Ngân hàng Thụy Sỹ cho biết các tỷ phú thế giới đã giàu lên 20% trong năm nay. Ảnh: Reuters.
TheáctỷphúthếgiớikiếmđượchơntỷUSDnălịch thi đấu bóng đá ýo Reuters, báo cáo về tỷ phú toàn cầu - UBS Billionaire Ambitions Report của Ngân hàng Thụy Sĩ UBS cho thấy số lượng tỷ phú trên thế giới đã tăng từ 2.544 người năm ngoái lên 2.682 người năm nay. Tổng tài sản của nhóm tỷ phú này cũng tăng từ 12.000 tỷ USD lên 14.000 tỷ USD, gấp đôi con số của năm 2015 là 6.300 tỷ USD.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), dân số toàn cầu năm ngoái đã vượt qua 8 tỷ người, trong khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu đạt khoảng 105.400 tỷ USD. Những con số này cho thấy mức độ tập trung tài sản đáng kinh ngạc ở một phần rất nhỏ dân số.
Hầu hết tỷ phú mới trong năm vừa qua đều là tỷ phú tự thân, khác với năm 2023, khi phần lớn tài sản của các tỷ phú mới đến từ thừa kế hơn là kinh doanh.
Cuộc khảo sát của UBS thực hiện từ tháng 6 đến tháng 9 cho thấy những mối quan tâm hàng đầu của giới siêu giàu hiện nay là nguy cơ xung đột địa chính trị và tình trạng lạm phát kéo dài. Họ cũng nhận định Bắc Mỹ là khu vực có tiềm năng đầu tư tốt nhất trong năm tới.
Tại Mỹ, số lượng tỷ phú tăng lên từ 751 lên 835 người, với tổng tài sản tăng từ 4.600 tỷ USD lên 5.800 tỷ USD. Các tỷ phú Mỹ, chủ yếu đến từ ngành công nghệ và công nghiệp - ngành đang dẫn đầu toàn cầu cả về số lượng lẫn tài sản.
Ngược lại, số lượng tỷ phú tại Trung Quốc đại lục đã giảm mạnh từ 520 xuống còn 427 người, với tổng tài sản giảm từ 1.800 tỷ USD xuống 1.400 tỷ USD. Đáng chú ý, vào năm 2021, Trung Quốc từng có 626 tỷ phú với tổng tài sản hơn 2.500 tỷ USD.
Benjamin Cavalli, người đứng đầu bộ phận khách hàng chiến lược tại UBS Global Wealth Management, chỉ ra rằng sự suy giảm này phản ánh tình trạng thua lỗ trên thị trường bất động sản và giá trị các công ty do một số người giàu nhất Trung Quốc sở hữu giảm trong bối cảnh triển vọng kinh tế kém chắc chắn hơn. Hiện nền kinh tế lớn hai thế giới vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục mạnh, bất chấp hàng loạt chính sách kích thích đã được chính quyền Trung Quốc tung ra từ cuối tháng 9.
UBS cũng cho biết số lượng tỷ phú của Ấn Độ đã tăng hơn 1% trong năm nay lên 185 người và tài sản của họ tăng hơn 40% lên gần 906 tỷ USD.
Tại Tây Âu, Pháp ghi nhận thêm 12 tỷ phú USD mới, nâng tổng số lên 46 người; Đức tăng thêm 8 người, đạt 117 tỷ phú; Italy có thêm 6 người, đạt 62 tỷ phú; và Tây Ban Nha có thêm 3 người, nâng tổng số lên 27 người.
Trái lại, Anh giảm 1 tỷ phú, xuống còn 82 người. Pháp hiện là quốc gia có tổng tài sản của các tỷ phú cao nhất khu vực châu Âu.
Những số liệu này phản ánh sự thay đổi trong phân bố tài sản của giới siêu giàu, khi Mỹ tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu, trong khi Trung Quốc đối mặt với những thách thức lớn.
Đế chế kinh doanh của tỷ phú giàu thứ 2 Ấn Độ bị truy tố ở Mỹ
Từ một công ty vận tải hàng hải nhỏ, Tập đoàn Adani của tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani đã phát triển thành một trong những tập đoàn đa quốc gia, đa lĩnh vực lớn nhất Ấn Độ.
Vị trí dự kiến xây khách sạn tại số 22-32 Lê Thái Tổ
Về việc này, UBND TP chấp thuận về nguyên tắc với nội dung của báo cáo, đề xuất nêu trên, giao Sở Quy hoạch Kiến trúc hướng dẫn nhà đầu tư hoàn chỉnh phương án quy hoạch, kiến trúc, lấy ý kiến các tổ chức nghề nghiệp, chuyên gia quy hoạch kiến trúc, thông tin rộng rãi để nhân dân và các nhà khoa học được biết, góp ý; thực hiện đúng các chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, HĐND TP và các quy định hiện hành.
