当前位置:首页 > Thế giới > Soi kèo phạt góc Western United vs Adelaide United, 16h00 ngày 16/4 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Barito Putera vs Bali United, 19h00 ngày 24/2: Lịch sử gọi tên
Theo hãng phân tích Counterpoint Research, Mac đang thắng thế trước các nhà sản xuất máy tính khác. Nếu doanh thu Apple tăng trong khoảng thời gian từ quý I/2021 đến quý I/2022, Lenovo và HP – hai hãng PC lớn nhất thế giới – lại giảm nghiêm trọng. Lenovo giảm 10%, còn HP giảm 16%.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên, song Counterpoint chỉ ra “thủ phạm” lớn nhất chính là lạm phát, xung đột Nga – Ukraine và phong tỏa do Covid-19 tại Trung Quốc. Kết hợp với cuộc khủng hoảng bán dẫn trong vài năm qua, không ngạc nhiên khi doanh số PC giảm sút.
Dù vậy, Apple là ngoại lệ. Lượng máy tính Dell xuất xưởng tăng 1% đã vô cùng ấn tượng so với các đối thủ, song không thể so với mức tăng 8% của Apple trong cùng kỳ. Apple được yêu thích nhờ dòng máy Mac dùng chip M1 tự phát triển. Màn ra mắt thành công của MacBook Pro năm 2021 và Mac Studio vài tháng trước chắc chắn giúp doanh số máy tính của công ty tăng lên.
Nhìn chung, so với quý I/2021, doanh số máy tính toàn cầu giảm 4,3% vì lạm phát và thiếu chip. Apple đi ngược dòng nhờ lượng tiền mặt dồi dào và các nhà cung ứng thường ưu tiên “táo khuyết” hơn các nhà sản xuất còn lại.
Đây không phải lĩnh vực duy nhất Apple đánh bại đối thủ. Chẳng hạn, quý IV/2021, khi doanh số smartphone thế giới giảm, công ty của Tim Cook lại có tốc độ tăng trưởng vượt trội và qua mặt Samsung trở thành nhà sản xuất smartphone số 1 thế giới.
Dường như Apple đang thống trị mọi phân khúc họ chạm vào. Tuy nhiên, đợt phong tỏa Covid-19 tại Trung Quốc và sự bất mãn ngày một tăng của người lao động có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của hãng.
Counterpoint tin rằng từ cuối năm 2021, khoảng cách cung - cầu đang dần thu hẹp lại, báo hiệu căng thẳng nguồn cung trên toàn hệ sinh thái sắp chấm dứt. Nguồn cung các linh kiện quan trọng nhất trên PC và laptop như IC quản lý năng lượng, IC Wi-Fi và giao diện I/O… đã trở nên dễ thở hơn.
Du Lam (Theo Digital Trends)
Những đối tác lắp ráp iPhone, iPad và MacBook phải tạm dừng hoạt động một số nhà máy tại Trung Quốc để tuân thủ quy định phòng dịch của chính quyền.
" alt="Mac đang ‘giết’ PC"/>![]() |
NSND Trọng Trinh vai Bí thư Nhân trong "Sinh tử". |
Nói về vai diễn trong dòng phim chính luận, NSND Trọng Trinh cho hay: "Chưa bao giờ tôi có một vai diễn mà phải nói chuyện rành rọt, từng câu từ ngôn ngữ phải chấm phẩy rõ ràng không có chuyện nói nói sai một từ. Vì phim thu tiếng trực tiếp nên nhiều lần nói rớt một từ cũng phải quay lại, vậy nên mới có cảnh mất 72 lần quay đi quay lại.
Tôi với anh Hoàng Dũng (NS Hoàng Dũng) ngồi thoại với nhau rồi đếm, ông này 30 thì ông kia 35 đúp quay lại. Nhiều khi bảo chỗ này khó quá nhưng đạo diễn bảo không được lại phải quay lại".
Ai biết đến NSND Trọng Trinh đều hiểu, đây chưa thực sự là vai khó của ông. Nhân vật ông Nhân chỉ là thử thách trong sự nghiệp của nghệ sĩ gạo côi đã ngoài 60 tuổi. Cũng như NSND Hoàng Dũng, NSND Trọng Trinh đã kinh qua đủ mọi cảm xúc, trải nghiệm trong nghề nên giờ ông có thể xử lý đơn giản nhiều nhân vật khác nhau.
