Hôm 27/2, Cơ quan Quản lý Phát thanh và Truyền hình Quốc gia của Trung Quốc (NRTA) nhấn mạnh đến việc “tạo ra không gian trong sạch cho video ngắn, cải thiện mức độ bảo vệ người vị thành niên, đóng vai trò tích cực trong nuôi dưỡng tình cảm, khai sáng tâm trí và các xu hướng hàng đầu”. NRTA đã tổ chức cuộc họp nội bộ về vấn đề quản lý video ngắn vào ngày 22/2.
Tuyên bố của NRTA là động thái mới nhất trong chiến dịch siết chặt các quy định xoay quanh livestream, video game, sử dụng Internet của người vị thành niên từ hơn 1 năm trước. Dù chưa đưa ra biện pháp cụ thể, các chính sách được giới thiệu năm ngoái bao gồm: Cấm người vị thành niên tặng tiền cho livestreamer, yêu cầu các nền tảng stream và mạng xã hội trong nước tiến hành đánh giá việc bảo vệ người vị thành niên.
Các nền tảng video ngắn như Douyin, Kuaishou đã ra mắt chế độ riêng, dành cho người vị thành niên theo hướng dẫn của Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc vào tháng 3/2019. Chế độ áp đặt các hạn chế đối với thời gian trực tuyến, chức năng của dịch vụ.
Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Trẻ em và Thanh niên Trung Quốc, khoảng 65,6% người vị thành niên tham gia khảo sát cho biết xem video ngắn, 20% thừa nhận “luôn luôn” xem video ngắn. Dữ liệu từ Trung tâm Thông tin mạng Internet Trung Quốc chỉ ra, số lượng người dùng các sản phẩm video ngắn trong nước đạt 962 triệu, chiếm 91,5% tổng số người dùng Internet toàn quốc, số người dùng dưới 19 tuổi là 186 triệu, tính đến tháng 6/2022.
Bên cạnh video ngắn, Cơ quan Quản lý Báo chí và Xuất bản Quốc gia Trung Quốc – đơn vị phụ trách bản quyền video game – ra thông báo vào tháng 8/2021, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ game online chỉ cho người vị thành niên chơi game từ 8 giờ đến 9 giờ tối thứ Sáu, Bẩy, Chủ nhật cũng như các ngày lễ để ngăn ngừa nạn nghiện game.
(Theo Reuters, Global Times)
TIN BÀI KHÁC:
Nhói tim cảnh cậu học sinh giỏi đến trường trên lưng bạn" alt=""/>Mẹ kéo xe thuê kêu cứu thay con mắc bệnh ung thư máuẢnh minh họa: Ahmedabadmirror
Nhìn chung, các triệu chứng của Omicron có vẻ nhẹ hơn so với các chủng virus SARS-CoV-2 khác, đặc biệt đối với những người đã tiêm vắc xin.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn trở nặng và một số trường hợp đã tử vong sau khi nhiễm Omicron.
Ba triệu chứng chính thức của Covid-19 là ho liên tục, sốt, mất vị giác/khứu giác. Tuy nhiên, nhiều người không gặp phải bất kỳ biểu hiện nào như vậy khi nhiễm Delta, Omicron.
Nhiều người đã so sánh các dấu hiệu của Omicron với cảm lạnh thông thường gồm ngứa cổ họng và sổ mũi.
Từ dữ liệu ở Anh, Mỹ, Nam Phi, các chuyên gia trên toàn cầu đã xác định được 8 triệu chứng chính của Omicron. Họ cảnh báo, những biểu hiện này rất có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh.
Đó là ngứa cổ họng, đau lưng dưới, chảy nước mũi/nghẹt mũi, đau đầu, mệt mỏi, hắt hơi, đổ mồ hôi đêm, nhức mỏi cơ thể.
Những triệu chứng này có thể xuất hiện sớm nhất là 2 ngày sau khi tiếp xúc với một người nhiễm Omicron. Tuy nhiên, có những bệnh nhân chỉ bộc lộ triệu chứng 14 ngày sau khi tiếp xúc. Đó là lý do nếu phơi nhiễm với virus, bạn nên xét nghiệm và tự cách ly trong 10 ngày.
Ryan Roach, Giám đốc điều hành của Công ty bảo hiểm sức khỏe Discovery Health (Nam Phi), nhận xét, các bằng chứng cho thấy triệu chứng Omicron dường như xuất hiện trong vòng 3 ngày.
Những người bị Covid-19 nhẹ thường không khỏe trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, nhiều người đang phải chịu đựng những cảm giác khó chịu kéo dài hàng tháng trời.
An Yên(Theo Express)
Các chuyên gia dự đoán sẽ có thêm nhiều ca Flurona (nhiễm cả cúm và Covid-19) - một dạng bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ hơn.
" alt=""/>Tám dấu hiệu bắt đầu xuất hiện sau 2 ngày nhiễm Omicron