Với các tân cử nhân, PGS.TS Hoàng Đình Phi, Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh - ĐH Quốc gia Hà Nội, cho hay đây là khóa cử nhân đầu tiên trong lịch sử 28 năm của Trường Quản trị và Kinh doanh.
“Hôm nay, chúng ta đã kết thúc một hành trình, hạnh phúc vỡ òa với những tấm bằng khá, giỏi nhưng đừng quên ngay ngày mai thôi chúng ta sẽ phải đối diện với những khó khăn, thách thức, rủi ro trong công việc và trong cuộc sống”, ông Phi nói.
Ông cũng căn dặn các tân cử nhân rằng những thách thức có thể sẽ đến từ xã hội và tân cử nhân phải học cách ứng phó.
Ông Phi chia sẻ khi gặp rủi ro, người trẻ đừng nghĩ đến chuyện tiêu cực. “Trong đường đời có thể sẽ có những lúc chúng ta trầm cảm. Thầy cũng bị trầm cảm rất nhiều lần trong hành trình từ năm 20 tuổi. Trong mọi trường hợp, dù khó khăn, thách thức, kể cả bị đối thủ cạnh tranh không lành mạnh, các em phải tìm giải pháp và khi không tìm được hãy về trường. Nhà trường sẽ nhận lại và thu xếp công việc khác cho các em”, ông Phi nói.
Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh - ĐH Quốc gia Hà Nội cũng khuyên tân cử nhân phải tự tin để có nền tảng tốt, tiếp tục bước vào hành trình mới.
Sau thông báo trên, phụ huynh này đáp: "Cô giáo cho tôi hỏi, phí đào tạo cơ bản 174,51 NDT (596.000 đồng) bao gồm những gì". Vì câu hỏi này, ngay lập tức phụ huynh bị giáo viên chủ nhiệm kích ra khỏi nhóm lớp.
Giải thích sự việc, sáng 6/12, đại diện nhà trường cho biết: "Để ngăn chặn tình trạng gian lận viễn thông và lừa đảo trên mạng xã hội, mỗi nhóm lớp có một robot. Trong quá trình trao đổi phụ huynh nhắc đến những từ nhạy cảm như 'phí', 'thanh toán', 'chi phí' sẽ bị robot kích ra khỏi nhóm".
Bất chấp phản hồi của nhà trường, nhiều người cho rằng sự việc quá vô lý: "Robot ngày nay mạnh quá, giáo viên được quyền thông báo với phụ huynh các khoản cần thanh toán. Nhưng, khi phụ huynh hỏi chi tiết về phí đào tạo, lại bị robot kích khỏi nhóm. Hệ thống tin nhắn của nhà trường rất tiên tiến".
Một số phụ huynh khác cho rằng: "Tại sao khi giáo viên gửi thông tin về việc 'thu phí', 'thanh toán', robot không kích ra. Nhà trường phản hồi sự việc là để tránh lừa đảo không đúng sự thật".
Về phía phụ huynh cho biết, thông báo của nhóm lớp người kích ra là giáo viên chủ nhiệm: "Lịch sử trò chuyện ghi rõ giáo viên chủ nhiệm Châu đã kích bạn ra khỏi nhóm. Robot không biết nói, nên không thể chịu trách nhiệm". Sự việc xảy ra khiến nhiều người bức xúc. Phần lớn cho rằng, phụ huynh này 'chạm đến điểm đen' của trường là những khoản thu mập mờ không thể giải thích.
"Nhóm phụ huynh là kênh giao tiếp quan trọng giữa gia đình và nhà trường. Do đó, phụ huynh nên cẩn trọng khi hỏi những vấn đề nhạy cảm. Còn giáo viên cũng nên tôn trọng phụ huynh, giải thích các thắc mắc đàng hoàng. Việc kích phụ huynh khỏi nhóm lớp, vì liên quan đến chuyện tài chính chỉ làm nhà trường khó xử", một phụ huynh bình luận.
Hiện, phòng giáo dục địa phương này vẫn chưa lên tiếng về vụ việc này.
Theo The Paper
TP Cần Thơ dự kiến chi 159 tỷ đồng hỗ trợ học phíTP Cần Thơ dự kiến chi hơn 159 tỷ đồng để hỗ trợ 50% mức học phí năm học 2023-2024 đối với học sinh đang học tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập; học viên đang học tại cơ sở GDTX..." alt=""/>Phụ huynh bị đuổi khỏi nhóm lớp vì thắc mắc khoản thu mập mờỞ tuổi 34, Tiết Dương quyết định rời bục giảng để thi đại học lần 2. Cô tiết lộ ý định của bản thân không phải bồng bột một sớm một chiều, mà được gia đình ủng hộ.
Nói về lý do thi đại học ở tuổi 34, Tiết Dương cho biết gia đình đang làm nghề nha khoa. "Tôi thấy đây là ngành nghề ổn định, có nhiều triển vọng. Được sự động viên, ủng hộ của mẹ chồng, tôi quyết định bắt đầu hành trình học tập mới", Tiết Dương chia sẻ.
"Tôi muốn trở thành nha sĩ. Ở độ tuổi này, muốn đổi nghề nghiệp buộc tôi phải dũng cảm. Thi lại đại học là con đường duy nhất để tôi biến ước mơ thành hiện thực", cô nói.
Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2023, Tiết Dương đạt được 447/750 điểm. Cô đỗ vào một trường một cao đẳng ở Thương Châu (Trung Quốc) ngành Răng hàm mặt.
Lý giải về sự lựa chọn của bản thân, Tiết Dương nói: "Cuộc sống không có giới hạn, chúng ta nên làm những gì mình muốn. Dũng cảm và đam mê như hồi trẻ, dám lựa chọn và kiên trì là những điều chúng ta có thể làm ở độ tuổi trung niên".
Hiện tại, Tiết Dương là sinh viên năm nhất ngành Răng hàm mặt. Cô đang tham gia khóa quân sự cùng toàn trường. Ở tuổi 34, cô chia sẻ phần lớn thời gian dành cho việc học, cuối tuần mới được gặp gia đình.
Câu chuyện của Tiết Dương truyền cảm hứng cho nhiều người về sự kiên trì và quyết tâm, không bao giờ là quá muộn để bắt đầu.
"Chỉ cần chúng ta có mục tiêu rõ ràng và luôn sẵn sàng nỗ lực vì nó. Dù ngọn núi lớn đến đâu, chúng ta cũng có thể biến nó thành con đường bằng phẳng", thông điệp Tiết Dương mang đến sau khi sẻ câu chuyện bản thân.
Theo Sohu
Giáo viên đã thiếu lại nghỉ việc nhiều, một thầy ‘chạy sô’ dạy 5 trườngVừa kết thúc tiết dạy ở trường này, thầy Mùa Bá Cử lại vội vã lên xe di chuyển sang trường khác. Thiếu giáo viên khiến thầy trở thành giáo viên duy nhất đảm nhiệm việc dạy tiếng Anh cho 5 trường học ở Kỳ Sơn, Nghệ An." alt=""/>Nữ giáo viên bỏ nghề ở tuổi 34, thi ĐH lần 2 đỗ trường Y