Tín đồ Hồi giáo phải cầu nguyện 5 lần/ngày ở bất kỳ nơi nào (Ảnh: Nguyễn Vy).
Amin quay mặt về phía bức tường, bắt đầu nhắm mắt, chắp tay cầu nguyện. Hành lễ khoảng 10 phút, xong chàng trai mới dọn dẹp để nghỉ trưa cùng các đồng nghiệp.
Amin là nhân viên của một công ty văn phòng phẩm gần 10 năm. Là một tín đồ Hồi giáo, có nhiều quy định, nghi thức tôn giáo cậu thực hiện hàng ngày tạo tò mò, khác biệt thú vị nơi công sở. Thời gian đầu, cậu nhiều lần phải giải đáp những thắc mắc mà những người xung quanh đặt ra cho mình.
"Đôi lúc đang trò chuyện với đồng nghiệp, tôi phải xin dừng một lát vì tới giờ cầu nguyện. Lúc đầu mọi người thấy lạ, nhưng sau đó cũng quen, rất tạo điều kiện để tôi thực hiện những nghi lễ tôn giáo của mình", Amin kể.
Tại công sở, người theo đạo Hồi vẫn luôn tuân thủ những quy định nghiêm ngặt, kể cả trong giờ làm việc hay khi tham gia bất cứ hoạt động tập thể nào (Ảnh minh họa: IDN Times).
Chàng trai cho hay, người theo đạo Hồi phải hành lễ, cầu nguyện 5 lần mỗi ngày, sử dụng lịch riêng. Trước khi hành lễ, mỗi tín đồ đều cẩn trọng tìm một không gian thật sạch sẽ, rửa tay, chân, mặt để thanh tẩy cơ thể, tâm trí.
Đôi lúc công ty có những cuộc họp khẩn cấp, buộc phải bỏ lỡ giờ hành lễ thì Amin sẽ cầu nguyện "bù" ở nhà.
"Có một quy định là trong giờ cầu nguyện, nếu đang đi ngoài đường mà nghe tiếng chuông từ thánh đường, tín đồ Hồi giáo phải chạy ngang đến đó để hành lễ. Chuyện này tôi đã gặp nhiều lần, dù có đang bận rộn công việc cỡ nào tôi cũng nghiêm túc thực hiện", Amin nói.
Hah Sanat (26 tuổi, ngụ tại quận 8), nhân viên của một khách sạn ở TPHCM, cho hay cô cũng thông báo trước cho người quản lý về những hoạt động tín ngưỡng của mình.
"May mắn, người quản lý rất thấu hiểu, tôn trọng. Các đồng nghiệp còn dọn sạch một chỗ trống ở khách sạn để tôi có thể cầu nguyện khi đến giờ hành lễ", Sanat cho hay.
Kỷ niệm đáng nhớ nơi công sở
Theo Sanat, giáo luật quy định việc uống rượu, bia, ăn thịt heo là điều tối kỵ đối với tín đồ Hồi giáo. Ngoài ra, người theo đạo Hồi cũng chỉ ăn hải sản và thịt động vật được chính tay các tín đồ Hồi giáo giết mổ.
Vì thế, Sanat luôn tự nấu đồ ăn ở nhà mang đến công ty. Điều này tạo cho cô thói quen ít có những bữa ăn, cuộc vui bên ngoài với đồng nghiệp.
Đặc biệt, cô gái càng hạn chế ra ngoài cùng đồng nghiệp, bạn bè khi bước vào tháng Ramadan - tháng nhịn chay (diễn ra trong vòng 1 tháng, năm nay bắt đầu từ ngày 11/3). Vào tháng này, cô sẽ không ăn, uống từ 5h đến 18h10.
Thời gian đầu, Sanat không ít lần cảm thấy mệt mỏi, choáng váng giữa buổi làm việc. Thế nhưng, chỉ ít ngày là cô có thể làm quen với lịch sinh hoạt, cảm giác mệt mỏi cũng không còn.
Bước vào tháng Ramanda, tín đồ Hồi giáo chỉ được ăn sau khi mặt trời lặn (Ảnh: Nguyễn Vy).
Với Amin, anh chia sẻ bản thân chưa từng uống một giọt rượu, bia nào. Ngay cả khi tham gia những bữa tiệc liên hoan với toàn công ty, anh cũng chỉ uống nước lọc, ăn hải sản. Nếu không, chàng trai chấp nhận để bụng đói, về nhà mới ăn.
