当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo AF Elbasani vs KF Tirana, 23h00 ngày 31/3: Chưa thể đột phá 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Hà Nội, 19h15 ngày 13/4: Đối thủ duyên nợ
Bé gái Tây làm phiên dịch tiếng Việt cho mẹ với tài xế taxi
Sách Tiếng Việt 1 CNGD có xuất hiện trong chương trình phổ thông mới?
Thứ trưởng Giáo dục khẳng định sức sống sách Tiếng Việt 1 của GS Hồ Ngọc Đại
Tiền thân của Khoa Việt Nam học là tổ dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài, thuộc Khoa Ngữ văn, được thành lập vào năm 1980, do thầy Trần Chút phụ trách. 20 năm trước với nhiệm vụ dạy Tiếng Việt cho người Campuchia, những thầy giáo, cô giáo đầu tiên tham gia tổ này gồm Trần Thị Minh Giới, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Hân, Lê Thị Minh Hằng, Thạch Ngọc Minh.
![]() |
Đội ngũ cán bộ giảng viên của Khoa Việt Nam học ngày đầu thành lập (Ảnh: Khoa cung cấp) |
Sau đó, tổ Tiếng Việt tách ra thành bộ môn Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam - Đông Nam Á, Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM, được thành lập ngày 14/3/1990. Lúc này GS Bùi Khánh Thế được bổ nhiệm làm giám đốc Trung tâm trong thời gian 2 tháng, (từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1990), sau đó, PGS.TS.Nguyễn Văn Lịch là người kế nhiệm (cho đến tháng 5 năm 1998).
Lúc này, việc xác định dạy Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài là nhiệm vụ quan trong hàng đầu, bộ giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài gồm 6 cấp độ và một số tài liệu bổ trợ khác ra đời sau đó xuất bản thành sách.
Hội nghị khoa học quốc tế Việt Nam học lần thứ nhất (năm 1998) được tổ chức tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội với sự tham gia của hàng trăm nhà Việt Nam học hàng đầu của quốc tế đến từ các nước Pháp, Anh, Nga, Đức, Hà Lan; Hoa Kỳ; Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan; Australia v.v.. đánh dấu sự phát triển của ngành Việt Nam học ở Việt Nam. Đây cũng là "cú hích" để khoa Việt Nam học ra đời.
Như vậy, sau 18 năm phôi thai và phát triển, năm 1998, khoa Việt Nam học chính thức được thành lập. Sau khi thành lập khoa Việt Nam học, PGS.TS Nguyễn Văn Lịch tiếp tục được bổ nhiệm làm trưởng khoa. Năm học 2000-2001, Khoa đào tạo Khóa cử nhân Việt Nam học cho người nước ngoài khoá đầu tiên với 13 sinh viên.
Bên cạnh đó, các khoá Tiếng Việt ngắn hạn cũng thu hút nhiều sinh viên nước ngoài, trong đó có những đoàn sinh viên đến từ các trường đại học lớn trên thế giới.
Trong giai đoạn 2007 - 2012, PGS.TS Nguyễn Văn Huệ được bổ nhiệm làm trưởng khoa. Đây là giai đoạn Khoa Việt Nam học đã phát triển về nhiều mặt và đạt được những thành tựu như đào tạo Tiếng Việt ngắn hạn cho hơn 12 000 học viên người nước ngoài; hoàn chỉnh chương trình đào tạo ngành Việt Nam học theo học chế tín chỉ; triển khai đào tạo cao học ngành Việt Nam học; tổ chức được nhiều hội thảo khoa học và xuất bản kỷ yếu về giảng dạy Việt Nam học và Tiếng Việt.
Đặc biệt, ngày 8/1/2012, chương trình đào tạo đại học ngành Việt Nam học đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng AUN-QA (ASEAN Universities Network - Quality Assurance). Đây là chương trình đào tạo bậc đại học đầu tiên của trường đạt được chuẩn này.
