当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Nottingham vs Liverpool, 3h00 ngày 15/1: Nợ chồng thêm nợ 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Al Najma vs Al Jandal, 19h35 ngày 15/1: Cửa trên thắng thế
Ngày ấy, sau ba năm yêu nhau trên giảng đường đại học, tưởng rằng cả hai sẽ tính đến chuyện cùng cập bến tương lai. Nào ngờ khi tôi còn cầm hồ sơ xin việc khắp nơi, em đã tìm gặp tôi mà khóc.
Từ lâu ba mẹ em đã nhắm sẵn cho em con trai một vị quan chức gần nhà ở quê. Cậu ta có vẻ không được nhanh nhẹn, không được dễ nhìn, nhưng: “Thời đại nào rồi mà con còn mơ chuyện một túp lều tranh hai trái tim vàng. Chỉ cần làm dâu nhà giàu, con muốn gì mà không được”. Mẹ em nói thế và em thì không thể không nghe theo.
Em khóc nấc lên từng hồi trong đêm cuối chia tay: “Vì chữ Hiếu, em đành rời xa anh. Nhưng trái tim em chỉ yêu mỗi mình anh mà thôi”. Nỗi đau tình phụ khiến tôi suy sụp nhưng rồi nỗi lo cơm áo lại lôi tôi dậy và bước đi. Em về quê lấy chồng, tôi bám trụ mưu sinh nơi phố thị.
Tôi ổn định công việc, rồi cưới vợ sinh con. Vợ tôi không đẹp như em, cũng không biết ăn nói đẩy đưa ngọt ngào sắc sảo như em. Cô ấy dịu hiền và cam chịu. Tình đầu dù đẹp mấy cũng đã trở thành dĩ vãng, có chăng chỉ như ngọn gió mồ côi đôi lúc vô tình thoáng qua.
Cho đến hôm nay, trời xui đất khiến chúng tôi lại cùng học chung một lớp sau đại học. Ngay lúc nhìn thấy bóng em thấp thoáng, tim tôi đã đập loạn xạ. Có lẽ nào định mệnh của chúng tôi là ở những mái trường?
Khỏi phải nói em mừng vui khi gặp lại tôi thế nào. Sau buổi đầu tiên, chúng tôi cùng ngồi cà phê trò chuyện. Mười năm mà như chỉ mới hôm qua. Em vẫn sôi nổi như ngày nào, hỏi han tôi từ chuyện công việc đến gia đình. Chúng tôi thật sự như chưa hề có khoảng cách. Trong giây phút ấy tôi đã ước như chúng tôi chưa từng chia xa. Tôi đã từng yêu em nhiều biết mấy. Điều đáng tiếc nhất chính là khi ta gặp được người muốn che chở cả đời thì trong tay lại chưa có gì cả.
Chúng tôi gặp nhau sau những buổi học ngày một nhiều hơn. Em thuê phòng ở gần trường, chỉ cuối tuần mới về quê. Em có mời tôi ghé chơi, lan man chuyện trò. Những buổi ghé thăm ngày một nhiều hơn, giống như một niềm mong đợi.
Em nói em không hạnh phúc bởi cuộc hôn nhân ấy vốn không có tình yêu. Chồng em hiền lành, có một công việc nhàn nhã do cha sắp đặt rồi cứ an phận mà sống, không có chí tiến thủ. Em có hai đứa con gái, đứa lên 8, đứa mới lên 5: “Nếu cứ an phận mà sống thì coi như cũng ổn anh ạ. Nhưng em vẫn thấy thiêu thiếu cái gì. Có lẽ là em thiếu anh”.
