệnh viện quận 7 sau 3 tuần chuyển đổi công năng về ban đầu, lượng bệnh mới chỉ đạt 50% so với trước dịch, tức là khoảng 600 lượt người.

Theo bác sĩ Nguyễn Thế Vũ, Phó giám đốc Bệnh viện quận 7, bệnh viện bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân nội trú, sau khi cân đối được nhân sự.

“Trước đây nội trú mình chỉ có 20 giường, do các bác sĩ còn phải đảm nhận bên Bệnh viện dã chiến nữa. Từ tuần này, các khoa triển khai và mở rộng nội trú hơn”, bác sĩ Vũ cho biết.

{ keywords}

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương bắt đầu đông đúc trở lại

Trong khi đó, Bệnh viện Bình Dân hiện chỉ đạt mức 25-30% bệnh nhân so với trước dịch dù đã mở lại toàn bộ các khoa thực hiện phẫu thuật, thủ thuật như ban đầu.

“Khó khăn lớn nhất là tốn thêm thời gian, nhân lực cho test nhanh với bệnh nhân trước khi làm thủ thuật, phẫu thuật. Trong khi đó nhân viên y tế vẫn đang phải chia lửa với Bệnh viện dã chiến số 8 đến hết năm nay”, một nhân viên bệnh viện chia sẻ.

Trong khi đó, bệnh viện tuyến thành phố, hoạt động theo mô hình tách đôi  như Bệnh viện Nguyễn Trãi hay Nguyễn Tri Phương đón bệnh nhân có phần tích cực hơn.

Trước dịch, Bệnh viện Nguyễn Trãi có từ 1.800 đến 2.000 bệnh nhân ngoại trú mỗi ngày. Hiện nay, ghi nhận khoảng 1.200 lượt. Riêng khu điều trị Covid-19 được thu hẹp còn khoảng 80 giường để sẵn sàng khi có bệnh.  

Ghi nhận thực tế tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh nhân đã đông đúc hơn. Chủ yếu là người lớn tuổi và có đăng ký BHYT ban đầu tại đây. Bên cạnh đó, các khoa thế mạnh như Cấp cứu, Hồi sức cấp cứu cũng trong tình trạng đông bệnh.  

{ keywords}

Đa số các bệnh nhân đến khám sức khỏe giai đoạn này là người mắc bệnh mạn tính

Các bệnh viện chuyên khoa của TP.HCM vẫn chờ đợi quy định giao thương giữa các tỉnh được dễ dàng, bệnh nhân có thể thuận lợi lên TP. thăm khám.

Trong thời gian này, phần lớn các bệnh viện vẫn chưa thể đạt công suất ban đầu. Một phần do tâm lý e dè của người dân và sự hạn chế trong đi lại. 

Theo lộ trình của Sở Y tế TP.HCM, trước ngày 31/10, 17 bệnh viện quận huyện sẽ phục hồi việc khám chữa bệnh ban đầu. Trước ngày 30/11, 11 bệnh viện tuyến TP cũng phải đạt mục tiêu trên.

Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, hiện chưa có thống kê chính xác số lượng bệnh viện đã hoàn thành việc trả lại công năng ban đầu.

Tuy nhiên, các quận huyện phải đảm bảo vừa có bệnh viện thu dung Covid-19, vừa có bệnh viện khám chữa bệnh thông thường để chăm sóc sức khỏe người dân.

Linh Giao

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM tiếp ứng Sóc Trăng chống dịch Covid-19

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM tiếp ứng Sóc Trăng chống dịch Covid-19

Trong 1 tuần, Sóc Trăng ghi nhận khoảng 1.500 ca mắc Covid-19 mới. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM nhanh chóng tiếp ứng, hỗ trợ tỉnh bạn chống dịch.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Được...

Sau vòng loại U23 châu Á 2020, những gì mà U23 Việt Nam gặt được không chỉ là ngôi nhất bảng và tấm vé tham dự VCK vào năm sau tại Thái Lan mà còn rất nhiều điều khác.