![]() |
GS Bùi Khánh Thế và PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch (Ảnh: Khoa cung cấp) |
Nhiệm kỳ 2012 - 2018, PGS.TS. Lê Khắc Cường được bổ nhiệm làm Trưởng khoa. Lúc này đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên của khoa có sự tăng mạnh so với nhiệm kỳ trước với 37 giảng viên, nhân viên.
Ngoài ra, Khoa Việt Nam học đã có sự mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đơn vị trong và ngoài nước như giảng dạy tiếng việt cho nhân viên Lãnh sự quán Mỹ, cho sinh viên nước ngoài Trường ĐHBK TPHCM, Viện Thương mại Quốc tế TAITRA,… Việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ năng lực tiếng Việt được chuyển sang hình thức online (từ 2015). Trong đó có nhiều kỳ thi được tổ chức đồng thời ở Việt Nam, Hàn Quốc và Đài Loan.
Sau 20 năm, các giáo viên thuộc thế hệ đầu tiên dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài vẫn đang tiếp tục công tác với khoa, có thầy cô đã nghỉ hưu, có thầy cô đã chuyển sang công tác ở nơi khác. Hiện nay, Khoa Việt Nam học có 28 giảng viên cơ hữu trong đó có 2 Phó giáo sư - Tiến sĩ; 15 tiến sĩ; 14 thạc sĩ. Trưởng khoa giai đoạn 2018-2022 là PGS.TS Lê Giang (Đoàn Lê Giang).
Từ 13 sinh viên đầu tiên tới hàng nghìn sinh viên nước ngoài theo học
Tháng 9/2000, Khoa Việt Nam học bắt đầu đào tạo khóa cử nhân Việt Nam học cho người nước ngoài đầu tiên với 13 sinh viên. Đến nay (tháng 11/2018), Khoa đã tuyển sinh và đào tạo được 19 khóa cử nhân Việt Nam học với tổng số thí sinh trúng tuyển đầu vào là 734 sinh viên, trong số thí sinh trúng tuyển đó có tổng số nhập học là 658 sinh viên và số đã tốt nghiệp ra trường là 271 sinh viên.
![]() |
Khoa Việt Nam học đón đoàn sinh viên trường Đại học Kanda – Nhật Bản (Ảnh:khoa cung cấp) |
Ngoài ra, khoa còn triển khai đào tạo chương trình liên kết 2+2 và 3+1; Đào tạo sau đại học; Giảng dạy tiếng Việt ngắn hạn… Học viên theo học tại khoa đến từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp nơi trên thế giới trong đó ác nước có nhiều sinh viên theo học nhất là Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, Pháp…
Với những thành tựu đã đạt được trong suốt hai mươi năm qua, Khoa Việt Nam học đã góp phần tích cực trong việc đưa tiếng Việt đến gần hơn với bạn bè trên thế giới. Tiếng Việt trở thành một ngoại ngữ được giảng dạy ở khá nhiều trường đại học và trung học nước ngoài. Tháng 5 năm 2013, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã chính thức công nhận tiếng Việt là 1 trong 9 ngoại ngữ trong kỳ tuyển sinh đại học tại quốc gia này (cùng với tiếng Anh, Đức, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Tây Ban Nha và Ả Rập).
Hiện nay, nhiều trường đại học ở Hàn Quốc đã có khoa tiếng Việt. Ở bậc phổ thông, Trường Trung học Ngoại ngữ Chungnam cũng đã thành lập Khoa tiếng Việt vào năm 2000. Tại Đài Loan, Bộ giáo dục cho biết bắt đầu từ năm 2018, bảy ngôn ngữ Đông Nam Á trong đó có Tiếng Việt, sẽ là môn học chính thức trong các trường tiểu học ở đây.
