Tại buổi gặp gỡ, các người đẹp đã chia sẻ cảm xúc sau khi đăng quang và gửi lời tri ân đến sự hợp tác, hỗ trợ nhiệt tình của Chicilon Media trong thời gian qua. Kênh truyền thông của Chicilon đã giúp Miss Grand Việt Nam 2023 cũng như hình ảnh Top 5 phủ sóng rộng rãi đến người hâm mộ.
Đại diện Top 5, Hoa hậu Lê Hoàng Phương cho biết rất bất ngờ, xúc động vì sự chào đón nồng nhiệt của công ty. Các nàng hậu đã tham quan văn phòng, giao lưu cùng nhân viên, tìm hiểu nhiều hơn về hệ thống kênh truyền thông của Chicilon.
Ông Guo Zhi Feng - Chủ tịch, Tổng Giám đốc Chicilon Media gửi lời chúc mừng tân Hoa hậu, các Á hậu sẽ bắt đầu hành trình mới với cương vị mới. Ông Guo Zhi Feng mong rằng Top 5 sẽ truyền cảm hứng về sự nỗ lực, tự tin cho thế hệ trẻ, tạo nên những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng và tiếp tục rèn luyện, hoàn thiện bản thân để giành ngôi vị cao trên đấu trường sắc đẹp quốc tế.
Nhiều năm nay, Chicilon Media là đối tác chiến lược cho các cuộc thi sắc đẹp uy tín tại Việt Nam. Với hơn 25.000 thiết bị màn hình lắp đặt tại hơn 2.500 tòa nhà, 41 siêu thị, 14 sân bay trên toàn quốc, Chicilon Media đã góp phần quảng bá và mang hình ảnh của cuộc thi nói chung và Top 5 Miss Grand Vietnam 2023 nói riêng đến gần hơn với khán giả trên khắp mọi miền đất nước.
Vĩnh Phú
" alt=""/>Top 5 Miss Grand Vietnam 2023 thăm văn phòng Chicilon MediaVì nhà có 2 con nhỏ nên chi tiêu nhà chị Hoài cũng đòi hỏi rất phải khéo co (Ảnh minh họa)
Kế hoạch chi tiêu 8,2 triệu đồng/tháng
1. Tiền ăn: 3.900.000đ
- Ăn sáng: 40.000đ/bữa
Hầu hết bữa sáng, chị Hoài thường nấu ăn sáng tại nhà và ăn cũng đơn giản. Lúc thì chị mua mì gạo về nấu ăn kèm trứng, thịt, giò, chả. Lúc thì chị tự nấu xôi hoặc cháo. Vì nấu tại nhà nên bữa sáng của 4 người nhà chị tiết kiệm được kha khá tiền so với ăn sáng ngoài hàng.
- Ăn bữa chính: 70.000đ/bữa
Vì bữa trưa anh chị ăn tại cơ quan nên bữa chính nhà chị là bữa chiều và ngày chủ nhật cuối tuần. Do đó, chị thường nấu 2 món chính là canh và 1 món mặn. Chẳng hạn như một món rau ăn kèm món thịt hoặc món cá (món mặn nghĩ cách tự chế biến sao cho đa dạng nhất)
- Hoa quả: 20.000đ/ngày
Với số tiền eo hẹp, chị Hoài chỉ mua hoa quả theo mùa. Chẳng hạn như chị mua táo ta, xoài ngọt, ổi, củ đậu...
Tổng 130.000đồng/ngày x 30 ngày= 3,9 triệu
2. Tiền nuôi con: 2.220.000đ
- Con lớn đi học mẫu giáo trường công: 570.000 đ/tháng
- Sữa cho 2 con: 800.000đ
- Bỉm (chỉ dùng cho bé nhỏ buổi tối): 100.000 đ
- Đồ ăn vặt thêm cho 2 bé: 200.000đ
- Đồ chơi + Quần áo: 400.000đ
- Tiền đưa thêm cho bà nội mua đồ ăn vặt cho bé nhỏ hàng ngày: 150.000đ (Bé nhỏ gửi bà nội gần nhà nên không phải mất tiền gửi trẻ).
