您现在的位置是:Thời sự >>正文
Soi kèo góc Bilbao vs Girona, 22h15 ngày 8/2
Thời sự112人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 08/02/2025 10:17 Kèo phạt góc ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Nakhon Pathom vs Khonkaen United, 18h00 ngày 9/2: Khách ‘tạch’
Thời sựHư Vân - 09/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...
【Thời sự】
阅读更多Ngậm đắng nuốt cay vì mua ô tô từ xa
Thời sựChiếc Mazda 626 qua hình ảnh chụp gửi zalo đẹp mắt khiến tôi hút hồn. Tôi quyết định hỏi mua và đặt cọc 2 triệu đồng sau khi chủ xe đồng ý bán với giá 72 triệu đồng. Anh ấy cam kết xe hoàn hảo, không bị lỗi gì, chỉ có rạn chút kính lái bên phụ. Xe sẽ được chuyển từ Quảng Nam về Vũng Tàu, chi phí vận chuyển tôi chịu, khi nào nhận xe sẽ thanh toán hết tiền.
Thỏa thuận và đặt cọc xong xuôi, nhưng vài hôm sau người bán gọi cho tôi xin gửi thêm 30 triệu đồng giúp anh ấy để hùn tiền lo chuyện đất cát. Vì cảm thấy tin tưởng qua những lần nói chuyện, tôi đồng ý ngay mà không hề do dự.
Với lý do xe phải làm thủ tục rút hồ sơ, tôi phải chờ khoảng 1 tháng mới có thể nhận xe chuyển về nhà, nhưng cũng phải qua 3 lần hẹn mới chốt được ngày chuyển xe. Thế nhưng trước khi lên xe lồng (loại xe chuyên chở ô tô đường dài-PV), chủ xe yêu cầu tôi chuyển nốt 40 triệu còn lại mới làm thủ tục chuyển xe.
Tôi vì nôn nóng chờ xe, phần vì đã trả trước gần nửa giá trị xe, lại thêm việc dỗ ngon ngọt của chủ xe nên cũng đành “đâm lao phải theo leo”. Nhưng đúng là vì quá tin người mà tôi nhận “trái đắng”.
Chiếc Mazda 626 khi đến tay tôi không đúng như quảng cáo. Xe bị một vết loang ở nắp ca-pô, gương điện không hoạt động, máy lạnh khi bật AC thì chết máy ngay lập tức, kính lái rạn cả 2 bên tài và phụ.
Đưa xe đến gara kiểm tra kỹ hơn mới tá hỏa vì lốc lạnh đã hư hỏng, cục bù ga cũng là hàng chế lại. Không những thế, khi đạp côn vào số thì nghe tiếng lọc cọc bên trong, hai cửa bên lái và bên phụ bị xệ xuống rất nhiều khiến ổ khoá cửa vô tác dụng.
Chủ xe nói dọn kỹ để dùng, nhưng ngay cả két nước cũng trét keo tạm bợ Tôi cũng hiểu một chiếc ô tô đã 23 năm tuổi thì để chạy ổn định phải sửa chữa thay thế nhiều, nhưng tôi bất bình ở chỗ người bán đã miêu tả xe được dọn kỹ lưỡng, không còn lỗi lầm nào. Nếu họ nói thẳng luôn xe bị lỗi gì, thì tôi còn biết để tính toán.
Đã vậy khi tôi gọi điện phản ánh thì chủ xe chối đây đẩy nói là trước khi chuyển cho tôi xe vẫn chạy bình thường. Rồi lời qua tiếng lại, anh ta đổ cho tôi yêu cầu cao quá, xe cũ giá đó thì chỉ có vậy. Đồng thời chặn cuộc gọi không nghe điện thoại nữa.
Nhìn chiếc xe trước mặt trông bề ngoài long lanh mà còn thua cái xe 15 triệu trước đây tôi mua tập lái. Sự ức chế vì ấm ức khiến tôi mất ngủ mấy đêm. Mới đây, khi chạy thử xe lại phát hiện thêm két nước làm mát bị thủng và nó được vá lại tạm bợ khiến nước xì ra hết, chưa kể một quạt làm mát cũng có dấu hiện hỏng. Đến nước này tôi chỉ biết trách mình quá tin người để rồi nuốt đắng cay khi tiền đã trả mà xe thì không thể dùng được.
Độc giả Đinh Huy Hoàng (Bà Rịa- Vũng Tàu)
Bạn có trải nghiệm gì về những chiếc ô tô của mình? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Các bước kiểm tra thử khi mua xe cũ chơi Tết
Dưới đây là các kinh nghiệm “xương máu” để tránh bị hớ khi mua xe ô tô cũ.
">...
【Thời sự】
阅读更多Nhìn lại những sự kiện 'ồn ào' liên quan đến lái xe trong năm 2020
Thời sựHành vi vi phạm nồng độ cồn khi lái xe bị xử phạt rất nặng. Không chỉ tăng nặng mức phạt, quy định mới áp dụng từ 1/1/2020 còn áp dụng xử phạt đối với hành vi điều khiển mô tô, xe máy, xe đạp ngay từ mức nồng độ cồn trên 0mg/l khí thở. Trước thời điểm trên, người điều khiển xe máy chỉ bị xử phạt khi có nồng độ cồn trên 0,25mg/l khí thở.
