您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Freiburg vs Union Berlin, 20h30 ngày 30/3: Khó có bất ngờ
NEWS2025-04-04 22:35:23【Thời sự】2人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 30/03/2025 10:32 Đức giá vàng nhẫn trơngiá vàng nhẫn trơn、、
很赞哦!(47463)
相关文章
- Soi kèo góc Barcelona vs Girona, 21h15 ngày 30/3
- Những điều ít biết về nữ ứng viên tổng thống sáng giá của đảng Dân chủ
- 'Cánh đồng Nga'
- Công ty sở hữu dự án Metro Star ở TPHCM có biến động mới
- Kèo vàng bóng đá Arsenal vs Fulham, 01h45 ngày 2/4: Pháo thủ đáng tin
- Nhà ngoại giao cấp cao của Nga qua đời tại khách sạn Thổ Nhĩ Kỳ
- Bao giờ Hà Nội di dời 90 cơ sở không hợp quy hoạch ra khỏi nội đô?
- Giải mã việc Nga tìm cách kiểm soát thành phố Pokrovsk của Ukraine
- Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Auckland FC, 13h00 ngày 30/3: Củng cố ngôi đầu
- Rẽ ngang sang ngành bất động sản, nữ môi giới gặt hái nhiều quả ngọt
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Fulham, 1h45 ngày 2/4
Princess's Manor: Giỏ hàng đón sóng tăng trưởng tại thị trường xứ Thanh
Tiến Thịnh
(Dân trí) - Khi các luật liên quan đến bất động sản (BĐS) bắt đầu có hiệu lực, lãi suất cho vay ở mức thấp, các chỉ số của thị trường dần tích cực hơn. Điều này cũng mở ra cơ hội cho nhà đầu tư đang nắm giữ giỏ hàng tiềm năng như Princess's Manor (Thanh Hóa).
Thị trường phục hồi tốt, chung cư vững đà tăng giá
Theo dữ liệu 9 tháng đầu năm 2024 của Batdongsan.com.vn, thị trường BĐS ghi nhận diễn biến tích cực ở tất cả loại hình. Trong đó, chung cư là loại hình đón nhận nhiều tin vui. Cụ thể, mức độ quan tâm đến chung cư trong quý III/2024 tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Còn theo số liệu từ Bộ Xây dựng, trong quý II/2024, giá căn hộ chung cư tăng trung bình 5 - 6,5% so với quý trước và tăng 25% so với cùng kỳ 2023.
Nhiều dự án mở bán mới tại Hà Nội và TPHCM đều có mức giá khá cao nhưng lượng giao dịch vẫn tích cực. Phần lớn môi giới nhận định tỷ lệ hấp thụ của các dự án mở bán mới từ mức trung bình đến mức rất tốt, đạt trên 80%.
Chung cư liên tục tăng nhiệt bởi sự chênh lệch lớn về cung - cầu. Đặc biệt, sau khi 3 bộ luật mới bắt đầu có hiệu lực, số lượng chủ đầu tư đáp ứng được yêu cầu để triển khai dự án không có nhiều, trong khi cầu vẫn liên tục tăng. TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, dự báo từ nay đến cuối năm, giá bán chung cư sơ cấp sẽ tăng trung bình 3 - 8%.
Trong bối cảnh nguồn cung tại Hà Nội và TPHCM vẫn tiếp tục khan hiếm, các địa phương có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhờ thu hút FDI, hạ tầng được đầu tư hiện đại, dân số đông, du lịch phát triển như Thanh Hóa trở thành ưu tiên của khách hàng khi chọn địa bàn để đầu tư.
Princess's Manor - phân khu đầu tiên thuộc dự án cao tầng The Royal Residences (Vinhomes Star City) đang là tọa độ được chú ý.
Cơ hội tối đa lợi nhuận
Có nhiều yếu tố khiến Princess's Manor lọt mắt xanh của giới đầu tư khi chuyển hướng dòng tiền về Thanh Hóa, trong đó có bảo chứng từ thương hiệu Vinhomes.
Thực tế các dự án chung cư trong các khu đô thị của Vinhomes tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM cho thấy tỷ lệ hấp thụ cũng như thanh khoản đều ấn tượng. Đặc biệt, nhiều nhà đầu tư nắm giữ BĐS Vinhomes đến nay đều có lãi, nhất là những người mua từ giai đoạn đầu tiên.
Với Princess's Manor, tiềm năng tăng giá là khá rõ ràng. Nằm trong khu đô thị được quy hoạch bài bản, tính thẩm mỹ cao, sở hữu chất sống chuẩn Nhật độc đáo, hạ tầng kết nối đồng bộ và hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế địa phương là những yếu tố nền tảng thúc đẩy cho tốc độ tăng giá của dự án này.
