Riêng với âm nhạc dù viết không quá nhiều nhưng các tác phẩm ông viết rất đắt và giá trị như Làng quan họ quê tôi, Khúc hát sông quê, Đôi mắt Đò Ngang..... đã làm say đắm biết bao người với nét nhạc dung dị hồn nhiên mà thấm đẫm cả hồn quê Việt.
Tôi có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ với chú Tạo khi hát thu thanh các tác phẩm và cả những lúc gọi điện chia sẻ hỏi han khi làm album nhạc. Gặp lúc nào chú cũng nhiệt tình hồn hậu với mọi người và luôn có những lời động viên chia sẻ kịp thời với những tác phẩm mà tôi hát chạm cảm xúc của chú.
Đôi khi thấy chú chia sẻ những hình ảnh gặp gỡ bạn bè văn nghệ sĩ với những dòng văn tếu táo, đôi khi lại là những phân tích trào phúng chua sót cay đắng về một vấn đề nào đó của xã hội. Là một nghệ sĩ lãng tử và đi nhiều hiểu rộng, một tâm hồn Việt thấm đẫm những trăn trở với quê hương, một nhân cách lớn mà dung dị. Xin được nói lời tiễn biệt một nghệ sĩ tài hoa mà tất cả chúng ta đều trân trọng. Nguyễn Trọng Tạo vẫn sống mãi trong dòng chảy âm nhạc và trong trái tim chúng ta''.
![]() |
Ca sĩ Trọng Tấn và Phạm Phương Thảo |
Phạm Phương Thảo: Tôi bàng hoàng khi nghe tin nhạc sĩ Trọng Tạo qua đời
Tôi vô cùng bàng hoàng khi nghe tin nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã qua đời. Đối với tôi, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo là một người mộc mạc, chân chất và vô cùng sâu sắc. Với những người cùng quê hương xứ Nghệ với ông như chúng tôi, ông thực sự là một vị tiền bối đáng kính và tấm gương sáng.
Những sáng tác của ông với quê hương thực sự sâu nặng và ân tình. Sự ra đi của ông là một điều mất mát không chỉ với nên nghệ thuật nước nhà mà còn với những người dân xứ Nghệ.
Thực sự lúc này tôi không biết nói gì hơn ngoài việc tiễn ông bằng một lời chia buồn sâu sắc tới gia đình, một niềm thương tiếc đáng kính dành cho một người nghệ sĩ tài hoa vẫn giữ được hồn quê sâu nặng".
![]() |
Ca sĩ Phạm Phương Thảo và nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo. |
Nhà văn Hồ Bất Khuất: Những gì nhạc sĩ Trọng Tạo để lại cho đời rất quý
Theo nhà văn, nhà báo Hồ Bất Khuất, một người bạn của nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo mất vì căn bệnh ung thư phổi di căn.
Nhà báo Hồ Bất Khuất cho biết khoảng hơn 2 tháng trước, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo phải nhập viện và sau đó gia đình phát hiện ông bị ung thư phổi giai đoạn cuối, đã di căn lên não. Ban đầu gia đình giấu bệnh với nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nhưng sau đó quyết định nói cho ông biết. Vị nhạc sĩ tài năng đón nhận tin này một cách điềm tĩnh và lạc quan.
Nhà báo Hồ Bất Khuất cho biết trong quá trình dưỡng bệnh, ông và gia đình đã lên kế hoạch xuất bản Tuyển tập Nguyễn Trọng Tạo với 5 tập. Hai tập sách mang tên Thơ tình Nguyễn Trọng Tạo và Lục bát Nguyễn Trọng Tạo sẽ về Nhà xuất bản Hội Nhà Văn vào chiều 8/1.
“Không may mắc phải trọng bệnh, ông nhanh chóng xác định là không thể chống lại số phận nên vui vẻ sống những ngày còn lại một cách có ý nghĩa. Cách đây khoảng hơn 3 tuần, chúng tôi vào bệnh viện thăm ông, ông vui vẻ tiếp.
