“Việt Nam rất dễ bị tổn thương từ thiên tai”,ổthâncáihốtửthầnbịđổthừtin tuc trong ngay ông Rajendra K. Pachauri,chủ tịch Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu nói như vậy.
“Việt Nam rất dễ bị tổn thương từ thiên tai”,ổthâncáihốtửthầnbịđổthừtin tuc trong ngay ông Rajendra K. Pachauri,chủ tịch Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu nói như vậy.
Theo đúng kế hoạch, cuối tuần này, chị Phương (Hà Đông, Hà Nội) sẽ đón bà nội và đứa cháu con anh trai ở quê ra chơi sau khi cu cậu vừa được nghỉ hè. Thế nhưng, thời tiết nắng nóng kỷ lục khiến cả nhà chị thống nhất hoãn chuyến đi vì nhà chị chỉ có một phòng có điều hòa, không đủ để đón khách.
![]() |
Giải nhiệt tại trung tâm thương mại tối 3/6. Ảnh: Nguyễn Thảo |
“Vả lại, trời nắng nóng rát mặt như thế mà nhong nhong đi sở thú, công viên thì đến người lớn còn chịu không nổi, chứ đừng nói đến trẻ con” – chị Phương chia sẻ.
Trong khi đó, chị Huyền My (Hoàng Mai, Hà Nội) thì kêu trời vì từ hôm được nghỉ hè tới giờ chỉ biết “nhốt chúng nó trong phòng điều hòa, xem ti vi với chơi game suốt ngày”.
“Mới nghỉ hè chả lẽ bắt con học bài. Muốn cho ra đường hít thở khí trời, mà thời tiết này chắc ra đường cháy thành than quá” – bà mẹ 3 con chia sẻ.
Hai cậu con lớn của chị một đứa 10 tuổi, một đứa 7 tuổi được nghỉ hè tới đầu tháng 8 mới quay lại trường, mà bà mẹ này chưa tìm được phương cách nào sử dụng quỹ thời gian 2 tháng của con cho hiệu quả.
“Nhà mình ông bà ở Hà Nội cả, không có quê để mà gửi bọn trẻ về. Học hè cũng có học nhưng chỉ học buổi tối thôi. Mùa hè chẳng có chỗ nào cho bọn trẻ chơi cả. Chẳng lẽ suốt ngày vào trung tâm thương mại thì tốn tiền. Đi bơi thì cũng thỉnh thoảng, nhưng bể bơi ở Hà Nội mùa này quá đông. Bể bơi bình dân lại còn bẩn, không đảm bảo vệ sinh. Bể sạch thì xa nhà và đắt. Thôi thì ở nhà tránh nắng vậy”.
Cùng chung chia sẻ với hai bà mẹ trên, chị Sim (Hải Phòng) cho biết, chị không dám cho cô con gái 7 tuổi tham gia hoạt động nào ngoài trời cả. “Nghỉ hè, cháu đi học 6 buổi/ tuần, mỗi buổi 2 tiếng. Mình chỉ cho cháu học tiếng Anh, piano và học bơi, chứ không học văn toán gì cả. Ngoài giờ học thì ở trong phòng điều hòa suốt ngày. Đến chiều tối, chọn chỗ nào mát mẻ cho các con đạp xe thôi”.
Với những gia đình có con nhỏ, chưa đi học thì ban ngày cho con đến trường mầm non, buổi tối và cuối tuần nếu có ra ngoài thì điểm chung là tới trung tâm thương mại. “Chẳng phải cuối tuần, các trung tâm thương mại cũng đông như quân nguyên. Cách đây 2 ngày mình vừa cho con đi một trung tâm thương mại ở khu vực Thanh Xuân, toàn thấy bố mẹ, con cái dắt díu nhau tới ăn uống, mua sắm, hoặc nhiều nhà chỉ đến chơi cho mát”.
