Nhận định, soi kèo U19 Pháp với U19 Bỉ, 01h00 ngày 21/3: Màu xanh hy vọng
(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Nhận định, soi kèo U20 Torino vs U20 Roma, 20h00 ngày 13/1: Tin vào cửa dưới
Sau khi đã tự lo được cho cuộc sống của mình, anh Đối dành hết tâm sức để hỗ trợ những người khó khăn. (Ảnh: Hà Nguyễn). Sau 2 năm dành dụm, anh mua được đất canh tác. Tuy nhiên, sau khi đổ vốn vào làm nông nghiệp, anh thất bại rồi lại trắng tay. Không muốn tiếp tục làm rẫy thuê, Đối quyết định lên TP.HCM tìm việc làm.
Lần đầu đặt chân đến vùng đất mới, Đối choáng ngợp trước sự náo nhiệt, xô bồ của phố thị. Anh lang thang rồi xin vào làm việc tại một quán phở với hy vọng có được tiền lương cao.
Tuy vậy, Đối sớm thất vọng. Tiền lương ở đây không bằng một nửa số tiền anh được nhận từ công việc làm rẫy thuê. Sau 3 ngày làm việc, Đối xin nghỉ để đi bán vé số dạo.
Anh Đối kể: “Lúc đó, trong túi tôi chỉ có hơn 100.000 đồng. Sau khi đóng tiền thuê trọ, tôi không còn đủ tiền để lấy vé số đi bán.
Không còn cách nào khác, tôi năn nỉ chủ đại lý cho tôi cầm cố đôi dép nhựa đang mang để đổi lấy vé số. Thấy tôi thật thà, chủ đại lý vé số tin tưởng, đồng ý cho tôi cầm cố đôi dép để lấy 50 tờ vé số đi bán dạo”.
Siêng năng, có khiếu buôn bán, anh Đối nhanh chóng tích góp được vốn để lãnh thêm nhiều vé số đi bán hơn. Đặc biệt, anh có duyên bán vé số trúng thưởng.
Chỉ sau ít tháng bán vé số dạo, nhiều khách hàng của anh trúng giải. Thậm chí có người trúng giải độc đắc. Thương Đối chịu khó, lại mang đến may mắn cho mình, những người trúng giải thường xuyên thưởng tiền cho anh.
Năm 2001, số tiền được khách trúng giải tặng đủ để anh mua một căn nhà tại quận Bình Thạnh. Tuy vậy, anh quyết định dùng số tiền này về Đồng Nai mua 6 lô đất để phát triển nông nghiệp, trồng cây ăn trái.
Anh Đối giao đất, vườn cho anh trai chăm sóc, quản lý để trở lại TP.HCM bán vé số dạo. Sau đó, anh bén duyên với nghề làm bánh flan, rau câu.
Sau nhiều thời gian mày mò, tích lũy kinh nghiệm, anh tìm ra bí quyết làm bánh flan có hương vị vượt trội so với các sản phẩm cùng loại. Ngoài đi bán dạo, anh còn bỏ mối bánh flan của mình cho nhiều nhà hàng, tiệc cưới, tiệc sinh nhật…
Bán bánh dạo gom tiền xây cầu, tặng nhà tình thương
Khi bánh flan của mình được khách hàng chấp nhận, anh Đối quyết định trích một phần lợi nhuận để làm từ thiện. Hàng năm, anh mua quà, tặng cho bà con nghèo, hỗ trợ những gia đình khó khăn, người già neo đơn.
Anh chia sẻ: “Ngày xưa tôi nghèo lắm. Những năm làm rẫy thuê, tôi phải ăn bắp thay cơm. Nhiều lúc, tôi thèm cơm trắng đến rơi nước mắt.
Những lúc như thế, tôi tự hứa với lòng mình rằng, nếu có một ngày tôi đủ ăn, chỉ cần đủ ăn thôi, tôi sẽ chia sẻ với người khó khăn hơn mình. Bởi, nếu đợi đến lúc giàu mới đi làm từ thiện thì biết đợi đến bao giờ”.
Sau một thời gian âm thầm hỗ trợ người nghèo, anh nhận ra rằng một cánh én không thể làm nên mùa xuân. Muốn giúp được nhiều người hơn, anh cần có thêm nhiều cánh tay hỗ trợ.
Anh quyết định anh vận động bạn bè, người cùng tâm nguyện chung tay đóng góp, tổ chức nhiều chuyến thiện nguyện có quy mô đến những vùng sâu vùng xa, có kinh tế khó khăn.
