Soi kèo phạt góc U23 Hàn Quốc vs U23 Indonesia, 0h30 ngày 26/4
本文地址:http://play.tour-time.com/html/0e199681.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo NorthEast United vs FC Goa, 21h00 ngày 14/1: Trận đấu cân bằng
Việt Nam phát hiện 3 trường hợp dương tính với virus này, trong đó 2 người đang ở Hà Nội và 1 người sinh sống tại Thanh Hóa.
Lo lắng trước thông tin về virus corona, nhiều gia đình không chỉ hủy các chuyến du xuân, du lịch đầu năm mà còn cho con nghỉ học tại nhà để đảm bảo an toàn.
Phụ huynh lo lắng khi đưa con đến trường. |
Chị Lê Thị Trang (SN 1990, Hà Đông, Hà Nội) vừa trở lại thành phố làm việc vào ngày 30/1. Theo lịch trình, ngày 30/1, chị phải cho con đến trường. Tuy nhiên lo ngại trước thông tin về virus corona, người phụ nữ này đã quyết định cho con nghỉ ở nhà suốt 2 hôm nay.
‘Trường con tôi theo học là trường quốc tế. Sau mỗi kì nghỉ, các em trở về từ khắp nơi trên thế giới. Chính vì thế, ngay khi chưa quay lại trường học, các phụ huynh đã nhận được tin nhắn yêu cầu tất cả các học sinh, giáo viên, nhân viên của trường nếu đã đến Trung Quốc từ sau ngày 13/1 đều phải nghỉ ở nhà ít nhất 14 ngày kể từ ngày quay lại Việt Nam.
Bên cạnh đó, trường cũng sẽ đo thân nhiệt cho toàn bộ học sinh giáo viên và nhân viên làm việc ở trường. Ai có dấu hiệu sốt trên 37.8 độ C phải lập tức rời khỏi trường, đi khám bác sĩ.
Tuy nhiên chúng tôi vẫn rất lo lắng và quyết định cho con nghỉ học. Khi nào có thông tin dịch được kiểm soát, con sẽ trở lại trường’.
Không chỉ hạn chế cho con đến trường học, nhiều phụ huynh cũng hủy toàn bộ các kế hoạch đi chơi, gặp mặt đầu năm. ‘Gia đình chúng tôi có thói quen đi ăn tại các nhà hàng, quán cà phê… nhưng nay, trước khuyến cáo không nên xuất hiện tại chỗ đông người, chúng tôi đành hạn chế. Người lớn có sức đề kháng tốt thì không sao nhưng trẻ nhỏ cần đề phòng mọi trường hợp xấu nhất có thể’, chị Trang nói thêm.
Chị Phùng Thị Hà (SN 1988, Hà Đông, Hà Nội) cũng quyết định cho con nghỉ học. Con trai chị năm nay 5 tuổi và đang học tại một trường mầm non tư thục. ‘Mấy ngày Tết, cháu có dấu hiệu ho và sốt. Dù không biết cháu bị cảm lạnh hay có nguy cơ nhiễm virus corona nhưng 2 ngày nay chúng tôi quyết định cho con ở nhà’.
Trước thông tin dịch bùng phát, mặc dù con đã hết sốt, chiều nay gia đình chị vẫn quyết định cho con đi kiểm tra. Tuy vậy, điều chị Hà lo lắng là việc đưa con đến kiểm tra những nơi đông như bệnh viện lại có khả năng lây nhiễm cao.
Học sinh đeo khẩu trang tại một trường tiểu học ở Hà Nội. |
Nhưng không phải ai cũng thuận lợi khi có người ở nhà trông con, một số gia đình trẻ tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… đang lo lắng khi dịch bùng phát và họ không thể nghỉ làm để ở nhà chăm sóc con.
Chị Vương Thị Huệ (Đống Đa, Hà Nội) là một trường hợp như vậy. Chị Huệ kinh doanh online nên có thể cho con nghỉ học ở nhà cùng mình. Tuy nhiên mặt hàng chị bán là khẩu trang, nước rửa tay y tế… đang rất hot trong dịp này nên công việc của chị vô cùng bận.