![]() |
Trời quá nóng, trẻ con đành nghỉ hè bằng cách... ngồi phòng điều hòa xem tivi |
Chị Trinh (Hà Đông, Hà Nội) cũng đau đầu về chuyện cho con làm gì trong 3 tháng hè. Cậu con lớn nhà chị năm tới vào lớp 4, cậu nhỏ vào lớp 1. Cậu lớn được nghỉ tới 3 tháng hè. Chị quyết định không cho con đi học thêm, chỉ đăng ký cho con học lớp bơi do trường tổ chức, nên gần như 3 tháng hè hai cu cậu ở nhà 24/24. “Trời nắng nóng như thế này thì điều hòa cứ bật cả ngày. Mùa này về quê thì rất hay mất điện, nên có về cũng không về nhiều. Nhốt ở nhà cả ngày nghĩ cũng tội con, nhưng chẳng biết làm thế nào”.
Chị Trinh cho biết, ban ngày bố mẹ đi làm, hai anh em tự trông nhau, chơi với nhau. “Thực ra cũng muốn cho con đi chỗ nọ chỗ kia, nhưng bố mẹ không có thời gian đưa đi đón về giữa giờ làm. Để con ở nhà cũng sợ con chơi điện tử, xem tivi nhiều, nên tôi cũng có giao bài tập để con đỡ quên kiến thức, và bớt thời gian xem tivi đi”.
Đúng như nhiều phụ huynh chia sẻ, nếu cho con đi chơi thì trung tâm thương mại, hiệu sách, quán cà phê là nơi được lựa chọn nhiều nhất.
Tối thứ Bảy, tại một trung tâm thương mại trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), không khí nườm nượp như đi trảy hội. Khách đến chơi hầu hết là các gia đình có con nhỏ đưa con đi chơi cuối tuần.
Mặc dù giá cả đắt đỏ, song các cửa hàng đồ uống, quán cà phê vẫn chật kín chỗ. Trong khi những cửa hàng thời trang, mỹ phẩm ở trung tâm thương mại này vẫn vắng hoe thì những quán chè, kem, hiệu sách, khu vực vui chơi dành cho trẻ em, trượt băng… lại rất đông đúc. Ghế ngồi chỗ ngồi gần tháp nước luôn được nhiều phụ huynh ưa chuộng.
Chị Hà (quận Hà Đông) cho biết, mặc dù gần nhà cũng có khu vui chơi dành cho trẻ em, con chị rất thích nhưng lại ở ngoài trời, rất nóng nực nên chị chọn đến đây cho con chơi trong nhà. “Chẳng lẽ lại để con trong phòng điều hòa suốt ngày nên cuối tuần cũng cố gắng cho cháu đi chơi một lúc. Hy vọng là mấy hôm nữa trời giảm nhiệt để cho cháu về quê chơi với ông bà ít ngày”.
Nguyễn Thảo
" alt=""/>Nắng nóng tại Hà Nội: Phụ huynh nhốt con trong phòng điều hòa, chơi trung tâm thương mạiDẫn nguồn báo cáo từ comparitech.com, ông Nguyễn Minh Đức cho hay, các cuộc tấn công mạng vào dự án blockchain đã xảy ra từ khoảng năm 2011 nhưng còn rất ít. Chỉ từ năm 2020 và nhất là trong năm 2021, số cuộc tấn công vào các dự án blockchain “bùng nổ”, tăng mạnh cả về số vụ cũng như con số thiệt hại, gần như bằng tất cả các năm trước cộng lại.
Thiệt hại trực tiếp do các cuộc tấn công mạng vào các dự án blockchain là rất lớn, lên tới hàng tỷ USD. Kéo theo đó là những thiệt hại gián tiếp như giá trị của đồng tiền điện tử bị giảm mạnh, thậm chí là về 0 sau sự cố tấn công.