Với quy định này, Việt Nam đã chính thức gia nhập vào nhóm các quốc gia “không khoan nhượng” với việc sử dụng rượu, bia khi lái xe. Có nghĩa là cấm tuyệt đối hành vi điều khiển phương tiện mà nồng độ cồn trên 0 mg/l khí thở) đối với cả ô tô, xe máy lẫn xe đạp.
Sau gần 1 năm triển khai quy định này, nhận thức của lái xe đã được nâng cao đáng kể. Những người điều khiển phương tiện, đặc biệt là ô tô đã bắt đầu hình thành những thói quen như bắt taxi, xe ôm hay “văn hoá từ chối” khi đi nhậu.
Tin đồn tăng học phí lái xe gấp 2-3 lần
Thời gian đầu năm 2020, một số trang báo và mạng xã hội xuất hiện thông tin từ năm 2020 trở đi, học phí đào tạo cấp GPLX sẽ tăng 2-3 lần so với trước đó. Điều này khiến không ít người có dự định học lái xe hoang mang, lo lắng bởi nếu như thông tin trên là sự thật, họ sẽ phải bỏ ra ít nhất 20-30 triệu đồng cho một khóa học và thi lấy bằng lái thay vì chỉ xấp xỉ 10 triệu đồng như trước.
Mức tăng học phí lái xe đã không tăng như lời đồn thổi. (Ảnh: Hoàng Hiệp) Trên thực tế, nguồn gốc của thông tin tăng học phí trên bắt nguồn từ những quy định mới trong Thông tư 38/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ. Thông tư này đã chính thức có hiệu lực từ 1/1/2020 với nhiều quy định mới được bổ sung nhằm siết chặt quy trình đào tạo và sát hạch lái xe hiện nay.
Đầu tiên phải kể đến là quy định từ ngày 1/5/2020, các cơ sở đào tạo phải lắp thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe trên đường để giám sát số km học lái xe trên đường của học viên. Điều này có nghĩa là học viên phải học đầy đủ thời gian đào tạo lý thuyết mới được dự sát hạch.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định chương trình đào tạo là bắt buộc do Bộ Giao thông vận tải đưa ra và có giám sát chặt chẽ. Điều này nhằm kiểm soát, thắt chặt việc đào tạo lái xe, không còn các khóa học “bình dân” để học vừa đủ để thi đậu như hiện nay nữa mà sẽ phải dạy theo các quy định bắt buộc, hướng đến chất lượng. Ngoài ra, Bộ GTVT cũng nâng số câu hỏi từ 450 lên 600 câu hỏi, áp dụng từ 1/8.
Chính những quy định mới được bổ sung theo hướng siết chặt chương trình đào tạo, sát hạch bằng lái ô tô dẫn đến tâm lý lo lắng của nhiều người, từ đó mới xuất hiện tin đồn về việc học phí thi bằng lái ô tô sẽ tăng gấp 2 - 3 lần so với trước kia.
Trên thực tế, mức phí để học và sát hạch cấp GPLX ô tô trong năm 2020 vừa qua không tăng “khủng” như tin đồn. Theo nhiều trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe, mức tăng học phí trong năm vừa qua chỉ vào khoảng 10-15%.
CSGT kiểm tra bảo hiểm xe máy bắt buộc
Bảo hiểm xe máy bắt buộc có tên gọi đầy đủ là bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy. Đây là một trong những loại giấy tờ mà người điều khiển xe cơ giới phải mang theo khi tham gia giao thông theo quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-BTC ra ngày 16/02/2016.
Cùng với giấy đăng ký xe và GPLX, bảo hiểm bắt buộc là 1 trong 3 loại giấy tờ luôn phải mang theo mình khi tham gia giao thông bằng xe máy (được quy định tại khoản 2, Điều 58, Luật Giao thông đường bộ). Có thể nói, quy định về bắt buộc mang theo bảo hiểm khi đi xe máy là điều không mới, đã áp dụng nhiều năm nay.
Nhiều người đổ xô đi mua bảo hiểm xe máy bắt buộc trong thời gian Cục CSGT thực hiện tổng kiểm soát phương tiện. Tuy nhiên, việc “đổ xô” tìm mua bảo hiểm cho xe của người dân chỉ bắt đầu rộ lên khi Cục CSGT (Bộ Công an) triển khai Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện cơ giới đường bộ trong vòng 1 tháng, từ 15/5-14/6. Trong đó, CSGT có quyền dừng phương tiện kiểm tra giấy tờ, người lái mà không nhất thiết phải phát hiện lỗi vi phạm từ trước.
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, hành vi điểu khiển xe máy không có hoặc không mang theo bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc có thể bị phạt 100-200 nghìn đồng.