‘Người ship hàng chạy từ sáng đến giờ không thể giao hết đơn nên tôi đành phải giao hàng cùng. Tôi có 2 con (6 tuổi và 3 tuổi), không thể đưa các cháu theo mẹ đi giao hàng mà để ở nhà cũng không yên tâm’, chị chia sẻ.
Bởi vậy, theo kế hoạch vào ngày 1/2, chồng chị sẽ lái xe ô tô đưa các con về quê (Nam Định) để nhờ ông bà nội trông hộ.
‘Sau khi có thông tin dịch được kiểm soát, vợ chồng tôi sẽ đón con lên để đến trường. Việc đi học vô cùng quan trọng nhưng sự an toàn và sức khỏe của các con còn quan trọng hơn’, người phụ nữ này nói.
Tương tự, những ngày này, gia đình anh Lê Quý (SN 1990, Cao Bằng) cũng đảo lộn sinh hoạt. Thông tin có bệnh nhân nhiễm virus corona tại Hà Nội càng khiến vợ chồng anh lo lắng hơn.
Họ là những cặp vợ chồng xuống Hà Nội thuê trọ nên các con (5 và 7 tuổi) đều không có ai trông nếu nghỉ học ở nhà. Ban đầu, anh chị quyết định cho con về quê. Tuy nhiên khi về quê, gia đình sẽ phải di chuyển đến các bến xe, xe khách – nơi có khả năng lây nhiễm cao, nên anh chị không chọn phương án này.
Họ thay nhau nghỉ làm để trông con. ‘Đầu năm công việc chưa nhiều nên vợ chồng tôi đang thay nhau xin được làm việc tại nhà để trông con nhưng phương án này không thể kéo dài. Có thể chúng tôi sẽ phải thuê thêm giúp việc thời vụ để trông con’, anh Quý nói.
Nhiều gia đình đã quyết định hủy chuyến du lịch đầu năm do lo lắng virus corona dù mất số tiền không hề nhỏ.
">Dân công sở tìm cách ứng phó khi cho con nghỉ học vì virus corona
Loạt ảnh và video về một đám hỏi diễn ra hôm qua (10/9) ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng.
Trong video, chú rể cùng họ nhà trai bì bõm lội qua con ngõ nước ngập lưng ống chân sang nhà cô dâu làm lễ ăn hỏi. Dù di chuyển vất vả nhưng ai nấy đều phấn khởi, rạng rỡ.
Cô dâu và chú rể trong video là Nguyễn Ngọc Linh (SN 1989, Hà Nội) và Nguyễn Hồng Ánh (SN 2001, Hà Nội). Đám cưới của họ dự kiến diễn ra vào ngày 22/9.
Ngọc Linh cho hay, ngày tổ chức lễ ăn hỏi và đám cưới đã được ấn định từ cách đây khá lâu. Do vậy, dù lối vào nhà cô dâu ngập nước, anh vẫn sang nhà gái làm lễ ăn hỏi như dự định.
“Nhà mình và nhà vợ chỉ cách nhau 1km nên việc di chuyển không quá khó khăn. Chỉ có lối vào nhà vợ khoảng 300m bị ngập, mình và mọi người phải lội nước vào, rồi lúc vợ tiễn mọi người ra về thì mình phải bế, cõng cô ấy”, Linh chia sẻ.
Ngày ăn hỏi, phía nhà trai có 60 người hộ tống chú rể sang nhà gái. Cả hai bên gia đình đều không nề hà chuyện ngõ ngập, vui vẻ hỗ trợ cặp đôi tổ chức ngày vui.
“Mình tự lái xe đi hỏi vợ, ai ngờ xe bị thủng lốp, suốt cả đoạn đường đi, về phải dừng lại bơm mấy lần. Khoảnh khắc cõng vợ từ nhà ra đầu ngõ để tiễn mọi người, đoạn đường khoảng 300m cũng rất đáng nhớ”, Linh chia sẻ.
Đối với Hồng Ánh, tổ chức đám hỏi ngày mưa ngập có nhiều điều đặc biệt như: Cô dâu và hội bạn gái có giày đẹp mà không được đi, các quan khách xắn cao quần đến dự, cô dâu được chú rể bế, cõng cả đoạn đường,...
Khoảnh khắc đợi Ngọc Linh và họ nhà trai sang làm lễ ăn hỏi, Hồng Ánh hồi hộp và có chút bất an. Cô lo mọi người di chuyển khó khăn, xe cộ gặp sự cố vì đường ngập,... Khi thấy nhà trai tới đúng giờ, Hồng Ánh rất hạnh phúc.