Với vai trò là một trong ba mũi nhọn, cùng với đào tạo cử nhân và thạc sĩ Việt Nam học, công tác giảng dạy Tiếng Việt đã và đang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đặt ra, góp phần đưa Khoa Việt Nam học ngày càng phát triển và hứa hẹn sẽ tạo ra những bước đột phá trong tương lai.
Lê Huyền
" alt="Những người thầy đầu tiên dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài"/>Những người thầy đầu tiên dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài
Trương Ngọc Ánh nói lâu nay luôn giữ im lặng vì không có thói quen lên mạng xã hội phản ứng tin đồn. Tuy nhiên, chị bức xúc vì tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến Đào Lan Phương, Anh Dũng.
"Họ nói về em gái tôi rất quý mến Đào Lan Phương chính là nguyên nhân gây đổ vỡ. Mắc cười ghê! Hai vợ chồng em gái và tôi quen biết nhau 18 năm nay. Xin lỗi Phương nhé! Hôm đó chị kẹt việc nên không đến sự kiện của em được. Phương là người đã có gia đình, đề nghị mấy trang tin đừng thêu dệt sai sự thật, ảnh hưởng đến vợ chồng Phương và chúng tôi", nữ diễn viên viết.
Chị cũng nhắc đến bạn trai kém tuổi: "Họ viết về Anh Dũng lại càng sai trầm trọng. Dũng đàng hoàng, tử tế, tốt bụng và chăm chỉ như thế này cũng bị họ đăng bậy bạ, gây ảnh hưởng hình ảnh".
Trương Ngọc Ánh khẳng định sắp tới sẽ có phát ngôn chính thức xoay quanh các tin đồn sai sự thật. "Giữa thời buổi khó khăn, tôi không thích viết gì không tích cực lên Facebook, không ngờ lại tạo cơ hội cho họ đồn thổi", theo người đẹp.
Phóng viên đã liên hệ với Trương Ngọc Ánh và Anh Dũng nhưng chưa nhận được phản hồi.
Tháng 4/2021, diễn viên Sống chung với mẹ chồngcông khai hẹn hò Trương Ngọc Ánh. Sau đó, Trương Ngọc Ánh thoải mái tương tác, đăng ảnh quấn quýt hoặc chia sẻ về Anh Dũng.
Thời gian gần đây, thông tin Trương Ngọc Ánh và Anh Dũng 'đường ai nấy đi' gây xôn xao dư luận. Lần cập nhật gần nhất trên mạng xã hội, nhà sản xuất sinh năm 1976 gây chú ý với chú thích ảnh: "Độc thân, vui tính, thích một mình nhưng sợ cô đơn".
Trương Ngọc Ánh tại một sự kiện
Linh Phương
Trương Ngọc Ánh bức xúc tin đồn liên quan Đào Lan Phương và diễn viên Anh Dũng
Lớp học vì yêu mà đến
Ghé chân dừng lại trung tâm GDTX TP.Đông Hà - Quảng Trị mỗi cuối tuần, ta sẽ bắt gặp lớp học niềm vui đầy ắp tiếng cười của cô giáo Lê Nam Linh. Lớp dành cho mọi học sinh THPT muốn học tốt môn văn.
Cô Linh còn có tên cô Nụ cười, lớp của cô còn có tên lớp Niềm vui.
![]() |
Cô Nam Linh và logo của lớp học |
Lớp học diễn ra từ 17h-19h mỗi tối chủ nhật với gần 60 học sinh đến từ các địa phương, trường học trong tỉnh. Không chỉ học sinh các trường tại Đông Hà mà cả những em có nhà ở thị xã Quảng Trị, Triệu Phong, Gio Linh… đều đến học rất chuyên cần.
Học sinh đến với lớp Niềm vui đủ cả 3 khối 10, 11, 12. Tuy vậy, cô Linh vẫn có bài giảng phù hợp để tất cả các em đều tiếp thu được, miễn là học sinh có niềm yêu thích đối với môn học này.