Trước khi đến với "Sinh tử", khán giả đã quá quen thuộc với NSND Trọng Trinh qua các phim như: Gió qua miền tối sáng, Săn bắt cướp, Nhật ký Vàng Anh 2, Cầu vồng tình yêu, Tuổi thanh xuân (2 phần), Mưa bóng mây, Matxcơva- mùa thay lá, Chạy trốn thanh xuân, Xin chào, người lạ ơi, Nàng dâu order....
Ngoài vai trò diễn viên, Trọng Trinh còn là đạo diễn nổi tiếng trong làng phim. NSND Trọng Trinh đạt giải vàng trong Liên hoan Phim truyền hình Toàn quốc năm 1998 trong phim "Sông Tranh", hay giải vàng trong Liên hoan Phim truyền hình Toàn quốc năm 2002 phim "Sang sông". Sau đó, ông còn thành công với Nấc thang mới, Ban mai xanh, Cầu vồng tình yêu...
Trong suốt sự nghiệp, NSND Trọng Trinh luôn được đồng nghiệp, bạn bè, học trò và người hâm mộ nể phục. Dù gia đình không theo nghiệp nghệ thuật nhưng bằng sự cần mẫn chăm chỉ lao động nghiêm túc trong sự nghiệp nên ông đã đạt được những thành công lớn.
Công việc suôn sẻ trọn vẹn nhưng chuyện riêng tư của NSND Trọng Trinh cũng lắm nỗi gian truân. Lấy vợ năm 1987, bà không hoạt động cùng ngành nhưng họ vẫn dành cho nhau những điều hạnh phúc tốt đẹp. Tuy nhiên 20 năm sau khi mọi thứ đã ổn định, con cái khôn lớn thì gia đình NSND Trọng Trinh tan vỡ.
![]() |
NSND Trọng Trinh bên vợ trẻ kém 16 tuổi. |
Nói về điều đã qua, nam nghệ sĩ sinh năm 1957 trải lòng: "Cuộc sống này có nhiều điều uẩn khúc và mong manh lắm nhưng đời là thế. Đã sống với nhau 20 năm mà còn chia tay thì đau xót đến dường nào nhưng mình phải chấp nhận. May là các con tôi rất ngoan, chúng nó hiểu hết. Dĩ nhiên, không có đứa con nào muốn bố mẹ nó chia tay nhưng chứng kiến bao nhiêu năm, chúng nó biết muốn bố mẹ sống tiếp với nhau cũng khó nên hiểu đến lúc phải như thế và chấp nhận".
Điều khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên là NSND Trọng Trinh chọn nuôi 2 con thay vợ vì "có kinh tế hơn". Ông cũng muốn bù đắp cho các con bởi sự thiếu hụt trong cuộc sống gia đình. Cả hai con trai của ông đều được cho ăn học tử tế, du học ở nước ngoài. Hiện tại, họ đều khôn lớn trưởng thành.
Sau khi hôn nhân tan vỡ, NSND Trọng Trinh đã bị sốc vì mất niềm tin, tình yêu vào phụ nữ. Chính vợ là người đề nghị chia tay nên ông bị ám ảnh tâm lý. Dần dà có bạn khác giới quý mến mời đi chơi hay ngồi uống nước, nam nghệ sĩ cũng e ngại.
Nhưng rồi duyên số khéo se, năm 2011, NSND lại làm đám cưới với một người phụ nữ quê gốc Đà Nẵng kém 16 tuổi. Chị cũng từ đổ vỡ trong hôn nhân. Họ tìm được sự đồng điệu trong tâm hôn và đến với nhau như một lẽ tự nhiên.
Gia đình hiện tại của Trọng Trinh.
NSND Trọng Trinh không ngại tiết lộ lý do yêu vợ trẻ gốc Đà Nẵng. Ông tâm sự: "Phải nói thât, phụ nữ miền Trung chăm sóc chồng rất chu đáo và hết lòng. Từ chuyện ăn uống, quần áo, sức khoẻ… Mỗi lần đi làm phim, cô ấy lại tự tay chuẩn bị mọi thứ. Nhiều khi đến đoàn làm phim mọi người cứ ganh tỵ. Có người bảo: "Anh lấy vợ trẻ mà sướng nhỉ, em cũng lấy vợ trẻ mà không được một tí của anh". Nhiều khi tôi trêu lại "Cái đó là do người chồng, bọn mày xem lại nước ăn ở của mình như thế nào mà vợ đối không tốt".
