Bộ GD-ĐT đang triển khai việc tập huấn trực tuyến cho giáo viên, mỗi giáo viên được cấp một tài khoản riêng và được yêu cầu cập nhật kết quả đánh giá và tải minh chứng chuẩn nghề nghiệp năm học 2019-2020 lên phần mềm trực tuyến.Khi tập huấn module 1, giáo viên được yêu cầu cập nhật nhiều thông tin cá nhân lên tài khoản của mình ở phần mềm tập huấn trực tuyến của Bộ. Trong đó, có cập nhật kết quả tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên năm học 2019-2020. Sau khi tập huấn xong module 1 và module 2, để mở module 3, giáo viên được yêu cầu tập hợp minh chứng cho 15 tiêu chí và tải lên phần mềm.
Thời hạn cuối cùng phải tập huấn xong module 3 (phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh chương trình giáo dục mới) đối với giáo viên diện đại trà theo hình thức trực tuyến dự kiến là cuối tháng 3 này.
Giáo viên loay hoay tìm minh chứng
Với một số tiêu chí, để minh chứng, giáo viên thường chụp các biên bản họp tổ đánh giá - phân loại giáo viên, kế hoạch dạy học, sổ chủ nhiệm, kết quả học tập - rèn luyện của học sinh, biên bản họp phụ huynh, kế hoạch dạy học, bảng điểm học sinh... rồi tải lên phần mềm.
Bên cạnh đó, với các tiêu chí liên quan đến bằng cấp, chứng chỉ thì giáo viên chỉ cần chụp ảnh và đưa lên. Tuy nhiên, một số tiêu chí liên quan tiêu chuẩn nghề nghiệp rất chung chung khiến việc tìm minh chứng khá khó khăn.
 |
Vừa lo dạy học, giáo viên vừa lo tìm minh chứng để được tập huấn trực tuyến |
Theo một số giáo viên thì có những tiêu chí, giáo viên bộ môn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm minh chứng hơn giáo viên chủ nhiệm.
“Với một số tiêu chí có tính chất định tính, các giáo viên chủ nhiệm chỉ cần chụp biên bản họp phụ huynh rồi tải lên, còn giáo viên bộ môn rất khó có minh chứng” - một giáo viên THCS ở TP.HCM chia sẻ.
“Chúng tôi còn lên mạng, tìm hướng dẫn ở một số trang để xem có thể dùng những minh chứng gì cho tiện, nhất là với những tiêu chí như Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường (Tiêu chí 9), tạo mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ, xã hội để thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh (tiêu chí 11)… Nhưng càng đọc hướng dẫn càng thấy rối.
Ví dụ như với Tiêu chí 9, để được mức khá thì phải có minh chứng là “Bản kế hoạch thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường, trong đó thể hiện được biện pháp phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, đồng nghiệp và sự phối hợp với cha mẹ học sinh trong thực hiện nhiệm vụ năm học; hoặc biên bản họp hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc giáo viên có đề xuất biện pháp phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh và đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ năm học; Hoặc Biên bản họp cha mẹ học sinh/ý kiến của đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên ghi nhận giáo viên đã phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ của học sinh (nếu có)…” – một cô giáo ở Quận Tân Bình cho biết.
“Không rõ minh chứng để làm gì?”
Mặc dù vẫn tuân thủ các quy định do Bộ đặt ra, nhưng giáo viên vẫn băn khoăn về mục đích của việc làm này.
Thầy A.S., giáo viên một trường THCS ở Quận 3 cho biết để hoàn thành các tiêu chí: thực hiện dân chủ trong nhà trường (tiêu chí 9), thực hiện trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường (tiêu chí 10); ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ (tiêu chí 15)…, thầy và các giáo viên khác trong trường phải nhờ bộ phận khối văn phòng nhà trường trích lục các hồ sơ, kế hoạch, tài liệu của nhà trường để sao chụp lại.
“Thật tình, tôi không hiểu những minh chứng này có tác dụng gì đối với việc tập huấn. Trong khi đó, để làm xong chúng tôi phải mất quá nhiều thời gian, nhất là đang trong thời điểm kiểm tra giữa học kỳ II và còn ôn tập cho học sinh cuối cấp” – thầy A.S. nói.
