Dưới đây là câu chuyện của anh Bùi Văn Sơn (42 tuổi, làm nghề kinh doanh BĐS, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ với VietNamNet về vấn đề trên:
Cách đây gần 4 năm, tôi quyết định “lên đời” sang một chiếc xe sedan hạng C mới để phục vụ công việc được tốt hơn. Do thường xuyên phải đi tỉnh gặp gỡ đối tác, khách hàng nên tôi lựa chọn là phiên bản cao cấp nhất của dòng xe đó với giá chênh so với bản thường đến hơn 50 triệu cho "hoành tráng".
Một trong những trang bị ở bản cao cấp mà tôi rất thích đó là cửa sổ trời. Với trang bị này, chiếc xe vừa tiện dụng, trông lại “xịn sò”, nhìn qua là biết bản full options. Ngày thường, gia đình tôi đi du lịch hay lướt xe ở những vùng ngoại thành có thể mở cửa sổ trời ra để tận hưởng không khí trong lành, hoà mình với cảnh đẹp thiên nhiên.
Thế nhưng, sau vài năm sử dụng, số lần mà tôi mở toang cửa sổ trời chỉ đếm trên đầu ngón tay bởi tôi chủ yếu đi trong thành phố, bụi bặm và nắng nóng khiến việc mở cửa này gần như bất khả thi. Nguyên nhân nữa do tôi để xe ngoài trời, ở dưới sân chung cư nên nóc xe thường có khá nhiều bụi bẩn, lá cây và còn đọng nước. Nếu vô tình mở cửa sổ trời mà không vệ sinh trước thì rác chui thẳng xuống khoang lái, còn nước thì ngấm vào lớp nỉ trần xe rất bất tiện.
![]() |
Cửa số trời vỡ vụn khi bị một vật nặng rơi trúng. (Ảnh do độc giả cung cấp) |
Một sự việc hy hữu xảy ra cách đây khoảng 2 năm với cửa sổ trời trên chính chiếc xe của tôi. Khi để xe dưới sân chung cư, không may bị một chiếc cốc thuỷ tinh rơi từ trên cao trúng vào đúng nóc xe khiến kính của cửa sổ trời bị vỡ vụn. Sau đó tôi đã nhờ ban quản lý tìm nguyên nhân nhưng sự việc xảy ra ban đêm, lại không có camera nên không có ai nhận trách nhiệm.
Không thể để ô tô như vậy được, ngay trong ngày hôm đó, tôi đã phải đi thay mặt kính khác hết gần 10 triệu. Ban quản lý chung cư cũng chỉ hỗ trợ một phần nhỏ gọi là có trách nhiệm. Lúc đó, tôi suy nghĩ, giá như chiếc xe của mình không có cửa sổ trời mà là nóc thường thì có lẽ không bị thiệt hại đến vậy.
Đỉnh điểm của sự phiền toái do cửa sổ trời gây ra chắc chắn là vào mùa nắng nóng. Nếu ai từng đi xe có cửa số trời chắc sẽ rất hiểu cảm giác lái xe dưới trời nắng 40 độ C, trong khi điều hoà trong xe rất mát thì riêng phần đầu vẫn nóng như bốc hỏa do trần xe liên tục bị đốt bởi ánh nắng mặt trời. Lái xe trời nắng lâu khiến tôi bị thêm bệnh đau đầu, rất khó chịu.
Tôi đã tìm đủ cách để khắc phục như dán đến 2 lớp phim chống nóng cho kính cửa sổ trời, mua tấm cách nhiệt đính vào giữa lớp kính và lớp rèm bên trong. Ngoài ra, tôi dùng bìa carton cài lên để giảm nhiệt, thế nhưng nhìn trần xe mình không khác gì xe thùng, rất xấu hổ khi phải chở ai đó trên xe.
Không thể phủ nhận những tiện ích và vẻ đẹp của cửa sổ trời đem lại, thế nhưng cá nhân tôi cho rằng nó không phù hợp với khí hậu và thời tiết ở Việt Nam. Nếu đổi xe, tôi nhất định sẽ lựa chọn một chiếc xe không có cửa sổ trời để mua.