“Cảm xúc của mình khá lẫn lộn, ngoài niềm vui riêng của bản thân và gia đình, mình cũng buồn khi người dân nhiều nơi đang chống chọi với lũ lụt và sạt lở đất. Mong mọi điều tốt lành, may mắn sẽ đến với bà con”.
Hồng Ánh và Ngọc Linh có 1 năm yêu nhau trước khi về chung một nhà. Cặp đôi quen biết nhau từ rất lâu nhưng đến đầu năm 2023 mới chính thức nên duyên.
“Anh ấy để ý mình từ khi mình còn học cấp 2. Bẵng đi một thời gian, mình tập trung học hành, còn anh lo gây dựng sự nghiệp, chúng mình không liên lạc. Đến khi mình ra trường và đi làm, đôi bên mới kết nối lại và đi đến hôn nhân. Mình vẫn đùa, anh ấy đợi mình ‘chín’ mới hái về”.
Sau đám hỏi, Hồng Ánh nhận được nhiều lời chúc phúc của mọi người. Cặp đôi cảm động trước lời an ủi "đám cưới ngày mưa sẽ càng nhiều lộc, vợ chồng hòa hợp trăm năm".
Ảnh: NVCC
Đám cưới ngày lụt: Chú rể Bắc Ninh bì bõm lội nước rước nàng về dinhHình ảnh chú rể Bắc Ninh cầm hoa cưới, dàn phù rể bê tráp cưới cùng các quan khách bì bõm lội nước sang nhà gái đón dâu thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.">Chú rể dẫn 60 người lội nước sang ăn hỏi, cô dâu Hà Nội vỡ òa hạnh phúc
Khi tôi lớn lên một chút, có lần tôi nghe bà nội nói: ‘Nếu không sinh mày chắc bố mẹ mày ly hôn rồi’.
Theo lời bà, bố mẹ tôi sinh được 2 con thì mâu thuẫn ngày càng nhiều. Họ định đưa nhau ra tòa thì mẹ có thai tôi nên họ cắn răng sống tiếp với nhau.
Bố tôi kinh doanh trong ngành xây dựng. Vốn là người giỏi giang, năng động, công ty của ông làm ăn ngày một phát đạt. Anh chị em tôi được bố mẹ lo ăn học, sống một cuộc sống đầy đủ.
Tôi ra đời chỉ ngăn bố mẹ tôi ly hôn, cuộc hôn nhân của họ không thể cải thiện. Họ vẫn tiếp tục mâu thuẫn, đến mức gần như ly thân.
Những năm sau này, công việc của bố tôi không còn thuận lợi như trước. Mặc dù vậy, khi ông nghỉ, giao công ty cho anh tôi quản lý thì tôi biết tài sản của gia đình cũng không hề nhỏ.
Từ ngày nghỉ việc, sức khỏe ông ngày càng yếu. Đó là hậu quả bao năm ông mải làm ăn, không chú ý đến ăn uống, luyện tập.
Nửa năm trước, dự cảm không lành, bố tôi bí mật lập di chúc. Tuy nhiên thông tin đã rò rỉ ra ngoài. Tôi nghe nói, tài sản của bố mẹ được chia làm 2. Trong phần tài sản của bố, ông để toàn bộ cho anh chị tôi, không có cái tên tôi trong đó.
Tôi vô cùng bất ngờ. Tôi cũng là con của ông tại sao ông lại đối xử với tôi như vậy? So với các anh chị, tôi cũng là người chăm chỉ học hành, làm việc, không phải dạng công tử chơi bời để ông phải lo lắng khi giao tài sản vào tay.
Tôi cảm nhận có những bất thường sau chuyện này. Tôi không dám hỏi bố vì những thông tin tôi biết ông chưa công khai và bản thân tôi từ bé cũng không gần gũi ông nhiều.
Tôi đem chuyện hỏi mẹ. Sau mấy ngày chần chừ, mẹ hẹn tôi ra ngoài nói chuyện.