Không gian sống chuẩn Nhật tại Princess's Manor được nhiều khách hàng ưa chuộng
Mang chuẩn sống Nhật Bản về xứ Thanh, Princess's Manor gây ấn tượng với khách hàng trong từng chi tiết. Đây là nơi mỗi cư dân có thể tận hưởng cuộc sống nghỉ dưỡng, bồi đắp thân - tâm - trí nhờ những mảng xanh trải dài. Bên cạnh đó, cảnh quan nội khu với công viên đậm chất Nhật, vườn cảnh quan giữa tầng không với khung cảnh quen thuộc của hoa anh đào, lầu vọng cảnh… cũng giúp nối dài trải nghiệm sống nghỉ dưỡng tại gia cho các cư dân.
Ngoài ra, dự án còn được đầu tư các tiện ích chuẩn Nhật chất lượng cao, như hồ bơi ngoài trời, bể sục Jacuzzi, vườn BBQ, vườn đọc sách, vườn dạo bộ… đáp ứng yêu cầu hưởng thụ cuộc sống của cư dân. Cuộc sống bốn mùa lãng mạn sẽ được tái hiện đầy đủ trong cảnh sắc đặc trưng của xứ sở hoa anh đào.
Princess's Manor còn nằm trong khu đô thị Vinhomes Star City đã đi vào vận hành. Nhờ vậy, cư dân không chỉ thừa hưởng tiện ích nội khu đẳng cấp mà còn được sống trong một không gian chuẩn quốc tế ngay tại xứ Thanh với cộng đồng tinh hoa văn minh. Tại đây, mọi nhu cầu từ mua sắm, giáo dục, y tế đều được đáp ứng trọn vẹn nhờ hệ sinh thái tiện ích "họ Vin" hoàn chỉnh. Lợi thế này cũng giúp Princess's Manor trở thành dự án đáng sống hàng đầu tại Thanh Hóa, nơi tất cả tiện ích đều nằm trong một quần thể hoàn chỉnh.
Princess's Manor được thừa hưởng hệ sinh thái và hạ tầng hoàn thiện của khu đô thị Vinhomes Star City
Bên cạnh đó, vị trí đặc địa ngay cửa ngõ khu đô thị cũng giúp Princess's Manor hưởng lợi từ đòn bẩy hạ tầng của xứ Thanh. Từ đây, cư dân dễ dàng kết nối đến các trung tâm văn hóa, du lịch của thành phố, hay các tỉnh, thành lân cận cũng như đến Thủ đô Hà Nội. Nhờ vậy, dự án có thể đón đầu lượng du khách, chuyên gia đến địa phương đến an cư, làm việc hay du lịch ngắn ngày, nhất là khi Thanh Hóa nằm trong top đầu cả nước về du lịch và thu hút đầu tư.
Hội tụ các tiêu chí của một sản phẩm sở hữu nhiều tiềm năng tăng trưởng, Princess's Manor được kỳ vọng sẽ góp phần dẫn dắt một chu kỳ phát triển mới của thị trường bất động sản Thanh Hóa.
">Princess's Manor: Giỏ hàng đón sóng tăng trưởng tại thị trường xứ Thanh
Dự án 50ha tại Quảng Trị bị thu hồi đất sau thời gian dài "đắp chiếu"
Tiến Thành
(Dân trí) - Với việc chậm sử dụng đất quá 24 tháng, không triển khai dự án theo tiến độ và vi phạm Luật Đất đai, dự án có tổng mức đầu tư 180 tỷ đồng tại tỉnh Quảng Trị đã bị chính quyền tỉnh này thu hồi đất.
UBND tỉnh Quảng Trị vừa ra quyết định thu hồi đất với dự án Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Đông Gio Linh, tại xã Gio Việt, huyện Gio Linh.
Sơ đồ dự án (Ảnh: Tiến Thành).
Dự án này có tổng mức đầu tư 180 tỷ đồng, với diện tích đất 50ha, được UBND tỉnh Quảng Trị cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH MTV Hoàng Khang Quảng Trị vào tháng 6/2012; giao đất có thu tiền sử dụng đất vào tháng 10/2012.
Mặc dù UBND tỉnh Quảng Trị tạo điều kiện, cho phép gia hạn tiến độ và giãn tiến độ nhiều lần nhưng việc sử dụng đất của chủ dự án khá ì ạch, không hoàn thành các hạng mục theo yêu cầu.
Từ cuối năm 2021, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị đã đề xuất UBND tỉnh này thu hồi đất đã cho chủ đầu tư dự án thuê. Tuy nhiên, phải sau 5 lần đề xuất, đến nay UBND tỉnh Quảng Trị mới có quyết định thu hồi đất của dự án kể trên.
Theo ông Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, lý do thu hồi đất dự án Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Đông Gio Linh là do doanh nghiệp chậm sử dụng đất quá 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ ngày bàn giao đất tại thực địa.