Ở tuổi xế chiều, NSND Trọng Trinh có cuộc sống viên mãn êm đềm bên vợ trẻ. Nhiều người tò mò chuyện nam nghệ sĩ ngoài 60 tuổi có thêm con không, ông khéo léo trả lời: "Tôi không cố tình không có con, nếu muốn tôi đã có con từ lâu rồi vì chúng tôi vẫn rất khỏe mạnh. Tôi quyết để mọi chuyện thuận theo tự nhiên chứ không cố gắng để có".
(Theo GĐXH)
Đóng phim hàng chục năm nhưng diễn viên Trọng Trinh vẫn không thể tưởng tượng được có ngày anh phải quay một cảnh 70 lần mới xong.
" alt="NSND Trọng Trinh 'Sinh tử': Ngoài 60 viên mãn bên vợ trẻ kém 16 tuổi"/>NSND Trọng Trinh 'Sinh tử': Ngoài 60 viên mãn bên vợ trẻ kém 16 tuổi
Nhận định, soi kèo Borussia Dortmund vs Union Berlin, 0h30 ngày 23/2: Phong độ sa sút
Trong xu hướng phát triển kinh tế số hiện nay, thế giới nhắc nhiều tới các mô hình kinh tế số mới ví dụ như blockchain, vậy công nghệ này có nằm trong Chiến lược phát triển kinh tế số của Chính phủ hay không?
Blockchain là một điểm nhấn đặc biệt đối với kinh tế số vì công nghệ này giúp tài sản hóa các vật phẩm số và hỗ trợ giao dịch số một cách dễ dàng, minh bạch và an toàn. Vai trò của Blockchain đối với kinh tế số trong tương lai gần có thể so sánh với vai trò của các hạ tầng thiết yếu: Điện, đường, trường, trạm đối với sự phát triển kinh tế truyền thống. Chính vì thế mà trên thế giới cũng như ngay tại Việt Nam, đang có làn sóng chuyển đổi các nền tảng giao dịch, thanh toán, mua bán từ hạ tầng cũ sang hạ tầng phân tán dựa trên công nghệ Blockchain, với tốc độ tăng trưởng lên tới hai con số mỗi năm. Phát triển công nghệ, ứng dụng Blockchain cũng có thể là một trong những chiến lược để phát triển kinh tế số, tạo sự đột phá cho Việt Nam. Chính phủ hiện cũng rất quan tâm và đang trong quá trình nghiên cứu hành lang pháp lý để có thể hỗ trợ ứng dụng công nghệ blockchain một cách phù hợp
Chiến lược quốc gia về kinh tế số và xã hội số của Việt Nam được đưa ra dựa trên xu hướng thế giới và đặc thù của Việt Nam như thế nào, để có được chiến lược phù hợp và khả thi thưa ông?
Tôi cho rằng, chiến lược quốc gia về kinh tế số và xã hội số của Việt Nam là kết quả tham khảo quốc tế một cách có chọn lọc, kết hợp với thực tiễn trong nước.
Phát triển kinh tế số và xã hội số là đưa các hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số. Môi trường số là môi trường mang tính toàn cầu. Do vậy, Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số của Việt Nam được xây dựng để xác định tường minh khái niệm về kinh tế số và xã hội số.
Việc xác định tường minh nội hàm khái niệm là điều kiện tiên quyết cho việc thống nhất hành động, thúc đẩy phát triển, quản lý và đo lường, giám sát.
Kinh tế số Việt Nam gồm 3 thành phần chính: Kinh tế số ICT là công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông; Kinh tế số nền tảng là hoạt động kinh tế của các nền tảng số, các hệ thống trực tuyến kết nối giữa cung và cầu, cùng các dịch vụ trực tuyến trên mạng; Kinh tế số ngành là hoạt động kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực.