3. Tiền sinh hoạt: 1.080.000đ
Vì đi làm cả ngày, tối mới về nhà nên tiền điện nước nhà chị Hoài cũng khá khiêm tốn:
- Điện: 200.000đ
- Intenet (5 nhà chung 1 cổng): 50.000đ
- Nước: 30.000đ
- Đồ sinh hoạt: 200.000đ
- Điện thoại: 200.000đ
- Xăng: 200.000đ (2 vợ chồng chị đều đi làm cách nhà khoảng 3-4km, đến văn phòng lại không phải ra ngoài)
- Tiền gạo, rau: 0 đồng (do được ông bà ngoại chu cấp gạo và rau hàng tháng nên hầu như chị Hoài không mất tiền mua gạo, mua rau hàng ngày)
- Các khoản phụ thu khác như phí thu gom rác: 100-200.000đ
4. Tiền ma chay, cưới hỏi, giỗ: 1.000.000đ/tháng
Tổng chi: 8.200.000 đ/tháng
Tổng thu: 15.000.000 đ/tháng
Tiết kiệm: 6.800.000 đ/tháng
Mẹo chi tiêu tiết kiệm của chị Hoài
- Luôn nhớ mục đích của kế hoạch tiết kiệm: Vì mục tiêu tiết kiệm để sửa sang nhà cửa nên gia đình chị Hoài hiện luôn xiết chặt chi tiêu, đặc biệt không để phát sinh bất cứ một khoản nào ngoài kế hoạch. Nếu phát sinh chị sẽ cố co kéo, cân bằng các khoản khác sao cho không vượt quá số tiền chi tiêu hàng tháng đã đề ra.
![]() |
Tiền quần áo và mua đồ chơi cho con không phải tháng nào chị cũng mua (Ảnh minh họa) |
- Hạn chế mua sắm, đi chơi: Tiền quần áo và mua đồ chơi cho con không phải tháng nào chị cũng mua. Vì thế chị chuyển khoản tiền này sang để dành hoặc cho con đi chơi công viên hoặc cả nhà ăn hàng.
Hơn nữa quần áo cho con chị không mua nhiều vì có thể xin được từ nhà chị gái của chị cũng có con nhỏ lớn hơn 2 con chị 2 tuổi.
- Mua đồ khuyến mãi hoặc giảm giá khi đi siêu thị: Điều này vừa vẫn mang được thực phẩm về nhà, lại giúp tiết kiệm chi phí khi mua sắm. Bởi người mua sẽ thấy sự khác biệt lớn về giá cả mà chất lượng vẫn tương đương.
(Theo Trí thức trẻ)" alt=""/>Kế hoạch chi tiêu gia đình có 2 con nhỏ chỉ hơn 8 triệu đồng/thángTrở lại TP.HCM sau gần nửa năm về quê tránh dịch Covid-19, anh Nguyễn Hoàng Tuấn (37 tuổi, Bình Định) đang tìm việc trong lĩnh vực xây dựng. “Bạn bè tôi đều về quê hết và dự định qua Tết mới vô lại nên tôi nghĩ đây là thời điểm sự cạnh tranh sẽ ít hơn và tôi dễ tìm được công việc mong muốn”, anh Hoàng Tuấn cho biết.
Cùng suy nghĩ mới anh Tuấn, chị Hồng Ánh (26 tuổi, Vũng Tàu) và chồng cũng trở lại TP.HCM từ giữa tháng 11. Trước khi dịch bùng phát, chị Ánh là nhân viên phụ trách bếp ăn tại một trường mầm non, nhưng do dịch bệnh, nơi chị làm việc phải tạm ngừng và chưa biết khi nào sẽ hoạt động trở lại.
“Tuần trước tôi và chồng có tham gia phiên giao kết nối việc làm online của trung tâm giới thiệu việc làm. Chồng tôi thì đã xin được vị trí bảo vệ còn tôi thì vẫn đang tìm thêm chắc giữa tháng 12 thì việc sẽ nhiều hơn”, chị Ánh nói.
Anh Tuấn hay chị Ánh là hai trong số nhiều người lao động đã quay lại TP.HCM để nắm bắt cơ hội tìm việc làm mới và quay trở lại thị trường lao động.
![]() |
Nhu cầu lao động thời vụ cuối năm thường gia tăng (Ảnh: Minh Hoa) |
Theo Sở LĐ - TB&XH TP.HCM, hiện thành phố có khoảng 127 trung tâm, doanh nghiệp giới thiệu việc làm. Trong đó, hai đơn vị nòng cốt là Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố và Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên đã tư vấn cho hơn 63.000 lượt người và giới thiệu 26.543 người (từ đầu tháng 10/2021 đến nay).