6/10 vụ tấn công vào các dự án blockchain điển hình và gây thiệt hại lớn trong lịch sử xảy ra trong năm 2021. |
Minh chứng rõ hơn cho nhận định của mình, chuyên gia CyRadar cho biết, theo thống kê của SecurityChain, Top 10 cuộc tấn công lớn nhất trong lịch sử vào các dự án blockchain, tiền điện tử tính đến hết tháng 12/2021 có tổng thiệt hại là 2,8 tỷ USD. Tuy nhiên, trong 10 cuộc tấn công này, có đến 6 cuộc xảy ra trong năm 2021, chiếm 60% số cuộc tấn công và thiệt hại cũng chiếm tới trên 50% (hơn 1,4 triệu USD).
“Lý do của sự gia tăng mạnh mẽ tấn công mạng vào các dự án blockchain trong năm 2021 hoàn toàn dễ hiểu, bởi đây là năm bùng nổ của các dự án blockchain. Do tốc độ phát triển nhanh, nhiều dự án blockchain đã bỏ qua những nguyên tắc cơ bản về an toàn, bảo mật trong phát triển phần mềm. Điều đó dẫn đến việc bị hacker tấn công”, chuyên gia CyRadar phân tích.
Ông Nguyễn Minh Đức cho biết thêm, chỉ riêng trong tháng 12/2021, số vụ tấn công vào các dự án blockchain đã là 8 vụ gồm Grim Finance, BitMart, MonoX Finance, Vulcan Forged, AscendEX, Badger DAO, Bent Finance, Visor Finance với tổng thiệt hại lên tới 604 triệu USD.
Đáng chú ý, trong 8 vụ tấn công vào các dự án blockchain xảy ra tháng 12/2021, có 4 vụ nguyên nhân là từ lỗ hổng Smart Contract - vấn đề nằm ở hệ thống blockchain; 4 vụ còn lại do những nguyên nhân khác, phần lớn là các lỗi phần mềm thông thường, lỗi trong quá trình vận hành hay sơ suất trong quá trình quản lý. Chẳng hạn như việc cập nhật bản vá, để lộ key hay chưa tuân thủ một số tiêu chuẩn trong quá trình vận hành.
Thống kê cũng cho thấy, số thiệt hại với 4 vụ tấn công do lỗ hổng Smart Contract của blockchain thường rất nhỏ, lớn nhất là dự án MonoX Finance mất 31 triệu USD; trong khi đó các vụ tấn công do lỗi phần mềm và quy trình vận hành gây thiệt hại rất lớn, chẳng hạn như dự án BitMart xảy ra ngày 5/12/2021 thiệt hại tới 196 triệu USD, dự án Vulcan Forged bị thiệt hại 140 triệu USD.
“Có thể thấy rằng, các dự án blockchain cũng là các dự án phần mềm liên quan nhiều đến lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, nhiều dự án blockchain đang tập trung vào phát triển tính năng, mà có phần lơ là về bảo mật, an toàn thông tin. Việc ưu tiên quan tâm phát triển hệ thống blockchain, mà bỏ qua quy trình vận hành, kiểm thử an toàn của phần mềm trước khi đưa hệ thống vào hoạt động sẽ khiến cho dự án blockchain tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thông tin, bị tấn công”, đại diện CyRadar khuyến cáo.
![]() |
Xu hướng tấn công vào các dự án blockchain được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới (Ảnh minh họa: congngheviet.vn) |
Nhận định xu hướng tấn công vào các dự án blockchain vẫn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, chuyên gia CyRadar cho rằng đã đến lúc những đơn vị phát triển các dự án blockchain cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn, bảo mật thông tin: “Các lỗ hổng dẫn đến các cuộc tấn công vào dự án blockchain không chỉ là vấn đề từ Smart Contract của blockchain mà còn là những lỗ hổng thông thường, phổ biến của các hệ thống phần mềm. Vì thế, quan tâm đến an toàn thông tin cho các dự án blockchain thì phải tổng thể gồm cả các vấn đề của blockchain và không phải blockchain. Bên cạnh đó, việc kiểm toán cho các dự án blockchain phải được quan tâm hơn nữa”.