Bên trong dự án sau 10 năm vẫn chỉ là bãi đất trống và dãy nhà tôn bỏ hoang (Ảnh: Tiến Thành).
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trítại hiện trường, hơn 10 năm trôi qua kể từ ngày UBND tỉnh Quảng Trị cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu, đến nay, dự án Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Đông Gio Linh vẫn chỉ là bãi đất trống.
Ngoài dãy hàng rào xây dang dở bắt đầu xuống cấp, nhà tôn "cửa đóng then cài" và một số cấu kiện bê tông, sắt thép hoen gỉ… thì dự án này chưa có một hạng mục nào đáng kể được triển khai.
Dãy hàng rào được xây dựng dang dở bắt đầu xuống cấp (Ảnh: Tiến Thành).
Nhà tôn phục vụ xây dựng công trình bỏ hoang, hư hỏng (Ảnh: Tiến Thành).
Sau khi thu hồi đất, UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã giao UBND huyện Gio Linh quản lý toàn bộ quỹ đất thu để xây dựng phương án, đưa đất vào sử dụng theo đúng quy hoạch đã được duyệt và quy định của pháp luật; các đơn vị có liên quan hướng dẫn chủ đầu tư xử lý tài sản trên đất, thực hiện việc chấm dứt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
Trường hợp phía doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV Hoàng Khang Quảng Trị không thực hiện việc xử lý tài sản trên đất thì tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo quy định.
Sắt thép hoen gỉ, khuôn viên dự án trở thành nơi chăn thả trâu bò (Ảnh: Tiến Thành).
Cũng theo lãnh đạo UBND huyện Gio Linh, không chỉ chậm triển khai thi công các hạng mục, phía doanh nghiệp còn ngang nhiên khai thác titan trái phép ngay giữa khu đất dự án, không hoàn thổ, làm hình thành các hố nước sâu. Tháng 11/2021, tại khu vực này từng có 2 người tử vong.
">Dự án 50ha tại Quảng Trị bị thu hồi đất sau thời gian dài "đắp chiếu"
Chủ dừng bán, "cò" biến mất khỏi khu đất đấu giá tại 2 huyện ven Hà Nội
Dương Tâm
(Dân trí) - Theo ghi nhận, hiện tại, 2 khu đất đấu giá của huyện Thanh Oai và Hoài Đức không còn cảnh "cò" đất túm năm tụm ba chào mời khách bán chênh.
Môi giới rao bán chênh mất dạng
Những ngày qua, thị trường vẫn chưa khỏi choáng váng với 2 phiên đấu giá đất tại huyện Hoài Đức và Thanh Oai (Hà Nội) với mức giá cao nhất lần lượt là 133,3 triệu đồng/m2 và 100,5 triệu đồng/m2. Mức giá trúng này cao hơn rất nhiều so với khu vực.
Điều đáng nói, ngay sau phiên đấu giá, một số môi giới đã bày bàn ghế tại khu đất để chào mời khách với giá chênh hàng trăm triệu đồng mỗi lô.
Chị Thúy - nhà đầu tư tại Ba Vì (Hà Nội) - kể, nhóm chị tham gia đấu 17 lô đất tại phiên đấu giá ngày 19/8 ở huyện Hoài Đức. Dù thế, nhóm này chỉ trúng được 3 lô với mức giá lần lượt 91,3 triệu đồng/m2, 97,3 triệu đồng/m2 và 121,3 triệu đồng/m2. Ngay sau đó, người này đã rao bán cả 3 lô đất trên với mức giá chênh 600 triệu đồng/lô.
Hay phiên đấu giá 68 lô đất vào ngày 10/8 tại huyện Thanh Oai, ngay khi kết thúc, những người trúng đã lập tức rao bán chênh các lô đất từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng/lô.
Ngày 21/8 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 82 chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Sau đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội thông báo việc cử đoàn kiểm tra đột xuất công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, khu đất đấu giá tại thôn Thanh Thần (Thanh Cao, huyện Thanh Oai) và thôn Lòng Khúc (Tiền Yên, huyện Hoài Ðức) đã không còn bóng dáng của môi giới đặt bàn tư vấn mua bán đất đấu giá. Nhưng những tấm biển quảng cáo bán đất vẫn còn nguyên.
Không còn hình ảnh môi giới đặt điểm tư vấn mua bán đất tại các khu đấu giá (Ảnh: Dương Tâm).
Không ít môi giới xác nhận những người trúng đã ngừng rao bán chênh. Chị Hương - môi giới bất động sản tại huyện Hoài Đức - nói sau phiên đấu giá nhiều môi giới đã rao bán chênh từ vài trăm triệu đồng mỗi lô. Một số lô đã có thể chuyển nhượng. Tuy nhiên, hiện một số chủ đất đã dừng bán. Tại khu đất đấu giá đã không còn môi giới bày bàn ghế để tư vấn khách.
