Nhiều HTX và người dân trên địa bàn tỉnh đã chú trọng và tích cực đầu tư mua thiết bị thông minh, ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây ăn quả, phun thuốc trừ sâu bằng máy bay không người lái; hay sử dụng hệ thống thông tin địa lý kết nối với máy tính hoặc điện thoại thông minh giúp người sản xuất có thể dễ dàng theo dõi được sự phát triển của cây trồng, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản.
Tại huyện Thường Xuân, nhiều trang trại trồng trọt ứng dụng công nghệ cao cũng đã áp dụng công nghệ thông tin trong việc điều tiết nước tưới, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng bằng điện thoại thông minh hay các thiết bị hỗ trợ từ xa khác.
Người sản xuất có thể vận hành hệ thống tưới mọi lúc, mọi nơi; có thể kết hợp nước tưới với bón phân và kiểm soát lượng phân bón đúng tỷ lệ, giúp cây trồng sinh trưởng nhanh và tăng năng suất.
Ông Vũ Văn Chiến, quản lý trang trại Hoàng Gia tại thôn Phú Vinh, xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) cho biết: Trồng trọt theo quy trình truyền thống, các trang trại sẽ phải mất nhiều chi phí thuê nhân công, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, còn khi ứng dụng công nghệ cao, mỗi vùng sản xuất đều được giám sát theo nhật ký điện tử nên lượng dinh dưỡng được giám sát chặt chẽ, không hao phí và có tính bao quát cao mà lao động thủ công khó có thể làm được.
Thay vì phải thuê cả chục lao động, nay mọi hoạt động đều có thể điều khiển từ xa. Hệ thống tưới tự động không chỉ giúp cung cấp nước mà toàn bộ phân bón sử dụng bằng chế phẩm sinh học (IMO) và các loại phân hữu cơ khác cũng được xử lý qua hệ thống tưới tự động để bón cho cây...
Để khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ dân và HTX ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, thời gian qua, huyện Thường Xuân đã tập trung thực hiện tốt công tác tích tụ đất đai; triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, chú trọng xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ và bền vững giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, giá trị, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Đến nay, huyện Thường Xuân đã có hơn 60.000m2 nhà lưới và 2.200m2 nhà màng sản xuất rau, quả. Thông qua việc ứng dụng đồng bộ tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào canh tác giúp nông dân giảm giá thành sản xuất, lợi nhuận thu được cao hơn nhiều so với quy trình sản xuất truyền thống.
Có thể thấy, mặc dù mới chỉ dừng ở mức ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, nhưng chuyển đổi sốtrong nông nghiệp đã bắt đầu “lộ diện” ở một số mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xác định muốn chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp thành công phải bắt đầu từ người nông dân.
Bởi vậy, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, hướng dẫn chuyển đổi số cho hội viên. Đồng thời, đẩy mạnh tìm kiếm, giới thiệu đơn vị cung cấp nền tảng chuyển đổi số để các HTX, hội viên chủ động kết nối, lựa chọn những giải pháp, ứng dụng phù hợp trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Đến nay, toàn tỉnh đã được chứng nhận 77 mã số vùng trồng xuất khẩu; 80 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và có nhiều sản phẩm nông sản đạt OCOP 3 sao, 4 sao cấp tỉnh.
Trong quý I và quý II năm 2023, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức canh tác nông nghiệp và chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho 40.752 lượt cán bộ, hội viên nông dân; chủ động liên kết với các trung tâm nghiên cứu, các viện khoa học, các doanh nghiệp phối hợp chuyển giao ứng dụng, sử dụng các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi, trồng trọt, gắn với phát triển sản xuất theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường, xây dựng các mô hình cây, con năng suất, hiệu quả cao.
Hướng dẫn xây dựng được 39 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoặc theo hướng công nghệ cao, gắn với xây dựng chuỗi giá trị ở TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, các huyện Hậu Lộc, Hà Trung... Đồng thời, tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai việc “Hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa giai đoạn 2021-2025” và hướng dẫn đưa sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử postmart.vn.
Nhờ sự chủ động, mạnh dạn thay đổi, quyết tâm đầu tư tìm ra hướng đi mới trong nông nghiệp của người nông dân cũng như sự hỗ trợ từ các cấp, sở, ngành có liên quan, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nông dân chủ động thay đổi phương thức sản xuất rau quả, chăn nuôi an toàn theo hướng ứng dụng công nghệ cao, dần bắt nhịp với công cuộc chuyển đổi số. Việc ghi chép nhật ký sản xuất không làm thủ công như trước đây mà được cập nhật đầy đủ trên máy tính hoặc điện thoại thông minh.