Trong 3 thành phần này, thành phần kinh tế số nền tảng và kinh tế số ngành còn nhiều dư địa phát triển. Định hướng phát triển kinh tế số của Việt Nam là đưa kinh tế số thẩm thấu mặc định vào từng ngành, lĩnh vực thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số.
Xã hội số Việt Nam gồm 8 thành phần chính. Thứ nhất là phương tiện số đảm bảo mỗi người dân một điện thoại thông minh để làm tất cả những gì mình muốn (all-in-one). Thứ hai là kết nối số để đảm bảo mỗi hộ gia đình một đường cáp quang, phổ cập kết nối di động băng rộng. Thứ ba là danh tính số đảm bảo mỗi người dân có danh tính số được xác thực dễ dàng từ xa, qua môi trường mạng, thay vì phải hiện diện trực tiếp. Thứ tư là tài khoản số để cho mỗi người dân một tài khoản thanh toán số để thanh toán cho các giao dịch điện tử, giao dịch số từ xa qua môi trường số.
Thứ năm là chữ ký số với mục tiêu mỗi người dân có chữ ký số cá nhân trên điện thoại thông minh có thể ký số từ xa, qua môi trường số, thay vì phải ký tươi trên bản giấy. Thứ sáu là địa chỉ số khi mỗi hộ gia đình có địa chỉ số, có thể dễ dàng được nhận biết, tìm kiếm trên môi trường số. Thứ bảy là kỹ năng số, với mục tiêu mỗi người dân được trang bị kỹ năng số cơ bản để thao tác, sử dụng ứng dụng, nền tảng số và tự bảo vệ mình trên môi trường số. Và cuối cùng là văn hóa số với mục tiêu làm cho người dân nhận rõ được lợi ích của các dịch vụ số, từ đó hình thành thói quen cho mỗi người dân lựa chọn sử dụng các dịch vụ số một cách tự nhiên, mặc định.
Ông có nói chiến lược này dựa trên xu hướng thế giới và đặc thù của Việt Nam, nhưng chiến lược này độc đáo và khác biệt của Việt Nam trong phát triển kinh tế số và xã hội số hay không?
Chuyển đổi số, hiểu một cách đơn giản nhất, là đưa toàn bộ hoạt động của người dân, doanh nghiệp và Chính phủ lên môi trường số một cách an toàn. Tôi cho rằng, điểm cốt lõi, độc đáo và khác biệt của Việt Nam trong phát triển kinh tế số và xã hội số là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số bằng các nền tảng số Việt Nam. Đây là tinh thần xuyên suốt của Chiến lược. Chiến lược đã nêu tên 54 nền tảng số cụ thể. Trong đó, năm 2022 này xác định 35 nền tảng số ưu tiên triển khai trước.
Chúng ta nhìn thấy cơ hội cho Việt Nam với một thị trường tiềm năng khi có 100 triệu dân, 9 triệu hộ nông dân, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, 1 triệu doanh nghiệp, 70 nghìn nhà máy sản xuất, 44 nghìn trường học, 14 nghìn cơ sở y tế, hơn 3 nghìn doanh nghiệp vận tải. Vì vậy, chúng ta xác định điểm đột phá là phổ cập thật nhanh các nền tảng số quốc gia phục vụ nhu cầu riêng, nhu cầu đặc thù của người dân Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam.
Chúng tôi cũng đưa ra công thức thành công của người Việt Nam là "Nhỏ - Nhanh - Gần và Cơ động" và chiến lược cũng thể hiện rõ công thức này.
Khi người dân và doanh nghiệp lên môi trường số, họ thấy được lợi ích sẽ phát triển kinh tế số và xã hội số. Mỗi người dân có cơ hội trở thành một “doanh nhân số”. Mỗi doanh nghiệp, mỗi hộ sản xuất kinh doanh có cơ hội trở thành một doanh nghiệp số. Chuyển đổi số thành công thì cần nhỏ tới mức từng người dân, từng doanh nghiệp, từng tổ chức nhỏ. Vì nhỏ nên chúng ta có thể nhanh, linh hoạt. Chuyển đổi số thì "cá nhanh thắng cá chậm", chứ không phải "cá to nuốt cá bé".
