 sẽ giúp học sinh “mắt thấy tai nghe” kinh nghiệm của cácdoanh nghiệp đã thành công.</strong><br /> <br />Từ mục tiêu trên, mỗi khóa hướng nghiệp ở trường PHS luôn là những hành trìnhkhám phá, học hỏi để mỗi học sinh tự tìm hiểu những đam mê của mình, quyết địnhđúng đắn cho nghề nghiệp tương lai.<br /> <br />Trong năm học, nhà trường tổ chức cho học sinh đi thăm các doanh nghiệp Tp.HCMvà các tỉnh lân cận. Ngoài các doanh nghiệp có quan hệ với Hội đồng quản trị,PHS được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh là chủ doanh nghiệp. <br /><link href=)
 |
|
Học sinh PHS đã nhiều lần đến thăm Công ty cân Nhơn Hòa, trò chuyện với Chủ tịchkiêm Tổng giám đốc để mở rộng tầm hiểu biết về quá trình phát triển một doanhnghịệp hàng đầu Việt Nam. Các em cũng đến thăm công ty nhiều ngành nghề khác củacác bậc phụ huynh nhà trường.
Mùa thu, thầy và trò hào hứng khoác ba lô đi du khảo, đến những khu vực kinh tếmiền Trung và Cao nguyên. Hành trình hiểm trở đến các nhà máy thủy điện, cácnông trường, xưởng sản xuất tại chỗ khá thử thách và nhiều điều ngạc nhiên.
Các chuyến đi mùa hè vô cùng thú vị với các làng nghề, nhà máy, xí nghiệp khuvực miền Nam. Ai cũng hăng hái làm thử, thưởng thức và mua các sản phẩm về làmquà cho gia đình.
Với mục tiêu phát triển tốt ở các môn khoa học tự nhiên và công nghệ, học sinhPHS không mơ mộng bên các loại máy móc hiện đại. Các bạn đi, học và hỏi vớiphong cách năng động và tư duy thực tế. Đi tới đâu các bạn cũng vẽ lại quy trìnhsản xuất, mạng lưới phân phối… và đặc biệt là sơ đồ tổ chức.
Một điều quan trọng các bạn học được từ chương trình hướng nghiệp thực địa làcách tổ chức công việc chặt chẽ và khoa học, phong cách làm việc năng động củacác kỹ sư, nhân viên và ban quản lý. Tính kỷ luật và tổ chức nhân sự gọn nhẹ,cường độ làm việc cao lại học được từ các nhà máy của Nhật Bản.
Ở lớp 10, môn học business - doanh nghiệp hệ thống cho các bạn tất cả các ngànhnghề ở Việt Nam và trên thế giới. Học sinh được hướng dẫn tìm hiểu điều kiện vàyêu cầu công việc của từng ngành, nghề, trình tự thăng tiến và các quyền lợi đikèm…
Giữa năm lớp 11, từng học sinh được tư vấn hướng nghiệp, phân tích các thế mạnh,mục tiêu của bản thân, ước mơ của bản thân và kỳ vọng của gia đình…. để đưa raquyết định đúng đắn cho con đường Đại học.
Với những hiểu biết của công việc thực tế, nhiều cựu học sinh PHS đang học Đạihọc đã bắt đầu làm việc. Các em rèn luyện kỹ năng, làm giàu vốn sống, sẵn sàngcho công việc tương lai trong môi trường cạnh tranh và nhiều áp lực.
Trường Tiểu học, THCS và THPT Thái Bình Dương - Pacific Primary and High School (PHS) giảng dạy chương trình Song ngữ Anh - Việt cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Thành lập từ năm 2006, PHS luôn đi đầu trong chất lượng giáo dục thực hiện trách nhiệm xã hội. PHS luôn có tỷ lệ tốt nghiệp THPT, tỷ lệ học sinh vào cao đằng và Đại học là 100%. Địa chỉ : 125 Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình, TP. HCM Email : [email protected] Điện thọai : 38.942.893 - 38.941.679 Website: www.phs.edu.vn |
Thu Hằng
" alt="Học sinh vào nhà máy, nông trường nghe tư vấn hướng nghiệp"/>
Học sinh vào nhà máy, nông trường nghe tư vấn hướng nghiệp

Các tin liên quan |
Tranh cãi nảy lửa Toán 8 điểm của trò lớp 1 Chương trình nặng nên phải dạy thêm Chương trình kém vì thiếu 'tổng chủ biên' |
Thừa điều không cần, thiếu điều cần
GS Đinh Quang Báo, ban thường trực Đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thôngsau 2015, nhận định: “Chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện nay quá tải là do nặngvề những điều không thật sự cần thiết, thiếu vắng những điều cần cho cuộc sống”.