"Tôi tôn trọng những người xung quanh nên vẫn sẽ đến. Tuy nhiên, tôi cũng không thể yêu cầu mọi người phải ăn theo ý mình hay bỏ thời gian chuẩn bị cho mình một phần ăn riêng. Mọi người cũng thấu hiểu và thường để tôi về nhà sớm, dùng bữa với gia đình", Amin bộc bạch.
Amin kể, một người đồng nghiệp từng muốn đãi anh ăn gà trong một dịp anh đến thăm nhà. Vì không thể ăn thịt do người ngoại đạo giết mổ, chàng trai liền nảy ra ý tưởng tự tay làm thịt gà, rồi để người đồng nghiệp chế biến.
"Khoảnh khắc đó vô tình cho tôi một kỷ niệm vui, đáng nhớ trong quá trình đi làm. Nhiều người lo rằng những quy định nghiêm ngặt sẽ khiến tôi cảm thấy bất tiện, nhưng thực tế, tôi rất thoải mái và tự hào về tín ngưỡng của mình. Vui hay buồn thì tùy thuộc vào suy nghĩ của mỗi người thôi", Amin tâm niệm.
" alt=""/>Công sở với những cữ cầu nguyện, tiệc... nước lọc trong mùa "nhịn chay"Đồ thị VN-Index sau 5 phiên giao dịch (Ảnh chụp màn hình).
Nhiều mã đầu phiên giảm giá, thậm chí giảm sàn nhưng cuối phiên tăng mạnh. Nhờ đó, những nhà đầu tư mạnh dạn bắt đáy đã có lãi lớn trong phiên. Đồng thời, nhà đầu tư mua cổ phiếu giá thấp ở phiên hôm qua nhiều khả năng sẽ ghi nhận lợi nhuận T+.
Lấy ví dụ, QCG của Quốc Cường Gia Lai có 120.500 cổ phiếu giao dịch ở mức giá sàn và một lượng lớn giao dịch ở mức giá sát giá sàn. Kết phiên, mã này tăng 5,6% lên 12.200 đồng và ghi nhận mức tăng 13,5% kể từ mức sàn. Nói cách khác, những người mua cổ phiếu này ở mức giá sàn thì tạm thời đang lãi 13,5%. Hay cổ phiếu CTF cũng tăng từ mức giá sàn 21.250 đồng lên 22.850 đồng.
Dù vậy cần lưu ý rằng, hiệu quả bắt đáy phải chờ diễn biến của 2 phiên tiếp theo, do phiên T+2,5, nhà đầu tư mua vào ở phiên hôm nay mới bán được cổ phiếu (trong trường hợp mua nhằm mục đích lướt T).
Trong phiên hôm nay, ngoài QCG thì một số mã bất động sản khác cũng có diễn biến tích cực: VRC tăng trần, trắng bên bán; DXS tăng 6,4%; D2D tăng 3,4%.
Nhóm cổ phiếu hàng và dịch vụ công nghiệp cũng gây chú ý khi STG, VTP, SVI tăng trần, ABR tăng 6,1%; TCO tăng 4,9%; MHC tăng 4%; GEX tăng 3,7%; VOS tăng 2,4%; GMD tăng 2%.
Chia sẻ về việc bắt đáy theo phương pháp cá mập, ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc kinh doanh số của Công ty Chứng khoán VPBank cho biết, phương pháp cá mập chia tiền ra thành 4 phần. Lần đầu tiên bắt đáy 25% số tiền đang có. Ở lần tiếp theo, giải ngân tiếp theo 25% nếu cổ phiếu đi ngang hoặc ở hỗ trợ tiếp theo.
Nếu như sau 2 lần giải ngân 50% mà số tiền lỗ trên 10% thì phải cắt và làm lại từ đầu. Phần còn lại sẽ chỉ giải ngân ở nửa bên kia của đáy, tức ở lần 3, giải ngân tiếp 25% nếu cổ phiếu tạo đáy và đi lên (vượt MA20). Lần giải ngân cuối cùng là khi thị trường "uptrend", cổ phiếu vượt qua 3 đường trung bình quan trọng MA20, 50 và 200.
Tóm lại, ông Đức cho rằng, phương pháp này an toàn hơn tất tay (all in) rất nhiều, cho phép giải ngân nhiều lần. Điều quan trọng là nhà đầu tư phải giữ được sự tỉnh táo.