Độc giả Bùi Văn Sơn (Hà Đông, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhiều nhà sản xuất ô tô đưa trang bị cửa sổ trời nằm trong danh sách lựa chọn áp dụng cho phiên bản xe đắt tiền, như một cách tăng giá trị, nhưng thực tế lại có những phiền toái mà chủ xe không lường hết.
" alt=""/>Tôi sai lầm khi ham mua ô tô có cửa sổ trờiVui mừng vì cậu con trai độc đinh vừa thoát chết hi hữu, ông Hoàng Thanh Tâm (cha của Nhơn) cho biết, ngày 25/2, hai cha con cùng 40 đồng nghiệp trên tàu QNa 94916-TS ra khơi câu mực, chuyến đi dự kiến kéo dài gần 1 tháng.
Công việc của mọi người khi tới ngư trường là một mình chèo thúng giữa biển xuyên đêm để câu mực từ chiều tối đến sáng hôm sau.
Khoảng 15h chiều 3/3, tàu đến ngư trường cách bờ 400 hải lý. Cả thảy 42 chiếc thúng được thả xuống biển và mỗi ngư dân chèo một chiếc thúng để đi câu mực xuyên đêm.
Sáng hôm sau, khi từng chiếc thúng được đưa lên tàu, ông Tâm phát hiện con trai cùng chiếc thúng đã mất định vị.
Lúc này, ông Tâm cùng chủ tàu đã huy động thêm hai chiếc tàu nữa để tham gia tìm kiếm tung tích Nhơn nhưng bất thành.
“Suốt 2 ngày đêm, tôi không thể nào chợp mắt được. Cứ mỗi tiếng trôi qua là niềm hy vọng tắt dần. Có lúc, tôi nghĩ đến mất con thật rồi. Nghe tin dữ báo về, vợ tôi ở nhà cũng liên tục ngất xỉu vì khóc thương con”, ông Tâm nhớ lại.
Thế nhưng, phép màu đã xảy ra. Trưa 5/3, ông Tâm được tàu cá Bình Định báo tin đã vớt được Nhơn, nhưng tình trạng suy yếu nghiêm trọng.
Tình thế khẩn cấp, ông Tâm đã nhờ Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Danang MRCC) giúp đỡ khẩn cấp. Nhận tin báo, tàu SAR 412 cùng các y bác sĩ đã lập tức lên đường làm nhiệm vụ cứu nạn.
“Cũng may nhờ có bác sĩ của Danang MRCC cấp cứu kịp thời nên con trai tôi mới giữ được tính mạng. Vì lúc được vớt lên bờ, con không thể ăn uống được gì nữa rồi…”, ông Tâm nói.
Ngay cả khi Nhơn được đưa về bờ và chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng, vợ chồng ông Tâm vẫn chưa thể tin được rằng con mình còn sống.
“Chắc ông trời thương nên trả con trở về. Thật sự, đi biển đã hơn 30 năm nay, nhưng việc con trai có thể sống sót khi 38 giờ bơi giữa biển lạnh như vậy là quá sức tưởng tượng. Đúng là kỳ tích!”, ông Tâm cười nói.
38 giờ sinh tồn trên biển
Sau nhiều ngày cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng, hiện sức khỏe đã ổn định nên Nhơn xin về nhà để tĩnh dưỡng.
Nhớ lại chuyến đi biển kinh hoàng, Nhơn kể, khoảng 21h ngày 3/3, một cơn sóng lớn bất ngờ đánh úp chiếc thúng, khiến Nhơn và toàn bộ đồ đạc bị rơi xuống biển. Nhơn chui ra ngoài, cố hết sức lật chiếc thúng lên nhưng không được.
