Soi kèo phạt góc Trelleborgs FF vs Ostersunds FK, 00h00 ngày 16/5
本文地址:http://play.tour-time.com/html/123e199317.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Lyon vs Rennes, 2h05 ngày 27/4: Không còn đường lùi
Tổng thể dự án Trường Đại học Hoa Lư xây dựng từ năm 2007 đến nay (Ảnh: Thái Bá).
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình nhấn mạnh, dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư là dự án trọng tâm của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã luôn quan tâm, chỉ đạo thường xuyên; đây cũng là công trình được lựa chọn chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Ông Ngọc yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh (chủ đầu tư dự án) phải xây dựng tiến độ chi tiết, cụ thể đối với từng hạng mục công trình; chỉ đạo nhà thầu thi công tập trung cao độ, huy động tối đa nguồn lực, nhân lực, tăng ca, tăng kíp, tổ chức thi công đồng loạt các hạng mục với nhiều mũi, tổ đội, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo tuyệt đối an toàn, đáp ứng yêu cầu về chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật công trình.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Tống Đức Long, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh Ninh Bình cho biết, tiến độ thực hiện giá trị khối lượng hoàn thành gói thầu xây lắp dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư đến nay ước đạt trên 65%. Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phấn đấu đến hết năm 2024 đạt trên 75% tổng giá trị hợp đồng.
Sau hơn 16 năm "đắp chiếu", dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư đang dần hồi sinh trở lại (Ảnh: Thái Bá).
Sau hơn 16 năm "đắp chiếu", dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư có giá trị 770 tỷ đồng (sau nhiều lần điều chỉnh quyết định đầu tư) đang dần được hồi sinh. Các hạng mục như: Nhà hiệu bộ 9 tầng; Giảng đường A, B (4 tầng); Thư viện - Y tế - Nhà ăn (2 tầng); Nhà hội trường (3 tầng); Nhà thi đấu; Nhà xưởng thực hành... đang dần hiện rõ hình hài.
Trên tổng diện tích đất 17,3ha xây dựng dự án tại xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình nhiều tháng qua đã hiện rõ màu sơn lót của các tòa nhà cao tầng, không còn màu rêu mốc, cỏ dại mọc um tùm, bỏ hoang hóa như nhiều năm trước. Trên công trường, tiếng máy móc thi công nhộn nhịp, tiếng công nhân nói cười rộn vang khắp công trình.
Anh Mai Văn Điệp chia sẻ: "Gần 2 thập kỷ dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư "trùm mền" dẫn đến khu đất trở nên hoang hóa. Xung quanh khu vực này, do dự án trường đại học chưa rõ ngày về đích nên các hộ dân mua đất cũng không đến sinh sống, khiến toàn bộ một vùng đất rộng lớn của thành phố bị bỏ hoang, cảnh tượng đìu hiu, ảm đạm mười mấy năm trời".
Dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư được UBND tỉnh Ninh Bình quyết định đầu tư năm 2007. Trường đại học Hoa Lư được giao làm chủ đầu tư dự án với số vốn khoảng 1.300 tỷ đồng. Dự án triển khai xây dựng đến năm 2014 thì dừng thi công do không được cấp vốn.
Điều đáng nói là thời điểm này, UBND tỉnh Ninh Bình lại có quyết định điều chỉnh dự án, tổng mức đầu tư chỉ còn hơn 400 tỷ đồng. Điều này dẫn đến sự bất hợp lý vì nhiều hạng mục của dự án đang thi công dở dang, với số vốn đó không thể quyết toán và hoàn thành công trình.
Năm 2019, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh Ninh Bình được giao làm chủ đầu tư dự án. UBND tỉnh Ninh Bình đã tổ chức nhiều hội nghị để tháo gỡ sự bất hợp lý của việc điều chỉnh cắt nguồn vốn và quy mô dự án.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình (mũ cối màu xanh) kiểm tra, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án để đưa vào sử dụng từ năm học 2025-2026 (Ảnh: Thái Bá).