" alt=""/>Nhà đầu tư bắt đáy lãi đậm, chuyên gia chỉ bí kíp "cá mập"Abreu đã dừng ngang việc học ngành y, chuyển sang làm lao động chân tay (Ảnh: WSJ).
Năm 2022, Abreu bắt đầu đăng video về công việc của mình lên mạng xã hội. Kể từ đó, cô nhận được hàng nghìn tin nhắn quan tâm đến công việc chân tay này. Trước đây, Abreu từng theo học ngành y khoa ở đại học nhưng sau đó đã quyết định từ bỏ vì cảm giác không hợp với môi trường bệnh viện.
Con đường mà Abreu chọn đang được nhiều người trẻ ở Mỹ cân nhắc. Sự hoài nghi về chi phí và giá trị của tấm bằng cử nhân ngày càng tăng đang khiến số lượng người trẻ đăng ký tham gia các chương trình dạy nghề tăng theo.
Số sinh viên đăng ký vào các trường cao đẳng cộng đồng, nơi tập trung dạy nghề, đã tăng 16% vào năm ngoái. Đây là mức cao nhất kể từ khi Cơ quan thanh toán sinh viên quốc gia theo dõi dữ liệu đó (năm 2018). Nhân lực trẻ không bận tâm đến những công việc "bàn giấy" nữa mà chỉ muốn được trả lương cao sau khi ra trường.
Ngày nay, lao động chân tay đang đấu tranh để chống lại định kiến rằng công việc của họ bị xem là "nghề thấp kém". Thực tế, theo dữ liệu của ADP, công nhân xây dựng mới vào nghề đang nhận mức lương cao hơn những người làm công việc bàn giấy như kế toán.
Sự quan tâm đến các công việc chân tay đã tăng vọt trên các nền tảng số nhờ những người sáng tạo nội dung như Czumak-Abreu (Ảnh: WSJ).
Chloe Hudson, 31 tuổi, thợ hàn ở New York, cho rằng: "Họ luôn nghĩ thợ hàn là những người lúc nào cũng dơ bẩn". Tuy nhiên, Hudson luôn xuất hiện với lớp trang điểm kỳ công, hàng mi chuốt mascara cong vút.
Ngoài nhận được mức lương khá cao từ công việc chân tay, những người như Abreu còn kiếm thêm thu nhập "khủng" nhờ sáng tạo nội dung trên mạng xã hội.
Đối với Abreu, cô đã kiếm được 200.000 USD/năm từ giao dịch thương hiệu với các công ty, trong khi vẫn làm việc 7 ngày/tuần. "Tôi muốn công ty của mình hiểu rằng tôi là một nhân viên đáng tin cậy", Abreu nói.
Matt Panella (27 tuổi), thợ hàn, thậm chí còn mua được nhà to, xe hiệu Tesla. Tương tự như Abreu, Matt cũng đăng tải video về "công việc chân tay" của mình lên mạng xã hội và kiếm được hơn 200.000 USD từ đó.
Trên TikTok, hashtag "#bluecollar" (công nhân/lao động chân tay) có tới 500.000 bài đăng trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2023. Các bài đăng có hashtag "#electrician" (thợ điện) tăng 77% trong cùng thời gian. Các nội dung "#constructionworker" (thợ xây) và "#mechanic" (thợ cơ khí) cũng có mức tăng tương tự.
Thợ điện như Abreu có 2 nguồn thu nhập, từ công việc chính và làm nội dung trên mạng xã hội (Ảnh: WSJ).
Evan Berns (23 tuổi), một thợ sửa ống nước ở California, đã có một video đạt 470.000 lượt xem chỉ sau 1 đêm. Trong video ấy, Evan đơn thuần ghi lại cảnh anh tháo lắp máy nước nóng.
Tất nhiên, để có thu nhập cao so với nhiều nghề khác, người lao động chân tay phải đối mạt nhiều rủi ro về sức khỏe. David Coleman, 34 tuổi, thợ cơ khí, đã trải qua cuộc phẫu thuật lưng sau nhiều năm bò dưới bồn rửa, chui lách vào các khoảng trống.
Ngoài ra, dù việc sáng tạo nội dung trên mạng xã hội có thể giúp anh kiếm 500.000 USD/năm nhưng đổi lại, David gần như không còn thời gian dành riêng cho bản thân.
" alt=""/>Cất bằng cử nhân, lao động trẻ chọn làm việc chân tay "kiếm nhiều tiền hơn"