Theo dự thảo báo cáo, các chỉ số đánh giá công tác cải cách hành chính của tỉnh năm 2022 đã đạt được những kết quả quan trọng, tiếp tục đánh dấu những bước ngoặt cho sự thay đổi và phát triển của tỉnh, Cụ thể như: Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) tỉnh Lai Châu năm 2022 đạt 86,29 điểm, xếp vị trí thứ 24/63 tỉnh, thành phố, tăng 7 bậc so với năm 2021; Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) đạt 79,34%, xếp vị trí thứ 35/63 tỉnh, thành phố, tăng 2 hạng so với năm 2021; Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) đạt 42,69 điểm, xếp vị trí thứ 27/63 tỉnh, thành phố, thuộc nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình cao của cả nước, cao nhất khu vực các tỉnh Tây bắc, tăng 3 bậc so với năm 2021.
Tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tống Thanh Hải đã ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao sự chủ động, linh hoạt, đổi mới, sáng tạo và những nỗ lực của các cơ quan, đơn vị, địa phương, sự chung tay, vào cuộc của người dân, doanh nghiệp, các chỉ số đánh giá công tác cải cách hành chính của tỉnh năm 2022 đã đạt được những kết quả quan trọng.
Ông Tống Thanh Hải nhấn mạnh, mục tiêu quan trọng nhất hiện nay là tập trung cao, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ với tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung” trong chính quyền các cấp, lan tỏa đến từng cán bộ, công chức, người dân, doanh nghiệp để triển khai các biện pháp quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới, bảo đảm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, các cấp, các ngành bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh tập trung triển khai toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả chương trình, kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước gắn với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, triển khai tích cực, đề xuất các sáng kiến mới, các chủ trương biện pháp duy trì, cải thiện chỉ số và nâng cao các Chỉ số. Tăng cường rà soát, tháo gỡ những rào cản về thể chế, cơ chế để nâng cao hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện quyết liệt và có hiệu quả Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số; Chương trình chuyển đổi số quốc gia và các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức.
Thực hiện công khai kết quả các chỉ số đánh giá, xếp hạng, phân loại chính quyền cơ sở, kết quả xử lý các hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức và kết quả khắc phục các tồn tại về công tác phòng chống tham nhũng đối với cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, người dân, doanh nghiệp tăng cường giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của các cơ quan hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ, công vụ...
Mạnh Hưng và nhóm PV, BTV" alt=""/>Lai Châu triển khai quyết liệt Chiến lược phát triển CP điện tử, Chính phủ sốTheo số liệu từ Bộ GD-ĐT, hiện đã có 427.271 hồ sơ đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ được nhập lên hệ thống, đạt 84,66%.
Trong số đó, số lượng thí sinh đăng ký trên 5 nguyện vọng là 257.537 thí sinh, chiếm tới 60,27%.
Trường ĐH có số nguyện vọng đăng ký nhiều nhất là Trường ĐH Cần Thơ với tổng số 78.419 nguyện vọng. Trong đó, số nguyện vọng 1-2-3 là 53.560, chiếm 68%.
Tiếp theo trong danh sách là Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội với 65.847 nguyện vọng. Trong đó, số nguyện vọng 1-2-3 là 37.591, chiếm 57%.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân có số nguyện vọng đăng ký cao thứ 3 với 47.843 nguyện vọng. Trong đó, số nguyện vọng 1-2-3 là 27.035, chiếm 57%.
Việc đăng ký dự thi và xét tuyển ĐH, CĐ của thí sinh sẽ còn kéo dài cho tới ngày 20/4.
Nhiều thí sinh chọn bài thi KHXH
Theo số liệu từ Bộ GD-ĐT, tính tới 10h sáng ngày 16/4/2017, đã có tổng số 674.850 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia 2017.
Trong đó, có 504.701 thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, chiếm 74,79%. Số lượng thí sinh tự do là 44.731 thí sinh, chiếm 6,63%.
Đáng nói, tỉ lệ thí sinh đăng ký chọn bài thi Khoa học Xã hội (KHXH) hiện đang cao hơn bài thi Khoa học tự nhiên (KHTN).
Cụ thể, có 333.706 thí sinh chọn bài thi KHXH, chiếm 49,45%. Trong khi đó, chỉ có 260.569 thí sinh chọn bài thi KHXH, chiếm 38,61%.
Số thí sinh chọn cả 2 bài thi là 59.021 thí sinh, chiếm 8,75%.
Về lựa chọn môn thi trong bài thi tổ hợp của thí sinh cho thấy môn lịch sử được chọn nhiều nhất (350.236 thí sinh), tiếp đến là các môn địa lý (346.648 thí sinh), giáo dục công dân (307.234 thí sinh), hóa học (290.492 thí sinh), vật lý (289.224 thí sinh), sinh học (285.278 thí sinh).
Theo thống kê mới nhất, tính đến 8h ngày 17/4, thì tổng số thí sinh ĐKDT là 705.264." alt=""/>13 trường đại học được thí sinh đăng ký nhiều nhất
Apple trở thành nạn nhân tiếp theo của AntiSec " alt=""/>Hàng loạt thành viên Anonymous bị bắt tại Ý
|