Sau khi thống nhất các phương án và trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành quyết định điều chỉnh, bổ sung và cho triển khai xây dựng tiếp dự án. Theo quyết định, dự án Trường Đại học Hoa Lư sau khi điều chỉnh có tổng mức đầu tư là 770 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã yêu cầu các sở, ngành, cơ quan chuyên môn tham mưu bố trí đủ nguồn vốn để dự án triển khai thực hiện, hoàn thành đúng tiến độ đã đề ra.
">Dự án trường đại học "đắp chiếu" gần 2 thập kỷ sắp hồi sinh?
Hình ảnh băng mỏng xuất hiện tại đỉnh Fansipan sáng 23/11 (Ảnh: Lê Huy).
Chuyên gia thời tiết lý giải băng xuất hiện ở đỉnh Fansipan do khu vực này trời đang quang mây, nhiệt độ xuống thấp. Hơi nước, sương đọng trên bề mặt gặp nhiệt độ thấp sẽ kết thành băng.
Anh Trần Huy (ở thị xã Sa Pa) chia sẻ, bản thân anh cảm thấy rất phấn khích khi thấy cảnh tượng băng giá xuất hiện trên đỉnh Fansipan. Đây là lần đầu người đàn ông này đưa người thân lên Sa Pa chơi và bắt gặp cảnh tượng thú vị này.
Băng tạo thành một lớp mỏng màu trắng rơi trên đỉnh Fansipan khiến nhiều du khách thích thú (Ảnh: Lê Huy).
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, trong ngày 23/11, tại Hà Nội thời tiết nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Đêm và sáng sớm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 19-21 độ C, cao nhất 25-27 độ C.
Đỉnh Fansipan sáng 23/11 (Ảnh: Lê Huy).
Phía Tây Bắc Bộ nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng, gió nhẹ. Đêm và sáng sớm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 17-20 độ C, có nơi dưới 16 độ C; cao nhất 24-27 độ C.
Nằm ở độ cao 3.143m, đỉnh Fansipan thường bắt đầu lạnh sâu từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, kèm theo nhiều đợt rét kéo dài, nhiệt độ thậm chí xuống dưới 0 độ C và xuất hiện băng giá. Đây được xem là một trong những trải nghiệm đặc biệt và thu hút du khách nhất khi đến với mùa đông ở Sa Pa.
">Đỉnh Fansipan xuất hiện băng
Người dân Ukraine di tản khỏi vùng chiến sự lên xe buýt sơ tán tại một địa điểm không được tiết lộ ở vùng Donetsk (Ảnh: AFP).
Theo Kyiv Post,130.000 người Ukraine đã trở về nhà của họ tại các vùng lãnh thổ Donbass do Nga kiểm soát vì những khó khăn mà họ phải đối mặt khi di tản trong nước.
Tất cả những người hồi hương đều đi qua sân bay Sheremetyevo ở Moscow để trở về Donetsk, cố vấn thị trưởng Mariupol Petr Andriushchenko nói với Kyiv Post. Mariupol là thành phố Nga đã kiểm soát trong hơn 2 năm qua.
Nga đã đóng cửa biên giới đất liền cuối cùng giữa vùng Sumy ở Ukraine và vùng Kursk ở Nga khi Kiev phát động cuộc tấn công vào khu vực vào tháng 8.
Andrushchenko cho biết nguyên nhân gốc rễ khiến nhiều người lựa chọn trở về khu vực do Nga kiểm soát là do vấn đề tài chính.
"Làn sóng này bắt đầu vào năm ngoái sau khi chính phủ Ukraine hủy bỏ mức trợ cấp 48 USD cho những người Ukraine phải di tản trong nước. Nhưng lý do chính là họ không có nơi nào để sống", ông Andriushchenko cho biết.
Ông nói thêm rằng mức lương trung bình của một công nhân Ukraine di tản khỏi Donbass vào năm 2022 không đủ để trả tiền thuê căn hộ hàng tháng ở hầu hết các nơi tại Ukraine.