 |
Học sinh Trường tiểu học Lương Định Của (TP.HCM) trong giờ học tiếng Việt - Ảnh: Đào Ngọc Thạch |
Đánh giá môn toán trong SGK phổ thông hiện hành, PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởngTrường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), cho rằng nhìn chung SGK hiện nay quá sức đối vớiđại bộ phận học sinh. Môn toán chỉ được học 3 tiết/tuần cho ban cơ bản và 4 tiết/tuầncho ban khoa học tự nhiên là rất ít so với với thế giới. “Thời gian ít như vậy nhưngSGK lại chứa một lượng kiến thức khá lớn. Kiến thức lại nặng tính hàn lâm, thiếu phầnliên hệ thực tế hoặc hoàn toàn xa rời với thực tế cuộc sống, làm cho việc học tập củahọc sinh rất nặng nề, khổ sở”, ông Cương phân tích.
Nhiều kiến thức trong chương trình hoàn toàn không cần thiết đối với bậc phổthông. Ông Cương nêu ví dụ: “Nếu không phải là giáo viên dạy toán thì không cần đếnkiến thức về số phức. Thế mà kiến thức đó vẫn phải dạy, phải học”. Ông Cương nhậnđịnh: “Có thể nói rằng, 1/3 kiến thức môn toán ở bậc THPT là vô bổ đối với học sinhhọc xong bậc học này”.
"1/3 kiến thức môn toán ở bậc THPT là vô bổ đối với học sinh học xong bậc học này" - PGS Văn Như Cương |
Cùng chung nhận định này, ông Nguyễn Quang Phương, giáo viên dạy toán Trường THCSNguyễn Trường Tộ, Q.Ba Đình (Hà Nội), cho rằng nhiều nội dung kiến thức còn nặng. ÔngPhương lấy ví dụ: Ở lớp 9 có hẳn một chương về hình học không gian, trước đây họcsinh bậc THPT mới phải học đến. Khi thực hiện chương trình năm 2002, Bộ GD-ĐT muốnthực hiện phân luồng sau THCS nên đẩy phần kiến thức đó xuống lớp 9 với mong muốn họcsinh tốt nghiệp THCS nếu không học tiếp vẫn được học về nội dung này. Tuy nhiên, phânluồng không thực hiện được nhưng học sinh THCS vẫn phải ì ạch “gánh” phần nội dungnặng so với lứa tuổi.
Về môn ngữ văn, ông Nguyễn Quang Huy, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, nhìn nhận:“Nhiều nội dung không phù hợp với tâm lý và xu hướng đọc sách của các em hiện nay, dođó không khơi gợi được hứng thú trong học tập”.
Giáo viên còn mệt, huống gì học sinh!
Đối với chương trình tiểu học, bà Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường tiểu họcĐoàn Thị Điểm (Hà Nội), đã có những nghiên cứu công phu và đưa ra nhận xét rất cụ thểvề những kiến thức thừa hoặc quá nặng đối với học sinh của từng khối lớp.
Bà Hiền chỉ ra rằng, khối lượng kiến thức cơ bản của học sinh hiện nay lớn và rộnghơn so với trước đây. Một số nội dung của lớp trên đưa xuống lớp dưới nhưng khi cậpnhật những kiến thức này các em còn gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn như cộng trừ trongphạm vi 100 của lớp 2 đưa xuống lớp 1; phép nhân của lớp 3 đưa xuống lớp 2; 4 phéptính phân số của lớp 5 đưa xuống lớp 4…
Với phân môn học vần, học sinh lớp 1 phải luyện đọc những bài có các vần rất khóđọc như: uyt, oeo, oao, uyu, oong… nhưng không dạy ở phần vần mà lại đưa vào phần tậpđọc. Đối với môn toán ở lớp 2, các tiết học bảng cộng, trừ có nhớ liền nhau làm họcsinh khó nhớ và dễ nhầm lẫn. Theo bà Hiền, một số nội dung trong chương trình toánlớp 2 hiện hành rất nặng vì đưa từ chương trình lớp 3 (cũ) xuống. Tương tự, với môntoán lớp 4, bà Hiền chỉ ra hàng loạt những kiến thức quá khó với học sinh, như vẽ haiđường thẳng vuông góc, chia cho số có hai - ba chữ số (trong khi đó không có bài dạycách nhẩm thương).