Tại TP Biên Hòa, Ban giám hiệu một số trường học đã họp và thống nhất danh sách các tài liệu minh chứng cho các tiêu chí của Bộ đưa ra. Các trường này cũng tổ chức nhiều cuộc họp tổ chuyên môn, lập biên bản đánh giá phân loại, chỉ đạo bộ phận văn phòng tích cực hỗ trợ giáo viên trích lục, sao chụp hồ sơ…
Sở GD-ĐT Lạng Sơn yêu cầu 100% cán bộ quản lý, giáo viên rà soát lại toàn bộ việc cập nhật kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp năm học 2019-2020 và đưa minh chứng lên hệ thống TEMIS trước ngày 17/3.
Tuy nhiên, sau đó Sở này phải “gia hạn” đến ngày 22/3.
Một cô giáo ở TP Lạng Sơn chia sẻ mặc dù có thể ghi “Không đạt” để khỏi phải tìm minh chứng ở một số tiêu chí quá khó tìm, nhưng đa phần giáo viên đều không muốn ghi như vậy vì sợ bị ảnh hưởng đến việc đánh giá, xếp loại cuối năm học nên “mọi người đều loay hoay tìm cách để bổ sung đủ”.
Một trong các tiêu chí mà nhiều giáo viên thắc mắc nhất là trong khi Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên đều đã bỏ tiêu chí về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, nhưng ở phần mềm tập huấn vẫn yêu cầu giáo viên phải có minh chứng là chứng chỉ ngoại ngữ sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc (tiêu chí 14) hoặc chứng chỉ tin học (tiêu chí 15).
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Quận 10, TP.HCM cho rằng việc tìm minh chứng kiểu này chỉ khiến giáo viên tìm cách làm đối phó, bởi không khó để nhận thấy rằng với hàng triệu giáo viên tham gia tập huấn, Bộ GD-ĐT chẳng thể nào đủ nhân lực để kiểm tra cụ thể bản khai của từng người.
“Hàng năm, nhà trường và các tổ chuyên môn đều đã có đánh giá xếp loại giáo viên và lưu vào hồ sơ. Kết quả này đều được trường báo cáo lên phòng và Sở GD-ĐT nên việc Bộ yêu cầu minh chứng rồi mới ở tài khoản cho giáo viên tập huấn là không cần thiết”.
Phương Chi

Vụ trưởng 'hiến kế' gỡ khó chuyện chứng chỉ thăng hạng giáo viên
Định hướng mới là xây dựng công cụ đánh giá viên chức, trong đó có giáo viên để biết được năng lực, trình độ của từng người thì sẽ không còn tranh cãi chuyện chứng chỉ nữa.
" alt="Giáo viên 'đối phó' với yêu cầu minh chứng của Bộ GD"/>
Giáo viên 'đối phó' với yêu cầu minh chứng của Bộ GD
. Mặc dù vậy, anh cũng phải cố gắng bởi hoàn cảnh gia đình hiện giờ đang rất éo le.</p><table class=)
Căn bệnh ung thư quái ác đang đe dọa tính mạng anh Lý từng ngàyTừ một người đàn ông khoẻ mạnh, là trụ cột nuôi cả nhà, căn bệnh ung thư bất ngờ ập đến khiến sức khoẻ anh Lý suy kiệt. Theo đó, vào khoảng cuối tháng 4, anh cảm thấy tức ngực, sút cân, mệt mỏi, hay ốm vặt, xanh xao.
Do điều kiện khó khăn, anh chưa dám đi khám, chỉ ở nhà dùng thuốc lá kèm kháng sinh. Bẵng đi vài tháng, bệnh tình trở nặng. Ngày 19/8 vừa qua, anh Lý bị khó thở, mặt mày tím tái. Lúc này, vợ anh, chị Nông Thị Thảo (32 tuổi) đưa chồng đến Trung tâm y tế huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn).
Qua quá trình chụp X-quang, bác sĩ phát hiện anh Lý có đám mờ bên phổi phải, chẩn đoán anh có một khối u ở phổi. Anh tiếp tục được chuyển qua Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn. Tại đây, bác sĩ kết luận anh mắc bệnh ung thư trung thất di căn phổi.