Tốt nghiệp ngành ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Huế năm 1994, hơn 20 năm qua, cô Lê Nam Linh đã giảng dạy qua nhiều trường khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Trải qua nhiều trường, dạy bộ môn thiên về cảm xúc, cô nhận thấy giới trẻ càng ngày càng xa rời các môn xã hội, lười đọc sách, có em đam mê nhưng điều kiện hoàn cảnh lại không cho phép theo đuổi. Chính vì vậy, khi đang còn đang giảng dạy tại trường Chu Văn An, cô đã nung nấu và mở ra lớp học “Niềm vui” dạy văn miễn phí.
Nhưng trên quãng đường “lái đò” của mình, đâu phải cô dễ dàng mà có được thứ mình muốn. Để mở và duy trì lớp “Niềm vui”, cô đã gặp rất nhiều khó khăn.
Cô Linh kể: “Lớp học mà tôi hướng đến là các em học sinh đa độ tuổi, rất khó tìm được thời gian rảnh chung để mở lớp. Vì vậy, giai đoạn đầu tôi lập hẳn một trang web, tranh thủ dành thời gian online để hướng dẫn, giúp những em yêu thích môn Văn trau dồi kỹ năng. Tôi tận dụng mạng xã hội để kết giao với nhiều đồng nghiệp, kiếm tìm và chia sẻ kinh nghiệm, tư liệu, phương pháp dạy học để cho việc dạy học Văn ngày càng thú vị mà thiết thực, níu các em học sinh gần hơn với vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ”.
Khi có đủ điều kiện, cô mở lớp. Dù cả tuần rất bận rộn với công việc dạy học ở trường, nhưng ngày chủ nhật cô vẫn tranh thủ đến với lớp học miễn phí. Năm này nối năm khác, lớp bắt đầu mở vào đầu năm học và cũng kết thúc khi năm học ở các trường tổng kết.
Lấy đam mê nuôi đam mê
Trong mỗi buổi học, cô Linh hướng đến cách dạy thoải mái, không bó buộc rập khuôn. Cô cũng coi trọng sự tương tác, kích thích tư duy, phản biện vấn đề, rèn luyện tính độc lập cho học sinh.
Vì thế, cô luôn giới thiệu sách hay, những trích dẫn hay, lồng ghép kể những câu chuyện thực tế trong cuộc sống để học sinh nói lên suy nghĩ, cảm nhận, gợi lên những ý tưởng, quan điểm, chính kiến mới trong cuộc sống.
![]() |
Lớp học mỗi tối chủ nhật |
Cô Linh cũng bám sát sách giáo khoa để cho học sinh làm bài, trong đó có những câu hỏi cơ bản theo kiến thức từng khối lớp, giới thiệu các đề thi cho học sinh luyện tập, ra câu hỏi, bài tập, chấm giải và tặng sách cho những em xuất sắc...
Cô Linh nói đây là lớp học dành cho sự tương tác và phản biện. Một lớp học không chỉ truyền thụ tri thức mà cao hơn, dạy cho các em cách nhìn nhận tốt đẹp về cuộc đời, rèn luyện lời ăn tiếng nói cho các em nhờ ngôn ngữ văn học mà còn được học làm người tử tế.
Tài liệu, giáo án dạy đều do cô dày công nghiên cứu, thiết kế và phát miễn phí. Khi hỏi đến nguồn tiền chi trả cho việc đó thì cô cười bảo: “Đây chỉ là khoản nho nhỏ thôi, nhiều khi tôi còn nịnh xin chồng tiền đặt mua tài liệu cho trò”.
Trong suốt nhiều năm đứng lớp miễn phí, cô Nam Linh có rất nhiều kỷ niệm, mà đáng nhớ nhất chính là hôm sinh nhật cô năm đầu tiên mở lớp. Cả lớp lên kế hoạch chuẩn bị, đi học thật sớm để trang trí, mua bánh kem chúc mừng. Lúc đó, cô bất ngờ lắm và không bao giờ quên được.
