Nhận định, soi kèo Persikab Bandung vs FC Bekasi City, 15h00 ngày 17/11
本文地址:http://play.tour-time.com/html/112d199301.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Al Khor vs Al Ahli, 22h45 ngày 29/1: Khó cho cửa dưới
Tối 4/12/2022, Chương trình Gala “Bốn mùa yêu thương” đã diễn ra tại Trường quay S14 Đài Truyền hình Việt Nam, đánh dấu hành trình 14 năm Chương trình mổ tim nhân đạo Trái tim cho emđến với trẻ em nghèo không may mắc bệnh tim bẩm sinh. Ngay trong chương trình Gala đêm qua, đã có 18 tỷ đồng được cam kết tài trợ cho Trái tim cho emnăm 2023.
“Trái tim cho em”là chương trình phẫu thuật tim miễn phí cho trẻ em nghèo do Viettel và Quỹ Tấm Lòng Việt (Đài Truyền hình Việt Nam) sáng lập, phối hợp thực hiện từ năm 2008. Không chỉ đem lại cuộc sống khỏe mạnh cho các em nhỏ, chương trình còn tài trợ nâng cao năng lực khám, chữa các bệnh tim mạch cho cơ sở y tế; tổ chức nhiều đợt khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em ở vùng sâu vùng xa để có phác đồ điều trị kịp thời.
Sau 14 năm, 6.500 trẻ em được hỗ trợ kinh phí phẫu thuật, can thiệp tim từ chương trình, 41 chương trình tư vấn trực tuyến được tổ chức giúp kết nối người dân với các chuyên gia tim mạch đầu ngành để nâng cao nhận thức người dân về bệnh tim bẩm sinh, giúp điều trị chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh tốt hơn. Bên cạnh đó, thông qua 86 đợt khám sàng lọc miễn phí, 150.000 trẻ em ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước được khám sàng lọc miễn phí.
Ngay trong chương trình Gala đêm qua, đã có 18 tỷ đồng được cam kết tài trợ cho Trái tim cho em năm 2023. Trong đó có 5 tỷ đồng do Viettel tài trợ và hơn 300 triệu đồng được ủng hộ qua tin nhắn - một hoạt động gây quỹ sẽ được kéo dài đến hết ngày 8/1/2023. Đây sẽ là nguồn kinh phí quý giá, giúp chương trình tiếp tục đem lại sự sống cho các em nhỏ.
Bác sĩ Lê Hồng Quang, Phó Giám đốc Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương - người đã gắn bó hơn 10 năm khi đi khám tầm soát khắp các tỉnh thành, kể lại hành trình đi tầm soát, sàng lọc bệnh nhi tim bẩm sinh rất vất vả, có lúc không ăn trưa, mọi người thay nhau làm để cho các cháu được khám sớm về sớm. Khi các cháu được phát hiện tim bẩm sinh và hoàn cảnh khó khăn thì chương trình Trái tim cho emsẽ hỗ trợ cho các cháu chi phí để phẫu thuật.
Thái Khang
">6.500 trẻ em được hỗ trợ kinh phí phẫu thuật, can thiệp tim
Những khoảnh khắc xuất thần của Hoa hậu Đặng Thu Thảo
Hoàng hậu Nam Phương năm 2 tuổi. Nguồn: wikipedia.
Về những người trong gia đình Hoàng hậu, François Joyaux đã phỏng vấn Công chúa Phương Dung (một cuộc phỏng vấn năm 2018), Pascal Lê Phát Tân, cháu gọi bà Nam Phương là bà cô (hai cuộc phỏng vấn năm 2018), và một nhân vật giấu tên mà tác giả đã phỏng vấn bốn lần trong ba năm 2017, 2018 và 2019.
Kết quả là quyển sách Nam Phuong - La dernière impératrice du Vietnam(Nam Phương - Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam), xuất bản năm 2019. Trong phần đầu quyển sách, tác giả khẳng định ngày sinh của Hoàng hậu Nam Phương là 14-11-1913, như khắc trên tấm bia nhỏ.
Cuối sách, tác giả viết: “Người ta đôi khi thấy, kể cả trong các văn bản chính thức, ngày 4/12/1914. Đó là thông tin sai. Nguyên nhân là ngày sinh thật sự 14/11/1913 không thuận lợi đối với các chiêm tinh gia của triều đình, và họ thay đổi ngày vào dịp đám cưới, năm 1934.
Hơn nữa, cần để cho Hoàng hậu tương lai trẻ hơn nhiều so với Hoàng đế, vì Hoàng đế sinh ngày 22/10/1913, nghĩa là chỉ trước Hoàng hậu có ba tuần lễ mà thôi”. Nguồn của thông tin này đến từ cuộc nói chuyện của tác giả với nhân vật giấu tên ngày 27/10/2017.