Giải pháp đặc thù Việt Nam là tận dụng và phát triển mạng lưới doanh nghiệp công nghệ số đông đảo hiện có trên 60.000 doanh nghiệp, có những tập đoàn công nghệ lớn, thuộc cả khối doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân, hàng đầu trong khu vực và các doanh nghiệp công nghệ vừa và nhỏ sáng tạo. Doanh nghiệp Việt Nam tập trung phát triển các nền tảng số Make in Việt Nam, ở ngay bên cạnh người dùng Việt Nam, đó là gần.
Tiếp đó là tổ chức mạng lưới công nghệ số cộng đồng, thông qua các Tổ công nghệ số cộng đồng để đưa các nền tảng số tới với người dân, hướng dẫn người dân và hỗ trợ người dân nhanh nhất có thể, đó là gần. Tổ công nghệ số cộng đồng có thể do Đoàn Thanh niên và các doanh nghiệp công nghệ số làm nòng cốt, tổ chức theo nhóm ít người để tiếp cận tới từng người dân, từng hộ gia đình đó là nhỏ.
Cuối cùng là việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến toàn dân với hệ thống truyền thông rộng khắp, đến tận cấp cơ sở, đó là gần. Khi đã xác định được đúng mục tiêu, đúng công cụ, thì có thể nhanh chóng tuyên truyền, phổ biến tới toàn dân. Việc phổ cập công nghệ phòng chống dịch trong năm 2021 là minh chứng rõ nét nhất cho điều này.
Ông vừa nói đến yếu tố đột phá của chiến lược này, ông có thể chia sẻ cụ thể hơn?
Chiến lược quốc gia đưa ra các nhiệm vụ cụ thể để phát triển 9 yếu tố nền móng, 7 ngành, lĩnh vực trọng tâm và 8 nhóm giải pháp. Vì vậy, một số điểm đột phá khác là về thể chế. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đột phá của thể chế là sửa đổi Luật Giao dịch điện tử, ban hành chính sách thúc đẩy hoạt động trực tuyến nhanh hơn, dễ dàng hơn, rẻ hơn và an toàn hơn. Khi đó, người dân, doanh nghiệp sẽ chuyển sang hoạt động trên môi trường số một cách tự nhiên.
Ví dụ như dịch vụ công trực tuyến quy định thu phí, lệ phí thấp hơn, thời gian trả kết quả nhanh hơn, thì người dân, doanh nghiệp sẽ chuyển sang sử dụng dịch vụ công trực tuyến thay vì nộp hồ sơ trực tiếp.
Về hạ tầng số, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đột phá của hạ tầng số là phổ cập điện thoại thông minh tới người dân, phổ cập Internet cáp quang băng rộng tới hộ gia đình, phổ cập điện toán đám mây tới doanh nghiệp do Việt Nam làm chủ công nghệ lõi.
Trên đây cũng là điểm đặc thù Việt Nam có thể làm nhanh hơn các nước khác.
Bộ TT&TT đã xây dựng kế hoạch ngừng phát sóng 2G và chuyển băng tần của 2G cho các công nghệ di động tiên tiến hơn như 4G, 5G. Trong đó, một trong những việc làm quan trọng cần làm là giảm số lượng người sử dụng điện thoại 2G. Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư về "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất – phần truy cập vô tuyến" quy định tất cả các thiết bị di động được sản xuất hoặc nhập khẩu vào Việt Nam phải được tích hợp công nghệ 4G. Song song với đó là đồng hành cùng với các doanh nghiệp công nghệ để cung cấp các thiết bị điện thoại, máy tính bảng chi phí thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế, thu nhập của người dân.
Về dữ liệu số, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đột phá của dữ liệu số là phát triển dữ liệu chủ trong các cơ sở dữ liệu có độ chính xác cao làm dữ liệu gốc theo các nguyên tắc một trường dữ liệu chỉ do một cơ quan thu thập, quản lý và chia sẻ cho các cơ quan khác dùng chung. Bên cạnh đó, người dân cung cấp dữ liệu một lần khi sử dụng các dịch vụ công trực tuyến. Đối với các thông tin, tài liệu đã cung cấp, không yêu cầu người dân cung cấp lại.