UBND TP giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở QH-KT và các sở, ngành, đơn vị liên quan rà soát, xác định đầy đủ, chính xác các nhà biệt thự thuộc và không thuộc đối tượng quản lý theo quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954, báo cáo UBND TP để báo cáo HĐND TP điều chỉnh nghị quyết tại kỳ họp cuối năm 2016.
Được biết, khu đất dự kiến xây dựng tổ hợp khách sạn và dịch vụ có diện tích hơn 2.871m2 nằm sát Hồ Gươm do Công ty CP Intimex Việt Nam đang quản lý được Sở TN&MT Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số BD 985958 vào ngày 8/3/2011. Khu đất có mặt tiền dài nhất của tuyến phố Lê Thái Tổ, bởi hiện tuyến phố này được đánh theo số chẵn từ số 2 đến số 48 thì khu đất này đã bao gồm từ số 22,24,26,28,30,32.
Việc xây dựng công trình tổ hợp khách sạn và dịch vụ cao cấp ở số 22-32 Lê Thái Tổ ngay sát di sản quốc gia đặc biệt Hồ Gươm có nhiều ý kiến khác nhau. Điều đáng nói, trong báo cáo của các sở chuyên môn Hà Nội về quá trình giải quyết hồ sơ của dự án này cho thấy, khu đất lập dự án đầu tư xây dựng tổ hợp khách sạn và dịch vụ cao cấp tại số 22-32 có liên quan đến 2 công trình biệt thự cũ xếp nhóm 2 theo danh mục nhà biệt thự thuộc đối tượng quản lý, sử dụng theo “Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn Hà Nội” (cụ thể 2 biệt thự cũ ở đây là số 30 và 32-PV).
Ngày 30/12/2015, trên cơ sở báo cáo khảo sát, kiểm định và đánh giá chất lượng hiện trạng công trình nhà biệt thự số 30 và 32 phố Lê Thái Tổ do Viện Khoa học công nghệ và Kinh tế xây dựng Hà Nội lập tháng 11/2015, Sở Xây dựng đã có ý kiến cho rằng, công trình tại khu đất nêu trên đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn quá trình khai thác sử dụng và đề nghị Sở QH-KT căn cứ vào quy hoạch, quy chế quản lý sử dụng biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 để báo cáo thành phố Hà Nội quyết định.
Tham gia ý kiến chuyên môn về vấn đề này, Sở QH-KT kiến nghị giữ nguyên quy mô về tầng cao, chiều cao tầng, mật độ xây dựng các công trình phía ngoài giáp mặt phố Lê Thái Tổ đảm bảo tuân thủ quy định tại “Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn Hà Nội nhằm gìn giữ được hình ảnh không gian kiến trúc đặc trưng của tuyến phố Lê Thái Tổ (được đánh giá là tuyến phố giữ kiến trúc đẹp nhất trong khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm)”.
Sở QH-KT cũng đưa ra ý kiến, trong trường hợp các công trình biệt thự nhóm 2 (phía ngoài, giáp phố Lê Thái Tổ) bị hư hỏng nặng, xuống cấp, không đảm bảo an toàn sử dụng theo ý kiến của Sở Xây dựng thì chủ đầu tư có thể nghiên cứu phương án xây dựng lại nhà biệt thự đảm bảo theo kiểu dáng kiến trúc bên ngoài quy hoạch của nhà biệt thự cũ (mật độ xây dựng và số tầng, độ cao) trước khi được cấp có thẩm quyền cho phép phá dỡ công trình.
“Các trường hợp đặc biệt phải phá dỡ để xây dựng công trình mới thì phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, sau đó UBND thành phố quyết định cho phép phá dỡ công trình”, văn bản nêu rõ.
Hồng Khanh
" alt="Hà Nội sẽ có khách sạn khủng cạnh Hồ Gươm?"/>
Dù vậy, hai người lao công vẫn tiếp tục công việc, đồng thời nói rằng người chủ căn hộ “đừng quan tâm, bởi họ đều làm thế này mỗi ngày”.