Ông là một tài năng, mới hơn bảy mươi tuổi đã ra đi là quá sớm. Nhưng điều an ủi chúng ta là ông đã không bi lụy khi biết mình không còn sống trên đời lâu nữa. Những gì ông để lại cho đời là rất quý. Chúng ta trân trọng thơ, văn, nhạc, tranh ảnh ông để lại và vẫn thấy ông luôn luôn đồng hành cùng chúng ta”, nhà báo Hồ Bất Khuất chia sẻ.
Ban Giải trí
Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo qua đời ở tuổi 72 sau ca cấp cứu bất thành tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)
" alt=""/>Trọng Tấn, Phạm Phương Thảo tiếc thương nhạc sĩ Nguyễn Trọng TạoMẫu bằng tiến sĩ của ĐH Bulacan State do Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở TP.HCM) gửi cho người tìm hiểu về chương trình và các thông tin quảng bá chương trình của các trường - Ảnh: Minh Giảng
Trong vai một giảng viên ĐH có nhu cầu học tiến sĩ quản trị kinh doanh, chúng tôi đã liên hệ với Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở TP.HCM) hỏi về chương trình tiến sĩ tại ĐH Bulacan State (Philippines). Nhân viên trung tâm tư vấn giáo dục quốc tế của ĐH này tư vấn: chương trình đã tuyển sinh rất nhiều khóa. Ứng viên theo học chương trình sẽ học tại Hong Kong hay các cơ sở của ĐH Bulacan ở Philippines hay các quốc gia khác. Chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Tuy nhiên trong suốt quá trình giảng dạy sẽ có người phiên dịch từ tiếng Anh qua tiếng Việt. Khóa mới sẽ bắt đầu học vào tháng 11-2013.
Quốc tế... hỗ trợ tiếng Việt
"Không theo học các chương trình liên kết đào tạo do nước ngoài cấp bằng nhưng được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch" Ông Nguyễn Xuân Vang |
Anh H. - một học viên lớp tiến sĩ này - cho biết anh đã qua Hong Kong được bốn lần, mỗi lần ba ngày. Ai học nhanh có thể hoàn thành trong hai năm rưỡi, nếu không thì bốn năm. Trong suốt thời gian theo học tại Hong Kong đều có người phiên dịch tiếng Việt. Hiện anh H. đang làm đề cương luận án và được giáo sư của trường hướng dẫn. Anh cho biết thời gian học trực tiếp với giáo sư của trường không nhiều, chủ yếu là học viên tự học dưới sự hướng dẫn của giáo sư. Những người có khả năng tiếng Anh không tốt có thể chọn giáo sư người Việt với điều kiện giáo sư đó phải đủ tiêu chuẩn của ĐH Bulacan đưa ra.
Sau khi chúng tôi để lại email và số điện thoại, nhân viên trung tâm đã gửi thông tin về chương trình, các môn học, địa điểm học và liên tục gọi điện yêu cầu chúng tôi nộp hồ sơ. Một nhân viên tên Cường tư vấn thêm: chương trình không yêu cầu tiếng Anh đầu vào, đầu ra. Thường thì bốn tháng sẽ sang Hong Kong một lần, mỗi lần học ba ngày. Trong suốt quá trình học tại nước ngoài sẽ có thông dịch viên phiên dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt cho học viên. Chúng tôi đặt vấn đề, quy định của trường về việc bảo vệ luận án bằng tiếng Anh trong khi tiếng Anh của mình không tốt, nhân viên tên Cường trấn an: “Anh cứ yên tâm, chúng tôi là đại diện tuyển sinh phía Nam và đã tuyển sinh nhiều khóa rồi. Chương trình không yêu cầu tiếng Anh đầu vào và đầu ra. Nếu tiếng Anh của học viên không tốt thì có thể chọn người hướng dẫn là giảng viên người Việt. Khi bảo vệ luận án, có thể nhờ phiên dịch và phải chịu chi phí này!”.