Khi em nói câu nói đó, ánh mắt nhìn tôi đầy luyến tiếc thiết tha. Nó làm tim tôi bối rối. Tôi tưởng mình đã toàn tâm toàn ý cho gia đình, cho vợ con, nhưng giây phút này bỗng như muốn quên đi tất cả. Em dựa đầu vào lưng tôi rồi vòng tay ôm chặt. Thế giới lúc đó dường như chỉ còn hai đứa mà thôi…
Một ngày cuối tuần, em tìm đến nhà tôi. Tôi vừa ngạc nhiên vừa hoảng hốt. Tôi giới thiệu với vợ đó là bạn học cũ từ vừa quê ra ghé chơi. Vợ tôi thân tình mời em ở lại ăn cơm. Tôi nghĩ em sẽ chối từ nhưng em lại vui vẻ đồng ý.
Sau hôm đó, tôi lập tức tìm em tỏ vẻ không hài lòng. Nhưng em cười nũng nịu nói với tôi:
- “Em đến nhà để thăm dò vợ anh thôi. Thực ra thì chị ấy rất dễ đối phó. Mẫu phụ nữ hiền lành bao dung như chị ấy, nếu biết anh ngoại tình, dù đau khổ cũng sẽ tha thứ. Cuộc đời chị ấy dường như chỉ dành cho chồng con, ít nghĩ đến bản thân mình, thật là ngốc.
- Dù sao thì anh cũng không vui khi em đến nhà. Em phải hỏi anh chứ?
- Em hỏi anh thì anh có đồng ý không? Vả lại nếu em công khai đến nhà thì anh càng không bị nghi ngờ ấy chứ. Nếu chị ấy biết mình từng nấu cơm cho nhân tình của chồng ăn thì sẽ thế nào nhỉ?
Em nói xong liền cười rất sảng khoái. Tự nhiên tôi nhận ra con người em thật ra rất nhẫn tâm. Dù sao thì em đang có chồng, tôi đang có vợ, mối quan hệ của chúng tôi là tội lỗi nhưng em xem ra không có chút xấu hổ nào, không hề nghĩ mình sai, lại còn có cảm giác rất đắc ý như thể mình là người thắng cuộc.
Rồi bất ngờ em hỏi:
- Nếu em từ bỏ tất cả để đến với anh, anh có dám từ bỏ gia đình để đến với em không?
- Anh biết là em không yêu chồng, nhưng anh ta với em rất tốt, cho em cuộc sống đủ đầy. Vả lại em không yêu chồng nhưng em còn hai đứa con?
-Thì em sẽ để con lại cho anh ấy nuôi. Cuộc sống mà không có tình yêu thì không hạnh phúc được. Em chán cuộc sống ấy rồi. Chẳng phải bây giờ anh cũng có thể lo cho em hay sao?
- Đúng, bây giờ thì anh thừa khả năng lo cho em. Chỉ có điều, ngày xưa em không chọn anh thì bây giờ em không còn cơ hội để chọn anh nữa. Em có thể không cần chồng, không cần con, nhưng anh thì không làm thế được. Chúng ta đáng lẽ không nên gặp lại nhau.
Khi tôi đứng dậy ra về, vẫn còn kịp nhìn rõ ánh mắt đầy thảng thốt của em. Hình như em sốc đến độ không nói được lời nào. Em đã thay đổi rồi, hay con người em vốn chính là tầm thường và ích kỷ như vậy.
Người ta hay nói “con cá mất là con cá to” cho đến khi người ta nhìn thấy tận mắt con cá ấy mới thấy rằng nó rất bé nhỏ. Một con cá dù to dù nhỏ đã mất rồi không nên uổng công vương vấn nữa.
Một cô gái Trung Quốc đã đặt hàng một tấn hành tây mang đến trước cửa nhà người yêu cũ để trả thù vì bị cắm sừng.
