当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Naft Misan vs Al Hudod, 18h30 ngày 8/1: Khách ‘tạch’ 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Burnley vs Sheffield United, 23h30 ngày 21/4: Thăng hạng sớm
Các chị ạ, sau 3 ngày về ăn cỗ cưới em trai chồng, đến bây giờ em vẫn chưa hết buồn bã.
Trước đây, em từng đọc được những câu chuyện của nhiều anh, chị em kể về tục lệ ăn cỗ cưới khác lạ ở quê chồng, em còn nghĩ mình thật may mắn vì không phải chứng kiến những cảnh tượng đó, bởi dù gì nhà chồng em cũng ở ngoại thành của một thành phố lớn.
Số là, gia đình em có hai người con trai. Hồi cưới em, để tiện lợi cho cả hai gia đình, chúng em quyết định tổ chức đám cưới ở khách sạn ở trong nội thành rồi mời anh em họ hàng, bạn bè thân thiết đến tham dự.
Thế nhưng, đến đám cưới của em trai chồng em thì khác. Vì em trai và em dâu đều ở cùng xã nên gia đình chồng em quyết định tổ chức đám cưới ở nhà. Bố mẹ em đảm nhận việc đi mời khách, còn em là dâu cả nên được phân công tính toán số lượng thực phẩm sao cho mâm cỗ đầy đủ, tươm tất nhất.
![]() |
Ảnh có tính chất minh họa |
Qua trao đổi, bố mẹ chồng em dự định mời khoảng 80 mâm. Họ hàng hơn 20 mâm nữa. Tổng cộng khoảng hơn 100 mâm và ăn trong 1 ngày.
Để có không gian phục vụ lượng khách khổng lồ này, bố chồng em phải mượn thêm 2 khoảng sân của hàng xóm để căng phông bạt, kê bàn ghế và một cái sân của nhà sát vách làm khu nấu nướng, hậu cần.
Riêng về cỗ cưới, để được tươm tất nhất, em đã lên danh sách, tính toán chi li, cẩn thận số lượng các món cần mua. Có những món, em còn cố tình lấy thừa và tin tưởng lần này bố mẹ chồng sẽ tự hào vì mình biết lo toan, tính toán.
Vậy mà, đến ngày mời khách, em không hiểu mọi người từ đâu kéo đến đông như vậy. Hầu hết các nhà đều cùng ông hoặc bà, vợ chồng, con cái tới tham dự. Có nhà cả 6 người đến ăn, khiến cho số lượng 100 mâm lên đến gần 140 mâm cỗ. Đặc biệt, họ không chỉ đến ăn một bữa mà có người còn ăn tận 2, 3 bữa.
Thế là, mọi thực phẩm tính toán ban đầu đều hết “sạch sành sanh” khiến em phải chạy đôn chạy đáo để mua bù nhưng vẫn không đủ.
Hôm sau, khi đám cưới em chồng đã diễn ra xong xuôi. Gia đình chồng em kiểm tiền mừng cưới thì lỗ nặng, bởi hầu hết phong bì đều chỉ khoảng 200 nghìn. Lúc này em mới lên tiếng về chuyện đi ăn cỗ kỳ lạ của cả làng, mặt bố chồng em bỗng dưng biến sắc.
Ông bảo, lệ làng ai cưới xưa nay cũng chỉ mừng cưới 200 nghìn, chỉ có em là không biết tính toán để lỗ nặng lại còn để họ hàng, làng xóm cười chê.
Em nghe mà sững sờ. Vì thực sự, em không biết đến cái lệ ấy. Em vội thanh minh với ông bà nhưng không một ai cảm thông với em. Chồng em lúc đấy chỉ bảo khẽ: "Thôi, sai thì nhận, ông bà còn bỏ qua cho”.
Hôm qua, vợ chồng em đã về lại nội thành để làm việc nhưng em vẫn buồn bã không ít. Chỉ vì không biết đến "lệ làng" này mà em mang tiếng là ky bo với cả họ hàng.
