Người đàn ông phát dại chui gầm giường, tử vong sau khi bị chó cắn
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa thông báo kết quả xét nghiệm trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn T. ở xã Kim Xuyên,ườiđànôngphátdạichuigầmgiườngtửvongsaukhibịchócắxem bóng đá trực Kim Thành, Hải Dương dương tính với virus dại.
Theo điều tra dịch tễ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, ngày 20/6 gia đình anh T. mua một con chó con ở Sơn La khoảng 3kg mang về nuôi. Ngày 5/9, con chó cắn vào chân anh Hoàng Thái Q., 39 tuổi bạn anh T.
Ngày 6/9 con chó tiếp tục cắn con trai 21 tuổi của anh T. Thấy vậy anh T. liền ra đánh và cũng bị chó cắn vào tay.
1 ngày sau, con cho con lăn ra chết. Tuy nhiên cả 3 người từng bị chó cắn đều không đi tiêm phòng bệnh dại.
Hình ảnh virus dại khi phóng to
Ngày 17/10, anh T. xuất hiện các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, ban đầu đi khám tại một phòng khám tư trên địa bàn huyện, sau đó về uống thuốc tại nhà.
Ngày 21/10, anh T. có các biểu hiện nặng hơn, được đưa lên Bệnh viện Tâm thần Hải Dương khám và đầu giờ chiều được chuyển sang Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương. Lúc này anh đã có biểu hiện sợ gió, sợ ánh sáng, sợ nước, nói lảm nhảm, chui gầm gường.
Sau đó anh rơi vào hôn mê, phải thở máy. Dù được điều trị hồi sức cấp cứu tích cực nhưng tiên lượng không qua khỏi. Trưa ngày 22/10, gia đình xin đưa anh về. Chiều cùng ngày, anh tử vong tại nhà.
Ngay sau khi anh T. tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương đã yêu cầu 2 trường hợp còn lại bị chó cắn đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khám và theo dõi sức khoẻ, đồng thời rà soát tất cả những người tiếp xúc gần với anh T. để được tư vấn sức khoẻ.
BS Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại gây ra. Khi bệnh nhân lên cơn dại, gần 100% tử vong.
Ngoài sợ tiếng động, ánh sáng, một số xuất hiện triệu chứng rét run, vã mồ hôi, sau đó đều rơi vào trạng thái co thắt thanh quản, dẫn đến suy hô hấp rồi tử vong.
Một người bị chó dại cắn, phát bệnh nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng, mức độ tổn thương và vị trí của vết cắn có gần thần kinh trung ương hay không.
Khi vào cơ thể, virus dại phát triển từ lớp trong cùng của mô dưới da hoặc từ cơ bắp tiến vào các dây thần kinh ngoại biên (tức là các dây thần kinh trong cơ thể con người nằm ngoài não hoặc tủy sống). Sau đó, virus dại di chuyển dọc theo các dây thần kinh tới tủy sống và não bộ với tốc độ rất chậm, từ 12-24 mm/ngày.
Do vậy, thời gian ủ bệnh dại có thể từ 10 ngày đến 8 tuần hoặc có thể dài trên 1 năm.
Đến nay, thế giới tìm ra phương cách để điều trị cho các bệnh nhân dại. Các cơ sở y tế chỉ có thể giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, giảm đau đớn và giảm lo lắng, bồn chồn khi lên cơn.
Cách đơn giản để ngừa dại là tiêm vắc xin ngay khi bị động vật cắn, song song đó các hộ gia đình cần nâng cao nhận thức khi nuôi chó, mèo bằng việc tiêm phòng đầy đủ, rọ mõm khi ra đường.
Minh Anh
Người bị bệnh dại có phát tiếng chó sủa?
Bé trai trong clip liên tục phát ra tiếng kêu giống hệt tiếng chó sủa và ôm đầu vì đau dữ dội.