Dự báo về xu hướng tấn công mạng năm 2022 tại Đông Nam Á, các chuyên gia Kaspersky cho rằng đào tiền ảo và tấn công NFT là một trong những xu hướng nổi bật. Bằng cách quan sát những kẻ tấn công chuyên nghiệp với nguồn nhân lực lớn, các nhà nghiên cứu của Kaspersky nhận định rằng chúng ta sẽ đối mặt với một làn sóng tấn công quy mô lớn vào các doanh nghiệp tiền điện tử. NFT (Non-Fungible Token – Tài sản không thể thay thế) cũng sẽ là mục tiêu của tội phạm mạng. Điều này là do các quốc gia ở Đông Nam Á đang dẫn đầu về tỷ lệ sở hữu NFT, trong đó Việt Nam xếp ở vị trí thứ 5 trong 20 quốc gia được khảo sát, với 17,4% cho biết họ sở hữu các tài sản số này. “Từ các cuộc tấn công trực tiếp vào nhân viên các công ty khởi nghiệp và sàn giao dịch tiền điện tử thông qua kỹ thuật xã hội tinh vi, khai thác phần mềm và thậm chí cả các nhà cung cấp giả mạo đến các cuộc tấn công hàng loạt thông qua phần mềm chuỗi cung ứng hay các thành phần của nó, chúng ta sẽ thấy sự gia tăng các loại hình tấn công này. Ngoài ra, nhiều vụ trộm cắp tài sản NFT sẽ xảy ra trong những năm tới”, chuyên gia Kaspersky cho biết thêm. |
Vân Anh
Trong tháng 1/2022, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã ghi nhận 1.383 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, tăng 10,29% so với tháng cuối cùng của năm ngoái.
" alt=""/>Gia tăng mạnh tấn công mạng vào các dự án blockchain, tiền điện tửTrong năm đầu tiên tuyển sinh, Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn nhận được hơn 800 hồ sơ đăng ký dự thi, nhiều nhất là khối chuyên Văn với 500 hồ sơ, tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/16,67.
Ở khối chuyên Lịch sử, tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/6,4. Khối chuyên Địa lý, tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/6.
Các thí sinh sẽ phải làm 4 bài thi viết gồm: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh và môn chuyên (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý).
Xem đề thi môn Ngữ văn của trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội & Nhân văn (không chuyên) tại đây.
Xem đề thi môn Tiếng Anh tại đây
Tâm lý trái ngược của các thí sinh trước khi vào phòng thi |
Đưa con đi thi, chị Ngọc Lan cho biết, đây là năm đầu tiên trường tuyển sinh nên chị cũng theo dõi tìm hiểu từ những ngày đầu thành lập.
"Vì là khóa đầu tiên tuyển sinh nên cũng không biết như thế nào nhưng tôi vẫn rất tin tưởng về đội ngũ giảng viên".
Chị Lan chia sẻ định hướng cho con gái học Văn "cho đỡ mệt" và không lo lắng về cơ hội nghề nghiệp sau này.
"Tôi nghĩ một người giỏi Văn thì nhiều ngành nghề và công việc cần đến. Tất nhiên, thời buổi giờ nếu học giỏi một môn cũng chưa chắc mang lại thành công, vì vậy gia đình và cháu cũng xác định vẫn phải học kèm theo Ngoại ngữ...".
"Mình không đặt kỳ vọng cao nhưng qua trò chuyện mình vẫn cảm nhận được nỗi lo và áp lực không nhỏ. Cũng dễ hiểu thôi, bởi các con còn quá trẻ, lần đầu tiên tham gia một kỳ thi khốc liệt như thế với số lượng thí sinh đông và tỷ lệ chọi lên đến 1/16".
Phụ huynh ngồi chờ con bên ngoài phòng thi |
Trong khi đó, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên đã nhận được 2.731 hồ sơ với 3.111 nguyện vọng.
![]() |
2.731 hồ sơ dự thi vào Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2020 |
Với chỉ tiêu 90 học sinh/lớp chuyên, lớp chuyên Hóa có tỷ lệ chọi là 1/7,9.
