Anh Trịnh Phúc Mãn, chủ một khu nghỉ tại xã Xăm Khòe cho biết, vào một số thời điểm trong năm, nhà hàng của anh giới thiệu tới du khách món nộm kiến chua.
Ban đầu, khi nghe tên món ăn và thấy đĩa kiến lúc nhúc, nhiều người "nổi da gà" sợ hãi. Nhưng không ít người vẫn mạnh dạn đặt món, trực tiếp xem quy trình chế biến.
"Ban đầu e sợ nhưng khi thưởng thức, nhiều du khách lại khen món ăn này hấp dẫn, có hương vị đặc biệt", anh Mãn chia sẻ.
Đầu bếp người Thái tại Xăm Khòe cho biết, loại kiến sử dụng làm nộm có vị chua nhẹ nên bà con gọi là kiến chua. Chúng thường sống và làm tổ trên những cây cao trong rừng, xuất hiện nhiều vào mùa hè, từ tháng 3 tới tháng 8.
Để săn được tổ kiến, bà con phải có kinh nghiệm phát hiện nơi chúng sống, thành thạo việc đi rừng, leo trèo.
Tổ kiến khi mang về được nhặt thật sạch lá khô, vỏ cây lẫn bên trong. Sau đó, bà con đem tổ kiến hơ qua lửa nhỏ để kiến chết, rụng ra. Khi ấy, kiến được đem trụng qua nước sôi và rang cho vàng đều.
Ngoài nguyên liệu chính là kiến chua, món nộm được kết hợp với hoa chuối, thêm các gia vị như mì chính, bột canh, tỏi, ớt và một chút nước chanh tươi.
Bà con người Thái thường dùng hoa chuối tây, chuối hột còn non, mang về rửa sạch, ngâm trong nước pha chanh 15 - 20 phút để hoa không bị thâm. Sau đó, hoa chuối được vớt ra, để ráo nước và thái nhỏ, đều tay.
Kiến chua được trộn đều tay với hoa chuối cùng các gia vị cơ bản. Khi đã thấm, món ăn được thêm lạc rang giã nhỏ và rau thơm cho dậy mùi. Món nộm này có vị hơi chát, chua nhè nhẹ, hòa quyện với sự đậm đà của gia vị.
"Món ăn này chỉ có trong một vài tháng, nên không phải lúc nào du khách cũng có thể thưởng thức", anh Mãn cho biết.
Theo chuyên gia, trứng kiến hay trứng ong, nhộng tằm về bản chất có giá trị dinh dưỡng rất tốt nhưng khi làm tổ trong tự nhiên, chúng thường tiết ra các độc tố để bảo vệ con non. Do đó không loại trừ khả năng người ăn có thể bị dị ứng, ngộ độc.
Có người còn cho rằng trứng kiến là món lộc trời, bởi nó không những là món ngon, lạ, bổ dưỡng mà còn rất hiếm.
" alt=""/>Món nộm kiến chua lúc nhúc kiến nhìn 'nổi da gà', ăn vào lập tức tấm tắc khenĐây là một sản phẩm của nhóm thiết kế do kiến trúc sư Nguyễn Quảng Chơn phụ trách.
Không gian hướng đến sự trẻ trung nhưng vẫn gợi lên nét dân dã, giản đơn với hàng hiên - mái ngói, khoảng đệm cây xanh kết hợp với vật liệu thủ công truyền thống thân thiện, mong muốn hướng đến một nơi chốn bình yên, đánh thức những xúc cảm nhỏ nhất của tâm hồn.
![]() |
Không gian sinh hoạt chung có hàng hiên rợp bóng cây. Kiến trúc sư sử dụng mái ngói đỏ và gỗ tạo cảm giác kiến trúc ở vùng quê. Phần sàn dùng gạch men màu xanh xám, hài hòa với màu sắc của gỗ nội thất. |
![]() |
Phòng khách kết nối với bếp nhưng ngăn cách bằng bàn ăn, cả hai khu vực đều có cửa đón ánh sáng và thông gió mát mẻ. Bộ sofa mộc có tựa lưng đan mắt cáo thiết kế độc đáo. |
![]() |
Phần đệm trước khi bước vào phòng vệ sinh. Người thiết kế đặt bồn rửa mặt mô phỏng bệ đá và kết hợp mành hoa nhí che đường ống phía dưới khiến căn hộ toát lên vẻ đơn sơ, dân dã nhất. |
![]() |
Nơi chốn bình yên cho đôi vợ chồng trẻ không chỉ có thiên nhiên xanh mướt, còn mang cả thế giới nghỉ dưỡng vào. |
![]() |
Thay vì sử dụng cửa nhôm kính đơn thuần, việc đưa cửa kính kết hợp lam gỗ khiến nhà giống khu resort thực thụ. |
![]() |
Góc bàn ăn nhìn ra ban công, các cây xanh bố trí hợp lý, giúp lọc bụi nhưng đảm bảo không bị rối mắt. |
![]() |
Không gian mở được tận dụng tối đa, phòng ngủ và phòng khách ngăn cách bằng cửa kính. Khi cần, gia chủ có thể mở rộng cửa để hai không gian liên thông. |
![]() |
Do nhà nằm trên tầng áp mái, bốn mặt thoáng nên góc nào cũng có ánh nắng chiếu vào, mang đến một nơi sống bình yên. Tường bồn rửa mặt là đá mài. |
![]() |
Khu vệ sinh đơn giản nhưng nhìn khá sang, xịn. Tường và nền sử dụng đá mài nhám. |
Với các giải pháp kỹ thuật, nhóm kiến trúc sư đã biến căn hộ ở trên tầng 39 của chung cư nằm cạnh dòng sông Cái (Nha Trang) mang một chuỗi hoài niệm về năm tháng xưa cũ.
" alt=""/>Không gian mộc mạc với ngói đỏ trên tầng áp mái của cặp đôi Sài Gòn