Không chỉ Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở TP.HCM) mà Trường ĐH Đại Nam (Hà Nội) cũng tuyển sinh chương trình tiến sĩ của ĐH Bulacan State (Philippines). Chúng tôi liên hệ với khoa hợp tác quốc tế Trường ĐH Đại Nam trong vai người có nhu cầu học tiến sĩ và được nữ nhân viên tư vấn chương trình không yêu cầu tiếng Anh, mặc dù giảng dạy bằng tiếng Anh nhưng có người phiên dịch trong suốt quá trình học nên người có khả năng tiếng Anh không tốt vẫn có thể theo học. Hơn nữa, khi bảo vệ luận án, ứng viên có thể trình bày bằng tiếng Việt và có người dịch ra tiếng Anh nên cũng không ảnh hưởng gì!
Ở các chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ trong nước cũng có tình trạng hỗ trợ bằng tiếng Việt. Theo thông báo tuyển sinh chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh liên kết giữa Trường ĐH Thương mại và Trường ĐH Long Hoa (Đài Loan) trên trang web của Trường ĐH Thương mại, khi tốt nghiệp, học viên sẽ được cơ quan phụ trách giáo dục Đài Loan cấp bằng thạc sĩ có giá trị quốc tế. 70% giảng viên sẽ được cử từ ĐH Long Hoa sang giảng dạy. Ngôn ngữ đào tạo là song ngữ Việt - Anh. Với những môn bằng tiếng Anh, giáo viên người Việt sẽ trợ giảng. Và đây được Trường ĐH Thương mại xem là lợi thế cho học viên khi cho rằng chương trình đào tạo có trợ giảng là giảng viên người Việt nên yêu cầu về ngoại ngữ sẽ được giảm thiểu! Tương tự, chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ của Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội với ĐH Nghĩa Thủ và ĐH Khoa học ứng dụng Cao Hùng (Đài Loan) cũng được giảng dạy bằng tiếng Anh nhưng được hỗ trợ, bổ sung bằng tiếng Việt.
Nguy hiểm
Phó hiệu trưởng một trường ĐH ngoài công lập từng theo học chương trình tiến sĩ tại ĐH Bulacan cho biết mục đích của ông khi theo học chương trình này là để làm công tác quản lý bởi pháp lý đòi hỏi như vậy. Bản thân bằng cấp không sai, cách đào tạo của trường cũng không sai, vấn đề ở chỗ mục đích sử dụng tấm bằng đó. Nếu sử dụng tấm bằng để có vị trí nào đó thì có thể chấp nhận, còn việc sử dụng bằng tiến sĩ ấy để đi dạy là vấn đề khác, rất đáng lo. Quan trọng là đơn vị sử dụng lao động đánh giá thế nào, chấp nhận hay không chấp nhận tấm bằng đó. Hiện nay nhiều trường ngoài công lập chỉ cần người có bằng tiến sĩ là họ nhận, một mặt để nâng “chuẩn” giảng viên, một mặt để mở ngành hay tăng chỉ tiêu.
Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Xuân Vang - cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài Bộ GD-ĐT - cho rằng với một chương trình đào tạo tiến sĩ như vậy, những người sử dụng tấm bằng tiến sĩ đó để làm công tác giảng dạy sẽ rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến rất nhiều thế hệ sinh viên sau này. Với các chương trình liên kết trong nước, ông Vang tư vấn khi lựa chọn chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, người học trước hết phải xem chương trình liên kết hoặc các cơ sở đào tạo của nước ngoài tại VN đã được cấp phép chưa, ai cấp phép, đối tác VN và nước ngoài như thế nào? Các vấn đề cần lưu ý nữa khi lựa chọn là các yêu cầu đầu vào của chương trình như thế nào. Nếu dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch và bằng do nước ngoài cấp thì hết sức cảnh giác.
“Kiên quyết không theo học các chương trình liên kết đào tạo do nước ngoài cấp bằng nhưng được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch. Quá trình tổ chức thực hiện các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định cũng là cơ sở để Bộ GD-ĐT công nhận văn bằng của nước ngoài cấp cho người VN theo học các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài. Những chương trình cấp phép và thực hiện sai so với quy định tại nghị định 73 của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục sẽ không được công nhận văn bằng” - ông Vang nhấn mạnh.