Trước hết, cần nêu một điểm kém chính xác trong đoạn trên của tác giả François Joyaux: không phải “đôi khi” người ta thấy ghi ngày sinh 4/12/1914, mà tất cả các tài liệu cho đến nay đều công nhận đó là ngày sinh của Hoàng hậu.
Tác giả chỉ căn cứ vào lời nói của một người, hơn nữa lại ẩn danh, để khẳng định một điều hoàn toàn mới là sự thật, mà không yêu cầu người đó đưa ra văn bản, hay chứng cớ để biện minh cho quan điểm của mình. Lời khẳng định của nhân vật ẩn danh có thể đúng nhưng thiếu chứng cớ nên không hoàn toàn thuyết phục.
Và tác giả François Joyaux với tư cách là một sử gia có lẽ đã quyết đoán hơi hấp tấp, trừ phi tác giả có những thông tin khác mà không trình bày hết. Tuy chúng tôi thấy chưa đủ độ tin tưởng để đồng ý với quan điểm của François Joyaux, nhưng vẫn thắc mắc muốn tìm hiểu tại sao có ngày 14/11/1913, được cho là ngày sinh thật sự của Hoàng hậu Nam Phương, khác biệt 12 tháng 20 ngày so với ngày sinh chính thức 4/12/1914.
Như đã nói, hàng năm triều đình đều tổ chức mừng sinh nhật của Hoàng hậu, gọi là lễ Trường Hy, vào ngày 17 tháng mười âm lịch. Không lẽ suốt bao nhiêu năm Hoàng hậu Nam Phương lại tham dự vào lễ mừng sinh nhật không đúng với ngày sinh của mình? Vì tò mò, chúng tôi đã kiểm tra xem ngày 14/11/1913 tương ứng với ngày nào theo âm lịch và kết quả thật bất ngờ, ngày 14/11/1913 theo âm lịch là ngày... 17 tháng mười năm Quý Sửu.
Như vậy, các nhà chấm số tử vi của triều đình thấy tuổi của Hoàng hậu quá gần với tuổi Vua Bảo Đại bèn cho Hoàng hậu trẻ đi đúng một năm, để Hoàng hậu sinh năm Dần (1914) thay vì năm Sửu (1913), mà vẫn giữ nguyên ngày sinh theo âm lịch là ngày 17 tháng mười, ngày tổ chức lễ Trường Hy cho Hoàng hậu hàng năm.
Như vậy, ta có cách lý giải hợp lý cho ngày sinh 14/11/1913 ghi trên mộ Hoàng hậu và có thể tin tưởng đó là ngày sinh thật sự của Hoàng hậu Nam Phương.
Về sau, chúng tôi có thêm nhiều bằng chứng chính thức khác:
- Sổ khai sinh của tòa Đốc lý thành phố Sài Gòn năm 1913 trích trong hồ sơ của Trung tâm Quốc gia Văn khố Hải ngoại ở Aix-en- Provence, Pháp. Sổ khai sinh ở số thứ tu 130 ghi: Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào sinh ngày 14 tháng 11 năm 1913 lúc 5 giờ 15 phút chiều, con của Pierre Nguyễn Hữu Hào và Marie Lê Thị Bình.
- Sổ rửa tội tại Thánh đường Sài Gòn năm 1913. Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn chứng nhận Jeanne Mariette Nguyễn Thị Lan sinh ngày 14 tháng 11 năm 1913 tại Sài Gòn, được Linh mục Eugène Soullard rửa tội ngày 18 tháng 11 năm 1913 tại Thánh đường Sài Gòn. Cha đỡ đầu là Jean-Baptiste Lê Phát Thanh, mẹ đỡ đầu là Agnès Huỳnh Thị Tài.
- Bản sao giấy khai tử chứng nhận Jeanne Mariette Nguyễn Hào sinh ngày 14/11/1913, mất ngày 15/9/1963 tại Chabrignac lúc 16 giờ 30 phút. Người khai là Thái tử Bảo Long, 27 tuổi, sĩ quan. Giấy khai tử lập ngày 16/9/1963 lúc 8 giờ 15 phút, do Thị trưởng Henri Bosselut, viên chức hộ tịch, ký cùng với người khai, Thái tử Bảo Long.
Bản sao giấy khai tử do Tòa thị xã Chabrignac cấp ngày 20-2-2023.
Giấy khai sinh và khai tử ghi tên họ là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào, đúng theo tên chính thức lúc khai sinh. Giấy rửa tội thì ghi tên thánh Jeanne Mariette kèm theo tên Việt Nam là Nguyễn Thị Lan. Cả ba tài liệu đều ghi ngày sinh là ngày 14/11/1913.