Ngược lại, có những nội dung lặp đi lặp lại khiến học sinh nhàm chán. Chẳng hạnmôn toán lớp 3 bài về số 10.000 có tới 6 bài tập yêu cầu chung là “viết các số…”.Nhiều giáo viên nhận định phần hình học ở môn toán lớp 5 là quá khó đối với học sinh,đặc biệt là hình học không gian, toán chuyển động 2 động tử. Một giáo viên dạy lớp 5Trường tiểu học Thăng Long, Q.Hoàng Mai (Hà Nội), cho hay: “Nội dung này đưa vào sớmquá khiến dù giáo viên có giảng đi giảng lại thì học sinh lớp 5 cũng không thể nắmđược bản chất”.
Ở môn địa lý lớp 4, khi học về Thủ đô Hà Nội, học sinh phải học số liệu về số dân,về diện tích, lược đồ… quá cũ so với sự thay đổi của thực tế vì số liệu không đượccập nhật hằng năm.
Trước thực tế này, không ít giáo viên tiểu học nhận định lớp 4, lớp 5 ở tiểu họckiến thức mới và khó đưa vào dồn dập, liên tiếp, giáo viên dạy còn thấy “mệt” chứkhông nói đến học sinh.
Theo bà Nguyễn Thị Hiền, SGK hiện nay đang thừa nhiều kiến thức hàn lâm và thiếukỹ năng thực hành. Do vậy, sau năm 2015 cần có nhiều bộ SGK khác nhau (được Bộ phêduyệt), tăng cường kỹ năng thực hành cho học sinh, hỗ trợ giáo viên dạy học sinh cónăng lực phân tích kiến thức, giải quyết vấn đề trong cuộc sống hơn là đưa quá nhiềukiến thức như hiện nay.
Nên bỏ việc đánh giá học sinh tiểu học bằng điểm số Tại buổi làm việc với Ủy ban Giám sát thường vụ Quốc hội vào đầu tháng 4, bà Vũ Thị Mỹ Hạnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3, TP.HCM), đề xuất bỏ việc đánh giá kết quả học tập bằng điểm cho HS tiểu học. Bà Hạnh phân tích: “Dù quá trình đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học đã điều chỉnh từ việc mỗi năm lấy điểm 4 bài kiểm tra xuống còn điểm kỳ cuối để nhằm xét lên lớp nhưng vẫn cần có sự thay đổi mang tính ưu việt hơn nữa. Lứa tuổi này chỉ cần tiếp thu những kiến thức cơ bản, nhẹ nhàng”. Về chương trình giáo dục hiện hành, ban giám hiệu trường cho rằng: “Tuy có điều chỉnh, giảm tải nhưng vẫn chưa theo kịp với thực tế, vẫn còn nặng lý thuyết, còn tích hợp nhiều môn, phân phối chương trình không có thời gian cho trải nghiệm thực tế vì 22 tiết/tuần ngồi trong lớp học... Để không đặt nặng vấn đề kiến thức thì cần xóa bỏ việc đánh giá kết quả học tập bằng điểm số bởi còn cho điểm chắc chắn sẽ gây áp lực với HS và cha mẹ. Chỉ cần đánh giá qua các nhận xét về sự tiến bộ từng mặt như học tập, đạo đức, các hoạt động phong trào...”. B.Thanh(ghi) |
(TheoTuệ Nguyễn/Thanh Niên)
" alt="Giáo viên, HS đang 'đánh vật' với chương trình"/>
Giáo viên, HS đang 'đánh vật' với chương trình

 |
Cô bé Phạm Ngọc Bích |
Mười lăm tháng tuổi biết ghép và đếm số như lớp một
Thời gian gần đây người dân khu phố Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì xôn xao về một cô bé thần đồng nhí chỉ mới 15 tháng tuổi nhưng khả năng ghép và đếm số như những đứa trẻ đi học lớp một. Để tìm hiểu thực hư phóng viên đã đến nhà anh Phạm Tuấn Vương và chị Nguyễn Thị Châm, bố mẹ của cô bé thần đồng này để tìm hiểu thực hư.
Trước mắt chúng tôi là một cô bé xinh xắn, mũm mĩm khoảng hai tuổi đang đùa vui cùng bà nội của mình, miệng thì bi bô tiếng hát “cháu lên ba, cháu đi mẫu giáo…” rất trôi chảy và ngộ nghĩnh. Đó chính là cô bé thần đồng Phạm Ngọc Bích, thấy có khách đến cô bé khoanh tay cất tiếng chào rất ngoan và lễ phép.
