您现在的位置是:Thể thao >>正文
Những dịch bệnh quay lại
Thể thao29376人已围观
简介Ông vào viện vì ho kéo dài,ữngdịchbệnhquaylạmartín zubimendi tự điều trị ở nhà mấy ngày không đỡ. Bệ...
Ông vào viện vì ho kéo dài,ữngdịchbệnhquaylạmartín zubimendi tự điều trị ở nhà mấy ngày không đỡ. Bệnh nhân được chẩn đoán là viêm phế quản, điều trị thuốc long đờm, kháng sinh... nhưng không đỡ mà còn nặng lên, sốt cao liên tục.
Tôi thăm bệnh và xem hồ sơ, thấy đây có thể là một ca viêm phổi do virus. Phim chụp X-quang cho thấy hình ảnh viêm phổi rải rác. Tôi trao đổi với đồng nghiệp: "Phổi này y như phổi của bệnh nhân Covid". Tuy miệng nói vậy nhưng Covid-19 đã là chuyện quá khứ, nên chúng tôi cho bệnh nhân tầm soát những virus thường gặp như cúm, RSV, sốt xuất huyết trước, thì âm tính. Covid-19 được test cuối cùng, ra kết quả dương tính.
Chúng tôi lập tức triển khai cách ly và điều trị theo đúng kiến thức đối phó với Covid trước đây. Bệnh nhân ngày đầu có đáp ứng, giảm sốt, tỉnh táo hơn, nói chuyện được. Gia đình đã mừng. Nhưng tôi biết tiên lượng bệnh của ông rất nặng, vì theo kinh nghiệm của tôi, chưa ai cao tuổi, nhiều bệnh nền và có phim phổi xấu như thế mà qua được. Sang ngày hôm sau, ông phải thở oxy, rồi nhanh chóng đi vào lơ mơ, oxy trong máu tụt thấp, phải đặt nội khí quản thở máy. Thêm một ngày nữa, dấu hiệu hô hấp xấu hơn, các chỉ số máy thở ngày càng nặng. Gia đình xin cho ông về mất tại nhà.
Tiễn bệnh nhân về tôi bần thần mất cả buổi, phần vì bệnh nhân diễn biến nhanh quá, phần vì ca bệnh này gợi lại cả một thời mà chúng tôi cố quên đi. Ba năm trước cả xã hội lao đao vì dịch bệnh lạ, tôi và nhiều đồng nghiệp đã từ Bắc vào Nam tham gia chống dịch. Ký ức kinh hoàng, chưa bao giờ tôi chứng kiến nhiều người chết như thế, có ngày khoa tôi làm có trên 10 người bệnh ra đi.
Biến cố đi qua góp phần nâng cao nhận thức xã hội và kinh nghiệm của ngành y thêm một bước. Bây giờ chúng ta đối phó với dịch bệnh bài bản hơn, đúng trọng tâm hơn. Tuy nhiên, gần đây, những căn bệnh lâu rồi không gặp liên tiếp quay lại: Bệnh bạch hầu được phát hiện ở Nghệ An, Bắc Giang, Thanh Hóa với số người mắc và có tiếp xúc lên tới hàng trăm ca; ho gà rải rác trong toàn quốc, số ca mắc tăng gấp 8 lần cùng kỳ năm trước; bệnh sởi từ đầu năm đến nay đã có trên 200 trẻ mắc và đang có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn theo chu kỳ 4 năm một lần; viêm não Nhật Bản cũng có những ca đầu tiên ở Hà Nội, Đắc Lăk...
Sự bùng phát trở lại của các bệnh truyền nhiễm có thể lý giải bởi một số nguyên nhân sau:
Tỷ lệ tiêm chủng giảm. Ba năm trước tỷ lệ tiêm chủng Covid 19 ở Việt Nam đạt 90%, thuộc nhóm cao nhất thế giới. Nhưng từ khi công bố hết dịch, ít ai đặt vấn đề tiêm nhắc lại, nên khả năng miễn dịch đã suy giảm nhiều. Tỷ lệ tiêm chủng của các bệnh khác cũng tương tự. Việt Nam sau khi ra khỏi nhóm những nước có thu nhập thấp bị cắt những khoản viện trợ về vaccine. Một số vaccine trước đây được tiêm miễn phí thì nay phải trả tiền, dẫn đến một số gia đình không tiêm đầy đủ cho con em. Một số ít khác vẫn anti vaccine, sợ tai biến khi tiêm.