Mẹ nói rằng, bố mẹ lấy nhau vì tình yêu nhưng khi về chung một nhà, hai vợ chồng không hòa hợp. Họ có với nhau 2 con, mâu thuẫn ngày càng lớn. Trong thời gian bố tôi mải mê làm ăn, vô tâm với gia đình thì mẹ tôi có người đàn ông khác.
Tôi là sản phẩm của mối tình ấy nhưng vì mẹ tôi thương các con nên không dám ly hôn để đến với tình mới.
Bố tôi không hay biết, vẫn tưởng cái thai trong bụng mẹ tôi là của ông. Họ thôi không ly hôn và tiếp tục sống với nhau. Nhưng cái kim giấu trong bọc đến ngày cũng lòi ra. Năm tôi 3 tuổi, bố phát hiện tôi không phải là con ông.
Ông giận giữ vô cùng nhưng mẹ tôi khóc, quỳ xuống xin ông tha thứ. Bà nói, bà không cần gì cho bà và tôi sau này nhưng xin ông đừng làm lớn chuyện để các con có cha có mẹ, không phải chịu cảnh phân tán.
Dù đau đớn, căm phẫn nhưng bố tôi vẫn chấp nhận. Họ sống với nhau cho đến giờ.
Nghe chuyện của mẹ, lòng tôi trĩu nặng. Tôi hiểu ra lý do tại sao từ bé đến lớn bố tôi ít gần gũi tôi. Tôi cũng hiểu về những trận đòn vô cớ khi ông say, vì bản di chúc kia…
Tôi không có quyền trách mẹ. Phụ nữ ai cũng có lúc yếu lòng. Phải sống hàng chục năm với người đàn ông mình không còn tình cảm cũng là một sự trả giá quá lớn với bà. Tôi cũng không trách bố. Là đàn ông, ít ai chịu đựng được chuyện người phụ nữ của mình qua mặt.
Hôm nay, những ngày cuối năm, tôi chia sẻ câu chuyện của mình - không mong một lời khuyên, chỉ là muốn giãi bày cho nhẹ lòng. Xin cảm ơn các độc giả đã lắng nghe.
Phút cuối đời, bố tôi đã lập một bản di chúc khiến tất cả chúng tôi bàng hoàng.
">Tâm sự bí mật sau tờ di chúc của đại gia xây dựng một thời
Nhận định, soi kèo Al Jabalain vs Al Batin, 19h45 ngày 16/1: Cửa trên ‘tạch’
Chúng tôi trở lại làng Đại học quốc gia (P. Đông Hòa, TP. Dĩ An, Bình Dương) thăm ông Nguyễn Văn Minh, hay còn gọi là 'Minh cô đơn' vào một buổi chiều.
Ở đây, cảnh vật đã đổi thay. Chiếc xe gắn máy màu đỏ - phương tiện ông dùng để cứu nạn đã không còn. Thay vào đó là chiếc xe màu đen mới hơn. Tại ngã tư, nơi ông bơm vá xe miễn phí cho sinh viên và người đi đường gặp nạn cũng khác trước. Một chiếc xe ba bánh mới tinh được ông dùng để chuyên chở đồ đạc miễn phí giúp sinh viên dọn nhà đổi chỗ ở đậu ngay sát lề đường. Bơm và dụng cụ được ông dồn vào một rơ-moóc để có thể di chuyển bất cứ lúc nào.
Nhận được 100 triệu, ông Minh chia sẻ với các hoàn cảnh khó khăn khác, chỉ giữ lại cho mình chiếc nhẫn này làm kỷ niệm. |
Ông mời chúng tôi vào lều. Nhà ông trước đây, vốn là một túp lều dưới tán cây rậm rạp. Bên trong, ngoài giường ngủ còn nhiều vật dụng và nhất là lủng lẳng nhiều tấm bằng khen được treo khắp nơi. Giờ đây, cũng là túp lều nhưng mới hơn, rộng hơn. Bên trong chỉ vỏn vẹn chiếc giường ngủ với mùng mền còn mới.
Ông ngồi xuống, bên cạnh giường ngủ. Tay cầm que nhỏ, ông cào lên một nhúm đất đen. 'Tro của đêm hôm ấy đó anh', ông nói với chúng tôi.