" alt="Con cá mất chỉ là con cá nhỏ"/>Thật ra, không phải chị không mong có đứa con mà là chị đang lưỡng lự. Một năm qua, chị sống không mấy vui vẻ trong gia đình chồng. Chồng chị có người chị gái đã lớn tuổi nhưng chưa xây dựng gia đình nên vẫn ở cùng nhà. Tính tình chị chồng khắt khe, hay xét nét. Chị lại mải mê nghiên cứu, học hành, ít để ý đến việc nhà. Thế là chị chồng em dâu hấm hứ, bực bội nhau. Bà chị hay mặt nặng mày nhẹ, nói cạnh nói khóe. Chị có gì không bằng lòng là nói thẳng tưng. Bố mẹ chồng cố gắng giữ hòa khí trong nhà để mọi chuyện được êm thuận.
Vợ chồng chị cũng nhiều lần cự nự nhau. Chị muốn chồng xin bố mẹ ra ở riêng cho thoải mái. Anh không chịu vì còn trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ. Cứ thế, từ mâu thuẫn vợ chồng, chị chồng và em dâu, những cuộc cãi vã, lục đục xuất hiện thường xuyên hơn. Cách đây vài hôm, anh bảo chị "đã nói nhiều rồi, cãi nhau nhiều rồi mà không thống nhất được với nhau thì chia tay đi trước khi quá muộn".
Chị hiểu chồng muốn nói đến sự muộn màng là khi hai người đã có con. Chuyện con cái giờ lại thành vấn đề vì chị đang có cơ hội làm tiến sĩ. Chị muốn hoàn thành công việc rồi sinh con thì sẽ không bị ảnh hưởng, gián đoạn. Gia đình chồng thì muốn chị sinh con đã rồi làm gì sẽ làm sau. Chị cho rằng không phải khi nào cơ hội cũng đến nên phải tranh thủ lúc son rỗi. Chị gọi điện cho Thanh Tâm vì đang cân nhắc chuyện có nên ly hôn hay không sau khi chồng hét vào mặt chị là "đồ ích kỷ".
Thực ra, các nhà khoa học thường phải đứng trước sự lựa chọn khắc nghiệt và nhiều khi phải hy sinh. Chị có phải là nhà khoa học xuất sắc và đủ niềm say mê đến mức hy sinh tất cả cho sự nghiệp không? Chỉ có chị mới trả lời được câu hỏi đó. Con cái là đặc ân của trời đất ban cho, là duyên phận giữa cha mẹ nên phải hết sức giữ gìn. Tuổi sinh đẻ của người phụ nữ có giới hạn nhất định, không phải cứ muốn là được nên nguyện vọng của chồng và gia đình chồng chị là chính đáng.
Nếu chị yêu khoa học, ham nghiên cứu thì kết hợp cũng vẫn có thể được. Chị là người có học, là trí thức, làm gì cũng phải cân nhắc cho kỹ. Nghe câu chuyện của chị thì thấy vợ chồng chị lấy nhau vì tình yêu và giữa 2 người chẳng có mâu thuẫn lớn nào. Còn những va chạm trong gia đình thì nhà nào cũng có vấn đề của mình. Nếu mỗi người biết ý tứ, tế nhị một chút, nhường nhịn nhau một chút thì khúc mắc nào cũng giải tỏa được, mâu thuẫn nào cũng sẽ tan biến. Đứng trước khó khăn, rạn nứt mà cả 2 chỉ nhăm nhăm nghĩ đến chuyện chia tay thì thật đáng tiếc.
Hơn nữa, tuổi của anh chị không được phép bồng bột như thanh niên mới lớn. Tuy rằng giữa 2 người chưa có con cái nhưng nếu thiếu lòng vị tha, bao dung, thiếu cân nhắc chín chắn thì có đập vỡ cuộc hôn nhân này đi cũng chưa chắc xây dựng được cuộc hôn nhân khác tốt đẹp hơn.
Chị có vẻ suy ngẫm nhiều trước tâm tình của Thanh Tâm và hứa là sẽ suy nghĩ, cân nhắc kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng.
Nhận được tin nhắn thách thức của kẻ thứ 3, em đã phi xe đến thẳng phòng trọ của cô ta để đánh ghen.