Khi nghe thông tin về đợt tổng kiểm soát phương tiện, nhiều người dân mới “toá hoả” đi mua bảo hiểm xe máy vì sợ bị kiểm tra, xử phạt. Thực tế cho thấy, có người dù đã đi xe máy lâu năm nhưng chưa bao giờ mua loại bảo hiểm này.
Cũng trong đợt “sốt” vào tháng 5, bảo hiểm xe máy đã được bày bán khắp nơi, từ cây xăng, siêu thị, tiệm tạp hoá đến những quán trà đá ven đường. Thậm chí, nhiều người bán bảo hiểm xe máy online với thủ tục nhanh gọn và “ship” tận nhà
Hàng triệu xe ô tô phải đổi sang biển số màu vàng
Từ 1/8/2020, tất cả xe kinh doanh vận tải buộc phải đổi sang biển số nền vàng, đồng thời thay đổi lại số và giấy tờ xe theo quy định tại Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an.
Đồng thời, cũng theo Thông tư 58, các xe ô tô tư nhân đăng ký mới hoặc đổi biển cũng buộc phải sử dụng loại biển số mới màu trắng có kích thước tương tự là 165x330mm. Các xe sẽ được cấp mặc định 2 biển số kích thước giống nhau, thay cho trước đây các xe được cấp 2 biển: một dài và 1 vuông với kích thước 110x470mm và 200x280mm.
Khoảng 2 triệu ô tô kinh doanh vận tải sẽ phải đổi màu biển số. (Ảnh: Hoàng Hiệp) Khi mới triển khai, những biển số màu vàng khiến nhiều người cảm thấy lạ lẫm, thế nhưng sau một thời gian, việc nhiều xe kinh doanh vận tải sử dụng loại biển số này trên đường đã được người dân cảm thấy “quen mắt”.
Không những vậy, biển số với màu khác biệt sẽ giúp lực lượng chức năng nhận biết rõ hơn các xe có đăng ký kinh doanh vận tải như xe taxi, xe công nghệ,… để dễ quản lý, xử phạt vi phạm.
Theo thống kê của Cục CSGT (Bộ Công an), ước tính có khoảng 2 triệu xe thuộc đối tượng này. Lộ trình đổi toàn bộ xe kinh doanh vận tải sang sử dụng biển số màu vàng là hết ngày 31/12/2021.
Hàng loạt đề xuất tại hai dự thảo Luật mới
Năm 2020 vừa qua, dư luận và đặc biệt là các lái xe “đứng ngồi không yên” với hai dự thảo Luật mới là: Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và dự thảo Luật Bảo đảm Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Hai dự thảo Luật này tách biệt phần hạ tầng, kỹ thuật giao thông đường bộ (do Bộ Giao thông vận tải quản lý) và phần bảo đảo an toàn giao thông (do Bộ Công an quản lý) ra khỏi Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành.
Tuy mới là dự thảo nhưng việc "chia" lại các hạng GPLX là một trong các điểm gây tranh cãi nhất trong năm 2020. Một số nội dung mới được người dân quan tâm khi tách thành hai Luật như: Chuyển việc quản lý sát hạch lái xe sang Bộ Công an quản lý; “Chia” lại hạng GPLX; Cấp và trừ điểm trên GPLX; Bắt buộc xe mô tô, xe máy, xe đạp điện phải bật đèn nhận diện ban ngày; Đấu giá biển số xe đẹp; Quy định trẻ em không được ngồi ở hàng ghế trước trên ô tô; Một số quy tắc giao thông,…
Trái với đa số điểm mới bị "ném đá", việc đề xuất đấu giá biển số xe đẹp tại dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ lại nhận được nhiều ý kiến đồng tình. Những nội dung này tuy mới là đề xuất, song đã nhận được nhiều phản ứng với rất nhiều ý kiến trái chiều từ phía người dân bởi lẽ những quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến số đông. Mỗi một sự thay đổi nhỏ trong Luật cũng có tác động lớn đến đời sống, sinh hoạt và đi lại của người dân, do đó cần xem xét kỹ càng.
Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV vừa diễn ra vào tháng 11 vừa qua, có đến 302 đại biểu, tương đương với 62,7% bỏ phiếu không tán thành việc tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 Luật riêng và thống nhất chuyển các dự thảo Luật này sang xem xét ở các kỳ hợp Quốc hội sau.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về đời sống sau tay lái năm 2020? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Những hãng xe ô tô đổi nhà phân phối chóng vánh tại Việt Nam
Trong 1 thập niên đã qua, một số thương hiệu ô tô đã thay đổi nhà phân phối tại Việt Nam và mỗi “ông chủ” cũ khi ra đi nếu không để lại tai tiếng thì cũng là dấu ấn khá mờ nhạt.