Anh N.Đ.Q, môi giới bất động sản tại huyện Hoài Đức, cho biết ngay sau khi có quyết định của huyện tạm dừng đấu giá 52 lô đất hàng loạt chủ đất trúng đấu giá phiên ngày 19/8 báo dừng bán gấp. Họ cũng cho rằng đến khi nào có kết quả kiểm tra sẽ tính tiếp.
Tình cảnh tương tự cũng diễn ra tại Thanh Oai. Anh Tùng - môi giới bất động sản tại địa phương - nói sau phiên đấu giá, không ít người trúng rao bán chênh từ 300 đến 600 triệu đồng/lô. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau đó, giá chênh đã hạ xuống còn 100-300 triệu đồng/lô. Đến khi có thông tin đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường đi kiểm tra phiên đấu giá, một số chủ đất đã ngừng bán.
Chị Hà - người dân tại thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao - nói, mấy ngày trước khi tổ chức đấu giá đất, nhiều "cò" đất đã bày bàn ghế đặt điểm tư vấn mua bán đất đấu giá. Nhưng mấy ngày gần đây không còn thấy "cò" đất "túm năm tụm ba" nữa.
Chị nói, một số người dân tại khu vực tham gia đấu giá đất nhưng cũng chỉ trả mức giá khoảng 40 triệu đồng/m2, bằng với giá tại thị trường khu vực. "Đất ở đây mà trả tới 100 triệu đồng/m2, trong khi quy hoạch nhiều năm tới cũng không có hạ tầng mới, tôi không hiểu họ mua để làm gì?", chị nói.
Khu đất xuất hiện nhiều biển quảng cáo văn phòng tư vấn đất đai (Ảnh: Dương Tâm).
Chuyên gia nói về sự bất thường, có dấu hiệu tạo "sốt đất"
Theo ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), việc giá đất tại vị trí có cơ sở hạ tầng, tiện ích không nổi bật, ở một địa phương vùng ven sở hữu tiềm năng tăng giá ở mức bình thường nhưng lên tới hơn 100 triệu đồng/m2, ngang bằng với giá đất nền tại các khu đô thị, khu vực đông dân cư là bất bình thường, vượt xa giá trị thực tế. Đây chính là kết quả của các mục đích không lành mạnh.
Ông nhận định, không ít nhà đầu tư tham gia các phiên đấu giá này là những người "có nghề" đấu giá đất, họ thường tham gia với mục đích đơn giản đó là "lướt sóng". Họ không quan tâm giá trị thật là bao nhiêu, cứ trúng đã rồi mua bán sang tay ngay để kiếm lời hoặc sẵn sàng bỏ cọc nếu thị trường không hưởng ứng.
Mục đích nguy hiểm hơn là tạo "sốt đất". Các cá nhân này lợi dụng việc đặt cọc đấu giá nhằm mục đích thổi giá các khu đất liên quan. Thậm chí bất chấp rủi ro, hợp thức hóa mức giá bằng cách thanh toán đầy đủ theo mức giá đấu trúng, để lấy mức giá này làm căn cứ kích giá đất ở các huyện vùng ven, kích giá đất nhiều nơi leo thang, thậm chí "sốt ảo".
Hệ quả là không ít nhà đầu tư bị chôn vốn, tạo ra các khu đất bỏ hoang, ảnh hưởng xấu tới tiến trình phục hồi, phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững của thị trường bất động sản. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương nói riêng, cả nước nói chung khi dòng tiền bị ứ đọng ở đất đai, không đi vào hoạt động kinh tế khác.
Ngày 10/8 huyện Thanh Oai đã tổ chức thành công phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao (Thanh Oai, Hà Nội), có diện tích từ 60-85m2 với giá khởi điểm từ 8,6 triệu đồng/m2 đến 12,5 triệu đồng/m2. Phiên đấu giá đã thu hút được 4.600 hồ sơ nộp tham gia, nhưng chỉ có 4.201 hồ sơ đủ điều kiện của 1.545 người.
Ðáng chú ý, kết thúc phiên đấu giá, lô góc có giá trúng cao nhất là gần 100,5 triệu đồng/m2, gấp 8 lần so với giá khởi điểm. Các lô thường có giá trúng 63-80 triệu đồng/m2, gấp 5 đến 6,4 lần so với giá khởi điểm.
Gần đây nhất, ngày 19/8 phiên đấu giá 19 lô đất tại khu LK03 và LK04, thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Ðức (Hà Nội). 19 thửa đất được đưa ra đấu giá dao động khoảng 74-118m2. Giá khởi điểm đấu giá là 7,3 triệu/m2. Khoản tiền đặt cọc dao động từ 109 đến 172 triệu đồng/lô đất. Phiên đấu giá thu hút 700 hồ sơ nộp vào tham gia.