" alt="2 lần lưỡng lự có con và nguy cơ vợ chồng đứng bên bờ vực tan vỡ"/>2 lần lưỡng lự có con và nguy cơ vợ chồng đứng bên bờ vực tan vỡ
Sáng ngày 15/9, tôi tình cờ đọc được một mẩu tin tuyển dụng đăng trên Facebook của một công ty TNHH, có địa chỉ trụ sở khá chi tiết ở Hà Nội. Ngoài ra, bài đăng có nêu đích danh đại diện pháp lý của công ty nói trên. Thế nên, tôi khá tin tưởng.
Nội dung tuyển dụng có nói vị trí cần tuyển là Kế toán nhập liệu online, với mức lượng dao động từ 200.000 đến 400.000 đồng một ngày. Thấy công việc khá phù hợp nên tôi chủ động liên hệ với nhà tuyển dụng thông qua Facebook. Sau đó, tôi nhanh chóng nhận được phản hồi chấp thuận từ phía công ty.
Tôi được đưa vào một nhóm trên Zalo, có sáu thành viên, gồm những người cũng đang ứng tuyển giống tôi. Tiếp đó, chúng tôi được hướng dẫn làm công việc nhập liệu theo yêu cầu có sẵn. Vì làm việc online nên chúng tôi được công ty trả lương ngay lập tức sau mỗi đầu việc.
>> 'Thoát pressing' khi bị hai người bạn Facebook dụ vào bẫy lừa làm việc online
Sau đó, người đại diện của công ty yêu cầu chúng tôi chuyển tiền để được nhận nhiều việc hơn, giúp gia tăng thu nhập kiếm được. Vì tin tưởng sau một thời gian làm việc, cộng thêm thông tin tài khoản nhận ghi rõ là "Công ty TNHH..." nên tôi cũng không nghĩ ngợi gì mà lập tức làm theo. Sau mỗi lần chuyển tiền, tôi lại nhận được thông báo "lỗi hệ thống" và được yêu cầu chuyển lại.
Tổng cộng, số tiền tôi đã chuyển lên tới 200 triệu đồng. Phía công ty vẫn yêu cầu tôi chuyển tiếp để rút về đủ số tiền trước đó, nhưng vì đã không còn tiền nên tôi đành phải dừng lại. Sau đó, qua nhiều nguồn thông tin, tôi phát hiện ra mình đã bị lừa.
Đó là toàn bộ số tiền tiết kiệm sau mấy năm đi làm của tôi. Sau vụ việc, tôi vẫn chưa dám làm đơn tố cáo với cơ quan công an vì nhiều lý do cá nhân. Liệu tôi có thể làm gì để ngăn những nạn nhân xấu số tiếp theo không đi vào vết xe đổ của mình?
" alt="'Mất sạch cả gia tài 200 triệu đồng sau một ngày làm kế toán online'"/>'Mất sạch cả gia tài 200 triệu đồng sau một ngày làm kế toán online'
Kèo vàng bóng đá MU vs Southampton, 03h00 ngày 17/1/2025: Tin vào Quỷ đỏ
Nhưng những cuộc nhập cảnh chui không vì thế mà dừng lại. Bất chấp mọi cảnh báo, những chuyến vượt biên bằng cách trốn vào thùng xe container để đến đảo quốc sương mù vẫn diễn ra. Mới đây nhất, ngày 27/9, cảnh sát Pháp phát hiện và giải cứu sáu người, trong đó có bốn người Việt, trong một thùng xe container. Sự việc chỉ được phát giác khi một trong số nạn nhân phát hiện hành trình không như mong muốn là sang Anh hoặc Bắc Ireland nên đã liên lạc, báo tin với bên ngoài.