">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Siêu máy tính dự đoán Venezia vs AS Roma, 18h30 ngày 9/2
- Tường lửa mùa 2 tập 4: BB Trần mất hàng trăm triệu đồng
- Gõ cửa thăm nhà tập 106: 9X đi tìm mặt bằng kinh doanh, gặp bạn trai như ý
- Ông Đoàn Ngọc Hải mong Hoài Linh khắc phục hậu quả ngay và luôn
- Siêu máy tính dự đoán Lazio vs Monza, 21h00 ngày 9/2
- Ra mắt sách về Cách mạng tháng Tám 1945
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Antalyaspor vs Istanbul Basaksehir, 22h59 ngày 9/2: Sa lầy
-
Trong trận giao hữu tranh Visit Malta Cup trên sân Tottenham Hotspurs, Kane vào thay người ở hiệp hai và đeo băng đội trưởng Bayern. Nhưng đến lúc đội nâng Cup, tiền đạo người Anh tháo băng thủ quân để không phải nâng Cup trước CĐV và đội bóng cũ. Một cảnh quay cho thấy Kane lắc đầu từ chối khi một cầu thủ Bayern khác, Joshua Kimmich đặt câu hỏi. Sau đó, đội trưởng chính thức của đội bóng Đức, thủ môn Manuel Neuer thay Kane lên nhận Cup.
" alt="Kane từ chối nâng Cup trên sân của Tottenham">
Kane từ chối nâng Cup trên sân của Tottenham
-
Vụ việc siêu xe Ferrari 488 GTB bị tạm giữ vào ngày 10/5 vừa qua với hàng loạt lỗi vi phạm như “Điều khiển xe không gắn đủ biển số”, “không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ” đã lập tức gây xôn xao trong cộng đồng giới chơi xe Việt Nam. Đặc biệt, lời khai tại cơ quan công an của người điều khiển siêu xe biện minh rằng biển số xe bị rơi, chưa kịp gắn lại khiến dư luận đặc biệt quan tâm.
Thực tế ngược lại với những lời khai trên khi từ lâu đã tồn tại một phong cách chơi xe “khác người” ở Việt Nam. Nó quen thuộc đến nỗi trong rất nhiều cuộc vui mà đoàn siêu xe xuống phố, rất nhiều chiếc xe triệu đô cùng nhau “rơi” biển số phía trước. Ngay cả với chiếc Ferrari 488 GTB trước khi bị tạm giữ, nó đã xuất hiện thường xuyên trên đường, lên clip review xe và cũng bị "rơi" biển số.
Siêu xe Ferrari 488 GTB trước khi bị tạm giữ thường được nhìn thấy "rơi" biển số phía trước Điển hình nhất gần đây nhất là Viet Rally do đại gia Minh Nhựa tổ chức hồi giữa tháng 4/2021 có tới 1/5 trong số 20 siêu xe không có biển phía trước hoặc “lách luật” bằng cách để biển số sau kính lái.
Xa hơn chút là hành trình Car & Passion tổ chức tháng 3/2018, ngay khi vừa ra khỏi khách sạn Marriott (Hà Nội) vài trăm mét, hai chiếc Lamborghini Aventador S và Huracan LP610-4 đã bị CSGT dừng kiểm tra vì lỗi không gắn biển số trước. Hay sau chiến thắng của Việt Nam trong trận vòng 1/8 với Jordan tối 21/1/2019, ca sĩ Tuấn Hưng cùng vợ đã lái chiếc siêu xe Lamborghini màu đỏ xuống phố Hà Nội ăn mừng nhưng xe không có biển số phía trước dù trên kính lái có đủ tem đăng kiểm và tem phí bảo trì đường bộ.
Trong hành trình Viet Rally vừa tổ chức vào tháng 4/2021, trong đoàn có rất nhiều xe bị "rơi" biển số. Ảnh: Siêu xe Ferrari F12berlinetta độ Duke Dynamics rơi biển số, bên phải hình là Lamborghini Aventador LP700-4 độ bodykit 50th Anniversario biển ngoại giao để sau kính lái. Không chỉ trong nước mà việc siêu xe “rớt” biển số phía trước cũng khá phổ biến ở nước ngoài dù điều này là phạm luật. Cảnh sát Anh trong nhiều năm qua đã liên tục phạt nặng các chủ siêu xe vì lỗi không có biển số phía trước. Điển hình nhất vào ngày 23/4/2019, cảnh sát ở Lancashire đã dừng chiếc siêu xe Ferrari 488 màu đỏ vì chạy quá tốc độ, nhưng chủ chiếc xe này còn phạm lỗi nặng hơn khi không có giấy tờ xe và biển số phía trước cũng không có.
Luật pháp Anh quốc quy định, tất cả các xe ô tô được sản xuất từ năm 1938 đến nay khi lưu thông phải có biển số ở phía trước và phía sau. Ngay cả việc đặt biển số phía sau kính lái cũng là phạm luật và nếu vi phạm chủ xe sẽ bị phạt tới 1.000 bảng Anh (khoảng 32,5 triệu VND).