Bằng cách này, công tác thiện nguyện của anh lớn mạnh, có sức lan tỏa rộng. Năm 2010, anh quyết định thành lập nhóm từ thiện Tâm Đức với nhiều thành viên là Đảng viên, doanh nhân, cán bộ Nhà nước đương chức hoặc đã về hưu…
Sau khi thành lập, anh Đối và các thành viên Tâm Đức quyết định thực hiện công tác thiện nguyện của mình theo hướng bài bản, bền vững. Thay vì tặng quà, nhóm chú trọng việc giúp người nghèo ổn định cuộc sống bằng cách xây cầu, tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương…
Anh nói: “Tặng quà chỉ giải quyết được cái khó khăn trong chốc lát chứ không mang tính lâu dài. Nếu xây cho người dân cây cầu, con đường… không chỉ giải quyết vấn đề đi lại mà còn giúp hàng hóa, nông sản của người dân lưu thông, luân chuyển dễ dàng hơn.
Bằng cách này, cuộc sống của người dân sẽ được cải thiện. Ngoài ra, chúng tôi cũng chú trọng xây tặng nhà cho các gia đình nghèo, có con nhỏ…
Mục đích của việc này là để giúp họ an cư. Bởi, có an cư mới lạc nghiệp. Nhóm cũng tặng con giống, tạo điều kiện cho những hộ nghèo phát triển kinh tế ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo…”.
Với cách suy nghĩ và làm việc này, anh Đối cùng thành viên nhóm Tâm Đức liên tục kết hợp với chính quyền địa phương ở những nơi khó khăn khảo sát, đánh giá các trường hợp cần được giúp đỡ.
Sau khi có kết quả khảo sát, được sự cho phép của chính quyền địa phương, anh và nhóm Tâm Đức sẽ lên phương án hỗ trợ.
Sau 12 năm thực hiện, anh Đối và nhóm thiện nguyện của mình đã xây dựng hàng trăm ngôi nhà tình thương, cầu bê tông kiên cố cho người dân nghèo tại các tỉnh: Tiền Giang, Long An, Đồng Nai, Trà Vinh, Đồng Tháp….
Đến nay, dù có thu nhập ổn định từ hoạt động nông nghiệp và nghề làm bánh, ngày ngày anh Đối vẫn đẩy xe bánh flan đi bán dạo. Anh cũng từ chối những lời đề nghị mở cửa hàng, công ty kinh doanh bán flan để có thời gian, tâm trí lo cho các hoạt động thiện nguyện của mình.
Anh tâm sự: “Hiện nay, tôi có cuộc sống ổn định. Nhưng nếu không đi khảo sát hoàn cảnh khó khăn, cần được hỗ trợ ở các tỉnh, tôi vẫn đi bán bánh dạo mỗi ngày.
Tôi vui với công việc này. Nó không chỉ đem lại thu nhập để tôi có kinh phí đóng góp vào công việc thiện nguyện. Bán bánh dạo còn giúp tôi gặp gỡ nhiều người, lan tỏa được mong muốn xã hội cùng chung tay giúp người nghèo”.
'Đại gia trại lợn' dùng siêu xe đưa đón thai phụ bị chồng bạo hành
Chị Bùi Tuyết Giao, thai phụ bị chồng bạo hành được ông Nguyễn Văn Chiến, tức Chiến "lợn" hay "đại gia trại lợn" tài trợ kinh phí đi từ Kiên Giang về Hải Dương." alt="‘Đại gia’ ngày ngày bán bánh dạo, gom tiền xây cầu, tặng nhà cho người nghèo" />- Theo The Information, Apple có thể gây bất ngờ lớn với các mẫu iPhone 17 ra mắt vào tháng 9 năm sau khi từ bỏ việc sử dụng khung titan chỉ sau hai thế hệ. Nguyên nhân là chất liệu nhôm giúp thiết bị nhẹ nhưng vẫn đảm bảo độ bền.
Khi còn nhỏ, Minh Đạo từng bị liệt hai chân và gần như không có khả năng đi lại, suốt ngày chỉ di chuyển bằng một chân sắt cùng sự giúp đỡ của anh trai. Không đầu hàng số phận, Minh Đạo đã quyết tâm điều trị và dần có thể đi lại được. Năm 19 tuổi, anh chính thức bước chân vào làng giải trí với vai trò một người mẫu. Với dáng vóc cân đối và gương mặt thư sinh, Minh Đạo cũng nhanh chóng trở nên nổi tiếng và được các đạo diễn mời đóng phim. Năm 2005 là một năm bước ngoặt trong sự nghiệp của Minh Đạo khi bộ phim “Hoàng tử ếch” mà anh đảm nhận vai nam chính thành công rực rỡ và được fan yêu thích.