Câu hỏi đặt ra là không đi chui thì họ sẽ đi bằng cách nào? Vương quốc Anh và phần lớn các nước châu Âu hiện chưa cấp phép cho lao động phổ thông Việt Nam. Còn nếu đến Đức theo chương trình thực tập sinh thì điều kiện về ngoại ngữ, tay nghề là hết sức ngặt nghèo. Nếu tham gia vào các chương trình hợp tác lao động phổ thông thời hạn 2-3 năm với một số nước đã ký kết như Bồ Đào Nha, Cyprus, Thổ Nhĩ Kỳ... lại phải đối diện với bài toán chi phí. Số tiền mà người lao động phải trả cho các khâu trung gian thường cao hơn nhiều so với mức giá quy định.
Một người bạn của tôi, đang lao động chui tại Cộng hòa Cyprus cho biết: thời điểm đăng ký vào năm 2017, anh được thông báo là chỉ phải bỏ ra 3.000 USD, nhưng anh đã mất gần hai lần như vậy cho nhiều công đoạn. Sang Cyprus làm nông nghiệp, lương mỗi tháng 500 USD (không tính ăn ở), sau ba năm, anh dành dụm được khoảng 10.000 USD... Nếu không tiếp tục trốn ra ngoài trước khi kết thúc hợp đồng thì tính ra cũng chẳng tích lũy được bao nhiêu so với chi phí.
Con số 30.000 bảng Anh mà gia đình ông Phạm Văn Thìn tiết lộ trong vụ việc 39 thi thể phát hiện trên xe container vào năm 2019 chính là "đơn giá" chung cho một "đơn hàng" nhập cảnh vào Anh từ hơn 10 năm qua. Nếu nhập cảnh trót lọt, phần lớn sẽ được đón vào làm tại các xưởng nail và các cơ sở trồng cần sa bất hợp pháp.
Làm nail có thể kiếm tiền túc tắc nhưng trồng cần sa nếu không bị phát hiện, bỏ tù, trục xuất thì có thể kiếm được tiền. Bỏ ra một tỷ đồng, một lao động có thể gửi về gần chục tỷ đồng. Bên cạnh những hành trình thất bại hoặc phải trả giá đắt về tiền bạc, tính mạng, số người nhập cảnh trái phép trót lọt vào châu Âu nói chung và vào Anh nói riêng là không hề nhỏ.
Chính sách nhân văn dành cho người nhập cư ở Anh trước đây là một trong những lý do khiến người lao động ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, liều chết đến quốc gia này. Thủ tục tị nạn ở Anh đơn giản hơn nhiều so với các quốc gia châu Âu.
Thực tế này cộng với những cam kết chắc nịch của các băng nhóm buôn người đã thôi thúc người lao động. Chỉ trong hai năm qua, có hơn 73.000 người nhập cảnh trái phép vào Anh bằng thuyền hơi, trong đó có hơn 1.800 người Việt Nam, theo Đại sứ Anh tại Việt Nam.
Tuy nhiên, gần đây Chính phủ Anh đã ban hành đạo luật mới, được thông qua vào ngày 20/7/2023, theo đó những người nhập cảnh trái phép sẽ không có quyền ở lại Anh hợp pháp mà bị tạm giữ và chuyển đến một nước thứ ba hoặc hồi hương. Chính sách này được hy vọng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các tuyến đường di cư bất hợp pháp, nguy hiểm vào Anh.
Trong thời gian học ở Anh, tôi đã chứng kiến những cuộc đời chôn vùi cả chục năm thanh xuân trong bốn bức tường để trồng cần sa bất hợp pháp. Tiền kiếm được, họ chỉ để gửi về gia đình, còn bản thân không có cơ hội sử dụng và cũng không biết cách sử dụng. Giá trị cuộc sống của một con người gần như bị tước mất hoàn toàn.
Áp lực mưu sinh luôn là sự biện bạch dễ được cảm thông nhưng để giải tỏa áp lực mưu sinh có lẽ cần đường đi bài bản hơn thế, một con đường được tạo lập từ kiến thức, tay nghề, ngoại ngữ... Mưu sinh bằng cách đánh cược - đặt chân lên một hành trình gần với cái chết, hoặc nếu sống sót, cũng không đúng nghĩa một cuộc đời tự do - là lựa chọn có "phí tổn" đắt hơn tiền bạc.