'23 giờ ngày 8/1/2020 tôi đang ngủ. Tiếng chuông điện thoại reo vang. Giọng nói của một cô gái, yếu ớt: 'Chú Minh ơi cứu con. Xe con bị hư không chạy được mà khuya rồi làm sao về nhà'. Tôi trả lời, 'cháu tìm cách giải quyết đi. Ngày mai chú còn nhiều việc lắm nên không thể giúp cháu được'. Sau đó, tôi cúp máy. 5 phút sau, tiếng chuông điện thoại lại vang lên.
Xe ba bánh mới. |
Cũng tiếng nói ấy nhưng van lơn hơn, thiết tha hơn. Tôi tiếp tục cúp máy. Phải đến lần thứ 5, cảm thấy khó chịu trước lời cầu cứu của một cô gái, tôi quyết định ra tay cứu giúp'.
Cô gái gặp nạn trên đường số 11. Chiếc xe tay ga và cô gái đang ở trên gò đất cao. Ông Minh không sửa được xe tay ga nên nói với cô gái rằng, ông sẽ đem xe xuống, đẩy giúp về nhà rồi ngày mai đem ra tiệm.
Khi ông vừa tiếp cận cô gái, bất ngờ từ trong bụi rậm hơn 10 thanh niên tay cầm mã tấu nhào ra chém ông.
Trong lúc nguy cấp, ông đã bỏ chạy vào rừng thoát nạn nhưng chỉ trong chốc lát, ông phát hiện khói và lửa mù mịt bốc lên. Chiếc xe của ông bị đốt cháy.
Ông tìm điện thoại để báo cho người quen thì điện thoại không còn. Có lẽ nó đã rơi trong lúc ông đào thoát. Ông thất thần trở về nhà cũ thì hỡi ơi, nơi đây chỉ còn lại tro tàn và khói bụi. Những gì bên trong, quí nhất là hàng chục tấm bằng khen đã không còn. Đứng nhìn cảnh nhà bị đốt như thế, ông càng não ruột.
Ông Minh giúp một cô gái lỡ đường. |
Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ, vụ việc đã được ông trình báo và công an TP Dĩ An đang tiến hành làm rõ.
Gần 20 năm ở làng Đại học, ông đã giúp hàng trăm trường hợp khốn khó, ứng cứu khá nhiều trường hợp nguy nan. Có thể vì lý do này, những phần tử bất hảo không có đất sống muốn cản trở ông.
Vẫn tiếp tục giúp người
'Sau lần gặp nạn ấy, nhiều người hay tin đã tận tình giúp tôi vượt qua. Người sắm điện thoại, người cho cho xe gắn máy. Túp lều được sửa sang lại với giường ngủ mùng mền mới. Đặc biệt, tôi còn nhận được một khoản tiền lớn mà trong đời tôi chưa từng có - 100 triệu đồng.
Khơi lại đống tro tàn. |
Tôi suy nghĩ nhiều lắm. Lâu nay tôi sống trong vòng tay thương yêu của mọi người. Từ miếng ăn, giấc ngủ cho đến sinh hoạt cá nhân đều được bà con quan tâm giúp đỡ. Tôi không có một nhu cầu tiêu xài nào và hàng ngày tôi vẫn có thu nhập bằng việc chạy xe ôm. Trong khi đó, nhiều mảnh đời đang cần sự giúp đỡ của tha nhân.
Việc đầu tiên là tôi mua chiếc xe ba bánh này với giá 40 triệu đồng. Tiếp đến tôi mua 200 vỏ ruột xe máy với giá 21 triệu. Từ nay ai đến bơm vá nếu cần thay vỏ ruột sẽ được miễn phí.
Một người bạn tôi anh là Trần Văn Hoàng 64 tuổi - có con bị bệnh tâm thần gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và anh Hồ Ngọc Hải, 61 tuổi hàng ngày vất vả đi bán vé số, mỗi người sẽ được nhận một chiếc xe gắn máy cũ với giá 16 triệu đồng.
Chưa hết, tôi mua 3 chiếc xe máy cũ với giá 12 triệu đem về sửa sang lại. Chiếc nào tôi cũng thay vỏ ruột, nhông, sên dĩa mới, thay nhớt và bình xăng đổ đầy. Ba chiếc này tôi sẽ tặng cho 3 cháu sinh viên có hoàn cảnh khó khăn'.