Sau “Hoàng tử ếch”, Minh Đạo được xếp hàng ngôi sao thần tượng của Đài Loan và rất nổi tiếng. Cuộc sống gia đình của anh cũng từ đó tốt hơn. Song, các vai diễn sau đó của Minh Đạo lại không có nhiều màu sắc. Anh dần mất điểm trong lòng người hâm mộ và dần rơi vào quên lãng. Năm ngoái, trong một show truyền hình, Minh Đạo chua xót nói, anh không còn được mời đóng phim và dần mất vị trí trong làng giải trí.
Bên cạnh sự nghiệp tụt dốc, ở tuổi 40, Minh Đạo vẫn chưa lập gia đình dù trong quá khứ, anh từng hò hẹn với nhiều ngôi sao nổi tiếng. Minh Đạo từng bị đồn thổi cặp kè với bạn diễn Dĩnh Nhi khi giới săn tin ghi được hình ảnh hai người tình tứ bên ngoài trường quay. Sau đó, cả hai từ chối bình luận và rồi tin đồn này cũng nhanh chóng rơi vào quên lãng. Hiện tại, Dĩnh Nhi đã lập gia đình còn Minh Đạo vẫn đơn thân gối chiếc.
Trong số những bóng hồng từng hò hẹn với Minh Đạo, Lưu Thi Thi là người nổi tiếng nhất. Minh Đạo và Lưu Thi Thi đã trở thành một cặp khi đóng chung trong bộ phim “Hạnh phúc của thiên sứ” nhưng cả hai quyết định giữ bí mật. Sau 18 tháng hò hẹn, hai người chia tay trong lặng lẽ. Hiện, Lưu Thi Thi đã lập gia đình với nam diễn viên Ngô Kỳ Long và sinh con trai đầu lòng.
Giải thích lý do khiến chuyện tình của Lưu Thi Thi và Minh Đạo tan vỡ, người bạn thân của họ cho biết, Lưu Thi Thi không muốn kết hôn vì muốn dồn sức cho sự nghiệp. Hai quan điểm không đồng nhất khiến mối quan hệ rạn nứt, cặp đôi chính thức chia tay vào năm 2013.
Tần Lam cũng là một trong những người đẹp từng bước qua cuộc đời Minh Đạo. Năm 2016, Minh Đạo và Tần Lam bị giới săn tin phát hiện đi chơi đêm với nhau. Song, cả hai đã không lên tiếng phủ nhận hay xác nhận mối quan hệ. Sau nhiều mối tình chóng vánh, Minh Đạo hiện vẫn đang độc thân. Fan xót xa khi chứng kiến sự nghiệp của Minh Đạo tụt dốc, cuộc sống cá nhân cô đơn và lặng lẽ.
Mới đây, thông tin anh ruột của Minh Đạo giết vợ con rồi tự vẫn vì nợ nần khiến làng giải trí rúng động. Vụ việc hiện vẫn đang trong quá trình điều tra. Cảnh sát cũng không loại trừ khả năng, do bị siết nợ bởi ngân hàng và giới cho vay nặng lãi nên anh trai Minh Đạo đã đưa ra quyết định khủng khiếp này. Bố Minh Đạo cho biết, bản thân ông cũng biết con trai mắc nợ rất nhiều tiền, nhưng không rõ con số cụ thể. Gia đình vợ anh trai Minh Đạo cũng từng phản đối quyết định kết hôn của cô.
Theo một nguồn tin thân cận, anh trai của Minh Đạo là một kẻ nghiện cờ bạc và từng mượn danh của người em trai nổi tiếng để đi vay tiền. Nam diễn viên 40 tuổi đã phải nai lưng ra làm việc trả nợ cho anh trai. Năm 2013, Minh Đạo phải chi ra 6,5 triệu NDT (930.000 USD) để bù vào các khoản vay của anh trai. Năm 2016, nam diễn viên lại phải trả nợ thay anh 10 triệu NDT nữa (1,3 triệu USD). Anh từng mở họp báo tuyên bố không liên quan tới anh trai để thoát khỏi những khoản nợ khổng lồ của anh ruột.
Trước thông tin anh trai ruột của Minh Đạo tự vẫn và sát hại vợ con vì nợ nận, những khán giả yêu mến “Hoàng tử ếch” năm nào thực sự xót xa và lo lắng cho anh. Hôm qua 6/1, quản lý của Minh Đạo nói với các phóng viên: “Minh Đạo hiện giờ đang rất sốc và đau buồn. Anh ấy không biết gì về vụ án này và cũng đang cố gắng để tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra. Vì tôn trọng công cuộc điều tra nên hiện tại không thể tiết lộ thêm điều gì. Anh ấy hiện tại sẽ cố gắng giúp đỡ cảnh sát tìm ra sự thật và an ủi người nhà“.