“Trước khi chiếc thúng chìm hẳn, em chỉ kịp chụp được chiếc áo phao đã bị cắt một nửa và cục phao định dạng đeo lên người. Em cố bơi theo ánh sáng lờ mờ phía xa để hy vọng có tàu thuyền nhìn thấy, cứu giúp”, Nhơn nhớ lại.
Gần 2 ngày lênh đênh trên biển, chàng ngư dân 26 tuổi cố tìm kiếm sự trợ giúp nhưng đều vô vọng. Chiếc tàu thứ nhất, thứ hai, rồi chiếc thứ ba cứ thế lướt qua nhưng vẫn không nhìn thấy Nhơn. Không bỏ cuộc, Nhơn tiếp tục vật lộn với những cơn sóng dữ để giành lại sự sống cho mình.
“Suốt gần 2 ngày đêm trôi trên biển, chân tay em tê cóng, tím tái vì lạnh. Do không có gì để bám víu nên em phải bơi liên tục, cả người rã rời. Đói thì có thể chịu được nhưng cơn khát khiến cổ họng bỏng rát, em đành phải uống nước biển, nhưng cứ uống vào được ngụm nào lại ói ra hết.
Khi đêm xuống, dù rất buồn ngủ nhưng em không dám chợp mắt vì sợ thả tay ra khỏi phao sẽ bị chìm xuống biển ngay. Có lúc quá kiệt sức, em cũng nghĩ đến việc buông xuôi rồi, nhưng nghĩ về gia đình, cha mẹ, em lại kiên trì bám chặt lấy phao để bơi tiếp”, Nhơn kể.
Đến 11h trưa ngày 5/3, một tàu cá Bình Định đi ngang qua đã phát hiện và vớt được Nhơn. Sau khi được vớt lên bờ, chàng thanh niên cố dùng chút sức còn lại viết tên tuổi, số hiệu, liên lạc tàu của mình rồi ngất lịm.
Khoảng 1h30 ngày 7/3, lực lượng cứu nạn hàng hải cùng đội ngũ y bác sĩ đã tiếp cận tàu QNa 94916-TS. Sức khỏe nạn nhân lúc này nguy kịch do bị đa chấn thương, suy hô hấp, kiệt sức, không phản ứng với các biện pháp kiểm tra lâm sàng.
Sau khi trải qua ca cấp cứu, Nhơn tiếp tục được chuyển lên tàu SAR 412 để được chăm sóc y tế đặc biệt và khẩn trương đưa về bờ.
Khi được hỏi “diễn biến tâm lý” trong 38 giờ sinh tồn trên biển, Nhơn nói: “Lúc đó em chỉ cố bơi để hy vọng được sống...”.
![]() |
Tác phẩm “Thiếu nữ bên Hoa Huệ” của Tô Ngọc Vân. |
Tác phẩm đầu tiên phải kể đến có lẽ là tác phẩm Thiếu nữ bên hoa Huệcủa họa sĩ Tô Ngọc Vân. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của mỹ thuật Việt Nam cận đại bởi cách thức tạo hình. Bức tranh có thể xem là một dấu ấn về sự tiếp nhận ảnh hưởng của hội họa Ấn tượng Pháp vào nghệ thuật Việt Nam.
Bằng việc vẽ những lớp sơn dầu mỏng tang, cô thiếu nữ tầm tuổi đôi mươi trong tà áo dài trắng, trầm tư bên những cánh hoa huệ tây, như hiện lên cùng sự trong trẻo của tâm hồn. Sự tài tình của bức tranh chính là việc họa sĩ tạo ra một đường cong khép kín giữa bông hoa và hai cánh tay, khiến cho khuôn mặt của cô gái trở thành trọng tâm của khuôn hình. Ở đó, sắc đỏ duy nhất ửng lên gò má, đôi môi làm bức tranh càng trở nên quyến rũ.
Có thể nói sự ảnh hưởng của hội họa Ấn tượng ở đây không phải là bút pháp mà chính là việc ông khắc họa thời khắc và sự khái quát của những mảng màu mà gam chủ đạo lại là trắng. Trắng trên sắc áo, trắng trên cánh hoa và thậm chí cả chiếc bình bát tràng với đầy đủ tiết tấu màu.
