Theo Tiến Đoàn những cảnh nóng đòi hỏi diễn viên phảicó những trải nghiệm nhất định ít nhất là được học hỏi trên phim ảnhhay thị phạm trực tiếp nhiều lần còn anh thì không. Vì thế, trong mộtcảnh ái ân với kinh nghiệm của mình đạo diễn đã "mi" cho anh từng tí mộtnhư hôn như thế nào để thể hiện bạo lực, bế như thế nào, đẩy lên giườngra sao...
"Mặc dù đạo diễn rất nhiệt tình, tuy nhiên với sựngại ngùng của diễn viên nữ, sự vụng về của người chưa biết gì - đó làtôi, cộng với sự nóng nực của mùa hè Hà Nội trong ngôi nhà kín gió đãkhiến cho cảnh quay rất "hot" phát trên màn ảnh vài phút trở thành cảnhkhó nhất, tốn nhiều thời gian nhất (3h đồng hồ trên hiện trường).
Thời gian trước tôi có nghe nhiều diễn viên trao đổitrên báo chí là cảnh nóng khó quay nhất. Đến giờ tôi mới hiểu điều đó làsự thật. Cái ngỡ ngàng, ngại ngùng của tôi không những chiếm thờigian đoàn phim mà còn làm cho cảnh quay chưa đạt yêu cầu cần thiết. Đạodiễn tặc lưỡi cho qua nhưng tôi hiểu anh ấy còn yêu cầu cao hơn nhiều" -Tiến Đoàn kể.
![]() |
Một cảnh ái ân của Tiến Đoàn trên phim. Ảnh: NVCC |
Nam Vương thú nhận ngày đầu tiên trên cương vị "ngườiđi diễn" đã tự nhủ rằng nếu không làm được hay đạo diễn không chấp nhậnthì sẽ không ký hợp đồng và bay về Sài Gòn để không phải vì mình làm hưcả bộ phim, hư cả tâm huyết của bao nhiêu người...
Nhưng may mắn thay khi đạo diễn Mai Hồng Phong chấpnhận "gò" anh, hướng dẫn tận tình từ ánh mắt đến cái nghiến răng haykiểu cười nhếch mép... để làm sao càng đểu càng tốt. Tiến Đoàn bảo nhữngngày đầu tham gia đóng phim hơi "choáng" với sự nóng tính của đạo diễn.
Anh nói: "Đạo diễn Hồng Phong la hét những cá nhântrong đoàn phim (trừ diễn viên) từ sáng đến tối, từ ngày này qua ngàykhác, từ tháng này qua tháng khác mà không thấy... mệt. Đạo diễn giảithích "cần phải làm như vậy để đấu tranh với sự ì trệ của mọi người bởithời gian càng lâu càng làm mọi người mệt mỏi và nản chí".
![]() |
Đạo diễn Hồng Phong (áo trắng, đeo kính) đang thị phạm cho Tiến Đoàn ở một cảnh quay. Ảnh: NVCC |
Những ngày cuối tham gia với đoàn làm phim với TiếnĐoàn là những ngày với những tâm trạng vui buồn lẫn lộn. Vui vì sắp đượcvề miền Nam, buồn cũng vì sắp phải xa Hà Nội, xa những người đã từngcộng tác trong một thời gian dài. Thời điểm này cũng là thời điểm anhnhận được nhiều cuộc điện thoại, tin nhắn,
"Bạn bè rất thắc mắc không hiểu tại sao tôi lại nhậnvai phản diện vì đến lúc này đoạn video với hình ảnh "nóng" trong phimvẫn lan truyền trên một số website cũng như diễn đàn. Tất cả đều cùngtâm trạng lo lắng: Lỡ mọi người ghét Peter cũng sẽ ghét luôn Tiến Đoàn?Hình ảnh bao lâu gây dựng sẽ như thế nào?.." - Tiến Đoàn chia sẻ.
Cũng chính bởi vì nhận được tương đối nhiều sự phảnhồi, chia sẻ của bạn bè nên Tiến Đoàn thú nhận anh có một ít hoang mangvì chỉ sợ mọi người vì quá ghét nhân vật Peter Yeo do anh thủ vai sẽ cóthể quay sang ghét Tiến Đoàn ngoài đời.
Anh giữ biển hiệu cũ và tiếp tục kinh doanh thịt chó. Buôn bán thuận lợi, anh có nguồn thu nhập ổn định lo cho gia đình.