Xếp sau đó là lớp chuyên Toán với tỷ lệ chọi 1/7,8 và chuyên Tin với tỷ lệ chọi 1/7,7.
Thấp nhất là tỷ lệ chọi của lớp chuyên Sinh, với 359 nguyện vọng, tỉ lệ chọi chỉ là 1/4.
Chị Nguyễn Thị Thanh (quận Đống Đa) có con dự thi vào chuyên Tin cho biết, hôm qua, chị cũng đã cho con ăn xôi đỗ xanh với hi vọng con thi cử gặp nhiều hanh thông.
"Còn sáng nay, dù nhà ở gần trường nhưng mẹ con cũng gọi nhau dậy từ rất sớm. Sau đó thắp hương để cầu xin may mắn, thuận lợi”.
Tuy không gây áp lực lên con nhưng chị mong con vào trường chuyên để có môi trường phát triển.
![]() |
![]() |
Các thí sinh dự thi Chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2020 |
Thí sinh dự thi vào Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên phải làm bài thi viết 3 môn là Ngữ văn, Toán và môn chuyên. Đề thi được xây dựng theo hình thức tự luận đối với môn Toán và các môn chuyên; trắc nghiệm kết hợp với tự luận đối với môn Ngữ văn.
Điểm môn Ngữ văn là điều kiện, không dùng để tính điểm trúng tuyển vào các lớp chuyên. Điểm trúng tuyển vào các lớp chuyên là tổng điểm thi môn Toán (vòng 1) và điểm thi môn chuyên (nhân hệ số 2).
Xem đề thi môn Ngữ văn tại đây.
Xem đề thi và đáp án môn Toán vòng 1 tại đây
![]() |
Các thí sinh chuẩn bị làm bài thi ở Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên sáng 12/7 |
Kết thúc bài thi Ngữ văn điều kiện sáng nay, Nguyễn Kim Giang, học sinh Trường THCS Nguyễn Cao (Bắc Ninh) cho hay khá thoải mái. "Em định thi chuyên Hóa. Môn Văn không áp lực vì chỉ cần đủ điểm để xét. Khó nhất là câu 2 nên em không làm" - Giang nói.
![]() |
Các thí sinh kết thúc môn thi đầu tiên ở Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên |
![]() |
Một thí sinh mừng rỡ sau khi kết thúc bài thi đầu tiên ở Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội & Nhân văn |
Các thí sinh hoàn thành bài thi Ngữ văn (không chuyên) của Trường Chuyên Khoa học Xã hội & Nhân văn cũng có tâm trạng tương tự.
Em Nguyễn Phương Anh (học sinh lớp 9A1 Trường THCS Nguyễn Trực) phấn khởi cho biết mình hoàn thành hết bài thi và dự kiến được khoảng từ 8 điểm trở lên.
"Trước khi thi em có làm qua rất nhiều đề thi của các trường chuyên khác các năm trước thì thấy đề của Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn trong năm đầu tiên này có phần dễ hơn", Phương Anh nhận xét.
Em Nguyễn Ngọc Linh (THCS Giảng Võ) nhận xét, đề thi này thuộc diện bình thường nhưng cấu trúc đề thi hơi lạ, giới hạn độ dài đoạn văn cảm nhận của bản thân chỉ 200 chữ.
![]() |
Phụ huynh đứng chờ đón con trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) |
![]() |
Đường Nguyễn Trãi tắc nghẽn vì số lượng thí sinh và phụ huynh quá lớn |
Kỳ thi vào lớp 10 của trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên và THPT Chuyên Khoa học Xã hội & Nhân văn diễn ra trong 2 ngày (12-13/7).
Thanh Hùng - Thúy Nga
Thách thức cuối cùng dành cho trường chuyên là làm thế nào để những học sinh lớn lên từ đây sẽ mang tài năng của mình trở lại phục vụ xã hội.
" alt=""/>Hơn 3.500 thí sinh trong cuộc đua giành suất vào 2 trường chuyên ở Hà Nội