Ngoài ra, việc đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức sẽ giúp người dân, doanh nghiệp không phải cung cấp, kê khai thông tin nhiều lần; giúp công chức, viên chức, người lao động không phải nhập dữ liệu, tổng hợp dữ liệu trên nhiều phần mềm khác nhau; giúp lãnh đạo có thông tin tổng hợp, thống nhất, tin cậy để có quyết định kịp thời, hiệu quả; giúp tăng cường sử dụng lại dữ liệu, tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí.
Tôi ví dụ với mỗi giao dịch giúp tiết kiệm 3.000 đồng cho xã hội như chi phí di chuyển đến-về chỗ chứng thực giấy tờ bản giấy, chi phí chứng thực giấy tờ, thời gian chờ, chi phí xử lý của công chức; chưa kể chi phí cơ hội, chi phí lưu trữ giấy tờ bản giấy... việc kết nối, chia sẻ dữ liệu thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đã góp phần tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng cho xã hội trong thời gian qua.
Kho dữ liệu mở được hình thành sẽ thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp dán nhãn dữ liệu phục vụ trí tuệ nhân tạo.
Về an toàn an ninh mạng, chúng ta đưa ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đột phá của an toàn, an ninh mạng là phổ cập dịch vụ an toàn thông tin mạng cơ bản và chữ ký số tới người dân.
Người dân là đối tượng chưa được trang bị đồng đều, đầy đủ về các kỹ năng tự bảo vệ trên không gian mạng. Việc đưa người dân lên môi trường mạng khi chưa được trang bị kỹ năng đầy đủ có thể tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro bị tấn công, lừa đảo trên mạng.
Thống kê cho thấy, các cuộc tấn công, lừa đảo trên mạng chủ yếu (khoảng 80%) xuất phát từ việc thiếu kỹ năng số cơ bản. Do vậy, phổ cập các dịch vụ an toàn thông tin mạng miễn phí sẽ bù đắp cho sự thiếu hụt kỹ năng số của người dân, bảo vệ người dân đến 80% các trường hợp.
Do vậy, kèm theo mục tiêu mỗi người dân một điện thoại thông minh là thực hiện mục tiêu mỗi người dân cài đặt ứng dụng phần mềm bảo đảm an toàn thông tin mạng ở mức cơ bản trên điện thoại di động.
Ngoài ra, người dân phổ cập chữ ký số để thực hiện các giao dịch trên môi trường số một cách an toàn. Chữ ký số, được thực hiện thông qua các thuật toán phức tạp, có tính bảo mật cao sẽ an toàn hơn chữ ký tươi vốn rất dễ giả mạo.
Đối với nhân lực số, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đột phá của nhân lực số là triển khai đại học số, toàn trình trực tuyến, học liệu cá nhân hóa, hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo.
Hiện nay, Việt Nam đang thiếu hụt khoảng 100.000 – 150.000 nhân lực kỹ thuật số trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ số.
Đại học số, hiểu một cách đơn giản là chuyển đổi số giáo dục đại học, đưa toàn bộ hoạt động của trường đại học, của giảng viên, sinh viên lên môi trường số. Và vì chuyển đổi hoàn toàn lên môi trường số, mô hình hoạt động của một trường đại học số trở nên linh hoạt và vượt qua nhiều giới hạn vật lý mà một ngôi trường truyền thống gặp phải, dẫn tới dịch vụ giáo dục được tiếp cận dễ dàng hơn, đào tạo được nhiều hơn, chi phí thấp hơn, với chất lượng tối thiểu tương đương.
Mục tiêu tới 2025, Việt Nam có tối thiểu 5 trường đại học đào tạo chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, an toàn thông tin mạng hoạt động theo mô hình đại học số.
Trong chuyển đổi số, kỹ năng số là quan trọng nhất để đưa người dân lên môi trường số một cách an toàn, lành mạnh. Việt Nam có 100 triệu dân. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thực hiện việc đào tạo kỹ năng số cho 100 triệu dân Việt Nam một cách hiệu quả để tận dụng được cơ hội mà chuyển đổi số mang lại.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đột phá là phổ cập kỹ năng số toàn dân thông qua Nền tảng Khóa học trực tuyến mở đại trà (MOOCS). Nền tảng cung cấp khóa học trực tuyến, mọi lúc, mọi nơi, tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo để tự động đánh giá, phân tích trong suốt quá trình học tập để điều chỉnh, cá nhân hóa tới từng người học. Nền tảng MOOCS góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt giáo viên giỏi, giúp các em học sinh, sinh viên trên cả nước tiếp cận được với các giáo viên giỏi nhất.