![]() |
Tác phẩm "Gội đầu" của họa sĩ Trần Văn Cẩn. |
NếuThiếu nữ bên hoa Huệcủa Tô Ngọc Vân được xem là một tác phẩm xuất sắc ghi nhận sự tiếp thu hội họa Pháp cũng như chất liệu sơn dầu của họa sĩ Việt mà vẫn tạo nên một tinh thần rất Việt, tác phẩm Gội đầu của Trần Văn Cẩn với chất liệu khắc gỗ lại có thể xem là một học tập khác cũng không kém phần quan trọng đối với sự phát triển của nghệ thuật đồ họa Việt Nam. Đó chính là sự ảnh hưởng của nghệ thuật khắc gỗ Nhật Bản.
Tác phẩm vẽ ra một hình ảnh quen thuộc về một người thiếu phụ ngực trần đang khom lưng xõa tóc chải đầu. Với gam màu nhuần nhị trắng, xanh, những nét khắc tỉ mỉ thể hiện ra trên mái tóc đổ tràn, cách tạo hình ngón tay cô gái và hai bông hoa hồng lấp ló phía sau, ta như cảm nhận được bức tranh này đã thoát thoai hoàn toàn ra khỏi ảnh hưởng của lối khắc gỗ dân gian Đông Hồ. Ở đó hiện lên một tinh thần mới học được từ các tranh khắc gỗ màu của Nhật Bản nhưng lại khơi gợi lên sự giản dị tinh tế của tâm hồn người Việt.
![]() |
Tác phẩm “Thiếu nữ trong vườn” của Nguyễn Gia Trí. |
Bên cạnh sơn dầu, khắc gỗ, nghệ thuật tranh sơn mài là một thành tựu vô cùng rực rỡ của hội họa Việt Nam buổi đầu.
Năm 1932, khi chất liệu sơn ta trong nghệ thuật truyền thống Việt được chính thức được cải biến kỹ thuật để trở thành một chất liệu của Hội họa hiện đại Việt Nam với công lao của nghệ nhân Đinh Văn Thành, hàng loạt các tác phẩm tranh sơn mài của các họa sĩ Việt đã ghi nhận những dấu ấn không thể phai mờ. Trong đó, bức bình phong 8 tấm ghép “Thiếu nữ trong vườn"của Nguyễn Gia Trí là một điển hỉnh.
Trên nền tranh thếp vàng lộng lẫy, những cô thiếu nữ như hiện lên thành từng nhóm với những phân mảng xa gần, hư thực. Bức tranh là sự đánh dấu thành tựu quan trọng của sự kết hợp nhuần nhị giữa lối tạo hình vàng son trong mỹ thuật truyền thống và lối tạo hình hiện đại. Bức tranh cũng ghi nhận kỹ thuật cẩn trứng để tạo nên màu trắng sáng trên tranh đặc biệt là trên gương mặt của các cô thiếu nữ như bừng lên sắc trẻ.
![]() |
Tác phẩm “Nhớ một chiều Tây Bắc" của Phan Kế An. |
Cho đến cuối thập niên 40, dẫu kỹ thuật sơn mài đã tương đối hoàn thiện nhưng hầu như các họa sĩ vẫn loay hoay trong bảng màu chỉ có các sắc nóng như đỏ son, vàng kim loại, đen và nâu cánh gián, thách thức tìm ra được các gam lạnh như lục, lam luôn đau đáu.
Năm 1948, cùng với Nguyễn Tư Nghiêm, Tô Ngọc Vân đã nghiên cứu ra màu lục bằng cách ngâm chi tử với sơn cánh gián và được ông thử dùng trên tác phẩm “Chạy giặc trong rừng”.Dẫu bức tranh này có phần dở dang nhưng rõ ràng gam lục ánh lên cùng sắc bạc kim loại dán dưới nền tranh khiến cho bức họa trở nên bí ẩn.
