Hiệu trưởng trường Đại học Hải Phòng - Nguyễn Thị Hiên phát biểu tại Hội thảo. Ảnh theo Bộ KH&CN
Theo Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Dương Ngọc Tuấn cho biết, Hải Phòng đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phương có hoạt động khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo nổi bật của cả nước. Thời gian qua, thành phố đã có nhiều hoạt động hỗ trợ góp phần hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố, tạo sức lan tỏa mạnh từ cộng đồng doanh nghiệp đến cộng đồng xã hội và đạt được nhiều kết quả khả quan. Ngày 05/6/2017, UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt Kế hoạch số 1394 về “Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Hải Phòng đến năm 2020” với mục tiêu hỗ trợ 100 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó ít nhất 20% dự án gọi vốn thành công từ các nhà đầu tư; phát triển 50 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó ít nhất 20 doanh nghiệp được chứng nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ. Đối với các cơ sở giáo dục đại học, thành phố có nhiều định hướng trong việc triển khai Quyết định số 1665 ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, qua đó thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị kiến thức, kỹ năng trong thời gian học tập tại các trường cũng như tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp…
" alt=""/>Hải Phòng: Gắn kết khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vào xây dựng thành phố thông minhTờ tin Neowin cho biết Google phát hiện ra lỗ hổng nguy hiểm trong Microsoft Edge và đã báo cho Microsoft từ tháng 11 năm ngoái. Google cho Microsoft thời hạn ba tháng để khắc phục sửa chữa trước khi công khai ra ngoài.
Microsoft đã không thể đáp ứng thời hạn trên bởi việc khắc phục phức tạp hơn đánh giá ban đầu. Google có vẻ sốt sắng với việc này khi ngay lập tức công khai chi tiết lỗ hổng trong Microsoft Edge sau thời hạn trên.
Động thái của Google một lần nữa làm đối thủ Microsoft tức giận. Thực tế, Microsoft cũng không “hiền lành” gì. Tháng 10 năm ngoái, Microsoft cũng công khai lỗ hổng trong trình duyệt Chrome, tất nhiên sau khi đã cho Google một khoảng thời gian nhất định để sửa lỗi.
Vấn đề ở chỗ thời hạn 90 ngày không phải cố định. Năm 2016, Google từng công khai lỗ hổng lớn trong hệ điều hành Windows chỉ 10 ngày sau khi báo cho Microsoft. Đồng thời, Google cũng tiết lộ hai lỗ hổng zero-day trong Windows trước khi Microsoft kịp hoàn thành bản vá.
Tuy nhiên, Google dành riêng ngoại lệ cho hai lỗ hổng gần đây là Meltdown và Spectre. Đội ngũ của Google đã cho các bên sáu tháng trước khi công khai lỗ hổng.
Meltdown và Spectre ảnh hưởng tới hàng loạt vi xử lý của Intel, AMD và ARM sử dụng cho các thiết bị Windows, Android, macOS, và iOS.
Nguyễn Minh - Nguyễn Thị Vân Anh - Minh Thuý (theo Mashable)
Các hacker đã chiếm quyền kiểm soát hàng ngàn trang web của chính phủ Anh, sau đó lây nhiễm virus cho hàng ngàn máy tính, điện thoại để giúp chúng "đào" các loại tiền ảo.
" alt=""/>Google công khai lỗ hổng nguy hiểm trong trình duyệt Microsoft Edge"Mỗi năm, cơ quan chức năng phát hiện hàng chục vụ lộ, lọt bí mật nhà nước trên Internet. Thực tế có thể còn vượt xa con số đã phát hiện do tính chất nặc danh, khó phát hiện của môi trường mạng, dẫn tới những hậu quả khôn lường."
Theo người đứng đầu Cục An ninh mạng, “Thông tin cá nhân, dữ liệu về tài khoản của người sử dụng mạng không được bảo vệ và bị lạm dụng vào mục đích thương mại, chính trị. Điều này thể hiện rõ nhất ở vụ 50 triệu tài khoản của Facebook đã bị chia sẻ trái phép cho công ty Cambridge Anlytica để sử dụng vì mục đích thương mại và chính trị, dẫn đến việc Mỹ và Liên minh châu Âu phải mở cuộc điều tra khẩn”.
Sự thiếu lành mạnh và sự nhiễu loạn thông tin trên không gian mạng gây nhiều thiệt hại cho tổ chức, cá nhân. Với Việt Nam, lời cảnh báo này đặc biệt quan trọng bởi theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2017, Việt Nam đứng trong top 10 quốc gia có nhiều người dùng mạng xã hội nhất thế giới.
