Thầy trò trường Đại học Đại Nam tự tay gói gần 2000 chiếc bánh để trao tặng cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, những người già neo đơn, các Trung tâm bảo trợ xã hội,... trên địa bàn Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác.“Tấm bánh nghĩa tình 2018” lần thứ 7 với chủ đề “Đông ấm áp - Xuân sẻ chia”. Năm nay, có điều đặc biệt hơn những năm trước, là khâu gói bánh được tổ chức trong khuôn khổ một cuộc thi gói bánh giữa các khoa trong trường, vừa giúp sinh viên học và được gói bánh, vừa tạo không khí tập thể đông vui trong cả trường.
Bên cạnh đó, không gian ngày Tết cổ truyền được diễn ra một cách sinh động thông qua các hoạt động như phiên chợ Tết quê, ông đồ cho chữ, các trò chơi dân gian ngày Tết,...
|
Tấm bánh nghĩa tình 2018 với chủ đề “Đông ấm áp - Xuân sẻ chia” rộn ràng, tấp nập |
Điều khác biệt với những năm trước, năm nay Đại Nam tổ chức chương trình thành một cuộc thi của tất cả các khoa. Điều này vừa huy động được toàn bộ thầy trò cả trường tham gia vừa làm cho chất lượng của bánh đạt chất lượng tốt hơn. Đồng thời với việc gói bánh, thầy trò trường Đại Nam còn quyên góp được rất nhiều tiền mặt, quần áo ấm gửi tặng những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo tại Hà Nội, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Hòa Bình. Những phần quà thấm đượm nghĩa tình sẻ chia đối với những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống.
Cô Cao Thị Hòa - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Đại Nam cho biết: “...Những việc làm thiết thực và ý nghĩa như thế này ngoài việc giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, Nhà trường còn giáo dục nhân cách cho các thế hệ sinh viên sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội... ”.
|
Cô Cao Thị Hòa - Phó Hiệu trưởng nhà trường trao bánh cho các em khuyết tật ở Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật Hà Nội (Cơ sở Biên Giang, Hà Đông, HN) |
Bạn Lại Vũ Hoàng Anh - Đội trưởng đội sinh viên tình nguyện chia sẻ: “Năm nay không phải là năm đầu tiên em được tham gia hoạt động thiện nguyện này nhưng cảm xúc trong em vẫn vậy, rất xúc động và thực sự ý nghĩa. Chính nhờ có những hoạt động như thế này mà chúng em có cơ hội được làm những việc có ích cho công đồng và xã hội“...
Với gần 2000 chiếc bánh, Thầy trò Đại Nam sẽ trao tặng các địa chỉ: Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật Hà Nội, người già cô đơn, vô gia cư,...trên địa bàn Hà Nội Bệnh viện tâm thần Thái Bình, Hai cháu bé mồ côi Phú Lãm, Hội người mù huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa; Trại thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh; Bệnh viện K3 Tân Triều; Các cháu học sinh trường tiểu học ở huyện Lạc Thủy - Hòa Bình; Và chương trình Đông ấm yêu thương với trẻ em vùng cao Bắc Kạn
|
Thầy trò Đại Nam chuẩn bị bánh chu đáo trao tặng những hoàn cảnh khó khăn |
|
Hoa hậu Ngọc Hân cũng đồng hành cùng Trường Đại học Đại Nam gói bánh và đi trao tặng tới Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật Hà Nội |
|
Nhiều hoạt động vui nhộn chào đón xuân sang trong ngày hội |
Doãn Phong
" alt="ĐH Đại Nam gói gần 2000 chiếc bánh chưng tặng người nghèo"/>
ĐH Đại Nam gói gần 2000 chiếc bánh chưng tặng người nghèo
Hai năm kể từ khi lấy chồng, người phụ nữ quê ở Cao Bằng mới được về thăm mẹ. Lúc đi, người mẹ lại bịn rịn khiến chị không kìm được nước mắt.Chị Mai Anh - (SN 1997, quê Cao Bằng) không giấu được cảm xúc khi nhớ về chuyến thăm mẹ vào cuối tháng 4 vừa qua.
“Nhà mình ở Cao Bằng, nhà chồng ở Bắc Sơn, Lạng Sơn. Hai tỉnh cạnh nhau nhưng quãng đường từ nhà đẻ đến nhà chồng cách nhau đến 400km”, Mai Anh cho biết.
|
Chị Mai Anh nghẹn ngào nhớ về chuyến xe trở lại nhà mẹ đẻ sau 2 năm lấy chồng. Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Để đi được quãng đường 400km đó, Mai Anh phải bắt 6 chuyến xe khách và 10km xe ôm. Vì vậy 2 năm kể từ khi lấy chồng, chị mới có điều kiện về thăm mẹ.
“Một phần vì đường xa, đi lại trắc trở, một phần vì sau khi cưới, mình mang bầu rồi sinh con nên không thể đi xa”, người phụ nữ này bộc bạch.
Bố mẹ chồng tốt, chồng tu chí làm ăn và quan tâm đến vợ tuy nhiên vì làm vợ, làm mẹ khi tuổi còn quá trẻ nên có những lúc chị thấy mình bị trầm cảm.