Lều mới của ông Minh. |
Ngày 9/2 vừa qua, hai sinh viên trường Đại học Nông lâm là Thái Minh Thuận và Trần Thị Hà đã được ông trao xe. Chiếc thứ 3 sẽ được trao sau khi sinh viên này trở lại trường. Hai sinh viên được nhận xe rất vui mừng và bày tỏ sự biết ơn sâu sắc trước nghĩa cử cao đẹp của ông Minh.
'Ngoài ra còn dư một ít', ông nói tiếp: 'Tôi mua gạo và thực phẩm giúp những người có hoàn cảnh khó khăn trong khu vực. Còn lại vỏn vẹn 4 triệu đồng, tôi mua chiếc nhẫn 1 chỉ vàng để đeo tay như lưu giữ một kỷ niệm. Mỗi lần nhìn vào chiếc nhẫn sẽ nhắc nhở tôi, bà con rất thương yêu mình và mình phải sống sao cho xứng với tình yêu đó.
Chúng tôi xiết chặt tay anh trước khi ra về. 'Anh yên tâm. Tôi không sợ bất cứ thế lực nào. Tôi làm việc thiện, việc nghĩa và sẽ tiếp tục làm cho đến hơi thở cuối cùng', ông Minh trăn trở với chúng tôi.
'Nhiều người hỏi tôi, anh không sợ chúng hại anh sao? Tôi trả lời ngay, một thân một mình sao tôi phải sợ bọn chúng'.
">Minh cô đơn, gã giang hồ Sài Gòn và tấm lòng trượng nghĩa
Công ty Masan Consumer kết hợp tổ chức cho các trẻ có hoàn cảnh đặc biệt một chuyến vui chơi, trải nghiệm tại lễ hội Tết Việt |
Là nhà Tài trợ Kim cương của lễ hội Tết Việt và là đơn vị đồng tổ chức của hoạt động Tết trẻ em, đại diện Công ty Masan Consumer cho biết, mong muốn lớn nhất mà Ban tổ chức hướng đến trong hoạt động này chính là có thể mang đến niềm vui cho các em có hoàn cảnh đặc biệt được cùng thưởng thức không khí ngày Tết cố truyền, hoà cùng không khí chuẩn bị đón xuân của của dân tộc và tham gia các trò chơi dân gian, trải nghiệm văn hoá ẩm thực tết tại gian hàng ẩm thực...
Hơn 120 trẻ em khuyết tật tại trung tâm mái ấm Hoa Mẫu Đơn, mái ấm Hoa Sen, làng thiếu niên Thủ Đức và Trung tâm bảo trợ dạy nghề & việc làm TP.HCM đã được tham quan và giao lưu tại lễ hội.
Sau khi mãn nhãn với các màn biểu diễn như múa lân kết hợp cùng các tiết mục nghệ thuật chào đón được tổ chức tại sân khấu chính, các em đã tiến vào khu vực gian hàng các trò chơi. Hàng loạt trò chơi dân gian trong dịp Tết như kéo co, ném lon, ném vòng, bịt mắt đập niêu, bài chòi… đã khởi động cho các em một buổi sáng đầy năng lượng và phấn khởi.
Tiếp đến, các em còn nhận được các kiến thức bổ ích về Tết cổ truyền thông qua phần giao lưu đố vui trả lời các câu hỏi về ngày Tết và nhận được các phần quà hấp dẫn từ Ban Tổ Chức. Sau khi tham quan và chơi các trò chơi, các em được thưởng thức các món ăn ngon đặc sắc từ các vùng miền tại gian hàng ẩm thực đặc sắc được thiết kế mang dấu ấn đặc trưng của miền Bắc - Trung - Nam.
Đặc biệt, các em cùng thầy cô còn được nhận các phần quà, lì xì từ Ban tổ chức. Đây là hoạt động then chốt mang đậm tính nhân văn tạo sân chơi cho các trẻ em kém may mắn cũng như góp phần giữ vững và lan tỏa văn hóa Việt xưa đến các thế hệ trẻ sau này.
