“Chúng tôi có một lịch sử dài với Đội cận vệ Hoàng gia Na Uy và đó là thứ gì gì đó khiến chúng tôi vô cùng tự hào”, David Windmill, trưởng Cộng đồng Động vật học Hoàng gia Scotland và cũng là người sở hữu Sở thú Edinburgh – nơi Ngài Nils đang trú ngụ, bộc bạch.
Nhà thám hiểm Roald Amundsen người Na Uy, cũng là người đầu tiên đặt chân tới Nam Cực vào năm 1911, đã mang về Vườn thú Edinburgh, Scotland chú chim cánh cụt hoàng đế đầu tiên vào ngày nó mở cửa, năm 1913.
Khi Đội Cảnh vệ Hoàng gia Na Uy tới thăm Doanh trại Quân đội Edinburgh năm 1961, trung Úy Nils Egelien đã rất yêu thích cộng đồng chim cánh cụt tại sở thú nơi đây. Khi đơn vị của ông quay trở lại Edinburgh vào năm 1972, ông đã nhận nuôi một chú chim cánh cụt. Nó được đặt tên là Nils Olav để gợi người ta nhớ về bản thân Nils Egelien và Vua Olav Đệ Ngũ của Na Uy.
Chim cánh cụt Nils Olav được phong hàm cai quyền (lance-corporal) trong trung đoàn. Mỗi lần Đội Cảnh vệ Hoàng gia quay trở lại vườn thú, cậu lại được lên chức. Năm 1982, Nils Olav đã lên hàm hạ sĩ; năm 1987, Nils lên hàm Thượng sĩ nhưng không lâu sau đó, cậu qua đời. Chức danh và cả cái tên ấy được chuyển cho Nils Olav Đệ Nhị, lúc ấy mới 2 tuổi.
Trải qua nhiều lần lên chức thì vào ngày 15 tháng 8 năm 2008, cậu đã được phong tước hiệp sĩ. Trong buổi lệ trọng đại ấy, vị vua đương nhiệm của Na Uy đã xướng tên cậu, khen rằng chú cánh cụt này “thỏa mãn mọi điều kiện để nhận được những vinh dự và phẩm giá của một hiệp sĩ”. Đội Cận vệ gồm 130 thành viên cũng hàng trăm người khách tới dự khác đã chứng kiến cạnh thanh gươm được đặt xuống hai bên cổ Nils Olav – thủ tục xưng tước hiệp sĩ trong hoàng gia Châu Âu.
Chú cánh cụt thứ ba, Nils Olav Đệ Tam nhận lại chức danh và cái tên huyền thoại này vào năm 2008. Đến ngày 22 tháng 8 năm 2016, Nils Olav Đệ Tam được phong lên làm Thiếu tướng. Lễ phong tước có sự góp mặt của 50 thành viên đội Cận vệ Hoàng gia.
Vậy đó, Ngài Nils Olav đã đem lại vinh dự cho toàn bộ loài chim có cánh nhưng không biết bay như vậy đó.
Theo GenK
" alt=""/>Đây là chú chim cánh cụt đã được phong tước Hiệp sĩNguồn vốn đầu tư từ Northstar Group sẽ hỗ trợ việc phát triển sản phẩm mới ở các nước trong khu vực, cũng như đẩy nhanh việc tăng cường năng lực về công nghệ và AI của Topica (Trong ảnh: cuộc thi lập trình theo nhóm Topica AI Edtech Asia Hackathon 2017)
Thông tin từ Tổ hợp giáo dục Topica vừa xác nhận, đơn vị này đã hoàn tất việc nhận vốn đầu tư 50 triệu USD từ Northstar Group, trong thương vụ đầu tư lớn nhất từ trước tới nay vào đào tạo trực tuyến ở Đông Nam Á.