Đến năm 1955, với “Nhớ một chiều Tây Bắc”của Phan Kế An, dường như màu lục đã tạo nên những chuyển sắc vô cùng tinh tế trên những dãy núi điệp trùng. Sắc vàng cũng không còn có tính trang trí nữa mà rực lên màu nắng lan khắp mặt tranh tạo nên nét thi vị và lạc quan đầy tinh thần cách mạng cả trên trên tranh lẫn trong kỹ thuật tạo hình.
![]() ![]() |
Từ “Giờ học tập” đến “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của Nguyễn Sáng. |
Tiếp theo những khám phá về bảng màu của chất liệu tranh sơn mài, thách thức đối với các họa sĩ Việt đó là biến chất liệu này thành một chất liệu có khả năng mô tả hiện thực không kém gì tranh sơn dầu. Và, tác phẩm “Giờ học tập”của Nguyễn Sáng đã ghi nhận thành tựu đó. Dẫu chỉ có 4 nhân vật được bố cục trên một nền đỏ son, nhưng rõ ràng ở đây người ta nhìn thấy một nỗ lực to lớn của họa sĩ muốn mô tả ánh sáng hắt lên tấm lưng, gương mặt, gò má, bắp tay kiểu như cách các tác phẩm tranh sơn dầu mô tả hình họa cơ thể người.
Nếu sơn dầu lối mô tả hiện thực đó đã rất khó, với chất liệu sơn mài, phải vẽ lên rồi mài ra còn khó hơn thế vạn lần. Bức tranh này có thể xem là một bước đệm quan trọng cho việc ra đời tác phẩm quan trọng bậc nhất của nền hội họa cách mạng Việt Nam năm 1963 “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”. Những người lính được kết nạp trong chiến hào được mô tả với dáng vẻ chân thực nhất nhưng cũng khái quát nhất, ghi nhận một thành tựu, một đỉnh cao của hội họa sơn mài Việt Nam.
![]() |
Tác phẩm "Điệu múa cổ" của Nguyễn Tư Nghiêm. |
Sau cùng, những học Tây, học Nhật rồi quay về học các “cụ” để tiếp nối truyền thống bằng những khám phá kể trên cho chất liệu sơn mài. Sẽ là thiếu sót nếu ta không nhắc đến những bức tranh vẽ về điệu múa cổ của Nguyễn Tư Nghiêm. Ông cũng là người góp một phần không nhỏ trong việc nghiên cứu chất liệu sơn mài cho hội họa hiện đại Việt Nam.
Việc quay trở lại thẩm mỹ dân gian đã thổi vào trong những tác phẩm của ông một sức sống sáng tạo mới. Những chạm khắc đình làng đã theo chân “điệu múa cổ” của ông để trở thành một hình thức tạo hình mới. Những nét vàng son lộng lẫy, kiểu thức trang trí nét mảng như được quay lại trong tranh ông nhưng ở một tâm thế khác. Dường như trên những cô gái đậm chất dân gian này là hồn cốt dân tộc mà hòa quyện nhuần nhuyễn tạo hình lập thể châu Âu.
Một hơi thở mới, một sức sống mới, một diện mạo mới đó là những thành tựu không thể phủ nhận của những tác phẩm hội họa Việt Nam trong tiến trình phát triển của nó. Có thể nói thế hệ các họa sĩ bậc thầy ấy, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm ... đã làm nên những dấu son bằng những tác phẩm để đời của mình để thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt Nam một cách ngoạn mục.
Trang Thanh Hiền
12 tác phẩm được đấu giá trực tuyến 2 ngày thứ Bảy (28/8/2021) và Chủ Nhật (29/8/2021). Sau hơn một giờ đấu giá, 8 tác phẩm đã có chủ thu hơn 400 triệu đồng. Số tiền đấu giá tranh thu được sẽ ủng hộ tuyến đầu chống dịch.
" alt=""/>Những bức tranh làm thay đổi lịch sử mỹ thuật Việt Nam