Một nguyên nhân lớn nữa là tâm lý chủ quan. Thời Covid, chỉ cần sốt hay ho nhẹ là người ta đi test ngay, còn bây giờ, chính bác sĩ chúng tôi khi thấy ho sốt kéo dài cũng không nghĩ ngay đến Covid. Âu đây cũng là quy luật tâm lý phổ biến.
Biến đổi khí hậu góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển và lây lan của một số bệnh truyền nhiễm. Sự gia tăng giao lưu quốc tế cùng với việc sinh hoạt thiếu vệ sinh, thiếu an toàn... cũng thúc đẩy sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm.
Sử dụng kháng sinh bừa bãi, thiếu hợp lý dẫn đến tình trạng vi khuẩn, virus, ký sinh trùng ngày càng đề kháng với thuốc, khiến cho việc điều trị các bệnh truyền nhiễm trở nên khó khăn và phức tạp hơn.
Sự tái xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, kinh tế và xã hội. Một số bệnh, đặc biệt ở trẻ em, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm não, thậm chí tử vong.
Để ngăn chặn sự lây lan và quay trở lại của các bệnh truyền nhiễm, cần có sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân và cộng đồng:
Nâng cao tỷ lệ tiêm chủng: Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế là biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã tính chi phí đầu tư vào tiêm chủng tiết kiệm được hàng chục lần chi phí bỏ ra để điều trị bệnh và các chi phí y tế liên quan. Lơ là việc tiêm vaccine cho trẻ có khi dẫn đến những tổn thất không thể bù đắp nổi.
Thực hành lối sống vệ sinh: Khôi phục lại thói quen đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, vừa phòng tránh Covid, vừa phòng các bệnh lây qua đường hô hấp khác. Rửa tay thường xuyên, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, ăn uống hợp vệ sinh... là những thói quen đơn giản nhưng góp phần quan trọng trong việc phòng chống lây nhiễm.
Ngoài ra, cần nâng cao ý thức cộng đồng, củng cố hệ thống y tế, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là kháng sinh.
Sự quay lại của các bệnh xưa cũ là sự nhắc nhở cho giới chức ngành y và người dân về tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh.
Quan Thế Dân
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Leganes vs Rayo Vallecano, 3h00 ngày 1/2: Sức mạnh tân binh
Thể thaoChiểu Sương - 30/01/2025 23:21 Tây Ban Nha ...
【Thể thao】
阅读更多Cùng trao đổi quanh "Cánh đồng bất tận"
Thể thaoVụ việc gây bức xúc dư luận. Nhà văn Nguyễn Quang Lập (NQL) và nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên (PXN) góp tiếng nói vào chuyện này qua cuộc trò chuyện giữa hai anh. PXN:Lập này, ông có cảm giác ra sao khi biết tin CĐBT bị “kiểm điểm”?
NQL: Qua cái lúc đầu ngạc nhiên lắm, bực lắm, thì nghĩ lại thấy người ta làm vậy cũng có cái lý của người ta. Đó là hệ quả của của một thứ lý luận văn học đã ăn sâu vào tiềm thức của họ. Cho đến bây giờ, trong các trường đào tạo cán bộ vẫn nói về các tính văn học y xì như những năm sáu mươi thế kỷ trước.
Người ta đã hiểu cái đẹp của văn học thành ra những điển hình, những gương tốt. Viết văn là để ca ngợi những điển hình, những gương tốt đấy, rộng ra là viết văn để ca ngợi bất chấp nó đã tốt đẹp hay chưa. Bây giờ vẫn có giáo sư lên giảng đường nói như hát hay về xây dựng hình tượng con người mới XHCN. Chao ôi là ngao ngán.
Trước đây, chúng ta chỉ có một cách đọc và cách đọc đó bị chính trị hóa. Cách đọc ấy đẻ ra tác phẩm kiểu ấy và dĩ nhiên là những bạn đọc kiểu ấy. Cái kiểu ấy nó cũng có tác động tốt vào thời ấy.
Thời bây giờ khác. Chúng ta đã hiểu biết hơn, đã trưởng thành hơn nên cũng có nhiều cách đọc hơn. Những người đọc cũ phần lớn đã qua cái tuổi có thể thay đổi được, nhất là khi họ đã là cán bộ hoặc đã về hưu. Không thể đòi hỏi ở họ sự đồng tình với những tác phẩm viết kiểu khác với những cái họ đã đọc nên phản ứng của họ với CĐBT cũng là điều tự nhiên.