(Theo Dân Trí)
Khang 'Hoa hồng trên ngực trái' vô tình để lộ kết phim
Việc diễn viên Trọng Nhân - vai Khang chia sẻ hậu trường 1 cảnh quay khiến kết phim bị lộ trước thời điểm lên sóng.
" alt="Cuộc đời lận đận của “Hoàng tử ếch” Minh Đạo" />- Ông Phạm Việt Tiến, PTGĐ Đài truyền hình Việt Namcho hay VTV4k, kênh truyền hình giải trí chất lượng cao của VTV sẽ chính thứclên sóng vào quý I năm 2017. Như vậy, sẽ không chỉ có VTV3 'độc quyền' các chương trình giải trí trên VTV.'Star Wars: Thần lực thức tỉnh' thu tỉ đô trong nháy mắt" alt="VTV3 sắp hết độc quyền" />
-
Ngày 6/1, dự án phim điện ảnh Võ sinh đại chiến chính thức được công bố tới khán giả với teaser poster và những hình ảnh đầu tiên. Bộ phim do biên kịch Trần Khánh Hoàng chắp bút và đạo diễn Bá Cường thực hiện. Bộ phim xoay quanh những bạn trẻ đam mê võ thuật cùng những trận tranh tài nảy lửa giữa các trường phái võ thuật: cổ truyền và hiện đại, dự kiến sẽ mang tới cho khán giả những màn đấu võ nghẹt thở cùng những pha hành động đẹp mắt của những “võ sinh” tràn đầy nhiệt huyết và máu lửa. Dự án có sự góp mặt của Nguyễn Trần Duy Nhất - võ sĩ Muay Thái – Kickboxing trong vai trò diễn xuất và cố vấn võ thuật thực chiến. Nam võ sĩ này được gọi là "độc cô cầu bại" của làng Muay Thái của cả nước khi từng giành chức vô địch nghiệp dư thế giới hạng 60kg ở môn Muay Thái trên toàn thế giới trong suốt 7 năm liền. Đây cũng là dự án điện ảnh đầu tiên anh gật đầu đồng ý thực hiện. Ngoài ra, bộ phim cũng quy tụ dàn ê-kíp cố vấn và đào tạo võ thuật hàng đầu, trong đó có võ sư Bùi Trung Hiếu. Ông là người có 32 năm liên tục tham gia tập luyện và thi đấu các giải quốc gia và quốc tế, là một trong những Huấn luyện viên đã đào tạo nhiều võ sỹ thi đấu nằm trong top đầu của quốc gia. Ông hiện còn là Chủ tịch Hội võ Cổ truyền Bình Định và Phó chủ tịch Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam. Về yếu tố điện ảnh, để có được những cảnh hành động mãn nhãn và đẹp mắt,Võ sinh đại chiến còn có những cá nhân xuất sắc đã tham gia những dự án phim tầm cỡ về nước để sản xuất như đạo diễn hành động Peter Phạm từ Mỹ, DOP Wade Muller từ Úc và đạo diễn – Giám đốc sáng tạo Thắng Vũ. NSX – Đạo diễn Bá Cường cùng biên kịch Trần Khánh Hoàng chia sẻ, anh đã mất 3 năm để phát triển và hoàn chỉnh kịch bản, đồng thời tìm ra những nhân tố trẻ có thể hoàn thành xuất sắc vai diễn “nặng kí” của bộ phim. Bộ phim dự kiến sẽ bấm máy vào tháng 1/2020 và công chiếu vào tháng 9/2020.
Công Nguyễn'Mắt biếc' lại làm nên chuyện chưa từng có trong lịch sử phim Việt
Lượng khán giả tăng đột biến vào dịp tết dương lịch giúp 'Mắt biếc' đạt mốc 2 triệu vé bán ra nhanh nhất lịch sử, cùng với đó là doanh thu ngất ngưởng.
" alt="Nhà vô địch Muay Thái thế giới đóng phim võ thuật Việt" />
- ·Soi kèo góc Leipzig vs Bremen, 21h30 ngày 12/1
- ·Elon Musk muốn ngăn OpenAI thành 'công ty vì lợi nhuận'
- ·Bức di chúc của người cha khiến cộng đồng mạng cảm phục
- ·Tôn vinh tín ngưỡng thờ Mẫu qua 108 tập phim 'Mẹ Việt'
- ·Nhận định, soi kèo U19 Bình Dương vs U19 Bình Phước, 14h30 ngày 14/1: Tiếp tục thăng hoa
- ·Châu Âu cạn nguồn cung vũ khí cho Ukraine
- ·Hoài Linh gây sốt mạng khi giả giọng 'sao y bản chính' giống hệt danh ca Tuấn Ngọc
- ·Cầu thủ tuyển Việt Nam làm gì trước trận gặp Iraq ở Asian Cup 2019?