Ngồi nói chuyện với khách về khả năng thần kỳ của bé Bích, bác Phạm Xuân Thắng - ông Nội bé Bích cho biết, từ lúc được gần một năm tuổi bé Bích bắt đầu biết nói và gọi ông bà bố mẹ rồi.
Đặc biệt là khi bé biết nói thì nói sõi luôn không hề bị ngọng. Và bé học nói rất nhanh, chỉ cần dạy nói một từ nào đó là bé nhớ được ngay, lần sau Bích bi bô nói đúng như vậy.
Đến khi được khoảng 15 tháng tuổi thì bé Bích bỗng xuất hiện khả năng nhận biết và đếm các con số mà không hề ai dạy. Có một hôm khi đang chơi với ông bà và bố mẹ thì thấy bé Bích cứ tha thẩn đằng sau mấy chiếc xe máy dựng trong nhà và đọc lần lượt những số có trong biển số xe một cách chuẩn xác. Mọi người ngạc nhiên hỏi là có ai dạy cho bé đọc biển số xe không thì ai cũng lắc đầu rằng không hề dạy.
Mọi người cho rằng bé Bích chắc học lỏm được ai đọc biển số xe nhà mình nên thuộc, vì thế cũng chẳng quan tâm nữa. Nhưng sau đó cứ mỗi lần chơi đùa ngoài vỉa hè là bé cứ nhìn những chiếc ô tô hay xe máy chạy qua và đọc vanh vách những con số trên biển xe, lúc đó thì người nhà mới biết là bé Bích thực sự có khả năng nhận biết và đọc số.
Cả nhà liền ghi những con số lên trang giấy để bé đọc, bé Bích nhìn rồi đọc không sai, từ hàng đơn vị đến hàng chục. Quá ngạc nhiên, mọi người bảo bé Bích thử đếm từ 1 trở đi xem, bé liền đếm một mạch từ 1 đến 100 trước sự kinh ngạc của mọi người.
Và để chứng minh cho khách thấy khả năng của bé, bà nội cầm chiếc bút bi ghi ra tờ báo những con số bất kì như 11, 12, 40… rồi gọi bé Bích đến nói “con đọc những số này cho chú nghe với”. Bé liền đọc một cách chóng vánh mà không sai một số nào trước sự ngạc nhiên của chúng tôi. Để kiểm chứng thêm, chúng tôi tiếp tục ghi ra tờ giấy khoảng hơn mười con số bất kì rồi đưa cho bé Bích đọc, bé nhìn rồi đọc không sai một từ.
Hai tuổi đọc sách báo không cần đánh vần
 |
Bé Bích đang hát karaoke. |
Ngoài khả năng đếm số và nhận biết số thì bé Bích còn có khả năng biết đọc từ khi chưa tròn 2 tuổi. Theo bà ngoại của bé thì từ khi bé Bích biết đếm, thì bé cũng bắt đầu tự tập tành với những dòng chữ. Cứ thấy mấy anh chị họ của bé mang sách ra học là bé mon men lại gần cầm sách và đôi khi cầm bảng chữ cái nghiêng ngó để xem. Bà nội bé thấy vậy liền chỉ dạy cho bé đọc những chữ trong bảng chữ cái.
Tưởng bé Bích chỉ học rồi bỏ đấy, nhưng không ngờ hôm sau bé đọc thuộc lòng những từ trong bảng chữ cái, cả từ “W” bé cũng đọc một cách chính xác. Rồi mấy hôm sau khi cả nhà đang hát karaoke thì thấy bé Bích cứ nhìn màn hình tivi rồi hát theo những dòng chữ của bài hát đang mở. Mọi người ngạc nhiên nhưng cũng cho rằng chắc bé học vẹt mấy câu hát nên chẳng ai để ý.
Đến hôm sau khi ông nội bé mua tờ báo sáng để đọc thì thấy bé Bích đang ngồi trong lòng ông cứ bi bô đọc những dòng chữ của bài báo mà ông đang đọc.
Ông Thắng liền chỉ tay vào từng dòng chữ trong bài báo và bảo bé Bích đọc lên, bé cứ đọc theo tay ông chỉ trên báo không sai một từ, cũng không cần đánh vần. Đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, ông Thắng lúc đó mới hay là cháu gái của mình không hề học vẹt mà bé biết đọc thực sự.
Để kiểm chứng, chúng tôi lấy ra vài tờ báo rồi bảo bà nội bé cho cháu đọc. Bà nội bé đặt tờ báo rồi bảo “Châm đọc cho bà nghe nào”, rồi bà chỉ lần lượt từng dòng chữ và bé cứ thế đọc theo một cách chính xác, trôi chảy. Nhưng đọc được khoảng chục dòng thì bé Bích chán không chịu đọc tiếp. Khi bà nội cầm ra một quyển truyện tranh thì bé lập tức giở sách đọc những chữ trong truyện.