Người chủ nhà cho biết, anh thuê hai người lao công kia với giá 200 Nhân dân tệ (khoảng 700.000 VNĐ) để lau kính cửa sổ. Tới khi hai người lao công làm việc, anh này mới phát hiện họ làm việc mà không hề được trang bị bất kỳ thiết bị bảo hộ nào. Dù anh đã cố gắng thuyết phục, nhưng hai người lao công trên từ chối và khăng khăng hoàn thành nốt công việc. “Tôi quá sợ hãi để thuê họ lau kính thêm lần nữa”, anh chủ nhà nói với trang tin QQ.
Sau khi video quay cảnh hai người lao công bất chấp nguy hiểm để hoàn thành công việc được đăng tải trên ứng dụng Weibo, cư dân mạng của ‘quốc gia tỷ dân’ cảm thấy sốc nặng. “Ngay cả khi cô lao công trên làm việc này mỗi ngày, vẫn có nguy cơ tai nạn xảy ra. Chẳng nhẽ, công ty vệ sinh không cung cấp bất kỳ một thiết bị bảo hộ lao động nào”, một cư dân mạng viết.
Video: SCMP
Tuấn Trần
Xúc động cảnh cha mẹ tìm được con trai bị bắt cóc sau 14 năm
Anh Tôn Hải Dương, một ông bố sống ở Thâm Quyến, Trung Quốc, cùng vợ hôm qua (6/12) đã tìm được cậu con trai bị bắt cóc sau 14 năm.
" alt="Thót tim lao công lau kính tầng 10 chung cư không dùng đồ bảo hộ"/>
Bức ảnh từ chế độ Street View của Google Maps giúp cảnh sát phát hiện vị trí của Gioacchino Gammino
Dù cửa hàng rau và nhà hàng đều đã đóng cửa, cảnh sát vẫn phát hiện một bức ảnh chụp Gammino mặc trang phục đầu bếp trên trang Facebook của nhà hàng. Ông trùm mafia được nhận diện nhờ một vết sẹo trên cằm trái của y.
Francesco Lo Voi, công tố viên phụ trách cuộc điều tra, xác nhận thông tin đã bắt được Gammino. "Không phải chúng tôi dành cả ngày xem Google Maps để tìm kẻ lẩn trốn", ông Lo Voi cho biết. "Chúng tôi đã điều tra suốt nhiều năm qua và mọi manh mối đều dẫn đến Tây Ban Nha. Chúng tôi đã đi đúng hướng và Google Maps chỉ giúp xác minh những thông tin điều tra".
Sau 20 năm lẩn trốn, Gammino cứ ngỡ mình đã cắt đứt được mọi quan hệ với Sicily, nên rất ngạc nhiên khi bị bắt. Y đã hỏi cảnh sát rằng: “Làm thế nào các anh có thể tìm được tôi? Suốt 10 năm qua tôi còn không gọi điện về nhà!”.
Gammino là thành viên của một gia tộc mafia ở Agrigento, Sicily. Vào những năm 1990, gia tộc này vướng vào mối thù đẫm máu với Cosa Nostra, một trong những mạng lưới mafia khét tiếng nhất ở Sicily. Gammino bị bắt lần đầu vào năm 1984 trong một vụ án do thẩm phán chống mafia Giovanni Falcone điều tra. Ông Falcone sau đó đã bị mafia ám sát trong một vụ đánh bom xe vào năm 1992.
Sau khi ra tù, Gammino tiếp tục bị truy nã tội giết người và nhiều tội danh khác liên quan đến hoạt động băng đảng. Y bị bắt lần hai ở Barcelona (Tây Ban Nha) năm 1998, thụ án chung thân tại nhà tù ở Rome nhưng đã vượt ngục năm 2002.
Đây không phải lần đầu một thành viên băng đảng lẩn trốn bị "sa lưới" nhờ các ứng dụng công nghệ. Tháng 3 năm ngoái, Mark Feren Claude Biart, một tội phạm ma túy cũng bị giới chức Italia truy nã, đã bị bắt ở Caribe sau khi xuất hiện trong một video dạy nấu ăn trên YouTube.
>>> Đọc tin thế giới trên VietNamNet
Việt Anh
Ấn Độ rúng động vụ ám sát trùm xã hội đen giữa phòng xử án
Một ông trùm xã hội đen Ấn Độ đã bị bắn chết ngay giữa phòng xử án ở New Delhi khi các thành viên của một băng đảng đối địch bất ngờ xuất hiện và nã súng điên cuồng về phía ông ta.