- ·Nhận định, soi kèo Nottingham vs Luton Town, 22h00 ngày 11/1: Tiếp mạch thăng hoa
- ·Xúc động với hình ảnh vợ con Trần Lập sau 3 năm nghệ sĩ qua đời
" alt="Quái gở thú vui 'ăn nằm' với hình nhân" /> - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Mộc bản tại chùa Bổ Đà là bảo vật quốc gia đã được trao tại Lễ khai hội chùa Bổ Đà (Việt Yên, Bắc Giang) ngày 31/3.Huế dựng lại điếm canh trên Kỳ Đài" alt="Mộc bản tại chùa Bổ Đà được công nhận bảo vật quốc gia" />
- Những năm gần đây, nhiều người Việt mắc rất nhiều lỗi chính tả, cú pháp trong ngôn ngữ nói, dùng nhiều hư từ, tiếng đệm vô nghĩa, từ sai nghĩa... Tệ hại hơn là điều này lại xảy ra trên các phương tiện truyền thông đại chúng...
Chương trình dự báo thời tiết trên VTV1 (ảnh có tính chất minh họa).
Trên Truyền hình Việt Nam tiết mục bất cứ ai cũng phải xem hàng ngày là "Dự báo thời tiết". Vì nó liên quan đến công việc, kế hoạch cá nhân, cơ quan, đơn vị, lo lắng lũ lụt, mùa màng… Nếu bạn chú ý (có điều kiện ghi lại) sẽ thấy, chỉ 1,2 phút mà nhan nhản những sai sót, chuẩn mực ngôn từ.
Một vài cái sai thường thấy sau đây: “Khối không khí lạnh đang mấp mé biên giới nước ta”. Đúng ra chỉ có chất lỏng mới dùng từ “mấp mé”: Nước dâng mấp mé mặt đê; sữa mấp mé miệng cốc. “Nhiệt độ quanh quẩn ở 18 độ C đến 21 độ C” - Nhiệt độ được nhân cách hóa như con trâu quanh quẩn ở bãi cỏ, như con chó quanh quẩn trong sân… thật kỳ cục phải không? “Những thiệt hại do lũ lụt mang lại” - Trong tiếng Việt động từ “mang lại” có nghĩa tốt đẹp, điều may mắn, lợi ích như: "Đảng mang lại tự do, hạnh phúc, ấm no cho nhân dân…".
"tham hoa" ngon ngu truyen hinh hinh anh 1
Cái xấu, cái tệ hại, cái không mong muốn phải dùng từ “gây ra” mới đúng: "gây ra chiến tranh, gây ra sự lộn xộn, gây ra cái chết, gây ra thiệt hại…". Lạ lùng hơn: “Cơn mưa đi từ dưới Mũi Cà Mau đi ngược lên các tỉnh Nam bộ”. Té ra cơn mưa không từ trên trời rơi xuống mà lại từ dưới đất chui lên? Tôi hiểu ý người nói muốn nói từ Mũi Cà Mau lan về phía đồng bằng Nam bộ nhưng không biết diễn đạt, hoặc muốn nhân cách hóa cơn mưa nên dẫn đến sai sót rất căn bản về ý nghĩa của câu nói.
Sau đây là dự báo thời tiết trên biển”. Thế còn thời tiết dưới biển thế nào, có trên phải có dưới chứ? Tại sao không nói “Thời tiết biển” là chuẩn, là đủ còn thêm từ trên làm gì, vừa thừa không cần thiết? Khủng khiếp hơn là: “Tầm nhìn xa giảm xuống thấp là dưới 10km”. Chao ôi! Đang dùng phép đo chiều dài, đột ngột chuyển sang phép đo chiều cao thấp, nông sâu – thật tài tình làm sao? Đến thánh thần cũng không hiểu nổi.
Dự báo thời tiết nhà nông thì: “Không khí ẩm thấp ít nắng sẽ làm cho các đối tượng sâu bọ phát triển”. Từ thuở bé đến giờ tôi mới nghe gọi sâu bọ là đối tượng. Tại sao không nói cho chuẩn là các loài sâu bọ? Giờ từ đối tượng quá lạm phát và sai be bét. Đối tượng thương binh liệt sỹ, đối tượng chính sách, đối tượng đói nghèo… Tất cả gom vào một rọ cứ như là đối tượng hình sự, tội phạm, đối tượng phản cách mạng… Thật là phản cảm, thiếu trân trọng.