Cảnh sát Anh tạm giữ siêu xe Ferrari 488 vì chạy quá tốc độ, chủ xe không có giấy tờ, xe không đeo biển phía trước. Không chỉ ở Anh mà đa số các quốc gia trên thế giới cũng đều bắt buộc ô tô phải có biển số đủ cả trước và sau. Nhưng với nhiều chủ xe giàu có, họ lại cho rằng việc này khá phiền phức. “Chiếc xe trông thật hoàn hảo, tôi chỉ không chịu nổi việc phải đục lỗ lên thân hình đẹp đẽ ấy để gắn một thứ xấu xí là biển số”, chủ chiếc McLaren MP4-12C trả lời tờ Dailymail khi bị cảnh sát Đài Loan tạm giữ xe vì lỗi không có biển số.
Khác biệt chỉ xảy ra ở Mỹ, nơi quy định gắn biển số lại theo luật pháp của từng bang. Hiện có 19/50 tiểu bang cho phép việc chủ xe đặt biển số phía trước là tùy chọn. Mới nhất có Texas đã đề xuất đưa siêu xe, siêu sang vào danh sách các loại xe được phép không gắn biển số phía trước, giống như xe máy kéo, rơ móc, xe máy.
Đẳng cấp hay sự coi thường pháp luật?
Với sự phát triển của công nghệ, ngày nay càng có nhiều dòng siêu xe thể thao được thiết kế với tính khí động học rất cao, mũi xe thường đi theo xu hướng nhọn kiểu phi thuyền, gầm thấp cùng vật liệu chế tạo đắt đỏ như sợi carbon. Chính vì vậy, nhiều chủ xe coi đó là những thứ tạo nên đẳng cấp khi họ lái xe và cảm thấy mất giá trị khi phải gắn vào một chiếc biển số bằng kim loại rẻ tiền.
Trên diễn đàn pistonheads – một cộng đồng dành cho người mê xe ở Anh quốc, thành viên có nicknam “Lordbluf” đã đăng một câu hỏi rất được quan tâm: “Tôi sẽ mua một chiếc Adventador S vào tuần tới. Và thật sự cảm thấy thật xấu xí khi gắn biển số phía trước. Tôi biết một số người sẽ bỏ qua việc gắn biển số như thường thấy trên những chiếc Ferrari. Tôi thắc mắc liệu việc này có thu hút nhiều sự chú ý từ cảnh sát không?”.
Có nhiều quan điểm đồng tình với Lordbluf, nhưng phần lớn đều cho rằng hãy cứ làm điều mình thích nếu...sẵn tiền đóng phạt. Họ cảnh báo rằng ở Anh, camera ngoài đường phố còn nhiều hơn cả người dân. Có người còn mỉa mai “tôi đã nghĩ mũ bảo hiểm đi xe máy đã che đi khuôn mặt đáng yêu của tôi, nhưng vẫn phải đội vì sự an toàn. Gắn biển số xe cũng là cách tôn trọng pháp luật”.
Đại gia Minh Nhựa tự cầm lái siêu xe Pagani Huayra duy nhất tại Việt Nam, chiếc xe cũng "rơi" biển số phía trước. Tại Việt Nam, luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định rõ tại khoản 3, Điều 53 về điều khiện tham gia giao thông của xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019, với mức xử phạt từ 4 triệu đến 6 triệu đồng với cá nhân, tổ chức từ 8 triệu đến 12 triệu đồng nếu vi phạm. Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
Trao đổi với PV VietNamNet, Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ, nguyên Tổ trưởng Xử lý vi phạm - Đội CSGT số 1 Công an Hà Nội khẳng định: "Mọi chiếc xe ra đường phải có biển số theo quy định. Đó có thể là biển tạm thời hoặc biển chính thức. Đối với xe nhập khẩu mới về, cơ quan chức năng sẽ cấp cho biển tạm thời trong 30 ngày để chủ xe có trách nhiệm đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đăng ký theo quy định. Riêng những trường hợp không gắn biển đúng quy định, lực lượng tuần tra kiểm soát, hoặc các chốt chặn trên đường đều có quyền dừng phương tiện để kiểm tra và lập biên bản xử phạt".
Tuy luật đã có từ lâu nhưng dường như lâu nay một số người trong giới chơi siêu xe trong nước vẫn cố tình vi phạm, như một cách thể hiện đẳng cấp và đam mê. Trong khi đó, việc phát hiện và xử phạt của cơ quan chức năng vẫn chưa nghiêm.
Để chấm dứt tình trạng này, các chế tài đã ban hành cần phải được thực hiện nghiêm túc. Bản thân giới chơi xe- những người có tiền và địa vị trong xã hội cũng cần thay đổi và nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật, đam mê nhưng không phạm luật. Có như vậy, "thú chơi siêu xe" mới thực sự là "chất" và "đẳng cấp" đúng như tên gọi.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Không gắn biển số khi tham gia giao thông sẽ bị tạm giữ phương tiện
Khi tham giao giao thông, tài xế phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
" alt="Siêu xe không biển số, đẳng cấp hay sự coi thường pháp luật">Siêu xe không biển số, đẳng cấp hay sự coi thường pháp luật
-
Giấc mơ sở hữu xe hơi đối với nhiều gia đình Việt Nam giờ đã dễ dàng hơn, kéo theo, việc học lái xe ô tô đã trở thành nhu cầu ngày càng lớn. Tuy nhiên, nhiều năm qua, học và thi sát hạch cấp giấy phép lái xe (GPLX) ở ta không có nhiều sự thay đổi.