Về thanh toán số, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đột phá là phổ cập thanh toán số, Mobile Money. Bộ TT&TT đã phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước triển khai thí điểm Mobile Money. Trong năm 2022 dự kiến có thể đạt được hơn 180.000 điểm giao dịch phổ cập tới 100% xã phường trên cả nước. Đây sẽ là chìa khóa để thúc đẩy phổ cập nền tảng thanh toán số tới toàn dân.
Phát triển kinh tế số giúp người dân giàu có hơn, góp phần đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045.
Phát triển xã hội số giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia số an toàn, nhân văn và rộng khắp.
Chuyển đổi số là một hành trình dài đầy thách thức nhưng cũng đầy ý nghĩa. Bộ TT&TT, cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số cam kết hỗ trợ, đồng hành cùng các bộ ngành, địa phương trên hành trình này.
Cảm ơn ông!
Thái Khang (Thực hiện)
" alt="Phát triển kinh tế số và xã hội số Việt Nam"/>Theo kết quả, nền tảng GapoWork đã được bình chọn là giải pháp mới xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam. GapoWork đã đáp ứng được hàng loạt các tiêu chí của giải thưởng, trong đó, tiêu biểu nhất chính là tính sáng tạo và hiệu quả khi sử dụng. Trong thời điểm làm việc từ xa là xu hướng, GapoWork đã ra đời với các tính năng thông minh, thân thiện như chat nhóm, livestream, gọi audio/ video HD với tính năng họp nhóm Zoom không giới hạn… GapoWork giúp doanh nghiệp tăng liên kết đội ngũ, cải thiện khả năng trao đổi, bàn luận giữa các thành viên, từ đó thúc đẩy doanh thu, tiết kiệm chi phí và tối ưu vận hành.
Ví điện tử Gpay được Sao Khuê vinh danh là Sản phẩm, giải pháp số xuất sắc
![]() |
Cũng tại lễ trao giải, Ví điện tử Gpay thuộc Tập đoàn Công nghệ G-Group được công nhận ở lĩnh vực Tài chính số bởi tính hiệu quả, tiện lợi trong thanh toán và sự an toàn nhờ vào hệ thống bảo mật toàn diện. Hội đồng Sao Khuê cũng đánh giá rằng, Ví điện tử Gpay đã gây ấn tượng khi triển khai thực tế vô cùng hiệu quả trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Một trong những dịch vụ nổi bật của Gpay hiện tại là Open Wallet. Open Wallet là giải pháp cung cấp ví điện tử di động riêng biệt cho các doanh nghiệp. Open Wallet cung cấp cho khách hàng (user) của doanh nghiệp Ví điện tử của riêng họ, và cho phép sử dụng để thanh toán các dịch vụ ngay trên ứng dụng của doanh nghiệp (merchant).
![]() |
Trên Open Wallet, Ví điện tử Gpay và App doanh nghiệp được tích hợp trên một nền tảng duy nhất. Khách hàng có thể thanh toán hàng hóa lẫn dịch vụ doanh nghiệp ngay trên ứng dụng; nạp, rút, liên kết hơn 30 ngân hàng. Bên cạnh đó, Open Wallet cũng áp dụng phương thức định danh khách hàng eKYC, hỗ trợ thanh toán hóa đơn, điện thoại, topup ngay trên ứng dụng doanh nghiệp.
Có thể kể tên rất nhiều lợi ích mà Open Wallet mang đến cho doanh nghiệp như: Tối ưu việc quản lý tài chính; Thanh toán trực tiếp phụ cấp của nhân viên qua App doanh nghiệp; Hỗ trợ mở rộng kênh bán hàng với chi phí đầu tư tối thiểu và mở rộng thị trường, tiếp cận được khách hàng mới.
Sao Khuê 2022 là Chương trình bình chọn uy tín và danh giá nhất của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT (VINASA) tổ chức thường niên. Đây là sự kiện công nhận các sản phẩm, dịch vụ xuất sắc hàng đầu của ngành.