Northstar Group là quỹ đầu tư cổ phần tư (Private Equity) có trụ sở tại Singapore, hiện quản lý hơn 2 tỷ USD vốn đã cam kết, dành riêng cho các doanh nghiệp giai đoạn tăng trưởng ở Đông Nam Á. Northstar Group có bề dày thành tựu trong việc tham gia tích cực giúp tăng trưởng các doanh nghiệp trong thời gian đầu tư. Từ lúc thành lập năm 2003, Northstar Group đã thu hút được nguồn vốn cho 4 quỹ cổ phần tư, và đã đầu tư vào hơn 30 doanh nghiệp trong các ngành ngân hàng, bảo hiểm, tiêu dùng bán lẻ, sản xuất, than khoáng sản, công nghệ, viễn thông và nông nghiệp. Northstar Group đã đầu tư hơn 3 tỷ USD cùng với các đối tác đồng đầu tư trong khu vực Đông Nam Á.
" alt=""/>Tổ hợp giáo dục Topica nhận 50 triệu USD đầu tư từ Northstar GroupRansomware dường như là một vấn đề hàng ngày, với các biến thể mới liên tục được phát hành; các vấn đề trong CPU cho phép kẻ gian ăn cắp dữ liệu của bạn; và sự an toàn lỏng lẻo của các thiết bị Internet of Things (IoT) cho phép kẻ xấu khởi động các cuộc tấn công từ chối dịch vu (DDoS) nhắm vào các công ty lớn nhất trên thế giới.
![]() |
Người ngoài hành tinh có thể vô tình hoặc cố tình tấn công Trái đất bằng mã độc. |
Tuy nhiên, trên đây có thể là những điều khó chịu đơn giản hơn so với những gì mà người ngoài trái đất có thể làm với cơ sở hạ tầng CNTT của hành tinh chúng ta.
Bản báo cáo đến từ các nhà nghiên cứu Michael Hippke và John G. Learned đã giải thích những cách khác nhau mà một nền văn minh ngoài hành tinh có thể phá hủy thế giới, một cách cố ý hoặc vô ý bằng cách nhúng mã vào một thông điệp.
Họ suy đoán rằng ngay cả những ngôn ngữ đánh dấu đơn giản như TeX và LaTeX cũng có thể được sử dụng cho các hành vi độc hại, và làm nổi bật những khó khăn trong việc giải mã các ngôn ngữ bằng tay. Ngoài ra, các chi tiết tín hiệu mà một AI ngoài hành tinh truyền đến nhân loại cũng có thể là một cuộc tấn công.
Một giải pháp được đề nghị là xây dựng một “nhà tù” trên mặt trăng, nơi một máy tính được sử dụng để giải mã tin nhắn từ người ngoài hành tinh nhưng bị cô lập khỏi các mạng khác và có thể bị phá hủy từ xa nếu cần.
![]() |
Đặt "nhà tù" trên Mặt trăng có thể giúp Trái đất an toàn hơn? |
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục nói rằng điều này vẫn có thể không mang lại tác động, và một AI đủ thông minh có thể thuyết phục hoặc đánh lừa con người chúng ta. Các nhà nghiên cứu cho rằng nguy cơ tổng thể đối với nhân loại là thấp, nhưng nhìn chung đó là điều nên nghĩ đến.
Chủ đề này hầu như không mới vì đã có nhiều sách và phim khám phá khái niệm kẻ xâm lược nguy hiểm. Ví dụ, trong phim Species, dự án SETI đã nhận được một bản tin truyền tải với các chi tiết về làm thế nào để nối ADN ngoại lai với DNA người, kết quả là tạo ra sự tàn phá trái đất của chúng ta.
H.N. - Đỗ Vân Anh - Minh Thuý (Theo Neowin)
Những người tìm kiếm sự thật cho rằng người ngoài hành tinh xây dựng một căn cứ ngầm tại khu vực Tam giác Quỷ.
" alt=""/>Nhân loại có thể bị tiêu diệt bằng mã độc của người ngoài hành tinh