Bà nội cho biết bé Bích rất thích đọc, thấy chữ ở đâu cũng đọc, những chữ có trong lon bia để trên bàn bé cũng cầm và bi bô đọc. Bé đọc giỏi hơn cả chị họ của mình đang học lớp một, khi những bé lớp một còn đánh vần một cách khó khăn mới có thể đọc được chữ thì bé Bích chỉ cần nhìn là đọc được mà không hề cần đánh vần. Chữ to hay nhỏ bé Bích đều đọc được mà chẳng gặp khó khăn.
Cũng bởi đọc được chữ mà những máy tính hay điện thoại của bố mẹ nếu cài chế độ tiếng Việt thì bé Bích có thể sử dụng. Bất kì điện thoại nào dù chưa sử dụng bao giờ nếu đưa cho bé bảo bé vào mục “chụp ảnh” hay “chơi game” bé đều vào được.
Thần đồng nhí và nỗi lo của phụ huynh
 |
Bé Bích đang đọc số cho cả nhà và khách nghe |
Không chỉ biết đếm số, biết đọc chữ, bé Bích còn tỏ ra rất “đa tài” khi bé ca hát rất hay. Bé rất thích múa hát, cả ngôi nhà dường như đầm ấm lên khi bé Bích cất tiếng hát líu lo suốt ngày như một ca sĩ nhí thực thụ.
Vì biết đọc nên Bích rất thích hát karaoke, mỗi lần cả nhà hát là bé lại giành micro và hát theo những dòng chữ có trong đĩa hát. Bé đặc biệt thích hát những bài như “Bố là tất cả”, hay “Đất nước lời ru” hoặc “Bà còng đi chợ…” và thuộc lòng những bài đó mỗi khi hát. Vì rất thích hát nên bé Bích cứ suốt ngày hí hoáy mở karaoke. Tuy chẳng ai dạy nhưng cô bé 2 tuổi mở dàn hát trong nhà, cho đĩa vào đầu đĩa rồi cắm micro để hát một cách thuần thục.
Thường thì những gia đình khi có con là thần đồng thường rất vui, tự hào và hạnh phúc. Nhưng trái ngược với điều đó, bố mẹ và ông bà của bé Phạm Ngọc Bích lại tở ra lo lắng về những khả năng thần đồng của cô bé lên hai này.
Không giấu giếm về nỗi lo cho con gái của mình, chị Nguyễn Thị Châm bày tỏ: “Tôi rất lo khi cháu xuất hiện những khả năng như vậy. Nói thực là tôi chỉ mong cháu bình thường như những đứa trẻ khác mà thôi”. Nỗi lo của bà mẹ trẻ xinh đẹp này là con gái mình khi đến tuổi đi học bị “phân biệt đối xử”. Còn bà nội của bé Bích thì cũng chỉ lo “cháu sau này đi học lại quên những gì bây giờ bé đang biết”.
Cũng chính vì nỗi lo đó mà chị Châm không dám dạy cho bé Bích viết chữ, mặc dù bé Bích rất thích viết. Mỗi khi bé Bích nhìn thấy ai cầm cây viết bé đều mượn để học viết nhưng chị đều tìm cách cho Bích tránh xa.
Thực ra nỗi lo của bà mẹ trẻ Nguyễn Thị Châm và gia đình không phải không có cơ sở. Trước đó ở Việt Nam cũng xuất hiện một số thần đồng nhí, nhưng những khả năng của các bé không được nuôi dưỡng và phát huy tốt về sau. Một số ít có hướng đi đúng đắn cho tài năng của mình, nhưng một số thì gặp những trở ngại do chính những tài năng hiếm có của các em.
Chắc hẳn ai cũng biết nỗi “trắc trở” của cậu bé thần đồng 11 tuổi Đỗ Nhật Nam vừa qua. Chỉ vì cậu có tài, có những ước mơ lớn lao thổ lộ ra ngoài mà bị cộng đồng mạng “ném đá” dữ dội.
Mong sao bé Bích không gặp phải những trắc trở như thế, và khả năng đặc biệt của bé sẽ được nuôi dưỡng và phát huy đúng hướng.
(Theo Lao Động)
" alt="Bé 2 tuổi đọc báo trôi chảy"/>
Bé 2 tuổi đọc báo trôi chảy