(Theo Minh Giảng/ Tuổi Trẻ)
Điều kiện hết sức dễ dãi Hiện nhiều trường ĐH, CĐ thực hiện chương trình liên kết do nước ngoài cấp bằng ĐH, CĐ với điều kiện hết sức dễ dãi. Chỉ cần tốt nghiệp THPT, không yêu cầu ngoại ngữ đầu vào, chỉ cần học bổ sung ngoại ngữ là nghiễm nhiên trở thành sinh viên quốc tế. Giảng viên người Việt giảng dạy chiếm khoảng 50% chương trình. Theo quy định tại điểm 3 điều 12 nghị định 73, ngôn ngữ sử dụng giảng dạy các môn chuyên ngành trong liên kết đào tạo để cấp bằng nước ngoài là ngoại ngữ, không giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch. Có thể giảng dạy thông qua phiên dịch đối với các chương trình liên kết đào tạo để cấp văn bằng, chứng chỉ của VN. |
" alt=""/>Học tiến sĩ quốc tế bằng... tiếng Việt
Vẻ ngoài gợi cảm của cô gái luôn theo sát HLV Park tại AFF Cup 2018
Lại Văn Sâm: Có trách thì trách tuyển Malaysia chơi không đẹp
Tối 11/12, trận chung kết lượt đi đầy kịch tính của AFF 2018 giữa Việt Nam và Malaysia đã chính thức diễn ra với tỷ số 2-2. Kết quả của trận đấu khiến người hâm mộ và nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự tiếc nuối.
Hòa cùng không khí nhiệt huyết của trận cầu này, nữ ca sĩ Hyomin của nhóm nhạc T-ara cũng gây bất ngờ khi đăng tải một bức ảnh lên tài khoản Instagram cá nhân để chúc mừng đội tuyển Việt Nam và HLV Park. Người đẹp dành những lời khen ngợi và nhiệt tình cổ vũ tinh thần các cầu thủ cùng HLV Park Hang Seo.
Cô chia sẻ: "Huấn luyện viên trưởng Park Hang Seo là nhất! Cả 2 đội tuyển Việt Nam và Malaysia đều chơi rất tuyệt. Hãy tiến lên! Tôi rất trông chờ tới trận sau vào ngày 15/12".
![]() |
Hyomin đăng tải hình ảnh cổ vũ đội tuyển Việt Nam trân trang cá nhân. |
Có lẽ vì quá thích thú trước tình cảm lớn lao mà cổ động viên Việt Nam dành cho huấn luyện viên Park Hang Seo, đồng thời ấn tượng với các thành tích mà các học trò của ông dành được nên Hyomin vô cùng thích thú trước trận đấu lịch sử này.
![]() |
Trên Instagram story, Hyomin cũng đăng tải hình ảnh ăn mừng của các cổ động viên Việt Nam. |
Hyomin sinh năm 1989 và là thành viên của nhóm nhạc thần tượng T-ara. Cô sở hữu gương mặt thanh tú, vẻ đẹp gợi cảm và cuốn hút.
Ở thời kỳ đỉnh cao, T-ara sở hữu những ca khúc nổi tiếng và là một trong những nhóm nhạc Kpop có số lượng fan hâm mộ đông đảo. Sau nhiều năm hoạt động, các thành viên trong nhóm hiện đã tách ra solo.
Hyomin và T-ara nhiều lần tới Việt Nam biểu diễn hoặc thực hiện chương trình thực tế. Lần gần nhất vào tháng 11, cô tới Nha Trang để quay một chương trình của đài SBS.
![]() |
Hyomin dành rất nhiều tình cảm cho Việt Nam. |
T.K
Các nghệ sĩ hy vọng Việt Nam sẽ thắng trong trận chung kết lượt đi tối nay với đối thủ Malaysia.
" alt=""/>Ca sĩ thần tượng Hàn Quốc cổ vũ tuyển Việt Nam sau đêm chung kết lượt đi AFF Cup 2018