Sau cuộc đấu giá kéo dài 20 giờ, 19 lô đất được bán thành công. Mức giá trúng cao nhất lên tới 133,3 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần so với giá khởi điểm, trong khi lô thấp nhất cũng tới 91,3 triệu đồng/m2, cao gấp 12,5 lần giá khởi điểm.
">Chủ dừng bán, "cò" biến mất khỏi khu đất đấu giá tại 2 huyện ven Hà Nội
Nhận định, soi kèo AF Elbasani vs KF Tirana, 23h00 ngày 31/3: Chưa thể đột phá
Nga nói châu Âu đã trở thành "con tin của Mỹ"
Đức Hoàng
(Dân trí) - Một nhà ngoại giao cấp cao của Nga cho rằng châu Âu đang ngày càng trở nên phụ thuộc vào Mỹ về khí đốt.
Nga đã là nhà cung cấp khí đốt chính cho châu Âu trong hàng chục năm qua (Ảnh: Reuters).
Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov nói với Tassrằng vụ việc đường ống khí đốt Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) và Nord Stream 2 bị phá hoại đã biến các quốc gia châu Âu thành "con tin của Mỹ".
"Châu Âu về cơ bản đã trở thành con tin của Mỹ. Ai là người hưởng lợi từ tình hình hiện tại? Chính là Mỹ", ông Antonov nói, cho rằng châu Âu đang trong khủng hoảng.
"Mỹ hiện cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Mỹ hiện là bên quyết định giá bán", ông nói thêm.
Cả châu Âu và Mỹ chưa lên tiếng về nhận định của phía Nga.
Trước đó, vào tháng 9/2022, một loạt vụ nổ đã làm hư hại nặng nề cả 2 đường ống dẫn khí Nord Stream được xây dựng để vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga đến Đức và phần còn lại của Liên minh châu Âu (EU).
Các nhà điều tra cho biết đã tìm thấy dấu vết của chất nổ tại hiện trường và nghi ngờ có hành động cố ý làm nổ các đường ống. Cả Nga và phương Tây đều coi đây là một vụ phá hoại có chủ đích và liên tục cáo buộc phía còn lại đứng sau sự cố với 2 đường ống.
Tới nay, các cuộc điều tra về vụ nổ với Nord Stream vẫn chưa có kết quả cụ thể. Vụ nổ làm gián đoạn hoạt động cung cấp khí đốt của Nga sang châu Âu qua Nord Stream.
Dòng khí đốt qua đường ống từ Nga sang châu Âu đã giảm xuống mức thấp lịch sử kể từ khi xung đột Moscow - Kiev bùng phát. Châu Âu đã thể hiện quyết tâm sẽ "cai" năng lượng từ Nga để gây áp lực buộc Moscow dừng chiến dịch quân sự ở nước láng giềng.
Các nước châu Âu đã nỗ lực tìm phương án thay thế khí đốt chảy qua đường ống Nga, trong đó có việc nhập khẩu LNG. Tuy nhiên, giá LNG nhập khẩu từ nước ngoài đắt hơn rất nhiều so với khí đốt tự nhiên được cung cấp qua đường ống từ Nga theo các hợp đồng dài hạn.
Dù EU đã cắt giảm nhập khí qua đường ống mua từ Nga, nhưng các chuyên gia từ công ty nghiên cứu Kpler cảnh báo rằng việc mua LNG sẽ làm chi phí năng lượng của châu Âu tăng vọt.
Khác với khí đốt chảy qua đường ống, vốn thường được cung cấp thông qua hợp đồng dài hạn, LNG được mua trên thị trường giao ngay, khiến nó có giá cao gấp vài lần. Các chi phí hóa lỏng, vận chuyển cũng đẩy giá LNG lên cao hơn nhiều lần.
Không chỉ mua LNG từ Mỹ, châu Âu cũng mua LNG từ Nga trong thời gian qua, vì mặt hàng này không bị trừng phạt. Điều này gây ra nghịch lý khi châu Âu giảm mua khí đốt Nga qua đường ống, nhưng lại tăng nhập khẩu LNG từ Moscow vào năm ngoái.
Nó cũng khiến châu Âu rơi vào tình huống phải chấp nhận mua khí đốt với giá đắt để đáp ứng nhu cầu năng lượng.
Vào cuối năm 2022, Pháp nói rằng Mỹ bán LNG cho EU với giá đắt gấp 4 lần trong nước. Trong khi đó, Đức cũng từng phàn nàn rằng Mỹ và một số nhà cung cấp thân thiện với Berlin đang bán khí đốt với giá "cao ngất ngưởng", dường như ám chỉ họ đang hưởng lợi từ cuộc xung đột ở Ukraine.
Theo Tass">Nga nói châu Âu đã trở thành "con tin của Mỹ"
Bất động sản phía Nam vui hay buồn sau thời gian được tháo gỡ pháp lý?