Thứ nhất về chuyên môn, HLV Park Hang Seo đã cho thấy khả năng “mài ngọc” của mình khi nâng chất được rất nhiều cầu thủ trẻ vốn không nhiều tiếng tăm trước khi lên tham dự U23 Việt Nam.

{keywords}
Sau thành công ở vòng loại U23 châu Á, nhiều cầu thủ U23 Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng

Những Tấn Sinh, Hoàng Đức... từng tham dự VCK U20 Thế giới, nhưng rốt cuộc vẫn chỉ là tiềm năng hơn tài năng nhưng bây giờ đã tiến một bước dài trên con đường trở thành trụ cột của U23 lẫn tuyển Việt Nam trong tương lai.

Thậm chí những cầu thủ dự bị như Thanh Sơn, Danh Trung... cũng ít nhiều cho thấy sự tiến bộ dù HLV Park Hang Seo không sử dụng quá nhiều, nhưng đây cũng là cơ sở để các cầu thủ này có thêm niềm tin để tiến bước trong sự nghiệp. Đây là cái được thứ 2, sau vòng loại U23 châu Á vừa qua của HLV Park Hang Seo.

và lo...

Không phải đến lúc này HLV Park Hang Seo mới cảm thấy lo lắng cũng như áp lực khi nắm U23 Việt Nam với quá nhiều cầu thủ mới vốn đẳng cấp khó sánh đối với những người đàn anh đi trước là Xuân Trường, Công Phượng...

Ông Park lý giải rằng, việc các cầu thủ trẻ của mình ít được thi đấu tại CLB ở V-League, hạng Nhất là sự thiệt thòi cũng như khiến ông cần nhiều thời gian để chuẩn bị... để giờ xem ra vẫn đang là điều khiến chiến lược gia người Hàn Quốc phải đau đầu.

Khó có thể không lo, bởi dù rất nhiều cầu thủ tiến bộ trong thời gian khoác áo U23 Việt Nam thật thì khi về CLB cũng chẳng dễ để được trọng dụng (ngoại trừ nhóm cầu thủ của CLB Hà Nội, hay vài cái tên khác), thậm chí để cạnh tranh một suất dự bị cũng rất khó khăn.

{keywords}
nhưng không có nghĩa HLV Park Hang Seo có thể yên tâm khi chặng đường chuẩn bị cho SEA Games còn nhiều gian nan

Không thể trách các đội bóng ở V-League hay hạng Nhất, bởi đơn giản tất cả đều có mục tiêu chung là vô địch, trụ hạng... hơn là đóng vai trò giúp đội tuyển, U23 Việt Nam rèn quân.

Các cầu thủ không được ra sân, ít kinh nghiệm thực chiến... là những gì mà chiến lược gia người Hàn Quốc đang phải đối mặt tới đây, càng đáng lo khi SEA Games còn rất dài để đồng nghĩa cơ hội cho các cầu thủ U22 duy trì được chuyên môn không đơn giản.

Sẽ khó có nhiều gương mặt ở U23 (trừ những trường hợp đặc biệt như Quang Hải, Văn Hậu, Đình Trọng) được góp mặt trên tuyển Việt Nam tham dự các giải đấu nằm quãng giữa vòng loại U23 châu Á với SEA Games để HLV Park Hang Seo càng thêm canh cánh.

Chỉ cần khó khăn như thế thôi đã đủ để khiến giấc mơ vàng SEA Games mà HLV Park Hang Seo đang gánh vác thêm nặng nề, chưa nói tới việc chấn thương hay chuyên môn đi xuống sau khi trở về từ tuyển U23 Việt Nam.

Thế mới nói, sau những thành công ở vòng loại U23 châu Á ông Park khó có thể kéo dài niềm vui mà thay vào đó là nỗi lo rất thực tế là vì vậy!

Video tổng hợp U23 Việt Nam 4-0 U23 Thái Lan

Mai Anh

" alt="U23 Việt Nam: Mừng đấy mà lo đấy!" width="90" height="59"/>

U23 Việt Nam: Mừng đấy mà lo đấy!