Ngoài mở lớp niềm vui dạy miễn phí, cô còn là người truyền lửa đến cho vùng xa với việc nuôi dưỡng văn hóa đọc bằng cách xây dựng các tủ sách học đường, kết nối với các Mạnh thường quân để đưa sách đến tận tay người đọc. Đồng thời là người trung gian trao học bổng từ các nhà tài trợ đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Cô mong việc “sách hóa nông thôn” sẽ giúp cho những mầm non tương lai phát triển nhân cách hoàn thiện hơn, sống nhân ái hơn...
Khi hỏi cô mở lớp và truyền lửa đọc sách có phải từ đam mê văn chương của mình không, thì cô Linh vui vẻ bảo “Đúng, mà chưa đủ”.
“Tuổi thơ tôi sống cùng ngoại ngoài Bắc, ông bà sống rất thân thiện, chia sẻ với làng xóm, “trưa nắng hè gọi nhau râm ran chè xanh”. Cả hai bố của tôi đều là những nhà giáo mẫu mực. Bố chồng là một điển hình cho kiểu “bác sĩ không biên giới”, kết nối để giúp đỡ cho những số phận không may. Bố đẻ tôi từng là giảng viên Trường CĐ Bình Trị Thiên, cũng đưa học trò nghèo, ở xa về nhà nuôi - dạy. Mẹ tôi thì hiện sức khỏe không tốt nhưng cũng vui sống an nhiên, đi chùa, cúng dường... Và tôi còn có sự động viên khích lệ từ đồng nghiệp, học sinh và anh xã cùng hai con… Đây là những điều vô giá từ nếp nhà mà tôi đã, đang được thụ hưởng và muốn chia sẻ với học sinh của mình”.
Cô Linh còn đưa công khai thông tin về lớp lên Facebook để học sinh nào cũng biết và đến học. Vào những ngày đầu của năm học mới, trên trang Facebook cá nhân “Nụ Cười” của cô luôn có những dòng sau: "Giáo án soạn xong rồi. Tiền photo tài liệu đã có từ nguồn bán 7 quyển sách quý, âu cũng đủ cho kì 1, tới kì 2 tính tiếp. Bây giờ cần nhất lời động viên để chúng tôi có thêm niềm tin và niềm vui hồn nhiên góp đẹp cho đời. PS: - Lớp dành cho mọi học sinh THPT muốn học tốt môn văn. - Học phí 1 ngàn đồng/tuần. - Tài liệu miễn phí. - Tặng sách hay". |
Lê Vũ Hạ
Bộ GD-ĐT vừa công bố bộ Đề thi tham khảo môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.
" alt="Lớp dạy Văn có học phí 1.000 đồng/ tuần"/>Nhận định, soi kèo U17 Indonesia vs U17 Triều Tiên, 21h00 ngày 14/4: Tin vào U17 Indonesia
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM được tổ chức tại 7 địa phương.
Thí sinh đăng ký dự thi đợt 1 từ ngày 15/1-5/3. Kỳ thi đợt 1 diễn ra vào ngày 28/3 tại TP.HCM, Bến Tre, An Giang, Nha Trang, Đà Nẵng, Bạc Liêu, Buôn Ma Thuột. Kết quả thi đợt 1 dự kiến công bố ngày 5/4.
Thí sinh đăng ký dự thi đợt 2 từ ngày 4/5-4/6. Kỳ thi tổ chức vào ngày 4/7 tại TP.HCM, An Giang, Nha Trang và Đà Nẵng. Kết quả thi đợt 2 dự kiến công bố vào ngày 12/7.
Thời gian đăng ký xét tuyển nguyện vọng vào các trường ĐH kéo dài trong 1 tháng, từ ngày 4/5-4/6
Lê Huyền
Ông Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết năm 2021 sẽ tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực.