Các em có cơ hội được giao lưu, tham gia trò chơi để nhận các phần quà hấp dẫn từ Ban tổ chức |
Ngoài tham gia trò chơi, trải nghiệm không gian Tết Việt, các em còn được thưởng thức ẩm thực truyền thống ngay trong khuôn viên lễ hội |
Được biết, hoạt động thiện nguyện Tết trẻ em cũng là một chương trình trong hàng loạt chương trình cộng đồng mà Công ty Masan Consumer đang và sẽ làm cùng với các đơn vị, cơ quan nhà nước nhằm hỗ trợ và góp phần động viên và khích lệ nỗ lực, ý chí vươn lên, vượt qua khó khăn của các em.
Tết Festival 2020 là chương trình nhằm tôn vinh giá trị văn hóa và ẩm thực truyền thống của người Việt trong dịp Tết Nguyên Đán, chuyển tải những phong tục, những giai thoại một cách hấp dẫn và dễ hiểu thông qua các câu chuyện được triển lãm, sân khấu hóa, các trải nghiệm ẩm thực và các trò chơi dân gian. Lễ hội diễn ra trong ba ngày từ 03 - 05/01/2020 vào cửa tự do để phục vụ các gia đình người Việt. Dự kiến lễ hội sẽ đón tiếp hơn 40.000 lượt người tham dự xuyên suốt 3 ngày lễ hội từ 10g sáng đến 21g mỗi ngày. |
Vĩnh Phú
">Mang lễ hội Tết Việt đến gần trẻ em hoàn cảnh khó khăn TP.HCM
Việc tăng mức trần nợ công cũng không đồng nghĩa với việc chính phủ Mỹ có thêm ngân sách để chi trả cho các hạng mục mới, mà chỉ giúp cho chính phủ nước này có thể vay thêm để thanh toán các hạng mục được Quốc hội thông qua. Theo Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, nước Mỹ đã chạm đến trần nợ vào tháng 1, và phải thực hiện nhiều "biện pháp đặc biệt" để tạm thời giúp chính phủ thanh toán các hóa đơn và tránh vỡ nợ.
Trần nợ công của Mỹ đã được nâng tổng cộng 78 lần kể từ năm 1960, lần nâng cuối cùng là vào năm 2021.
Hội đồng Cố vấn Kinh tế thuộc Nhà Trắng dự báo, nếu Mỹ thực sự vỡ nợ, thị trường chứng khoán sẽ sụt giảm 45% trong vài tháng đầu tiên. Tổ chức xếp hạng tín dụng Moody's dự báo mức sụt giảm là 20%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng thêm 5% - đồng nghĩa với khoảng 8 triệu người Mỹ sẽ mất việc. Về phía chính phủ Mỹ, do bị hạn chế bởi trần nợ, không thể thực hiện các biện pháp kích thích tài chính, khiến cho tình trạng suy thoái trở nên trầm trọng hơn.
Trong trường hợp thông thường, giá trị tiền tệ của các quốc gia vỡ nợ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nếu Mỹ vỡ nợ, các nhà đầu tư sẽ mất niềm tin vào đồng USD, đồng thời tìm kiếm những đơn vị tiền tệ khác để thay thế. Điều này sẽ khiến cho đồng USD khó lấy lại niềm tin từ các đối tác sau khi phục hồi.
Bên cạnh đó, việc chính phủ vỡ nợ cũng sẽ tạo ra các nguy cơ về lĩnh vực bất động sản, tạo ra tình trạng thiếu hụt tiền mặt, đe dọa khoản tiền tiết kiệm của người dân Mỹ.
Thực tế, Bộ tài chính và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã lên kế hoạch dự phòng nếu Quốc hội không tăng trần nợ. Biện pháp này được gọi là "Kế hoạch ưu tiên thanh toán", tập trung vào việc bán trái phiếu để trả nợ gốc từ trái phiếu đáo hạn và cắt giảm các nghĩa vụ khác.
Tuy vậy, các quan chức Bộ tài chính Mỹ thừa nhận với The Economist rằng kế hoạch này không thực sự bền vững và tồn tại nhiều rủi ro.
"Giải pháp ưu tiên nắm giữ trái phiếu lên trước công chức, người hưu trí và quân nhân sẽ gây ra nhiều sự tranh cãi. Hơn nữa, không có gì đảm bảo các cuộc đấu giá trái phiếu liên tục sẽ diễn ra ổn định", ông Bill Dudley - cựu Chủ tịch FED New York nói.
Điều gì sẽ xảy ra nếu nước Mỹ vỡ nợ?
友情链接