“Thời gian ở cữ là thời gian khủng khiếp nhất với mình. Bố mẹ đẻ ở xa, con bé và quấy khóc. Chồng đi làm xa, bố mẹ chồng cũng đi rừng cả ngày nên mình chỉ biết ôm con mà khóc. Có lúc quẫn trí, nhìn thấy con dao, mình chỉ muốn kết liễu cuộc đời”, Mai Anh chia sẻ.
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên cưới xong, chồng của Mai Anh xuống Bắc Ninh làm công nhân. Mỗi năm anh chỉ về một lần vào dịp Tết và khi vợ đẻ. Thời gian còn lại, Mai Anh ở nhà với bố mẹ chồng.
Ông bà đối xử với Mai Anh tốt tuy nhiên chị vẫn đau đáu ước muốn được gặp gỡ những người ruột thịt.
“Lúc ở nhà, được bố mẹ chiều chuộng nhưng mình vẫn không thể hiểu được hết nỗi lòng bố mẹ. Khi bị mẹ mắng, mình còn tỏ ra không hài lòng. Nhưng lấy chồng rồi mình mới thấy thương mẹ nhiều hơn”, Mai Anh bộc bạch.
|
Đây là lần đầu tiên kể từ khi sinh, con Mai Anh được về quê ngoại. Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Chị cho biết, bố mẹ đẻ sống ở nông thôn, hằng ngày phải làm nương làm rẫy, vào rừng lấy củi mưu sinh. Cuộc sống của họ vô cùng vất vả. Hai người lại không hợp nhau nên mỗi người sống ở một nhà.
Ngày chị Mai Anh sinh con, hai ông bà cũng cùng nhau đến thăm con, thăm cháu. Tuy nhiên sau lần ấy, người phụ nữ sinh năm 1997 không muốn bố mẹ đến thăm mình nữa.
“Mẹ mình quá vất vả. Bà lại bị hen nên chỉ nặng 30kg. Ngày lên thăm con bà bị say xe, nằm 2 ngày không ăn uống được gì”, chị nhớ lại.
Kể từ đó đến nay, 1 năm trôi qua, Mai Anh mới có dịp gặp lại người mẹ gầy yếu của mình.
“Mình đưa cháu về 1 tháng. Bà vui đến trào nước mắt. Bà cứ muốn bế cháu nhưng đứa nhỏ lạ bà nên khóc. Vì thế bà chỉ còn biết quan tâm bằng cách cuống cuồng chuẩn bị đồ ăn thức uống cho con. Đi làm về đến nhà bà lại hỏi “Con muốn ăn gì?” khiến mình cứ rưng rưng”.
Ở nhà với mẹ được 1 tháng, Mai Anh lại phải đưa con về nhà chồng.
“Ngày đi, mẹ con bà cháu cứ bịn rịn. Hai mẹ con lên xe ngồi ổn định, bà vẫn ngồi một mình ở ven đường, mắt chong chong nhìn về hướng ô tô. Xe chạy, bà cũng chạy với theo khiến mình không thể cầm lòng. Mình phải nói: “Nắng lắm, mẹ về đi” để bà khỏi nhìn thấy cảnh con gái nước mắt ngắn dài”, Mai Anh chia sẻ.
|
Người mẹ trong khoảnh khắc chia tay con và cháu. Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Người phụ nữ 21 tuổi cũng cho biết, sau khi đăng tải bức ảnh chia tay mẹ, chị nhận được sự đồng cảm của rất nhiều người, những người phụ nữ cùng cảnh lấy chồng xa.
“Nhà mình có em gái nhưng em đi làm xa, Tết mới về với mẹ. Mẹ mình ốm yếu nhưng tham việc, tính lại tiết kiệm, ốm đau cũng không chịu đi khám. Thỉnh thoảng có đồ gì ngon, bà lại nghĩ cách đùm gói gửi cho con… Trong khi đó, mình lại chưa giúp được gì cho mẹ”, Mai Anh xúc động chia sẻ.
Đây cũng là lý do cô luôn nài nỉ chồng để được về thăm bố mẹ. Tuy nhiên thời gian trước, phần vì con còn nhỏ, phần vì nhiều lý do nên kế hoạch cứ trì hoãn cho đến tận tháng 4 vừa rồi.
Mai Anh tâm sự, kể từ sau chuyến đi đó, chị luôn tự nhủ với lòng mình phải cố gắng thật nhiều để có cuộc sống thật tốt. Như vậy, mẹ chị mới có thể yên lòng.
Cô gái khóc như mưa khi phải trèo 4 ngọn đồi mới đến nhà bạn trai
“Lần đầu tiên về nhà bạn trai sau 3 năm quen biết, mình khóc như mưa. Cảm giác như mình bị lừa vì đường đi quá khó khăn, phải đi bộ cả tiếng đồng hồ và trèo qua 4 ngọn đồi…”.
" alt="Phía sau bức ảnh mẹ chạy theo xe khách tiễn con gái về nhà chồng"/>
Phía sau bức ảnh mẹ chạy theo xe khách tiễn con gái về nhà chồng