Qua truyền thông, có thể thấy, vẫn còn tình trạng tiêu cực khi thi cử như bao đỗ lý thuyết, mua xe thi…
Mới đây, Chính phủ dự kiến tách Luật Giao thông đường bộ 2008 thành 2 luật. Trong đó, theo dự án Luật Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an chủ trì, Bộ này thực hiện chức năng sát hạch và cấp GPLX thay cho Bộ Giao thông vận tải. Kết quả là 321/414 (77,54%) Đại biểu Quốc hội không đồng ý Bộ Công an cấp giấy phép lái xe.
Thực tế cho thấy, việc quan trọng nhất là phải đổi mới cách thức học và quản lý, cấp phép lái xe như thế nào cho chất lượng, hiệu quả.
Cách tổ chức học và quản lý cấp giấy phép lái xe ở nước Úc có thể là một bài học tốt cho Việt Nam.
Tại đây, thủ tục học và thi khá đơn giản, tiện lợi. Sở Giao thông tại các bang (tên gọi có thể hơi khác tuỳ theo từng bang do có thêm các chức năng khác) phụ trách việc sát hạch và cấp phép. Trong đó, tiểu bang New South Wales (NSW) và Victoria (VIC) là hai hình mẫu tiêu biểu cho việc sát hạch và cấp giấy phép lái xe tại Úc.
Trong quãng thời gian này, người dân sẽ phải trải qua quá trình học và chịu sự giám sát liên tục 4 năm. Theo từng giao đoạn học, người dân sẽ được cấp và chuyển hạng dần dần từ GPLX hạng L, hạng P1, hạng P2 và cuối cùng là hạng đầy đủ (hạng Full).
Hạng L: Thực hành lái xe trong 1 năm có người giám sát
Năm đầu tiên là bằng hạng L- GPLX cấp cho người thi đỗ lý thuyết cơ bản để tiến tới được phép thực hành lái xe.
Người thi sẽ thi tại các trung tâm thi sát hạch lái xe với việc phải hoàn thành bộ “đề” 45 câu hỏi cơ bản. Nếu trả lời đúng 90% câu hỏi thi và không có điểm liệt (bị trượt ngay) thì người học sẽ được xác nhận là thi đỗ lý thuyết (GPLX loại L).
GPLX loại L này có giá trị trong 5 năm ở bang New South Wales và 10 năm ở bang Victoria. Nếu trượt, người thi sẽ chỉ được đăng ký thi lại sau 1 tuần. Theo thống kê, riêng tại bang New South Wales cũng có khoảng 30% người thi trượt phần thi lý thuyết này.
Người Úc mất 4 năm gian nan, trầy trật mới có thể được lấy bằng đầy đủ Người dạy kèm này có thể là chính những người thân, bạn bè hoặc thuê giáo viên dạy lái chuyên nghiệp tại các trung tâm với mức chi phí khoảng 40-50$/giờ dạy thực hành trên đường. Vì chi phí đắt đỏ nên nhiều người chỉ thuê thầy dạy 5-10 giờ ban đầu rồi sau đó nhờ người thân, bạn bè có bằng FULL dạy kèm. Sở hữu tấm bằng L, người dân mới được phép thực hành lái xe với điều kiện phải có người có bằng FULL (GPLX đầy đủ) ngồi kèm, được phép lái xe không quá 90km/giờ.
Tại bang New South Wales, người học phải hoàn thành 120 giờ lái xe thực hành có ghi sổ (Log Book), trong đó có 20 giờ lái vào ban đêm và phải giữ GPLX hạng L ít nhất 12 tháng (người trên 25 tuổi không bị áp dụng quy định này từ ngày 19/12/2009), sau đó mới có thể tham dự thi “nâng hạng” cấp GPLX P1 (còn gọi là P đỏ).
Khi ra đường, người học phải treo bằng L lên trước và sau xe để người tham gia giao thông nhận biết, đảm bảo an toàn.
Hạng P1: Được lái tối đa 90km/h
Năm thứ hai, người thi muốn lấy bằng P1, sẽ phải vượt qua phần thi lý thuyết trên máy tính có tên gọi là phần thi Ngăn ngừa rủi ro khi lái xe (Hazard Perception Test- HPT, áp dụng từ 20/11/2017) và thi đỗ phần thi thực hành lái xe.
Các nhân viên của Sở Giao thông sẽ đánh giá tất cả các kỹ năng mà người lái xe cần phải thành thạo và xử lý khi đi trên đường. Phần thi thường kéo dài khoảng 45 phút trên tất cả các kiểu đường khác nhau, địa điểm công cộng, lái xe qua khu vực trường học hay nơi tập trung đông người (người thi hay bị trượt phần thi này do không nhìn biển hạn chế tốc độ 40km/h vào giờ cao điểm), các bài thi liên quan đến đỗ xe trên đường (bao gồm cả đỗ song song, đỗ chéo), trong khu vực mua sắm…
Nếu trượt bất cứ nội dung nào trong phần đánh giá, người thi sẽ bị đánh trượt và chỉ có thể đăng ký thi lại sau 1 tuần.