Khổng Chiêm
(Dân trí) - Nhiều dự án được tháo gỡ pháp lý, các sản phẩm mới được tung ra thị trường ồ ạt dịp cuối năm... Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn còn đối mặt một số thách thức.
Nhiều dự án bung hàng
Các tháng cuối năm, thị trường bất động sản TPHCM và vùng phụ cận ghi nhận nhiều dự án được ồ ạt mở bán, giới thiệu với số lượng lớn.
Dự án căn hộ The Privia của Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Phúc (thành viên của Công ty Nhà Khang Điền) ra mắt thị trường với giá từ 48 triệu đồng/m2. Dự án này cũng là dự án hiếm hoi mở bán thời điểm này ở TPHCM với mức giá được xem là hợp lý cho phân khúc trung, cao cấp.
Dự án tọa lạc tại quận Bình Tân, có diện tích hơn 1,8ha, cung cấp khoảng 1.000 sản phẩm. Cuối tháng 10 vừa qua, Sở Xây dựng TPHCM xác nhận dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai. Khách mua nhà tại dự án này đóng tiền 20% và được hỗ trợ vay vốn ngân hàng 35 năm, chủ đầu tư hỗ trợ lãi suất 24 tháng.
Cũng khu vực Bình Tân, trên trục đại lộ Võ Văn Kiệt, Công ty Nam Long giới thiệu ra thị trường các sản phẩm căn hộ Flora Akari City giai đoạn 2 với giá từ 45 triệu đồng/m2. Chủ đầu tư hỗ trợ lãi suất 7%/năm, ân hạn nợ gốc 2 năm, khách hàng thanh toán 40% chia thành 6 đợt, ngân hàng cho vay tối đa 65% giá trị sản phẩm.
Ở khu Đông - khu vực TP Thủ Đức, 5 tòa tháp tại Masteri Centre Point đã hoàn thiện các tiện ích nội khu và nội thất căn hộ, chuẩn bị bàn giao. Giá bán dao động 50-60 triệu đồng/m2.
Tại Đồng Nai, chủ đầu tư Ecopark giới thiệu dự án Eco Village Saigon River tại huyện Nhơn Trạch. Diện tích dự án tại Đồng Nai là 55ha với các sản phẩm shophouse, nhà phố, biệt thự, biệt thự khoáng nóng.
Còn tại Bình Dương, Pi Group giới thiệu Picity Sky Park (TP Dĩ An) hay Phát Đạt mới hoàn tất quy hoạch chi tiết 1/500 tại 2 dự án Khu nhà ở phức hợp cao tầng Thuận An 1 và 2, quy mô khoảng 4.000 căn. Tập đoàn Bcons ra mắt dự án Bcons Polaris tại TP Dĩ An, giá từ 1,6 tỷ đồng/căn...
Nhiều dự án mới được tung ra thị trường dịp cuối năm (Ảnh: Quang Anh).
Nhiều dự án được gỡ vướng, thị trường có được lợi?
Bên cạnh việc đón nhận các nguồn cung mới, thị trường bất động sản cũng chứng kiến nhiều dự án được gỡ vướng pháp lý giai đoạn này.
Tập đoàn Novaland vừa được tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định giao đất thuộc phân khu 1, phân khu 2 của Khu đô thị cao cấp Cù lao Phước Hưng (còn gọi là khu Đảo Phượng Hoàng) để tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Diện tích đất được giao khoảng 54ha, được doanh nghiệp đánh giá là một bước thủ tục rất quan trọng để chủ đầu tư tiếp tục triển khai dự án.
Trước đó, phía Đồng Nai cũng có văn bản xác nhận 752 căn nhà ở thấp tầng ở dự án Aqua City đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai. Một công ty con của doanh nghiệp này cũng được tỉnh bàn giao đất để tiếp tục xây dựng hạ tầng kỹ thuật... Nhiều dự án khác của Novaland ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận cũng được gỡ vướng trong thời gian gần đây.
Nhiều dự án tại TPHCM rục rịch bung hàng (Ảnh: Khánh Duy).
Hay Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt cũng được gỡ vướng ở dự án Khu dân cư kết hợp chỉnh trang đô thị Bắc Hà Thanh tại xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, Bình Định. Hồi tháng 10, Sở Xây dựng Bình Định cấp giấy phép xây dựng dự án. Trên cơ sở đó, Phát Đạt đã thực hiện nghi thức động thổ và chính thức triển khai thi công dự án đầu tháng 11 vừa qua.
Ông Đinh Minh Tuấn - Giám đốc Batdongsan khu vực miền Nam - đánh giá, thị trường bất động sản chưa có nhiều dấu hiệu hồi phục như tâm lý thị trường kỳ vọng từ các chính sách tháo gỡ vướng mắc pháp lý.
Một số dự án được tháo gỡ pháp lý, xác nhận đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai nhưng thực chất hàng đã được bán ra dưới hình thức hợp đồng đặt cọc giữ chỗ. Khi xong giấy tờ pháp lý thì hợp đồng này chuyển thành hợp đồng mua bán.