" alt="Trùm mafia bị bắt sau 20 năm lẩn trốn vì một bức ảnh của Google"/>
Mặc dù đã 18 năm trôi qua nhưng đến nay ông Đào Văn Bầu, nguyên Phó Giám đốc Sở Địa chính Nhà đất Hà Nội (nay là Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội) vẫn đau đáu với đề xuất mở đường đi kèm với xây dựng tuyến phố. Đề xuất của ông đã được tập thể lãnh đạo Sở thông qua và thống nhất trình UBND thành phố năm 1999 và dự án đầu tiên được đề xuất thực hiện theo phương thức này chính là “con đường đắt nhất hành tinh” Kim Liên - Ô Chợ Dừa! Theo phương án này, để giảm khó khăn trong quản lý trật tự xây dựng, tạo cảnh quan văn minh đô thị và đặc biệt là giảm chi phí mở đường từ việc khai thác giá trị địa tô khi đấu giá quỹ đất hai bên đường.
Ông Bầu tính toán: Nếu thực hiện theo phương án đề xuất thì khi mở đường sẽ thu hồi thêm hai bên đường mỗi bên 50m. Quỹ đất này chia làm hai phần bằng một tuyến đường nội bộ, một phần sát mặt đường lớn thì đấu giá xây dựng các công trình lớn, thiết kế đẹp và hiện đại. Phần còn lại sẽ dùng vào việc tái định cư cho chính những người trước đây ở mặt đường phải di dời dành đất xây đường. Như vậy sẽ bớt đi tình trạng bất công giữa người phải di dời và những người có nhà phía sau trong ngõ ngách bỗng dưng ngày đẹp trời lại ra mặt đường. “Người ở mặt đường được tái định cư tại chỗ, vẫn ở nhà mặt đường tuy có thể nhỏ hơn. Như vậy tranh chấp, khiếu kiện cũng sẽ bớt đi. Người dân sẽ vui vẻ với việc mở đường”, ông Bầu nói.
Cũng theo ông Đào Văn Bầu, sở dĩ đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa bị dư luận phê phán nhiều vì chỉ vỏn vẹn có 1km đường nhưng chi phí tại thời điểm năm 2000 đã lên tới 1.000 tỷ đồng, tương đương 1 tỷ đồng/1 mét đường. Trong đó hơn 90% chi phí phải đi lo giải phóng mặt bằng, đền bù. “Theo đề xuất của tôi, nếu đấu giá quỹ đất hai bên tuyến đường này thời điểm đó đã thừa tiền để làm đường, tiền bồi thường cho nhà trong ngõ cũng giảm rất nhiều”, ông Bầu phân tích.
Triển khai thiếu quyết liệt
Vậy vì sao đề xuất của ông Đào Văn Bầu khi đó đã được Sở Địa chính nhà đất ủng hộ lại không đi vào thực tế? “Đến bây giờ cũng không ai trả lời tôi! Lúc đó nộp lên lãnh đạo UBND thành phố xem xét. Không có ai chê nhưng cũng không có ai trả lời”, ông Bầu chia sẻ. Trao đổi với PV , ông Đào Văn Bầu cho hay bản thân ông có hàng chục năm làm giám đốc một doanh nghiệp nhà nước về phát triển nhà ở, đã xây dựng hàng ngàn căn hộ như Thành Công, Giảng Võ, Trung Tự, Kim Liên…nên ông rất xót xa khi thấy giá trị địa tô của nhà nước lại rơi vào tay tư nhân. “Anh cứ nghĩ xem, nhà nước bỏ ra hàng trăm nghìn tỷ đồng làm đường nhưng có được hưởng chênh lệch địa tô đâu?”.
Thực tế kể từ sau khi đề xuất của ông Đào Văn Bầu, nguyên Phó Giám đốc Sở Địa chính Nhà đất không được chấp thuận đến nay hàng trăm tuyến đường mở ra đều phát sinh hàng trăm trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo. Tình trạng nhà dân tự xây bám kinh doanh mặt đường nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch sắp xếp đã tạo ra nhiều hệ luỵ xấu về quản lý đô thị.
Năm 2012 Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô. Tại Khoản 3, Điều 9 của Luật này quy định: “Khi triển khai dự án phát triển đường giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền của thành phố Hà Nội đồng thời tổ chức thu hồi đất hai bên đường để sử dụng theo quy hoạch. Việc thu hồi đất trong trường hợp này được áp dụng như trường hợp thu hồi đất trong cùng dự án. Trong trường hợp quy hoạch có xây dựng nhà ở tái định cư tại chỗ hoặc thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh thì ưu tiên cho người có đất bị thu hồi được tái định cư hoặc tham gia dự án sản xuất, kinh doanh đó”.
Theo Tiền Phong
" alt="Nhà siêu mỏng, siêu méo: Hà Nội mở đường nhưng “quên” xây phố"/>