Bên cạnh những thông tin tích cực, người dùng Internet Việt Nam, nhất là giới trẻ, thanh niên, học sinh và thậm chí trẻ em bị tác động tiêu cực bởi hàng ngàn thông tin, hình ảnh có nội dung sai lệch, xấu độc, dâm ô, đồi trụy, kích động bạo lực, khủng bố tinh thần, lừa đảo…
Những thông tin này được phát tán tự do trên không gian mạng. Trong đó, nhiều thông tin đã gây xúc phạm đến an ninh, trật tự. Đây là vấn đề nhức nhối, đã và đang tác động tiêu cực đến người sử dụng mạng, ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Việt Nam phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ tội phạm mạng
Các cuộc tấn công mạng đang không ngừng gia tăng. Đặc biệt, tấn công bằng mã độc tống tiền ngày càng trở nên phổ biến và nguy hiểm. Mỗi năm, có hàng nghìn trang mạng của Việt Nam bị tin tặc tấn công, chỉnh sửa chèn thêm nội dung, cài đặt mã độc. Trong đó, có hàng trăm trang web tên miền .gov.vn của các cơ quan Nhà nước.
Các chuyên gia hàng đầu về bảo mật tại Việt Nam chia sẻ về tình hình an ninh mạng trong Triển lãm Quốc gia về An ninh Bảo mật (Security World) 2018. Ảnh: Trọng Đạt |
Hoạt động tấn công mạng vào hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước, các tập đoàn kinh tế, tài chính, ngân hàng nhằm chiếm đoạt thông tin, tài liệu diễn ra nghiêm trọng. Các hệ thống giám sát, điều khiển tự động (ICS/SCADA) bị tấn công ngày càng nhiều, tính chất nguy hiểm ngày càng cao.
Tình hình tội phạm mạng có tổ chức hoạt động trên môi trường mạng gia tăng, được tổ chức tinh vi với mạng lưới liên kết tại nhiều địa phương, quy mô lớn, có vụ lên đến hàng chục tỷ đồng.
Đầu tháng 3/2018, Bộ Công an Việt Nam đã phá một đường dây tội phạm xuyên quốc gia, có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, chuyên tổ chức đánh bạc, cá độ, rửa tiền qua mạng internet. Qua vụ việc này cho thấy, hoạt động thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến và các dịch vụ trực tuyến ở nước ta phát triển mạnh mẽ nhưng công tác quản lý còn chưa theo kịp, thậm chí lỏng lẻo, tạo sơ hở cho hoạt động lừa đảo, đánh bạc, chiếm đoạt tài sản, xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền không gian thanh toán và hệ sinh thái kỹ thuật số. Đây là vấn đề cần phải được xem xét chấn chỉnh trong thời gian tới
Từ thực trạng trên, cần phải xác định những nguy cơ tiềm ẩn từ không gian mạng là một trong những mối đe dọa thực tế và nguy hiểm đối với an ninh quốc gia. Bảo vệ an ninh mạng là nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cá nhân cho đến mỗi cơ quan, tổ chức. Điều này dẫn đến việc phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm, khả năng tự phòng vệ và ứng xử phù hợp cho toàn xã hội về vấn đề an ninh mạng.
Người đứng đầu Cục An ninh mạng (Bộ Công An ) cũng lưu ý cần chú trọng đầu tư, nghiên cứu, tăng cường hợp tác giữa nhà nước và tư nhân, các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm, các nhà nghiên cứu giải pháp bảo mật nhằm huy động tiềm lực và sự hỗ trợ tích cực của các doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.
Theo Trung tướng Hoàng Phước Thuận: “Phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo đảm an ninh mạng quốc gia. Trước hết, tập trung xây dựng, ban hành Luật An ninh mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó là việc xác định rõ ràng trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong bảo vệ an ninh mạng và có chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm”.
Các doanh nghiệp viễn thông, các cơ quan chủ quản mạng xã hội cần phải có trách nhiệm bảo vệ thông tin người dùng, loại bỏ hoặc vô hiệu hoá các nội dung xấu độc, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra xử lý các hành vi phạm.
Hơn lúc nào hết, Việt Nam mong muốn các quốc gia trên thế giới hướng tới thiết lập một khuôn khổ pháp lý chung, ký kết Hiệp định bảo đảm an toàn thông tin quốc tế. Đây sẽ là cơ sở pháp lý và quy tắc ứng xử cho các hành động quốc tế trong đảm bao an toàn, an ninh thông tin, đấu tranh, phòng chống tội phạm mạng.
Trọng Đạt - Đỗ Vân Anh - Xuân Quý
" alt=""/>Nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với tình hình an ninh mạng tại Việt Nam