Cuối tháng 8, anh nhập viện Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội). Mặc dù trải qua nhiều đợt truyền hoá chất, sức khoẻ anh có tiến triển, thế nhưng gánh nặng kinh tế lại khiến gia đình anh lâm vào bước đường cùng, anh có nguy cơ buộc phải dừng điều trị.
Vợ con hết khả năng vay mượn
Nhà anh Lý thuộc vào diện hộ nghèo trên địa bàn xã Yên Thịnh (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn). Cho đến hiện tại, vợ chồng anh đã phải đi vay hơn 120 triệu đồng nhằm mục đích chữa bệnh.
Chỉ tính riêng tháng đầu tiên đi viện, chi phí thuốc men, đi lại, xét nghiệm Covid-19, sinh hoạt và viện phí đã "ngốn" hết 35 triệu đồng. Những đợt sau tuy không nhiều bằng nhưng cũng chẳng mấy chốc mà hết sạch số tiền vay được.
Trung bình tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm của anh lên đến hơn 7 triệu đồng/đợt, mỗi đợt kéo dài vài ngày. Cứ truyền xong, anh Lý phải ra viện đến ở nhờ một trường mầm non do các nhà hảo tâm hỗ trợ.
Bên cạnh chi phí điều trị tốn kém, gia cảnh người đàn ông bất hạnh ấy cũng hết sức thương tâm. Hơn 10 năm trước, bố đẻ của anh Lý đã qua đời vì bệnh ung thư gan. Trước đó, người anh trai lên 8 tuổi cũng mất do căn bệnh ung thư máu.
 |
Lúc này, anh Lục Thanh Lý đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Hiện ở quê nhà, anh còn chăm sóc người mẹ 68 tuổi mắc bệnh cao huyết áp và sống một mình. Bản thân vợ anh đi làm xa, phải thuê tiền trọ rồi lo trả nợ số tiền vay mượn. Hàng tháng tiền lãi phát sinh rất lớn. Vợ chồng anh còn một con nhỏ mới 6 tuổi. Đồng lương ba cọc ba đồng của chị Thảo chẳng thể nào lo đủ.
Nhắc đến hoàn cảnh anh Lý, ông Ma Đình Huy - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thịnh (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) chia sẻ: “Gia đình anh Lý, chị Thảo có hoàn cảnh rất éo le. Anh Lý vừa bị ung thư mấy tháng nay, thường xuyên đi viện. Vừa qua, chính quyền xã đã rà soát đồng thời đưa hộ gia đình anh Lý vào diện hộ nghèo nhằm được hưởng một số ưu đãi về mặt chính sách. Tôi rất mong các nhà hảo tâm chung tay hỗ trợ cho gia đình anh ấy”.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Nông Thị Thảo (vợ anh Lý), Thôn Bó Pết, xã Yên Thịnh, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Số điện thoại: 0967593962
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.340(anh Lục Thanh Lý)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt="Người đàn ông mong được chết cho vợ con bớt khổ"/>
Người đàn ông mong được chết cho vợ con bớt khổ
Tháng 7/2020, Bộ Y tế đã công nhận Hội đồng trường Trường ĐH Y Dược TP.HCM nhiệm kỳ 2020 – 2025. PGS.TS Trần Diệp Tuấn giữ vị trí hiệu trưởng nhà trường từ tháng 4/2015 được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng trường.Lúc này, Trường ĐH Y Dược TP.HCM còn 2 phó hiệu trưởng là PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc và TS Ngô Đồng Khanh. Tuy nhiên TS Ngô Đồng Khanh sau đó đã nghỉ hưu theo quy định. Sau đó, Hội đồng trường ĐH Y Dược TP.HCM được kiện toàn thêm 2 phó hiệu trưởng là PGS.TS Ngô Quốc Đạt và TS Hà Mạnh Tuấn.