Không chỉ tự động hóa trong quy trình sản xuất, marketing, tiêu thụ sản phẩm cũng dần được số hóa. Nhờ ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, sản lượng rau, củ, con nuôi tại nhiều nông trại, HTX trên địa bàn tỉnh được nâng lên, giá trị sản phẩm nhờ vậy cũng tăng cao hơn so với trước.
TheoChi Phạm(Báo Thanh Hoá)
" alt=""/>Khi nông dân làm chủ công nghệ sốBay qua Hồ Gươm là tập thơ thiếu nhi tạo chú ý khi ra mắt vào tháng 10 này. Các nhân vật trong cuốn sách đều được tác giả lấy cảm hứng từ cuộc sống xung quanh như em bé mới chào đời, người nghệ nhân đầu bạc Định Công, chú thợ cắt tóc đầu ngõ Nguyễn Công Hoan, những em học sinh tham gia cuộc thi âm nhạc dân gian ở Cung Thiếu nhi Hà Nội... Tác giả Huỳnh Mai Liên chia sẻ về tập thơ và nguồn cảm hứng giúp chị viết Bay qua Hồ Gươm.
- Điều gì đưa chị đến với một tập thơ về Hà Nội?
- Tôi vốn không sinh ra ở Hà Nội nhưng gắn bó với thành phố này đã hơn 30 năm. Chừng ấy thời gian đủ cho Hà Nội trở thành một phần máu thịt trong tôi. Tình yêu của tôi dành cho Hà Nội qua từng con phố, hồ nước, hàng cây, tiệm bánh, quán ăn… không to tát mà mộc mạc, thân thương như hơi thở.
Điều thôi thúc tôi làm thơ về Hà Nội có lẽ được bắt đầu từ những điều giản dị ấy. Hà Nội đẹp trong bề dày lịch sử, trong từng mùa hoa, mùa lá.
![]() |
Sách Bay qua Hồ Gươm. |
Khi tôi bắt đầu sáng tác, cảm hứng về Hà Nội đã xuất hiện trong những bài thơ về thiên nhiên, thời gian… nhưng thế vẫn chưa đủ. Vốn dĩ bộn bề trong công việc và gia đình, tôi không nghĩ nhiều về điều này. Tới một ngày, khi đang chuẩn bị sửa bài cho một bản thảo quan trọng, một tập thơ lưu dấu chùm bài thơ được chọn đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, 4, 5 - tôi chợt nhận ra năm 2024, tập thơ mà tôi mong muốn là viết về Hà Nội. Chỉ có thế.
Và tình yêu dành cho thành phố cưu mang mình đã giúp tôi đi qua một hành trình khó nhất trong suốt 8 năm sáng tác của mình. Nó mạnh mẽ và quyết liệt tới mức, ngay từ đầu, tôi đã từ chối hầu như toàn bộ những công việc li ti xung quanh giúp tôi trang trải thu nhập hàng ngày. Cả nhà sống tiết kiệm hơn, với những việc quan trọng hoặc lúc khó khăn, tôi sử dụng từ khoản tiền tiết kiệm ít ỏi.
Nó cuốn tôi theo tới mức tôi sẵn sàng bỏ qua vấn đề sức khỏe, ròng rã lấy thời gian từ giấc ngủ của mình, đến mức có một thời gian dài tôi bị xuống sức, cơ thể như bị kiệt sức... Khi cuốn sách ra đời và nhìn lại hành trình mình đã trải qua, tôi nghĩ chắc có một tiếng gọi từ Hà Nội đã đi cùng mình trong những ngày tháng ấy.
- Hà Nôi đã thực sự thay đổi như thế nào trong mấy chục năm qua, Hà Nội với chị sẽ khác với thế hệ trẻ em bây giờ như thế nào?
- Hà Nội hôm nay như một câu chuyện cổ tích so với ngày tôi và các bạn trong đội tuyển học sinh của trường từ khu vực ngoại thành về trường Amsterdam thi giải văn thành phố. Tôi nhớ mãi hình ảnh thầy trò dắt xe đi tắt qua cánh đồng dưới chân cầu Thăng Long, đường phố không to, nhà không cao như bây giờ.
Hà Nội hôm nay đổi thay quá nhiều, tòa nhà cao, tàu điện trên cao, những dấu xưa đang mất đi khá nhanh. Hà Nội trong con mắt trẻ em hôm nay là thành phố hiện đại, tiện nghi, nhiều quán ăn ngon. Nhưng từ trong câu chuyện của mỗi gia đình, những cuốn sách, những di sản văn hóa… các bạn nhỏ vẫn đầy trân trọng về một Hà Nội linh thiêng của trầm tích ngàn năm.
Tôi nghĩ, ai cũng có một “tiếng gọi” từ Hà Nội trong sâu thẳm bên trong mình.