Trong bối cảnh tình hình đại dịch đang diễn biến phức tạp, phong tục đón năm mới của người dân Trung Quốc năm nay sẽ có ít nhiều khác biệt so với thường lệ. Ngoài việc tuân thủ quy tắc 8 người trong các cuộc tụ họp cũng như sử dụng phong bao lì xì điện tử thay vì bao lì xì truyền thống, tất cả người dân đều phải đeo khẩu trang khi đến nhà nhau chúc tết.
Giống như thói quen thăm hỏi ở nhiều quốc gia phương Đông, người Trung Quốc cũng rất hay hỏi thăm người trẻ về tình trạng kết hôn, sinh con. Chính vì thế, năm nay, một số nhà sản xuất khẩu trang đã đưa ra ý tưởng vô cùng độc đáo, đó là thông báo tình trạng của “khổ chủ” ngay trên chiếc khẩu trang mà họ đang đeo.
Được thiết kế dành riêng cho Tết Nguyên đán, những chiếc khẩu trang sẽ được in những dòng chữ như: “Chúc mừng năm mới. Cháu chưa có bạn trai. Cháu cũng không có bạn gái”.
Với những người hay bị hỏi khi nào thì kết hôn, chỉ cần mua chiếc khẩu trang có dòng chữ: “Chúc mừng năm mới. Cháu vẫn chưa muốn kết hôn”.
Với những cặp đôi đã kết hôn mà chưa sinh con, họ có thể chọn chiếc khẩu trang in: “Chúc mừng năm mới. Cháu vẫn chưa muốn có con”.
Ngoài ra, thị trường khẩu trang cũng đưa ra rất nhiều mẫu mã với những ý tưởng độc đáo như khẩu trang thiết kế giống các món ăn vặt, hình mèo thần tài, hoa văn xường xám đỏ… phù hợp với không khí ngày Tết.
Nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu mới đây cho thấy người trẻ Trung Quốc đang kết hôn ngày càng muộn hơn và ngại sinh con do sự thay đổi của văn hoá, xã hội gây ảnh hưởng tới nhận thức của người dân.
Xem thêm video: Người máy Nhật Bản nhắc nhở đeo khẩu trang mùa Covid-19
Đối với nhiều người, “không con cái, không nhẫn cưới” có vẻ như là cách duy nhất để duy trì sự độc lập của họ.
" alt="Khẩu trang ‘chưa muốn lấy chồng’ nở rộ vào dịp Tết"/>Lúc thì vì đến kỳ đóng tiền học cho các cháu, lúc thì nhà cũ quá, cần phải sửa sang... chị nói cho chị vay, khi nào bán được lô hàng này kia sẽ trả lại ngay. Thấy chị cũng khó khăn, lại thương các cháu, dù không dư dả, vợ chồng tôi vẫn luôn góp vào một khoản vài triệu đồng đưa chị.
Tuy nhiên thực tế, tình hình làm ăn của anh chị thế nào, chúng tôi không thể nắm rõ được. Mốc thời gian "bán được lô hàng" chỉ mình chị chồng rõ. Chưa kể, nếu như chị ế hàng thì như thế nào? Nhiều lần, sau khoảng vài tháng không thấy chị đả động gì dù thường xuyên chị ở nhà tôi, tôi rất ngại vẫn phải hỏi thăm chị.
Nghe tôi nhắc chuyện tiền nong, chị ngay lập tức thay đổi thái độ, khác hẳn lúc vay, sau đó vài ngày cũng thu xếp trả cho tôi. Nhưng chỉ vài tuần sau, chị lại có một lý do chính đáng nào đó để vay tiếp. Cứ thế, chị chồng tôi lúc nào cũng trong tình trạng khoản này đập vào khoản kia, luôn nợ tiền tôi.
Nói thật vì đòi chị rất khó nên tôi nhiều lần không muốn cho vay nữa. Tuy nhiên, chị chồng thường vay trước mặt cả nhà, lại còn ôm con rơm rớm nước mắt. Bố mẹ chồng thấy vậy nói thêm vào, tôi khó lòng từ chối.
