Lê Trần Huy là con trai đầu lòng của vợ chồng chị Vân. Từ nhỏ đứa trẻ đã bị suy dinh dưỡng, viêm mũi dị ứng và viêm phế quản. Chị Vân từng mua nhiều loại thuốc cho con uống theo lời mách dẫn, nhưng chẳng hiệu quả.
Lê Trần Huy bị suy thận, cậu bé gầy gò, mệt mỏi do căn bệnh hành hạ |
Năm Huy lên lớp 4 bất ngờ phát bệnh suy thận mãn giai đoạn cuối. Đến tận bây giờ, người mẹ nghèo vẫn tự trách mình vì cho rằng, con mắc bệnh bởi những thứ thuốc không rõ nguồn gốc ấy.
Suốt 5 năm chạy thận tại Bệnh viện Nhi đồng 2, nhiều lần con bị cao huyết áp, thiếu máu, phải nhập viện cấp cứu và theo dõi. Cơ thể con cũng dần trở nên đen đúa, kiệt quệ, nhưng cậu bé chỉ im lặng chịu đựng. Nhìn đứa trẻ chật vật với bệnh tật, vợ chồng chị Vân xót xa nghẹn lòng.
Quê ở Đắk Lắk, chồng chị vừa làm mướn vừa chăm bé út. Một mình chị đưa Huy vào thành phố, tìm kiếm cơ hội sống sót cho con. Đáng tiếc, chẳng có hướng đi nào tìm thấy ánh sáng, đành phải chấp nhận “còn nước còn tát”. Hai mẹ con phải tằn tiện mới có tiền cho con mua thuốc, truyền máu.
Thế nhưng dịch Covid-19 đã đánh tan sự an toàn gượng gạo, chi phí để con đi chạy thận phát sinh thêm vì phải làm xét nghiệm Covid-19, nhưng chị Vân không còn cách nào xoay sở. Trong lúc khốn cùng, chị đánh liều tìm đến Báo VietNamNet như tấm phao cứu mạng cho con trai.
Sau khi bài chia sẻ được đăng tải, nhiều bạn đọc đã đồng cảm với cảnh ngộ của 2 mẹ con Huy. Ngoài số tiền 66.405.799 đồng do bạn đọc ủng hộ thông qua tài khoản Báo VietNamNet, nhiều nhà hảo tâm cũng đã giúp đỡ trực tiếp cho mẹ con chị trong những ngày dịch nặng.
Chị Vân xúc động đến bật khóc, bởi không ngờ con trai nhận được nhiều sự giúp đỡ đến vậy. Thông qua Báo VietNamNet, chị gửi lời cảm ơn tới những tấm lòng thơm thảo đã mang đến cho gia đình động lực lớn lao để tiếp tục đồng hành cùng con trai.
Khánh Hòa
Buổi sáng, trong phòng bệnh ồn ã, Như Ý vẫn ngủ li bì. Suốt thời gian dài, đêm nào con cũng khó ngủ, hễ cứ nằm xuống lại bị khó thở khiến cô bé có trí tuệ chỉ như đứa trẻ 3-4 tuổi sợ hãi, đành thức trắng xuyên đêm.
" alt=""/>Mẹ nghèo bật khóc khi con trai được bạn đọc ủng hộ hơn 66 triệu đồngBác sĩ thường khuyến nghị người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thay đổi lối sống để kiểm soát lượng đường trong máu gồm chế độ ăn uống và tập thể dục. Tổ chức Tiểu đường Vương quốc Anh giải thích: "Bệnh tiểu đường không cấm cản bạn thưởng thức đồ ăn, nhưng biết một số mẹo và thay đổi đơn giản sẽ giúp bạn có lựa chọn lành mạnh, lập kế hoạch cho bữa ăn dễ dàng hơn".
TheoMirror, Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh ước tính 7% dân số trưởng thành mắc tình trạng này nhưng khoảng 1 triệu người chưa biết mình mắc bệnh. Ngoài ra, tình trạng tiền tiểu đường ảnh hưởng đến 1 trong 9 người lớn ở Anh, tương đương 5 triệu người.
Những con số đáng báo động trên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm chắc các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 và liệu bạn có nguy cơ mắc bệnh hay không. Điều trị sớm là cần thiết để giảm nguy cơ mắc các bất ổn sức khỏe khác bao gồm bệnh tim và đột quỵ.
Tiến sĩ, bác sĩ đa khoa Neel Patel cho biết: "Nhìn chung, những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn. Đó là những người có số đo vòng eo lớn, tích trữ quá nhiều mỡ quanh tuyến tụy và gan". Có người thân mắc bệnh tiểu đường (bao gồm cha mẹ hoặc anh chị em ruột) cũng đồng nghĩa bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.