">Sự thật về ngày sinh của Hoàng hậu Nam Phương
Nhận định, soi kèo Stuttgart vs PSG, 3h00 ngày 30/1: Khách chiếm ưu thế
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, hội thảo này là dịp để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, phê bình, văn nghệ sĩ và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, tham mưu, quản lý cùng bàn thảo, phân tích, tập trung đánh giá khách quan, khoa học và toàn diện thực trạng văn học, nghệ thuật thời gian qua; chỉ ra những thành tựu, ưu điểm, cùng những bất cập, hạn chế, yếu kém; nhận diện xu hướng phát triển trong thời gian tới; trên cơ sở đó đề xuất những nội dung mới về chủ trương, giải pháp quan trọng, đột phá và khả thi để phát triển văn học, nghệ thuật từ nay đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Nguyễn Thế Kỷ cho biết hội thảo đã nhận được hơn 150 tham luận của đông đảo cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ, báo chí; các nhà quản lý, các nhà khoa học và văn nghệ sĩ trong cả nước.
Khẳng định Nghị quyết 23-NQ/TƯ đã tạo bước chuyển đưa nền văn học, nghệ thuật nước nhà lên tầm cao mới, nhà thơ Hữu Thỉnh nhận định, các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của văn học, nghệ thuật; đã tập trung chăm lo, phát triển tài năng văn học, nghệ thuật thông qua cơ chế hỗ trợ sáng tác, đầu tư xuất bản, dàn dựng tác phẩm, đồng thời quảng bá tác phẩm.
Tuy nhiên, để tạo nền tảng cho phát triển văn học, nghệ thuật toàn diện, theo nhà thơ Hữu Thỉnh, Quốc hội cần nghiên cứu ban hành Luật Văn học nghệ thuật; Chính phủ nên ban hành văn bản về Quỹ hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật ổn định, lâu dài để khắc phục việc đầu tư dàn trải, đi vào đầu tư chiều sâu…
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, còn khá nhiều “điểm nghẽn” trong phát triển văn học, nghệ thuật theo hướng công nghiệp văn hóa. Theo ông, phải thay đổi nhận thức xã hội về các ngành công nghiệp văn hóa; coi trọng vấn đề thị trường, khán giả, bản quyền, kỹ năng kinh doanh, xây dựng thương hiệu, phối hợp giữa các lĩnh vực… nhằm khơi thông dòng chảy, phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật, góp phần xây dựng đất nước.
Tại hội thảo, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị cần tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và bố trí phù hợp đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật; tập trung đẩy mạnh thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng về văn học, nghệ thuật thành luật, cơ chế, chính sách và các quy định phù hợp thực tiễn; huy động nguồn lực để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam, tạo cơ sở xây dựng hệ giá trị văn học, nghệ thuật Việt Nam.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cũng đề nghị các cấp, ngành tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn thiện cơ chế phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng tài năng văn học, nghệ thuật; cải thiện môi trường sáng tạo, môi trường làm nghề của văn nghệ sĩ, trong đó vấn đề tự do sáng tạo cần phải được thể chế hóa, góp phần giải phóng tư tưởng, phát huy tiềm năng, kích thích năng lực sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ. Việc phát huy vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục, định hướng, bồi đắp lý tưởng thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh cho thế hệ trẻ cần được chú trọng.
Ngoài ra, cần tiến hành rà soát, xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ; chú trọng phát triển các lĩnh vực dịch vụ văn học, nghệ thuật, tạo cơ sở vững chắc xây dựng thị trường các sản phẩm văn học, nghệ thuật phát triển đồng bộ, hiện đại trong bối cảnh mới.
">Tự do sáng tạo cần phải được thể chế hóa
Tân Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn. (Ảnh: VOV)
Trước đó, ngày 31/7, tại kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 bầu ông Vương Quốc Tuấn giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.
Ông Vương Quốc Tuấn sinh ngày 3/10/1977, quê quán phường Kinh Bắc, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Ông có trình độ chuyên môn Tiến sĩ Quản trị kinh doanh, Thạc sĩ Quản lý giáo dục, Cử nhân khoa học Quản lý xã hội; Cao cấp luận chính trị.
Trong quá trình công tác tại tỉnh Bắc Ninh, ông Vương Quốc Tuấn từng trải qua các chức vụ: Chánh Văn phòng Tỉnh Đoàn; Phó Bí thư Tỉnh Đoàn rồi Bí thư Tỉnh Đoàn; Bí thư Thành ủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
Ngày 30/1/2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông được bầu là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XIII,.
Ngày 16/7/2024, ông Vương Quốc Tuấn được UBND tỉnh Bắc Ninh phân công điều hành hoạt động của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh và UBND tỉnh Bắc Ninh đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.
Ngày 29/7, ông Vương Quốc Tuấn được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa XX nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Anh Văn">Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn
Hoa hậu Thùy Dung đẹp bất ngờ sau 'thảm họa' thời trang
友情链接