Chỉ đôi phút mà nhặt ra hàng lố sai sót. Ngoài ra các biên tập viên dự báo thời tiết còn uốn éo, dùng ngôn ngữ hình thể để minh họa cho nội dung. Trong khi đó, chương trình dự báo thời tiết của Đài Truyền hình Hà Nội, đưa bản đồ vùng lên nói ngắn gọn, chính xác đỡ mất thời gian. Người nghe chỉ cần thông tin mưa nắng bão bùng ra sao. Đâu cần miêu tả ẩm ương dài dòng văn tự. Mỗi phút quảng cáo phải tốn hàng chục triệu đồng, kéo dài tiết mục dự báo thời tiết là lãng phí tiền bạc của Nhà nước. Lại còn chua thêm vào dặn dò mai nắng nóng nhớ mang theo áo chống nắng, thời tiết thuận lợi cho việc Picnic, vui chơi giải trí ngoài trời, đi du lịch…
Nếu không dặn hẳn người ta không biết lo cho thân mình chắc? Bao nhiêu người cần lao đang chật vật làm việc để kiếm miếng cơm manh áo, có khi cả đời cũng không biết tới du lịch, giải trí, du hí? Cứ làm như ai cũng giàu có cả?
Ngỡ chỉ chương trình dự báo thời tiết, ai dè các chương trình khác, khán giả cũng gặp không ít... sạn. Suốt 24 giờ trên tất cả các kênh Đài truyền hình trung ương, các chương trình truyền hình của các bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội đều mắc “hội chứng” à, ờ. Dạ thưa, vâng, à vâng, phải không ạ…
Những từ đệm vô nghĩa, vô duyên này thường bắt đầu ngay câu đầu tiên: À thưa quý khán giả, À vâng, thưa ông đã nhận lời trả lời phỏng vấn chương trình của chúng tôi, Ờ, bây giờ chúng ta cùng nhau ờ… xem diễn biến trận đấu bóng đá… Nào có ai sai bảo gì đâu mà dạ với vâng? Các câu nói cứ liên tục đưa vào vô tư những hư từ vô nghĩa, từ đệm vô duyên làm câu nói rườm rà, nghe tức anh ách. Các từ thì, là, mà, nhiều nhan nhản trong mọi câu nói. Đặc biệt là từ “cái” có ở khắp nơi, trong mọi văn cảnh, trường hợp, mọi lúc. Các hư từ thì, là, mà, cái này ở văn viết đã khó chịu lắm rồi, vào văn nói lại càng phản cảm hơn.
Khủng khiếp hơn, đàn ông rõ rành trong giây phút thành giới mặc váy trong một chương trình phỏng vấn lãnh đạo ngành giáo dục: “Cái thầy giáo…”. Chương trình cà phê sáng phát 22-10 trên VTV3 người đối thoại là biên tập viên truyền hình nói: “Cái chàng trai...” với đầu bếp giỏi ở Mỹ về Việt Nam lập nghiệp.
Cái là giới nữ đi liền với chàng trai là giới nam? Có tài thánh cũng không hiểu nổi biên tập viên muốn diễn đạt cái gì. Chương trình Kinh tế 22h00 tối 16-10- 2015, người dẫn chương trình trong phỏng vấn đối tác về TPP thật tự nhiên đến mức vô lý: “Vậy thưa ông chúng ta có những thách thức gì khi tham gia vào TPP ý ạ”. Thật kỳ cục cái cụm từ "ý ạ" đặt trong văn cảnh này.
Những người thuộc thế hệ truyền hình đầu tiên được đào tạo bài bản, có ý thức rèn giũa khi nói trên truyền hình nên rất hiếm mắc những sai sót ngớ ngẩn như trên. Người ta còn có ấn tượng sâu sắc với thế hệ phát thanh viên Kim Tiến, Mạnh Tường, Minh Chí, Hồng Trang… nói vừa tròn vành rõ chữ, vừa chuẩn mực. Sau thế hệ đó bắt đầu sự dễ dãi, đưa bừa ngôn ngữ đời sống vào truyền hình. “Tật” vâng, à vâng… bạn tôi bảo đó là “hội chứng LVS” - người được nêu danh là “gạo cội”, nổi tiếng trong dẫn các chương trình truyền hình. Lớp sau tưởng thế là hay nên bắt chước làm theo.
Ông còn kể rằng đứa cháu ngoại ông một lần đến thăm ông thấy có chiếc bánh trên bàn nó nói: “À vâng thưa ông, cháu có được ăn chiếc bánh này không?”. Thay vì nói đơn giản và chính xác là: “Ông ơi! Cháu có được phép ăn chiếc bánh này không?”. Khi tôi uốn nắn lại cho nó, nó vênh mặt lên cãi rằng nói như nó mới đúng, và giải thích cho ông rằng trên truyền hình các cô, các chú ấy nói như vậy? Hóa ra ai cũng cho rằng đã nói trên truyền hình là nói cho cả nước nghe, ắt phải chuẩn mực rồi, lẽ nào sai? Mà có thấy ai phản ứng gì đâu?