Nửa năm nay, chị chồng dường như quên mất, luôn lờ đi khoản vay tôi 20 triệu đồng. Chị không nói bao giờ trả, cũng không xin khất sau quá nhiều lần trình bày lý do này kia chậm gửi lại.
Thay vào đó, chị hay mang sang nhà tôi nhiều món đồ gia dụng. Những món đồ này toàn là hàng chị bán online nhưng bị ế, không bán được nên mang sang. Nào là xoong chảo, nào là bát đũa, nào là quạt máy... đủ thứ.
Cuối tuần trước, nhân bữa ăn có đủ cả gia đình, tôi mới nhẹ nhàng hỏi chị về số tiền 20 triệu đồng, sợ chị quên và cũng muốn biết bao giờ chị sẽ trả cho tôi. Giờ là dịp cuối năm có nhiều thứ phải chi tiêu, hơn nữa lương thưởng của vợ chồng tôi cũng bị cắt giảm đi không ít.
Ấy thế, chị không những không tỏ ra ái ngại mà còn cáu giận ra mặt. Chị bảo: "Cô chú buồn cười thật. Chị đã bao giờ định ăn quỵt của cô chú đâu, có thì đã trả ngay, đằng này chưa có. Chị em trong nhà khó khăn phải giúp đỡ lẫn nhau, chắc tôi phải đi bán nhà trả nợ, cô chú mới vừa lòng?".
Nghe những lời chị chồng nói, tôi thực sự không chấp nhận được. Mẹ chồng lại bảo vợ chồng tôi phải biết thương lấy chị, nhà có mỗi hai chị em, đừng ép chị quá.
Tự dưng câu chuyện bị "đổi trắng thay đen", vợ chồng tôi như bị cứng họng, chưa kịp phản ứng tiếp thì chị chồng đã nhanh chóng tiếp lời: "Mà nợ của chị cũng còn mấy đâu. Từ hôm trước đến giờ, bao nhiêu thứ - nồi niêu, xoong chảo, bát đĩa... - chị mang sang trừ đi cũng chỉ còn vài triệu thôi".
Tôi đúng là đi hết từ cú sốc này đến cú sốc khác. Thái độ thiếu nợ không đúng mực của chị đã là một nhẽ. Hóa ra bấy lâu nay, chị cố tống đống đồ bán ế sang nhà tôi tưởng để dùng hộ, cũng chả ai bảo chị làm vậy, giờ thành tôi mua đồ?
Tôi tức quá lớn tiếng: "Chị ơi, em chưa từng bảo chị mang đồ sang hay bảo mua trừ nợ. Đồ mang sang thì bố mẹ, anh chị và các cháu cũng cùng dùng, tại sao cuối cùng em phải trả tiền? Thế cả nhà chị sang đây ăn uống suốt có tốn tiền không ạ?".
Lời qua tiếng lại thành ra tôi và chị cãi nhau to. Chị tôi dùng dằng cùng chồng và các cháu bỏ về, cả tuần nay không sang nhà tôi nữa. Thậm chí, chị còn đòi từ mặt vợ chồng tôi, không có chị em gì hết.
Bố mẹ chồng tôi già yếu, thấy tình hình gia đình căng thẳng như vậy, đâm ra sinh bệnh. Bố mẹ cứ nằm trên giường suốt, không thiết ăn uống gì. Bố mẹ cũng muốn vợ chồng tôi là phận em, cần "xuống nước" xin lỗi anh chị để yên ấm nhà cửa.
Nhìn thấy cảnh này, tôi thực sự không muốn nhưng cũng thương bố mẹ chồng lắm. Nhưng tôi có làm gì sai để phải xin lỗi. Tôi có lòng tốt cho vay tiền, giờ không được trả lại còn mang tiếng xấu. Tôi bực quá, không biết nên làm gì cho phải?
Theo Dân Trí
Chị chồng viện lý do 'lạ đời' khi vay tôi 20 triệu đồng mãi không trả