Về bản chất, thị trường không phát sinh nguồn cung. Về phía chủ đầu tư, họ có thể huy động thêm tiền từ khách hàng, vì pháp lý đã tiến thêm một bước. Ngân hàng cũng dễ dàng tài trợ nguồn vốn cho dự án, việc mua bán dễ dàng hơn, thanh khoản tốt hơn.
Chuyên gia dự đoán quý IV, thị trường phía Nam có nguồn cung mới phần nhiều đến từ chung cư, các phân khúc khác vẫn đi ngang. Phân khúc trung cấp chiếm chủ yếu, chủ đầu tư bắt đầu điều chỉnh diện tích để giá một căn ở mức 2-3 tỷ đồng phù hợp nhu cầu người mua. Năm sau, sang quý III-IV, thị trường thực sự sẽ có nhiều khởi sắc với các dự án mới sẽ được tung ra nhưng phân khúc lại ở mức cao cấp - hạng sang.
Ông Dennis Ng Teck Yow - Tổng giám đốc Novaland - cho rằng vẫn còn 2 khó khăn mang tính trọng yếu khiến cho việc tháo gỡ chưa đạt hiệu quả cao. Đầu tiên là thời gian để cơ quan thẩm quyền cho ý kiến hoặc phê duyệt các thủ tục pháp lý vẫn chưa đồng bộ với quá trình phát triển thực tế khiến các giai đoạn bị chậm. Hai là thiếu đồng bộ, có sự chồng chéo, thiếu nhất quán và thiếu thực tiễn giữa các văn bản Luật và dưới Luật...
Cũng tại hội nghị tín dụng bất động sản ngày 13/11 vừa qua, ông Nguyễn Văn Cường - Phó chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh - đề cập trong điều kiện pháp lý các dự án bất động sản đang triển khai kéo dài như thời gian qua, đề nghị các ngân hàng tối giản hóa các điều kiện cho vay các dự án bất động sản.
">Bất động sản phía Nam vui hay buồn sau thời gian được tháo gỡ pháp lý?
Nhà trong ngõ ở Hà Nội được hét giá ngang nhà mặt phố
Dương Tâm
(Dân trí) - Gần đây, một số căn nhà trong ngõ tại Hà Nội được rao bán với mức giá vài trăm triệu đồng mỗi m2, ngang nhà phố khiến người mua ngã ngửa.
Giá nhà trong ngõ ngang nhà phố
Anh Lê Quang (quê Nam Định) chia sẻ, cách đây hơn một tuần, anh được môi giới dẫn đi xem căn nhà 50m2, 5 tầng trên một con ngõ tại đường Nguyên Hồng (quận Đống Đa, Hà Nội). Tuy nhiên, anh Quang "ngã ngửa" khi môi giới cho biết giá của căn nhà lên tới 19 tỷ đồng, tương đương 380 triệu đồng/m2.
"Tôi khá bất ngờ với mức giá môi giới đưa ra cho một căn nhà nằm trong ngõ. Không thể phủ nhận khu vực này rất trung tâm nhưng mức giá chưa thể cao như vậy. Họ nói có thể thương lượng giảm 100-200 triệu đồng, sâu hơn chủ sẽ không bán", anh Quang nói.
Anh cho rằng mức giá gần 380 triệu đồng/m2 đã ngang ngửa với nhiều nhà mặt phố tại Hà Nội. Anh cũng tham khảo một số căn nhà có vị trí tương tự trong khu vực và biết được mức giá khoảng 270-300 triệu đồng/m2.
Một căn nhà trong ngõ ô tô tránh khác tại Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội) có diện tích 46m2 đang được rao bán với giá hơn 21 tỷ đồng, tương đương gần 460 triệu đồng/m2. Căn nhà được giới thiệu nằm ở khu vực trung tâm và đầy đủ thông tin pháp lý có thể giao dịch ngay. Người mua có thể thương lượng nhẹ về giá.
Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên Dân trí,một số căn nhà khác cũng nằm trong ngõ ô tô tránh tại Hoàng Cầu đang được rao bán từ 280 triệu đồng đến 320 triệu đồng/m2. Như vậy, có thể thấy căn nhà trên có mức chênh lệch khá cao so với những căn nhà tương tự trong khu vực.
Thực tế, mức giá 380 triệu đồng/m2 hay 460 triệu đồng/m2 đã ngang giá rao bán một số căn nhà tại đường Hồ Tùng Mậu, Hoàng Cầu, Xuân Thủy...
Một số căn nhà tại Hà Nội đang được rao bán (Ảnh chụp màn hình).