Không biết những thế hệ sau sẽ sử dụng tiếng Việt ra sao nếu cứ tồn tại cái sai, thiếu sự chuẩn mực ra rả hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng với nhịp độ ngày càng tăng đang gặm nhấm, xói mòn và méo mó ngôn ngữ Việt vốn phong phú và đa sắc, đủ biểu hiện mọi sắc thái tình cảm, hành động của con người.
Rõ ràng chuyện thêm thắt các từ đệm “vâng, dạ, hả, ồ, ờ… làm cho câu nói nghe hết sức khó chịu. Tiếng Việt đang bị xâm hại, một cách vô hình mà ít ai chú ý đến. Một vấn đề nữa là dùng từ Hán Việt. Người nói không hiểu cặn kẽ nghĩa của từ nên sử dụng không hợp lý. Ví dụ: Sự hiện diện (nghĩa là có mặt) của các đại biểu hôm nay… nghe còn có thể chấp nhận. Nhưng sự hiện diện của tàu sân bay, của khối không khí lạnh, cơn mưa… thì nghe thật chối tai.
Tại sao không nói: Sự xuất hiện thay vì hiện diện? Nói chung là không nên dùng từ Hán Việt khi từ thuần Việt đủ khả năng biểu hiện. Đặc biệt là từ “cái” liên tục xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, mọi chương trình. Tất cả các từ loại: Động từ, tính từ, trạng từ… đều được “danh từ hóa” một cách vô lý không thể chấp nhận được. “Cái màu xanh, cái tình trạng khô nóng, cái tác động, cái ảnh hưởng”… Thậm chí bản thân các danh từ đã đủ nghĩa, vẫn thêm từ “cái” vào: “Cái chính sách”, “cái chủ trương”, “cái chế độ”… khủng khiếp hơn là “cái dân tộc” từ miệng một chính khách cỡ “bự”.
Các hư từ vô nghĩa như: thì, là, mà… hoặc những liên từ, giới từ, thán từ… đặt không đúng chỗ không thiếu trong các câu nói. Lại còn cái tật liến láu nói hết phần người được phỏng vấn, người đối thoại, buộc người đối thoại phải thừa nhận ý của mình bằng cách liên tục hỏi “Có phải không ạ”. Người dẫn chương trình có ý khoe hiểu biết (chưa đi đến đâu) của mình, thật khập khiễng, vô duyên.
Có lẽ việc thống kê nên để cho bạn xem truyền hình. Mình tôi không đủ thời gian theo dõi 24 giờ hàng ngày. Mong các bạn cùng chia sẻ, lên tiếng bằng mọi cách để góp phần làm trong sáng tiếng Việt trong ngôn ngữ nói.
Theo Công An Nhân Dân
Như Quỳnh từng suýt bị mẹ cho uống thuốc chuột" alt="Lỗi dùng từ trên VTV" /> Chàng sinh viên Đại học Hoa Sen TP HCM đăng quang ngôi vị quán quân Project Runway Vietnam 2015.
- Cảm giác của anh khi MC xướng tên là người thắng cuộc ở phút cuối chương trình?
- Tôi rất tự hào bởi vì để thực hiện bộ sưu tập đêm chung kết, tôi đã dốc hết toàn bộ công sức của mình trong hai mươi ngày. Đương nhiên, những ý tưởng táo bạo, thế mạnh của mình đều dồn ở bộ sưu tập này. Tôi hứa sẽ còn có nhiều bộ sưu tập khác thăng hoa hơn trong tương lai.
-Trong suốt cuộc thi, anh là thí sinh không giữ vững phong độ, chiến thắng của anh khiến nhiều người cho rằng nhờ vào may mắn, anh nghĩ sao?
- Đúng là trong suốt quá trình thi, tôi khá an toàn, không có quá nhiều sản phẩm nổi bật. Áp lực thời gian chi phối khiến tôi không thể sáng tạo. Cuộc sống cạnh tranh trong nhà chung khiến cho ý tưởng, cá tính của mình không bộc lộ rõ. Đêm chung kết là cột mốc quan trọng và tôi đã quyết tâm thể hiện hết những gì mình có.
Về ý tưởng trang phục và kết cấu đều do tôi thực hiện. Bên cạnh đó có rất nhiều bạn bè cùng lớp giúp đỡ tôi hoàn thành những tiểu tiết. Cái khó nhất khi thực hiện bộ sưu tập là yếu tố tương lai đặt ra, làm thế nào để có thể vừa truyền thống, vừa đáp ứng được yếu tố tương lai hiện đại. Bộ sưu tập mang nét giao thoa giữa truyền thống Nhật và Việt.