Khi quán đông khách, anh thu được khoảng 30-40 triệu đồng/tháng, lúc vắng thì được 20 triệu đồng/tháng. So với người dân trong khu vực, thu nhập của gia đình anh cao hơn rất nhiều.
Để duy trì cuộc sống ấm no, anh Cường phải làm công việc khiến bản thân nhiều lúc cảm thấy áy náy.
Anh tâm sự: “Hồi quán còn đông khách, tôi phải tự giết mổ 4 - 5 con chó mỗi ngày. Mấy năm gần đây, lượng khách giảm dần nên mỗi ngày, tôi chỉ làm thịt khoảng 1 - 2 con.
Mỗi lần làm thịt chó, tôi luôn cảm thấy có lỗi. Ám ảnh đến mức tôi mơ thấy mình bị chó cắn, phải vùng dậy trong đêm”.
Không muốn các con thấy cảnh giết mổ, anh Cường thường dậy sớm làm thịt chó. Khi con thức dậy, mọi thứ ở quán đã được anh dọn dẹp sạch sẽ.
Nỗi ám ảnh lớn dần, anh nghĩ đến việc nghỉ bán thường xuyên hơn. Tuy nhiên, cả nhà 5 người chỉ sống nhờ thu nhập của quán. Nếu chuyển nghề không thành công thì gia đình anh sẽ lâm cảnh khốn khó.
Bỏ nghề thấy lòng thanh thản
Mấy năm gần đây, anh thường tâm sự với vợ về chuyện nghỉ bán thịt chó. Anh lo vợ không đồng ý nhưng không ngờ, chị lại tán đồng dự định của chồng.
“Vợ con đều mong tôi ngừng giết mổ động vật. Người thân từ lâu cũng khuyên tôi nghỉ bán, tìm việc khác.
Anh em chung nghề cũng muốn nghỉ bán như tôi. Thế nên, khi biết tôi có ý định ngừng giết mổ, mọi người đều bảo 'nghỉ được thì càng tốt'.
Thực ra, vợ chồng tôi rất yêu thương động vật. Vợ tôi rất thích nuôi chó, mèo kiểng.
Trong quá trình buôn bán, nếu thấy con chó nào khôn, hiền thì tôi để lại nuôi. Tôi chăm sóc, tắm rửa, nuôi đàn chó rất chu đáo”, anh Cường chia sẻ.
Vợ chồng anh cũng là nạn nhân của đối tượng trộm chó, mèo. Anh xót xa khi con vật thân thương bị bắt trộm. Anh phải tự trấn an “chắc chó, mèo kiểng người ta sẽ không giết thịt” để bớt đau lòng.
Cách đây vài tháng, cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai đến thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom xem xét tình hình buôn bán thịt chó.
Họ đến cửa hàng bán thức ăn cho chó, mèo kiểng trong vùng để hỏi thăm. Biết anh Cường bán thịt chó, chủ cửa hàng liền dẫn cán bộ xuống tận nơi.
Anh Cường cho biết: “Cán bộ thú y đặt vấn đề, khuyên tôi ngừng kinh doanh thịt chó. Tôi thú thật với họ rằng, mình cũng muốn dẹp quán, nghỉ bán từ lâu.
Tuy nhiên, tôi còn phân vân, chưa biết phải làm gì để nuôi sống gia đình.
Một tháng trước, tôi tìm được công việc mới nên quyết tâm nghỉ bán. Tôi liên hệ với cán bộ thú y đến đưa đàn chó đi nơi khác”.
Ngày 17/11 vừa qua, cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai và thành viên tổ chức Humane Society International (HSI) đã đến quán thịt chó của anh Cường.
Tại đây, anh Cường bàn giao 16 con chó cho đoàn công tác. Chúng sẽ được chăm sóc, triệt sản, tiêm phòng bệnh dại tại Trạm thú y TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai trong thời gian chờ chủ nuôi mới.
Làm việc với đoàn công tác, vợ chồng anh Cường cam kết ngừng kinh doanh, giết mổ chó.
Thời gian qua, gia đình anh không có nguồn thu nhập ổn định nên khá chật vật. Tuy nhiên, anh thấy tinh thần thoải mái, thanh thản hơn trước đây.
Hiện, anh đang xin giấy phép kinh doanh gas. Anh hy vọng sớm khai trương cửa hàng và công việc vào guồng suôn sẻ, thuận lợi.