Không chỉ cá nhân người nhập cư trái phép chịu hậu quả, hệ lụy của tình trạng này sẽ tác động lâu dài lên cả cộng đồng, đòi hỏi những hành động hiệu quả hơn từ nhiều phía, để xã hội ngày càng ít đi những cuộc tha hương đặt cọc bằng tự do hoặc mạng sống con người.
Trần Long
" alt="Phận người trong xe đông lạnh"/>Doanh nghiệp mà tôi đang làm việc là một công ty SME Việt với khoảng 50 nhân sự. Mỗi lần tuyển thực tập sinh, chưa phải nhân viên chính thức, hồ sơ phòng nhân sự duyệt trước và đưa đến tay tôi để chọn phỏng vấn, hầu hết là các em sinh viên dù mới học năm ba đại học nhưng đã có một năm kinh nghiệm làm việc.
Hồ sơ như vậy mỗi lần có đến hàng chục chiếc. Khi tôi chọn vài em lên phỏng vấn, phần lớn trong số đó đều có thể giao tiếp bằng tiếng Anh trôi chảy, trả lời gãy gọn các câu hỏi tôi nêu ra. Sau cùng, tôi chỉ có thể chọn lấy hai em trúng tuyển. Nói vậy để thấy, chất lượng sinh viên bây giờ đã khác xưa rất nhiều, không còn chỉ là những "trang giấy trắng" với kinh nghiệm và kỹ năng bằng 0.
Thế nên, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như vậy, những bạn sinh viên tốt nghiệp ra trường mà chỉ có tấm bằng đại học và bản CV trống trơn thì cứ xác định là khó có cơ hội tìm được việc làm trong thị trường lao động hiện nay. Còn những bạn đến bằng đại học cũng không có thì chẳng có gì để bàn vì các bạn lấy gì để mong tìm được một công việc tốt?
>> Học đại học trái ngành vẫn 'đè bẹp' người không bằng cấp
Nhiều người nói "cần gì bằng cấp, miễn là họ chọn đúng nghề phù hợp với nhu cầu xã hội là được". Nhưng nhu cầu xã hội ấy là diễn ra trong bao lâu? Không học thì bạn chỉ may mắn nắm bắt được một cơ hội kiếm tiền trong ngắn hạn. Chứ kiến thức, kỹ năng, tư duy ở đâu để mà nuôi sống mình trong suốt cuộc đời dài mấy chục năm?
Tư duy là phải do nghiên cứu, rèn luyện có kỷ luật mới có được. Và học là dễ dàng nhất. Vậy mà bạn còn không hoàn thành được thì ý chí đâu mà làm được những việc khác lớn hơn? Và quan trọng nhất là chẳng lẽ cuộc sống chỉ cần kiếm được tiền thôi là đủ ư? Không học hành đàng hoàng thì dù có giàu "nứt đố đổ vách", bạn cũng chẳng có kiến thức gì để hưởng thụ cuộc sống cả.
Bạn có thể trả tiền để ăn món ngon từ đầu bếp nhà hàng năm sao, nhưng cảm nhận vị giác cũng chỉ tầm thường như những quán lề đường. Bạn có thể trả tiền để nghe nhạc trong nhà hát sang trọng, nhưng cũng chỉ như nghe hát dạo vì "đàn gảy tai trâu". Hay như khi bạn vớ được quyển sách hay, đọc ngấu nghiến nhưng cũng chẳng hiểu gì. Và đầu óc bạn ra sao sẽ giao du với những người cùng trình độ, và môi trường mình sống sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới con cái chính chúng ta sau này. Vậy sống như vậy là giàu có hay chưa?
" alt="Sinh viên ra trường không kinh nghiệm khó có cửa vào công ty tôi"/>Sinh viên ra trường không kinh nghiệm khó có cửa vào công ty tôi