Tôi chọn họa tiết sếu vì đó là nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản, tượng trưng cho sự hạnh phúc, no ấm. Bên cạnh đó là đan xen những hoa văn cổ mang mong cách Việt Nam. Những chi tiết nón lá, áo yếm cũng được thêm thắt vào bộ sưu tập.
-Mất đi bản sắc riêng là điều mà các nhà thiết kế lo ngại nhất. Trong khi các thiết kế của anh mang dáng dấp phong cách của NTK Công Trí, anh có lo ngại mình sẽ không thoát khỏi cái bóng của đàn anh?
- Nhà thiết kế Công Trí là thần tượng ngày bé của tôi, đó là thời điểm tôi bắt đầu đam mê thời trang. Vì thế, phong cách của tôi chịu ảnh hưởng khá nhiều từ anh Công Trí.
Tôi không nghĩ mình là cái bóng của anh Công Trí. Hơn hết, chính anh là người tiếp thêm đam mê để tôi có động lực khẳng định mình.
Nhà thiết kế nỗ lực trong các vòng thi.
-Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ làm nghề nông, tại sao anh vẫn quyết tâm làm nhà thiết kế thời trang, một trong những nghề đòi hỏi có nguồn lực tài chính phía sau?
- Bố mẹ tôi làm nghề chăn nuôi bò. Gia đình tôi nuôi khoảng 20 con và công việc của bố mẹ hàng ngày là chăm sóc những chú bò. Đây là nguồn thu chính để bố mẹ nuôi anh, chị và tôi trưởng thành.
Họ đã rất vất vả để nuôi tôi theo đuổi đam mê thiết kế thời trang, lớp tôi học lại liên kết với nước ngoài nên chi phí học tập khá đắt đỏ. Dù hoàn cảnh không mấy khá giả nhưng bố mẹ không muốn tôi từ bỏ đam mê.
Hơn nữa, tôi theo học thời trang vì đây là ước mơ của mẹ. Ngày trước, gia đình ngoại quá khó khăn để mẹ theo đuổi nghề may. Nghề này không thể nuôi sống được cả nhà nên mẹ từ bỏ. Sau này bà truyền lại cho con trai niềm đam mê đó. Tôi nghĩ, mình thừa hưởng năng khiếu thời trang từ mẹ.
Bố mẹ và các anh chị tôi sống ở Củ Chi. Anh trai làm dược sĩ, chị là y tá điều dưỡng cũng phụ giúp bố mẹ trong việc nuôi tôi ăn học ở TP HCM.
- Nhiều nhà thiết kế từ bỏ đam mê của mình vì thiếu nguồn lực kinh tế phía sau, anh có lo ngại điều này?
- Tôi không nghĩ những khó khăn tài chính sẽ ảnh hưởng đến đam mê của mình. Tôi đã theo đuổi đam mê từ nhỏ và hiện tại có mặt ở chương trình và giành giải quán quân là điều quá may mắn. Tôi sẽ nỗ lực để đạt được những gì mình mong muốn. Nếu không đủ nguồn lực tài chính, tôi sẽ làm từ những cái nhỏ nhất và lớn dần.
- Các nhà thiết kế nam thường dính tin đồn giới tính, anh có sẵn sàng đối diện?
- Tôi không sợ điều đó. Dù ai nói gì cũng không ảnh hưởng đến quyết tâm và những nỗ lực của tôi đối với nghề. Hơn nữa, bố mẹ luôn ở cạnh để ủng hộ tôi, họ tin tưởng con trai.
Theo Zing" alt="Quán quân Tiến Truyển kể chuyện bố mẹ chăn nuôi bò" />
- ·Nhận định, soi kèo Newcastle Jets vs Macarthur FC, 13h00 ngày 12/1: 3 điểm xa nhà
- ·ABBA chính thức quay trở lại sau 37 năm vắng bóng
- ·Một CEO bị bắt vì tạo 'cửa hậu' DDoS trong đầu thu vệ tinh
- ·Cầu thủ tuyển Việt Nam làm gì trước trận gặp Iraq ở Asian Cup 2019?
- ·Nhận định, soi kèo Reading vs Burnley, 22h00 ngày 11/1: Đi dễ khó về
- ·Thiếu đàn ông, bà mẹ đơn thân đề nghị anh hàng xóm làm 'bố của con'
- ·Chủ tịch Hà Nội yêu cầu xem xét đơn thư của vợ Xuân Bắc
- ·Gái làng chơi 'kinh doanh' tình đại gia
- ·Nhận định, soi kèo U21 Bristol City vs U21 Swansea, 21h00 ngày 13/1: Đối thủ khó chịu
- ·Người phụ nữ nhập viện, đổ vỡ hôn nhân sau 4 tháng sống tối giản