Đáng chú ý là, mặc dù điều kiện đường sá của Úc là lên dốc, xuống đèo, nhưng trong thi thực hành lại không có nội dung thi phần dừng xe và khởi hành ngang dốc (depart) như Việt Nam.
Với bằng P1, người dân được phép tự mình lái xe mà không cần người giám sát theo các điều kiện như chạy tốc độ tối đa cho phép là 90km/h, không có nồng độ cồn khi lái xe, không được sử dụng điện thoại khi lái xe....
Bằng P1 giới hạn cho người lái 4 điểm để được trừ khi phạm lỗi trong khi với người có bằng Full là 13 điểm. Nếu vi phạm luật giao thông, bị trừ hết điểm, người lái có thể bị phạt kéo dài thời hạn chuyển đổi lên GPLX hạng P2 (3 tháng/lần đình chỉ).
Người lái cũng phải giữ GPLX P1 ít nhất 12 tháng liên tục mới được thi lấy GPLX P2 (P xanh).
Hạng P2: Thử thách 2 năm, được lái tối đa 100km/h
Đến năm thứ 3, người thi dự thi nâng hạng bằng P2 cũng tương tự như P1 với việc thi lý thuyết và thực hành cấp độ phức tạp hơn. Người có bằng P2 được lái xe tốc độ tối đa là 100km/h, không có nồng độ cồn khi lái xe và không được dùng điện thoại khi lái xe (từ năm 2016).
Với hạng P2, người lái được giới hạn 7 điểm để được trừ khi phạm lỗi giao thông. Nếu vi phạm, khi bị trừ hết điểm có thể bị phạt kéo dài thời hạn chuyển đổi lên GPLX hạng cao hơn (mức 6 tháng/lần đình chỉ).
Người lái phải giữ GPLX P2 ít nhất 2 năm và không phạm lỗi bị đình chỉ kéo dài thời hạn 6 tháng nói trên mới được chuyển lên thi GPLX đầy đủ (GPLX hạng Full).
Hạng Full: Không vi phạm giao thông trong 4 năm liên tục
Như vậy, nếu không có vi phạm, một người cần ít nhất 4 năm liên tục để có GPLX hạng đầy đủ. Quy định này giúp cho các lái xe tại Úc có điều kiện hoàn thiện kỹ năng và phản ứng trên đường vì thống kê cho thấy các tài xế mới là người dễ gây ra các tai nạn trên đường nhất tại Úc. Các quy định này cũng áp dụng tương tự tại các bang khác của Úc.
Một điểm đáng chú ý khác, nước Úc cũng quy định các lái xe ở các hạng bằng L, P1, P2 phải treo bằng ở vị trí dễ quan sát ở trước và sau xe. Nếu vi phạm, sẽ bị phạt rất nặng. Quy định này khá tương tự như ở Nhật Bản, các lái mới được cấp bằng lái xe trong năm đầu tiên phải dán phù hiệu Shoshinsha để báo hiệu cho người tham gia giao thông về trình độ lái của mình.
So với Việt Nam, Úc cho phép người từ 16 tuổi sẽ được học lái và được cấp bằng L. Khi chuyển hạng P1 phải đủ từ 17-18 tuổi. Dự thảo Luật mới của Việt Nam có đề xuất được phép học lái xe từ năm 17 tuổi.
Có thể thấy, nước Úc đề cao khả năng thực hành lái xe an toàn. Các quy định cho việc thực hành lái xe rất thuận tiện do đường sá rộng rãi, luật lệ rõ ràng, xã hội hoá cao. Việc sát hạch lái xe là chức năng, nhiệm vụ của Sở Giao thông chứ không phải của cơ quan cảnh sát.
Việc gắn thêm các bảng L, P1, P2 vào trước và sau xe với các quy định rõ về tốc độ và thời gian nắm giữ đi kèm và các quy định rõ ràng khác về điều kiện, khiến cho người lái xe ở Úc hiểu rõ và có ý thức với chính bản thân mình và xã hội khi cầm lái.
Cách phân hạng GPLX cá nhân và khoảng thời gian thử thách như vậy cho thấy nước Úc đề cao trách nhiệm cá nhân của người lái với mọi người xung quanh. Người dân Úc lái xe trên đường nhìn người phía trước gắn bảng L, P1, P2, họ cũng lưu tâm giữ khoảng cách và không tạo ra các tình huống nguy hiểm cho người mới học lái. Riêng tài xế xe taxi hay xe công nghệ, nước Úc yêu cầu phải có bằng Full mới được phép lái/đăng ký.
Tiếc rằng, ở Việt Nam, chúng ta không có cách thức nào tương tự để mọi người dân ra đường được báo hiệu về trình độ lái mới, ngoài trừ một vài trường hợp chủ động dán giấy hay nhận biết qua quan sát cách lái.