" alt="Đề mẫu thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM"/>Theo Bộ trưởng Nhạ, bên cạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục, tất cả các trường học cần phải quan tâm đến việc dạy làm người cho học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số.
![]() |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại buổi làm việc ngày 17/12 |
“Những học sinh ở các trường nội trú đều đến từ các dân tộc khác nhau, tiếng phổ thông chưa thạo và phải sống xa bố mẹ. Bởi vậy, sự quan tâm của thầy cô để nâng cao sự tự tin của các cháu là điều rất quan trọng.
Muốn thế cần trang bị kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm quen với các bạn cùng lớp.
Hôm nay gặp một số cháu mạnh dạn, tôi rất mừng. Nhưng đây là môi trường gần như trường chuyên. Còn ở những vùng khác tôi từng qua, các cháu thậm chí học tới lớp 6, lớp 7 mà tiếng phổ thông chưa vững. Nhiều cháu bỏ học vì tiếng không vững và do một số vấn đề về cá nhân khác như không được gần bố mẹ.
Các cháu dân tộc khác nhau tập quán cũng khác nhau, rất phức tạp. Ngay cả vấn đề về bảo vệ quyền trẻ em và xâm hại tình dục cũng không được chú trọng” – ông Nhạ nói.
Về vụ việc hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Phú Thọ xâm hại nam sinh, ông Nhạ khẳng định “đó là hành vi vi phạm pháp luật”.
Theo ông Nhạ, trường hợp này cần phải lên án, có thái độ rõ ràng và pháp luật phải xử lý nghiêm.
“Đã vi phạm pháp luật thì phải xử lý nghiêm. Nhưng ngành giáo dục chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ và không đúng, mà phải xử lý dứt điểm là đưa ra khỏi ngành” – ông Nhạ nhấn mạnh.
“Việc làm của một cá nhân nhưng khiến rất nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú khác phải lo lắng. Phụ huynh sẽ nghĩ như thế nào khi trong một ngôi trường xưa nay được nghĩ rằng dạy dỗ các cháu như một gia đình lại xảy ra câu chuyện như vậy?”.
“Giáo dục phải đi từ gốc chứ không phải chỉ nghe hiện tượng ấy rồi áp khởi tố, xử lý kỷ luật. Khi đi từ gốc, học sinh phải được giáo dục giới tính, phải có những kỹ năng để phòng chống xâm hại. Chính các cháu phải được trang bị khả năng tự vệ”.
Theo ông Nhạ, Bộ GD-ĐT đã chuẩn bị rất chu đáo và bài bản, tăng cường giáo dục giới tính và tư vấn cho học sinh.
“Tôi nhấn mạnh việc đi từ gốc này và phải giáo dục cho các cháu, nhất là các cháu ở trường nội trú, hiểu biết được vấn đề giáo dục giới tính và những kỹ năng căn bản để phòng chống.
Như trường hợp của thầy hiệu trưởng kia đã diễn ra nhiều năm nay, nhưng chỉ khi các cháu nói ra mới biết. Chẳng hạn, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với VTV7 thực hiện chương trình “Cơ thể của tớ là của tớ”, trong đó việc giáo dục giới tính và kỹ năng để phòng chống xâm hại tình dục trẻ em được thể hiện nhẹ nhàng thông qua hình ảnh. Các cháu có thể ngượng khi tiếp cận vấn đề này ở trên lớp nhưng tại nhà các cháu có thể xem để trang bị kỹ năng”.
Theo ông Nhạ, việc giáo dục này cũng không chỉ làm hình thức trình chiếu trên lớp mà bằng nhiều con đường khác nhau để học sinh có thể tự xem và tự thấy.