Kể từ sau khi thành phố nới lỏng giãn cách, Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM đã áp dụng nhiều giải pháp linh hoạt vừa thích ứng với tình hình mới, vừa đảm bảo chống dịch. Trong đó, việc sử dụng mạng xã hội, các nền tảng công nghệ thông tin được đẩy mạnh. Đơn cử, Trung tâm đã phối hợp với các trung tâm dịch vụ việc làm ở các tỉnh tổ chức các sàn giao dịch việc làm trực tuyến, giới thiệu việc làm cho người lao động để họ quay trở lại thành phố làm việc.
Đặc biệt, từ ngày 13/10, bên cạnh tài khoản Zalo chính thức, Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM còn mở thêm tài khoản Zalo “Cổng thông tin việc làm TP.HCM” để đăng tải thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Sau gần 2 tháng triển khai, số lượng doanh nghiệp và việc làm đăng ký trên Zalo Cổng thông tin việc làm ngày càng tăng, nhiều cơ hội việc làm được kết nối.
“Đợt dịch Covid, công ty cắt giảm người nên tôi ở nhà gần 6 tháng trời, mới đây tôi có xin được công việc gói quà Tết tại một siêu thị để có thu nhập trước mắt. Qua Tết tôi sẽ kiếm một công việc ổn định hơn”, chị Nguyễn Thị Thanh (40 tuổi, Đồng Nai) chia sẻ.
![]() |
Một bạn trẻ tìm việc làm thời vụ cuối năm tại Zalo “Cổng thông tin việc làm TP.HCM” (Ảnh: Nguyên Thảo) |
Ngoài số lượng việc làm lớn, các vị trí tuyển dụng trên Cổng thông tin việc làm được đánh giá là đa dạng, dàn trải ở nhiều lĩnh vực để người lao động lựa chọn như: Bán hàng, thu ngân, điều dưỡng, nhân viên, trực điện thoại, bảo vệ... với mức lương dao động từ 6 - 24 triệu đồng.
“Tiền lương dịp Tết thường cao nên năm nay tôi định không về quê mà sẽ tìm một công việc thời vụ, để tích góp tiền trang trải học phí phụ ba mẹ. Mấy ngày qua tôi cũng có lên Zalo Cổng thông tin việc làm để tìm và nộp đơn. Tôi có đăng ký vài chỗ, đang chờ trả lời”, bạn Thanh Hùng (21 tuổi, Hải Phòng) chia sẻ.
Cũng theo Sở LĐ - TB&XH TP.HCM, 70% nhu cầu lao động từ đây đến cuối năm sẽ liên quan các ngành như: May mặc, giày da, cơ điện điện tử, chế biến thực phẩm và các ngành thương mại, dịch vụ khác.
Nhanh chóng để người lao động nhận trợ cấp thất nghiệp
Song song kết nối việc làm, Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố còn tiến hành tiếp nhận hồ sơ qua đường bưu điện, vừa đảm bảo người lao động sớm nhận được BHTN theo quy định, vừa đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng chống dịch.
Để hỗ trợ người lao động nhanh chóng, trên website và Zalo của Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM thường xuyên đăng tải các thông tin hướng dẫn, biểu mẫu,... cũng như số đường dây nóng (02835 147 187) cũng được tích hợp tại tài khoản Zalo của Trung tâm để tiếp nhận, giải đáp thông tin kịp thời cho người lao động về chính sách BHTN.
![]() |
Người lao động tìm và quan tâm Zalo “Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM” để nhận thông tin về việc làm (Ảnh chụp màn hình) |
Người lao động có nhu cầu chỉ cần gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng, thông báo có việc làm (chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp)… bằng thư đảm bảo qua đường bưu điện đến các điểm tiếp nhận của Trung tâm tại quận Bình Thạnh, quận 4, quận 6, quận 12, quận Tân Bình, Huyện Củ Chi và TP. Thủ Đức.
Danh sách tiếp nhận hồ sơ trợ cấp thất nghiệp và ngày hẹn trả kết quả sẽ được đăng tải tại tài khoản Zalo của trung tâm để người lao động tiện theo dõi. Thống kê trong 9 tháng đầu năm nay, trung tâm đã tiếp nhận 90.479 hồ sơ của người lao động đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Lệ Thanh
" alt=""/>TP.HCM ‘khát’ lao động dịp cuối năm