Một xã hội dân chủ thật sự cần phải tôn trọng sự khác nhau, không nên lấy cách đọc này để đàn áp những tác giả viết theo một cách khác cho những bạn đọc của họ. Và ngược lại, cũng không nên chế giễu trên công luận những bạn đọc cũ, những người không có cơ hội hay đúng hơn là không thể làm mới mình được.
Chân lý nằm trong sự sống của tác phẩm chứ không phải nằm trong dự suy nghĩ của người này người nọ.
Nhạc sĩ Dương Thụ
PXN: CĐBT là một truyện hay, nó chứng tỏ bút lực của Nguyễn Ngọc Tư trong việc đào sâu vào thể hiện cuộc sống và khơi sâu vào thân phận con người. Viết được một truyện như thế chứng tỏ Tư có tài năng văn chương và có lòng thương người. Đúng vậy, thương người bằng những nỗi đau của con người, bằng cái cách nhìn thẳng vào những vùng sáng tối chồng chéo trên những khuôn mặt người và trong những cõi lòng người.
NQL: Nếu tôi không nhầm thì từ 1975 đến nay ở Cà Mau không có nhà văn nào như Nguyễn Ngọc Tư: Vừa xuất hiện đã được dư luận cả nước quan tâm và chỉ bằng một truyện ngắn, bạn đọc cả nước gần như nhất trí đặt Tư lên chiếu trên của văn học: Chiếu những tài năng văn học Việt Nam (Tôi nhắc lại: tài năng văn học của Việt Nam chứ không riêng gì của Cà Mau đâu nhé!).
CĐBT là một truyện ngắn hoàn hảo dù thi pháp không mới nhưng bù lại, nó thấm đẫm hơi thở của Nam Bộ và đầy ắp tính nhân văn. Một tác phẩm chứa chất nhiều tầng nghĩa, đến nỗi tôi phải đọc đi đọc lại ba lần mới thấy gần hết cái hay của nó. Thế mà mấy ông, nghe một đôi cú điện thoại kêu ca, đọc vài cái thư phàn nàn đã vội ra roi.
Và tôi sợ đây không chỉ là lối tư duy văn chương ông ạ, nó là thứ tư duy mà ông Nguyễn Văn Linh đã nói là: Sự im lặng đáng sợ. Đấy là lối tư duy che đậy. Mày nói gì thì nói, không được nói chỗ tao đang có cái xấu. Tình trạng che đậy đang diễn ra khắp nơi, không chừa một chỗ nào. Đấy là lối tư duy ăn theo, té nước theo mưa, đánh hôi để kiếm lộc. Đọc bài của ông Phó giám đốc văn hóa Cà Mau Vưu Nghị Lực, tôi thấy có “mùi” ấy.
Tôi đồ rằng ông ấy biết văn là cái gì nhưng ông ta cứ nói bừa, miễn cái đó là hợp ý lãnh đạo. Lịch sử văn học Việt nửa thế kỷ qua đã cho quá nhiều dẫn chứng về các nhà văn hóa đầy mình nhưng vẫn hồn nhiên ăn theo nói lao với cấp trên mà không hề đỏ mặt. Hôm qua tôi đem chuyện tỉnh ủy Cà Mau kiểm điểm Nguyễn Ngọc Tư kể cho dăm bảy nhà văn. Mọi người thế à, thế à, cười hô hố rồi quên béng trong cuộc rượu tràn cung mây. Vì vậy tôi hoan hô các nhà báo đã quyết làm cho ra nhẽ chuyện này.
PXN: Tôi cho rằng đấy còn là do bao lâu nay ta hô hào văn học viết theo chủ nghĩa hiện thực nhưng thực ra là khuôn nó vào trong một đường hướng tả thật theo lối tích cực. Bắt nhà văn tả thật chứ không phải tả thực, do đó, cứ đem câu chữ văn chương so sánh đối chiếu với ngoài đời rồi hễ thấy cái gì không có trong đời mà có trong văn là bảo xuyên tạc thực tế, là bôi đen.