Hiện nay, nhiều căn nhà trong ngõ tại Hà Nội liên tục được chủ nhà tăng giá bán dù chưa tìm được người mua. Đơn cử, một căn nhà trong ngõ đã xây dựng 5 tầng tại Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) có diện tích 35m2. Cách đây 2 tuần, môi giới rao bán với giá 5,7 tỷ đồng, tương đương 162 triệu đồng/m2 thì nay giá rao bán đã tăng lên 6,5 tỷ đồng, khoảng 186 triệu đồng/m2.
Theo anh Vũ Thanh Tùng - chủ một phòng giao dịch bất động sản tại Hà Nội, không thể phủ nhận từ đầu năm tới nay, giá nhà trong ngõ đã tăng mạnh so với cuối năm ngoái. Tuy nhiên, việc nhà trong ngõ cao bằng hoặc hơn, thậm chí giá tăng cả tỷ đồng chỉ trong 1-2 tuần là điều phi lý.
Anh cho rằng, thời gian qua nhiều người tìm mua nhà trong ngõ với nhu cầu ở thực. Tuy nhiên, một số môi giới hoặc chủ nhà đã nắm bắt được tình hình nên lợi dụng để đẩy giá, kích thị trường nóng lên.
"Người bán họ cũng đang kỳ vọng sẽ bán được giá rất cao. Tuy nhiên, mức giá nhà trong ngõ hiện nay người ở thực đã khó mua nên giao dịch tương đối chậm. Một số chủ nhà họ chưa cần tiền nên có tâm lý rao giá thật cao nếu bán được sẽ trúng đậm, còn không cũng không ảnh hưởng gì", anh Tùng nói.
Bên cạnh đó, anh tiết lộ, hiện xuất hiện tình trạng một số môi giới thậm chí còn bán chênh so với giá chủ nhà đưa ra nhằm trục lợi. Do đó, khiến giá nhà đã cao nay còn cao hơn.
Chuyên gia: Người mua cần khảo sát kỹ mức giá trước khi "xuống tiền"
Trao đổi với phóng viên Dân trí,ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), nhận định, trong khi thị trường đang diễn biến nóng xuất hiện một số trường hợp môi giới thông đồng với chủ nhà nhằm đẩy giá cao hơn.
Để mua đúng giá trị thực của ngôi nhà, ông Đính cho rằng, người mua cần tham khảo giá tại các đơn vị môi giới uy tín. Đồng thời, hiện nay giá nhà Hà Nội đã đạt đỉnh, nếu muốn mua thời điểm này cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Ông khuyên, người mua không nên sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn trong bối cảnh hiện nay. Bởi thị trường có thể hạ nhiệt khi có sự vào cuộc của cơ quan có thẩm quyền.
Chuyên gia khuyên, người mua cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi xuống tiền (Ảnh: Dương Tâm).
Để giải quyết bài toán nhà ở cho người dân đồng thời giảm áp lực giá nhà tăng, Nhà nước cần có giải pháp về chính sách, cơ chế can thiệp đủ mạnh để phát triển nhà ở xã hội trong đô thị. Nâng cao công tác định hướng phê duyệt quy hoạch và cấp phép xây dựng.
Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội - chia sẻ để mua nhà không bị hớ thì nên chủ động khảo sát và so sánh giá nhà với các căn hộ tương tự ở cùng dự án, cùng khu vực, cùng phân khúc. Nếu thấy mức giá chênh quá cao so với giá môi giới đưa ra thì cần cân nhắc trả giá hoặc tìm đến chủ nhà để biết giá thật của căn nhà.
Dù vậy, liên quan tới thực trạng môi giới ăn chênh lệch quá nhiều, ông cho rằng, hiện nay không hiếm môi giới dùng chiêu trò "lướt sóng" để ăn lợi nhuận bằng cách chỉ đặt cọc với chủ nhà, chủ đất sau đó rao bán lại, khi có khách mua thì họ sang tay ngay để ăn chênh lệch. Do đó người mua nhà cần tỉnh táo trước các chiêu trò của môi giới.
Bộ Xây dựng xác định, trong giai đoạn sốt nóng của thị trường, nhiều môi giới còn sử dụng cách đặt cọc để mua nhà ở, đất ở của người bán, sau đó tăng giá 10-15% và giao bán cho người khác.
"Qua tổng hợp cho thấy, chính các hoạt động này của một số hội, nhóm đầu cơ, nhà đầu tư và các cá nhân môi giới bất động sản cũng là một phần nguyên nhân làm tăng giá bất động sản nhà ở, đất ở trong thời gian qua", Bộ này nêu.
Theo đó, Bộ Xây dựng cho rằng, cần nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét thí điểm mô hình "Trung tâm giao dịch bất động sản và quyền sử dụng đất do Nhà nước quản lý" nhằm hạn chế tình trạng sàn giao dịch bất động sản, môi giới có thể cấu kết gây nhiễu loạn thị trường.
">Nhà trong ngõ ở Hà Nội được hét giá ngang nhà mặt phố