“Trong điều kiện công nghệ thông tin phủ khắp như hiện nay, chúng ta không thể cấm các cháu tham gia vào các trang mạng xã hội hay những trang web đen. Nhưng chúng ta phải giúp các cháu bằng cách trang bị các kỹ năng phòng vệ và kiến thức giáo dục giới tính” – ông Nhạ nói.
Nhìn nhận từ vụ việc hiệu trưởng lạm dụng nam sinh ở Phú Thọ, ông Nhạ cho rằng "rất nhiều vấn đề nảy sinh vì môi trường thiếu dân chủ, đến khi bùng phát ra mới biết". Vì vậy, "đây là bài học sâu sắc cho các trường nội trú - giáo dục từ gốc và thực hiện dân chủ" - ông Nhạ đặc biệt lưu ý.
Hạ Anh
Trên website của Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) ngày 23/05/2018 từng đăng bản tin về việc tổ chức chương trình “Ngoại khóa phòng chống xâm hại trẻ em năm 2018”.
" alt="Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Chống xâm hại tình dục cho học sinh phải đi từ gốc'"/>Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Chống xâm hại tình dục cho học sinh phải đi từ gốc'
Ngày 8/11, lãnh đạo UBND TP Sóc Trăng xác nhận cơ quan chức năng đã làm rõ nguyên nhân bé T.H.Đ (3 tuổi) tử vong tại Trường Mầm non Mai Anh (đường Tôn Đức Thắng, phường 5, TP Sóc Trăng) là do bệnh lý.
Cụ thể, trước đó bé Đ. có tiền sử bệnh suyễn. Cơ quan chức năng cũng xác định không có lỗi của nhà trường. Tuy nhiên, nhà trường đã hỗ trợ gia đình bé Đ. 50 triệu đồng.
![]() |
Bé Đ. tử vong tại trường mầm non |
Theo tìm hiểu, sáng ngày 31/10, bé Đ. được bố đưa đến trường trong tình trạng sức khoẻ tốt.
Đến chiều cùng ngày, bố cháu bất ngờ nhận được điện thoại của gia đình cho biết bé đã được nhà trường đưa vào Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Sóc Trăng cấp cứu. Khi anh vào tới bệnh viện thì nghe bác sĩ nói con trai đã chết trước khi nhập viện.
Lãnh đạo Trường Mầm non Mai Anh cho hay lúc đến trường, bé Đ. vẫn khỏe mạnh. Buổi trưa, Đ. ăn hết suất cơm, vui chơi với bạn cùng lớp rồi ngủ.
Đến 12h, bé đi vệ sinh rồi ngủ tiếp. Khi có chuông báo thức, bảo mẫu phát hiện bé tiểu ra quần, không cử động nên đưa vào bệnh viện cấp cứu.
![]() |
Trường mầm non Mai Anh (TP Sóc Trăng) nơi xảy ra vụ việc đau lòng |
Tuy nhiên, chị Thạch Thị Thu Hà – dì ruột bé Đ. - lại chia sẻ rằng cháu mình không bị suyễn mà chỉ từng sốt cao co giật. Cũng theo chị Hà, lúc bé Đ. mới mất, lãnh đạo trường hỗ trợ 30 triệu đồng.
Khi nghe gia đình nói đưa bé về quê nội thì hiệu trưởng đưa thêm 20 triệu đồng nữa. Gia đình không nhận nhưng cô hiệu trưởng vẫn để cạnh thi thể bé.
Theo lãnh đạo Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Sóc Trăng, do bé Đ. tử vong ngoại viện nên các bác sĩ không lập hồ sơ bệnh án.
Người dân đã phát hiện ra thi thể cháu Tùng nằm ở bên bờ của một khoảnh ruộng hoang. Khoảnh ruộng này nằm cách trường mầm non khoảng 100m.
" alt="Sóc Trăng: Bé trai 3 tuổi tử vong trong giờ ngủ trưa tại trường mầm non"/>Sóc Trăng: Bé trai 3 tuổi tử vong trong giờ ngủ trưa tại trường mầm non