- Những bài thơ của chị luôn tình cảm, nhẹ nhàng, dễ thương, kể cả viết về một chủ đề lớn và phức tạp, nhiều vẻ như một thành phố. Đó là lựa chọn về cách nhìn hay sự thống nhất của một phong cách thơ đã được định hình từ trước? Chị có cảm thấy đã trọn vẹn nói hết những gì muốn nói về Hà Nội?
- Khi viết thơ, tôi không có sự tính toán về nội dung, từ cách đặt vấn đề, câu chuyện hay cách kết thúc. Với Hà Nội cũng thế. Khi sáng tác, tôi chỉ có duy nhất đề tài được chuẩn bị sẵn. Còn lại, là thời gian, là tư duy theo ngôn ngữ và nhạc điệu bên trong. Dòng cảm xúc luôn mang tới những điều thú vị, và tôi tin tưởng đi theo sự dẫn dắt đó cùng tình yêu và cả những kiến thức mình đã tích lũy.
![]() |
Nhà báo, nhà thơ Huỳnh Mai Liên. Ảnh: FBNV. |
Khi viết tập thơ Bay qua Hồ Gươm, tôi thường trở đi trở lại câu hỏi: Mình còn muốn viết về đề tài gì nữa? Song tôi không gặp áp lực phải viết trọn vẹn những gì mình muốn nói. Tôi nghĩ sau tập thơ này, vẫn có những bài thơ mới của mình về Hà Nội, rồi sẽ còn nhiều tác giả hôm nay và sau này viết tiếp. Những gì có thể trong khoảng thời gian hơn một năm, với góc nhìn của một nhà báo và cảm xúc của một tác giả, đã cho tôi một “hơi thở nhẹ” khi cuốn sách hoàn thành.
- Điểm đặc biệt trong thơ của chị dường như là tư thế tâm tình với trẻ nhỏ, đó là khi thơ không chỉ để bộc lộ cảm xúc của người viết, mà trước nhất dành để nói với các em, nói thay lời các em, ở đây là để trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội. Điều đó có phải một cố gắng nhập vai khi làm thơ cho trẻ em hay một quan niệm riêng của chị về việc làm thơ?
- Khi sáng tác, là một cái tôi bên trong rụt rè cất lên tiếng nói của mình. Tôi trân trọng, nâng niu cảm xúc đó, tới mức suốt những năm qua, tôi hầu như không sáng tác thơ người lớn. Đôi lúc tôi tự hỏi mình “bị" hay “được” khi có tâm hồn trẻ thơ đó. Nhưng bù lại, tôi được nhận nhiều thứ, như những rung động trong veo trước thiên nhiên, con người.
Chính vì thế, khi “chạm” vào Hà Nội, từ góc nhìn của một bạn nhỏ, tôi không gặp nhiều áp lực phải viết thế nào cho hay, cho mới mẻ. Bản thân góc nhìn con trẻ đã luôn có sự thú vị riêng. Những bài thơ viết về thành phố, tôi sáng tác sau cùng. Khi đó, đúng là qua hành trình "trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội”, tôi như được gần hơn với thành phố ngàn năm khi viết tập thơ này:
Trong giấc mơ thành phố
Tặng mình một cái ôm
Thì thầm bên tai nhỏ
Chúc mình mau lớn khôn
Thành phố không xa lạ
Nâng niu từng bước chân
hành phố không xa cách
Ở bên như người thân.
(Thành phố nhiều tuổi)
- Cuối cùng, chị có mong ước gì cho Hà Nội nhân sự ra đời của “Bay qua Hồ Gươm”?
- Cũng như nhiều người gắn bó với Hà Nội, tôi yêu thành phố này bằng trọn vẹn trái tim mình. Thế nhưng, ở Hà Nội, yêu Hà Nội chỉ bằng tình cảm thôi chưa đủ. Bản thân tôi cũng ngỡ ngàng trước rất nhiều thông tin khi trở về lịch sử, khám phá thành phố nơi mình gắn bó suốt hơn ba mươi năm qua.
Trong khuôn khổ một tập thơ thiếu nhi, tôi mong muốn góp phần “đánh thức” sự tìm hiểu của độc giả trẻ về Thủ đô. Tình yêu và sự hiểu biết sẽ giúp cho mỗi chúng ta có một ý thức, trách nhiệm với thành phố “trái tim của Việt Nam”. Trong phần cuối tập thơ, tôi viết bài “Điều ước Hà Nội” với những gợi mở cho những điều ước khác nối nhau. Khi thực sự suy nghĩ về nó, tôi tin rằng khi đã tin yêu, mỗi chúng ta sẽ tìm ra cách của riêng mình để đóng góp cho vẻ đẹp và sự trường tồn của thành phố.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>'Ai cũng có một tiếng gọi từ Hà Nội sâu thẳm trong tim'