NQL: Triệt tiêu một lối đọc đã nhiễm thành máu hơn nửa thế kỷ nay không thể bằng một chỉ thị, một vài bài báo, vài cuốn sách được. Vả lại, tất cả những gì chúng ta đã sai lầm trong nhận thức văn học, trong giới biết với nhau chứ người ngoài đâu có biết? Cái cách mà cái sai nhai đi nhai lại cả vạn, không ai kêu to lên một tiếng là sai rồi cho thiên hạ biết, vẫn được thực thi trong tất cả các ngành nghề chứ không riêng gì văn chương.
PXN: Tôi đồng ý với ông. Ông Marx có dạy một câu thế này: Người đi giáo dục cũng cần phải được giáo dục. Làm thế không phải văn nghệ sĩ, không phải người thưởng thức được lợi, mà được lợi trước hết chính là các vị quan chức, vì một nền văn hóa văn nghệ khỏe mạnh, tốt đẹp, chứng tỏ một đường lối đúng, một đội ngũ cán bộ biết làm việc.
Nói không quá, nhờ văn Nguyễn Ngọc Tư, cánh đồng Cà Mau, cánh đồng Nam Bộ, cánh đồng Việt Nam giờ đây đã rộng ra mênh mông, vượt ra ngoài biên giới đất nước. Người nào nhìn vào cánh đồng đó là vũng lầy, người đó chỉ thấy vũng lầy, không thấy được cánh đồng.
Theo Thể thao & Văn hóa/ Tuổi Trẻ
">...
【Thể thao】
阅读更多Kinh hoàng nỗi đau nạo phá thai của những bà mẹ trẻ
Thể thao ">Nhiều bạn gái đã tin vào loại thuốc "thần" chỉ cần uống vào là thai tự ra, không cần đến các phương pháp nạo phá (Ảnh: SVVN) ...
【Thể thao】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Al Ain, 20h15 ngày 30/1: Thắng nhọc
- Apple kiếm đậm từ game nhờ phí hoa hồng trên App Store
- Xịt hơi cay vào mặt nữ nhân viên cửa hàng để cướp iPhone
- Nhu cầu máy tính bảng có thể tăng gấp đôi cuối năm nay
- Nhận định, soi kèo Central Cordoba vs Atletico Tucuman, 07h30 ngày 31/1
- Tin tức Sao Việt ngày 9/8: Diễn viên Lê Phương chia sẻ hạnh phúc sau ngày cưới
最新文章
-
Soi kèo phạt góc Leganes vs Rayo Vallecano, 3h00 ngày 1/2
-
- Chiều 23/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dânchính thức công bố điểm thi. Theo Trưởng phòng Quản lý đào tạo Nguyễn QuangDong, dự kiến điểm sàn vào trường là 21. 21 - điểm sàn dự kiến vào ĐH Kin Tra cứu điểm thi TẠI ĐÂY.
Theo thống kê từ phía nhà trường thìmôn Hóa: có 7 thí sinh đạt 10 điểm; môn Lý: 01; môn Toán khối A: 3 thí sinh đạt9.75; môn Toán khối D: 6 thí sinh đạt 9,75; môn Văn khối D: 6 thí sinh đạt9,0.
Trường có 7 thủ khoa khối A cùng đạt28,5 điểm (có 5 thí sinh được làm tròn điểm từ 28,25 thành 28,5) gồm: NguyễnĐức Long: 28.5 (9, 9.5 và 10); Đào Mạnh Hùng: 28.5 (9, 10 và 9.5);Nguyễn Trọng Tài: 28.25; Đặng Thị Lõn: 28.25; Đào XuânLinh: 28.25; Ngô Xuân Lâm: 28.25; Hoàng ĐứcThành:28.25.
Nhà trường có 2 thí sinh thủ khoa khốiD cùng đạt 26,5 điểm, đó là em Nguyễn Thị Lan Hươngvà Trần Đỗ BảoChâu. Á khoa khối D là Nguyễn Thị Thu Trang với tổng ba môn thi đạt 26.
Cùng ngày, Trường ĐH Thủy lợi cũng đãcông bố điểm thi. Theo đó, thủ khoa cơ sở phía Bắc là thí sinh Bùi Đình Phi,SBD 7599 đạt 25,5 điểm (đã làm tròn) với Toán- 8,0; Lý-8,75: Hóa-8,0. Thủkhoa cơ sở phía Nam là thí sinh Trần Phúc Tâm, SBD 368 đạt 22 điểm vớiToán- 9,0; Lý-7,0 và Hóa -6,0.
Kiều Oanh