Bé Đồng Minh Giang bị u ác tính phải khoét một bện hàm
Đã từ lâu, những bữa cơm của chị và con vốn chan đầy nước mắt. Nhìn cảnh con há miệng ra còn đau đớn, những giọt lệ buông thõng hai gò má chị.
Cách đây 3 năm, thời điểm con trai chị Hồng là cháu Đồng Minh Giang mới lên 3 tuổi, cháu bị nổi hạch nơi góc hàm. Gia đình chị cứ tưởng cháu chỉ bị bệnh quai bị nên xin thuốc kháng sinh để cho cháu uống.
Nhưng cứ mỗi ngày qua đi, hạch vẫn cứ sưng to. Chị Hồng đưa con đến bệnh viện Nhi Trung ương khám. Nhận tờ kết luận con mắc bệnh ung thư mô mềm và mô liên kết, chị như chết điếng người.
Không những mắc căn bệnh hiểm nghèo mà loại bệnh của con chị rất phức tạp. Khối u xâm lấn xương hàm. Điều trị suốt 1 năm trời bên bệnh viện Nhi Trung ương, chẳng bao lâu, con chị lại bị tái phát vào cuối năm 2017.
Chuyển sang bệnh viện K Tân Triều điều trị suốt 9 tháng, những tưởng tình hình sẽ ổn nhưng cháu Giang lại tiếp tục tái phát lần 2 vào tháng 9/2019. Qua mỗi lần tái phát, cháu phải tiến hành đến 3 ca phẫu thuật cắt xương hàm.
Bé Giang phải chịu nhưng cơn đau đớn tột cùng vì bệnh tật hành hạ
Cho đến thời điểm hiện tại, mọi sinh hoạt đối với cháu đặc biệt là ăn uống cực kỳ khó khăn. Chị Hồng đau đớn nhìn con mỗi ngày một suy nhược dần đi do càng ăn con càng đau hơn.
Ước mơ làm công an để bảo vệ người tốt
Mấy năm dài điều trị, những phòng bệnh đã trở thành nơi quá ư quen thuộc đối với chị Hồng và cháu Giang. Một khoảng không gian trắng toát phủ lên trí óc trẻ thơ.
Cháu sợ cái màu trắng đầy ám ảnh đó. Cháu chỉ mong được đi học lớp 1 giống bạn bè cùng trang lứa. Cháu muốn được biết chữ để còn học thật giỏi.
“Cháu thích được làm công an lắm. Cháu muốn bảo vệ người tốt, trừng trị người xấu. Nhưng nếu sau này công an đủ rồi, cháu đi bộ đội cũng bảo vệ được người tốt mà”, cháu Giang hồn nhiên nói về giấc mơ của mình.
Trong đầu cháu lúc này, bệnh ung thư chẳng là gì. Truyền xong, xạ xong cháu sẽ được về để có thể đi học. Nghe những điều vô tư con nói ra, chị Hồng càng thêm đau xót.
Mỗi ngày trôi đi, những lời hứa khỏi bệnh về nhà đi học từ chị càng dài thêm. Bởi chưa bao giờ bệnh tình con chị được ổn định. Chị cũng đâu muốn hứa suông với con như vậy.
Hoàn cảnh của em Đồng Minh Giang đang rất cần được bạn đọc giúp đỡ
Tuy nhiên, bệnh tình cháu Giang mỗi ngày một diễn biến phức tạp hơn. Gia đình chị Hồng đã vay mượn mấy trăm triệu đồng vì nhà không có sổ đỏ để đem đi cầm cố.
Chị cũng sợ cảm giác về nhà bởi mỗi lần về, chủ nợ lại thúc ép nhà chị trả nợ. Làm thân con nợ chẳng ai muốn nhưng khi đến bệnh viện này, chị đã lâm vào bước đường cùng.
Phạm Bắc- Bá Định
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Dương Thị Hồng, ở thôn Đình Cẩu, xã Nghĩa Hoà, huyện Lạng Giang, Bắc Giang. SDT: 0942542526
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.365
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
Việc U22 Việt Nam không có áo số 10 cũng ít nhiều khiến người hâm mộ cảm thấy lo lắng khi trong tay thầy Park không có một "sát thủ" thực sự, một cây săn bàn chủ lực ở chiến dịch "săn vàng" SEA Games.
Dù vậy, U22 Việt Nam vẫn còn những cầu thủ đẳng cấp để kỳ vọng, có thể kể đến Quang Hải (19), Hoàng Đức (14), Trọng Hoàng (8), Văn Hậu (5), Hùng Dũng (16)...
Lúc 15h20 hôm nay, U22 Việt Nam lên đường sang Philippines. Thầy trò HLV Park Hang Seo có 3 ngày chuẩn bị cho trận ra quân gặp Brunei (25/11). Một ngày trước trận đấu này, thầy Park chốt danh sách 20 cầu thủ đăng ký với BTC.
"Chúng tôi đã có dấu ấn nhất định ở vòng loại U23 châu Á hồi đầu năm, và hiện hướng đến SEA Games 30 với mục đích học hỏi".
Mười hai cái tên trong danh sách 20 cầu thủ Brunei được đăng ký dự SEA Games 30 hiện chưa quá 20 tuổi.
Một hạn chế lớn của Brunei là chất lượng cầu thủ. Nhiều thành viên mà ông Jumat mang sang Philippines hiện không có hợp đồng chuyên nghiệp, hoặc thi đấu ở các đội trẻ.
Kể từ sau vòng loại U23 châu Á 2020, diễn ra ở Hà Nội đầu năm nay, U22 Brunei không thi đấu.
Điều này là hạn chế lớn với U22 Brunei. Trong tay ông Jumat là đội ngũ có quá ít kinh nghiệm thi đâu quốc tế.
U22 Brunei có hai sự tăng cường quá 22 tuổi, gồm tiền đạo Adi Said và tiền vệ Nur Ikhmal Damit. Nhưng không hứa hẹn cải thiện nhiều về mặt kinh nghiệm.
Đội bóng nhà giàu
U22 Brunei không mạnh, và đa phần các thành viên đến Philippines dự SEA Games 30 có thu nhập chính không đến từ bóng đá.
Faiq Bolkiah, đội trưởng U22 Brunei, được biết với tư cách hoàng tộc
Faiq Bolkiah là ví dụ rõ nhất. Đội trưởng U22 Brunei - gặp U22 Việt Nam ngày 26/11 - được biết đến với cương vị hoàng tộc Brunei.
Tiền đạo 21 tuổi này - thuộc biên chế Leicester - là con trai của Hoàng tử Jefri Bolkiah, người sở hữu khối tài sản cá nhân hơn 19 tỷ USD.
Trong khi đó, tiền vệ Nur Ikhmal Damit được biết đến với công việc quản lý ở Đại học Sư phạm Tôn giáo Seri Begawan.
Hakeme Yazid Said, thần đồng bóng đá Brunei, là một nhân vật đặc biệt khác.
Ở tuổi 16, Yazid Said là niềm tự hào của bóng đá Brunei. Anh sinh ra trong gia đình giàu có, mà 8 anh em trai đều thi đấu chuyên nghiệp.
Mới đây, Yazid Said trở thành cầu thủ trẻ thứ 2 trong lịch sử ghi bàn ở giải Singapore Premier League, khi 16 tuổi và 175 ngày.
U22 Brunei không có nhiều kinh nghiệm thi đấu, cũng không đặt mục tiêu cao ở SEA Games 30. Đồng thời, đây cũng là đội bóng không hề thiếu tiền.
评论专区