Như vậy, ban giám hiệu Trường ĐH Y Dược TP.HCM chỉ có 3 phó hiệu trưởng, trong đó PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc làm nhiệm vụ điều hành.
 |
Gần 2.000 sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng được cấp bằng tốt nghiệp vì chưa có hiệu trưởng |
Trong khi đó, Hội đồng trường Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch do PGS.TS Ngô Minh Xuân làm Chủ tịch đã được UBND TP.HCM công nhận đầu tháng 3/2021. Trước đó, PGS.TS Ngô Minh Xuân là Hiệu trưởng từ năm 2016. Hiện PGS.TS Nguyễn Thanh Hiệp, Phó hiệu trưởng được giao phụ trách trường. Ngoài PGS Nguyễn Thanh Hiệp, ban giám hiệu Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch có 1 phó hiệu trưởng khác là TS Phan Nguyễn Thanh Vân.
Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM khuyết hiệu trưởng từ đầu năm 2019 đến nay và đã “3 đời” phó hiệu trưởng được giao nhiệm vụ điều hành. Tháng 1/2019, khi PGS.TS Nguyễn Văn Thư giữ chức hiệu trưởng nghỉ hưu, PGS.TS Đồng Văn Hướng, Phó hiệu trưởng được giao phụ trách trường. Khi PGS.TS Đồng Văn Hướng nghỉ hưu, PGS Nguyễn Bá Hoàng, Phó hiệu trưởng được giao phụ trách trường. Đến ngày 1/4 vừa rồi, Hội đồng trường Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM giao PGS.TS Nguyễn Xuân Phương, Phó hiệu trưởng giữ chức quyền hiệu trưởng.
Tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, khi GS.TS Nguyễn Hay nghỉ hưu theo quy định thì trường khuyết hiệu trưởng. Trường có 3 phó hiệu trưởng là PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng, TS Trần Đình Lý và PGS.TS Nguyễn Tất Toàn. Đầu tháng 1/2021, PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng phụ trách nhà trường đã được giao quyền hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM.
Ở Trường ĐH Luật TP.HCM, từ 3/2018 đến nay khuyết vị trí hiệu trưởng khi GS.TS Mai Hồng Quỳ nghỉ hưu theo quy định. Người được giao phụ trách trường là PGS.TS Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng. Tháng 12/2020 Hội đồng trường Trường ĐH Luật TP.HCM đã ban hành nghị quyết để các phó hiệu trưởng là PGS.TS Trần Hoàng Hải, PGS.TS Bùi Xuân Hải, TS Lê Trường Sơn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phó hiệu trưởng. PGS Trần Hoàng Hải được giao chức vụ quyền hiệu trưởng.
Nổi bật nhất là Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Sau hơn 6 tháng ông Lê Vinh Danh bị cách chức hiệu trưởng, Trường ĐH Tôn Đức Thắng còn chưa có cả chưa ban giám hiệu. Việc kiện toàn đến nay mới chỉ dừng lại ở việc có 13 cá nhân được bầu vào Hội đồng trường (thiếu 2 thành viên so với quy định của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục ĐH và thiếu 8 thành viên so với đề án thành lập Hội đồng trường ĐH Tôn Đức Thắng).
Trong khi đó, nhiều đại học tư thục cũng khuyết hiệu trưởng hoặc thay đổi nhân sự đảm nhiệm vị trí này liên tục. Đặc biệt là các trường thuộc tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng. Vừa rồi, Hội đồng trường Trường ĐH Hoa Sen đã bổ nhiệm PGS.TS Võ Thị Ngọc Thúy làm quyền hiệu trưởng. Bà Ngọc Thúy là người đứng đầu thứ 5 của Trường ĐH Hoa Sen trong 5 năm qua.
Tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, PGS Hồ Thanh Phong đã thôi làm hiệu trưởng nên vị trí này hiện vẫn trống.
Còn Trường ĐH Hùng Vương (TP.HCM) hiện có quyền hiệu trưởng là TS Nguyễn Kim Quang…
“Chưa bao giờ các cơ sở giáo dục ĐH khuyết hiệu trưởng nhiều như hiện nay. Vấn đề này đặt câu hỏi phải chăng công tác quy hoạch có vấn đề” - một chuyên gia giáo dục bình luận.
Lê Huyền

GS.TS Hoàng Anh Tuấn làm hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn
GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn vừa được bổ nhiệm giữ chức hiệu trưởng.
" alt="Hàng chục ĐH công lập khuyết hiệu trưởng trong thời gian dài"/>
Hàng chục ĐH công lập khuyết hiệu trưởng trong thời gian dài