Nếu những bài học như ở Úc được áp dụng ở Việt Nam, sẽ giúp cho người lái nâng cao được kinh nghiệm lái còn thiếu của mình, dễ nhận biết với người khác trên đường và quan trọng hơn, sẽ giảm thiểu tai nạn giao thông cho mọi người, nhất là những người còn non kinh nghiệm.
Độc giả Lê Minh Toàn (bang New South Wales, Úc)
Bạn có đề xuất gì để việc học, thi lấy bằng lái xe và kiểm soát "lái mới" ở Việt Nam tốt hơn? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Bằng lái cất tủ: Xem cách người Nhật ứng xử với lái mới, lái non
Khi ở Việt Nam, hàng ngày tôi vẫn lái xe đi làm, nhưng khi sang Nhật công tác và lái xe bên này, tôi vẫn có cảm giác không an toàn. Người Nhật đã nghĩ ra chiếc phù hiệu rất hay dành riêng cho lái mới.
" alt="Học lái xe: Người Việt 3 tháng, người Úc 4 năm gian nan, trầy trật">Học lái xe: Người Việt 3 tháng, người Úc 4 năm gian nan, trầy trật
-
Nhận định, soi kèo Sydney FC vs Western Sydney, 15h35 ngày 8/2: Tiếp tục gieo sầu
-
Chương trình sẽ diễn ra sáng 13/6 tại Thư viện Hà Nội (54E Trần Hưng Đạo, Hà Nội). Nhà văn Trần Hoài Dương (1943-2011) từng công tác tại Tạp chí Cộng sản, báo Văn nghệ. Đam mê viết văn, sáng tác, ông là tác giả của nhiều truyện ngắn, truyện dài viết cho thiếu nhi.
Cố nhà văn Trần Hoài Dương là người dành trọn sự nghiệp viết cho thiếu nhi Trần Hoài Dương là người dành trọn sự nghiệp viết cho thiếu nhi, để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc qua các tác phẩm như Em bé và bông hồng, Cô bé mảnh khảnh, Cuộc phiêu lưu của những con chữ, Hoa cỏ thì thầm, Lá non, Nhành thạch thảo… Các trang viết trong trẻo của ông được thế hệ bạn đọc một thời yêu thích.
Sinh thời, nhà văn Trần Hoài Dương từng chia sẻ: "Tôi gắng chắt lọc từ cuộc sống ngổn ngang, bề bộn những gì tinh túy nhất, trong ngần nhất để viết cho các em. Tôi đến với văn học thiếu nhi như đến với một thứ Đạo. Viết là để đem lại lòng yêu thương và vẻ đẹp tuyệt vời của văn chương cho trẻ nhỏ. Tôi cũng hy vọng những trang viết của tôi không chỉ dành riêng cho trẻ em đọc mà còn cho tất cả những ai muốn tìm lại tuổi thơ đã mất của mình, những ai muốn có những giây phút sống yên bình trong thế giới trắng trong của cái Đẹp và cái Thiện".
Nhà văn Lê Phương Liên, là một trong số ít nhà văn Việt Nam hiện nay còn chuyên tâm với văn học thiếu nhi đã nói: "Tất cả những sáng tác của Trần Hoài Dương đều hướng tới lối cảm thụ thẩm mỹ với vẻ đẹp trinh nguyên của tâm hồn trẻ thơ, sự kỳ diệu trong cách nhìn thế giới vừa thật vừa ảo, những rung cảm tinh tế trong từng cử chỉ, lời nói, ánh mắt nhìn hoa, nhìn lá…".
Tác phẩm là miền kí ức thẳm xa vời vợi của nhà văn về thời thơ ấu. Cả cuộc đời sáng tác, Trần Hoài Dương đã để lại hơn 20 tập sách, trong đó có cuốn sách mà ông vô cùng trân trọng, thiên truyện dài, song được coi là cuốn hồi ký Miền xanh thẳm đã được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải B (không có giải A) năm 2001.
Tác phẩm là miền ký ức thẳm xa vời vợi của nhà văn về thời thơ ấu. Với một giọng văn giàu cảm xúc và chất thơ Miền xanh thẳm đã được tác giả chắt lọc từ cuộc sống ngổn ngang, bề bộn những gì tinh túy nhất, trong ngần nhất để viết cho các em. Một phần đời của cậu bé Thiện, với những người bạn học thân thiết của mình ở vùng quê Bắc Giang cổ tích mãi mãi là một khúc ca đẹp đẽ trong những khúc ca tuyệt vời.
Quãng thời gian này đã góp phần tạo nên con người, tâm hồn của Trần Hoài Dương, khoảng thời gian trong vắt không bao giờ trở lại mà ông gọi là Miền xanh thẳm.
Tình Lê
'Đất và người' qua trang viết của NSND Đào Trọng Khánh
Ngày 10/6, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Hội Nhà văn ra mắt bạn đọc cuốn sách Đất và người của đạo diễn - NSND Đào Trọng Khánh.
" alt="Toạ đàm về cố nhà văn Trần Hoài Dương">Toạ đàm về cố nhà văn Trần Hoài Dương