Sau khi Nga đóng cửa khẩu ở Kursk và các điểm nhập cảnh trên bộ vào Latvia, hàng không trở thành cách duy nhất để Ukraine trở lại Donbass. Họ phải di chuyển theo đường vòng, từ Kiev tới Warsaw, Ba Lan bằng xe buýt, rồi đi tới Minsk, Belarus, rồi cuối cùng tới Moscow bằng máy bay.
Khi tới Nga, những người di tản này phải trải qua các cuộc kiểm tra kỹ lưỡng trước khi cho phép họ trở về Donbass.
Volodymyr Vakhitov, giám đốc Viện Nghiên cứu Hành vi tại Đại học Mỹ ở Kiev, nhận định rằng những người Ukraine di tản trong nước phải đối mặt với hàng loạt thách thức như thiếu cơ sở hạ tầng địa phương, chỗ ở và việc làm tại các thành phố mà họ chuyển tới. Ông nhận định, Ukraine đang thiếu chiến lược cấp quốc gia cho vấn đề này, dẫn tới làn sóng người dân chọn trở lại Donbass gia tăng.
">130.000 người Ukraine quay trở lại khu vực Donbass do Nga kiểm soát
Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Augsburg, 20h30 ngày 26/4: Cơ hội bằng không
Hai con rồng đồ sộ nằm cạnh những cây lục bình cao 8m trước cửa nhà ông Năm (Ảnh: CTV).
Ông Năm kể, trước đây gia đình ông trồng cây ăn trái nhưng thu nhập không cao. Đầu những năm 1980, nhận thấy các tỉnh thành có nhu cầu cây xanh để chỉnh trang đô thị, ông Năm quyết định phá vườn trái để trồng cây cảnh.
"Tôi chọn sanh, si vì loại cây này sức sống tốt, nhanh chóng tạo bóng mát. Đúng như dự đoán, khi tôi vừa có hàng thì khách từ các tỉnh thành miền Đông hỏi mua rất nhiều", ông Năm chia sẻ.
Ông Năm nhớ có một khoảng thời gian ông liên tục được các công ty cây xanh khắp nơi mời đi giao lưu, tư vấn cách trồng cây. Thời gian đó hàng ông làm ra bao nhiêu cũng không đủ bán. Chỉ sau mấy năm chuyển nghề, lão nghệ nhân đã mua thêm 4ha đất để trồng cây nguyên liệu.
Một cây kiểng hình con voi trị giá 10 triệu đồng trong vườn nhà ông Năm Công (Ảnh: CTV)
Khi thị trường cây công trình có dấu hiệu cạnh tranh, ông Năm lại chuyển sang làm kiểng hình, kiểng thú với những cây cảnh khổng lồ.
"Hầu hết nhà vườn chỉ làm cây kiểng kích thước ngang ngửa con người, tôi chọn làm những sản phẩm cao đến vài ba mét, thậm chí 7-8m. Khách chuộng lắm, nhất là các khách sạn, khu du lịch. Thị trường khi ấy gần như có mình tôi bán, không ai cạnh tranh", ông Năm cho biết.
Để có hàng khủng, ông Năm phải tìm cách ép những cành si, sanh mọc thẳng tắp cao đến 9m, nhưng chỉ lớn bằng cổ tay để dễ uốn nắn. Cây trồng nhiều năm mới dùng được. Uốn nắn được sản phẩm đẹp cũng không đơn giản nên dù đã truyền nghề cho nhiều thợ nhưng chưa ai khiến Năm ưng ý.
"Kiểng lớn chỉ cần lệch chút là ai cũng thấy ngay nên làm phải rất tỉ mỉ, con nào bụng thon phải thon, con nào bụng phệ phải phệ", ông Năm giảng giải.
Vườn kiểng của ông Năm tạo việc làm cho 20 lao động địa phương (Ảnh: CTV).
Theo ông Năm, bộ 12 con giáp là những sản phẩm khó làm nhất trong ngành hàng kiểng thú vì nhiều kích cỡ, nhiều chi tiết to nhỏ. Trong đó, kiểng hình rồng dễ làm nhất vì nghệ nhân tưởng tượng linh vật đó ra sao cũng không ai cãi được. Còn tạo hình trâu, chó, chỉ cần nét mặt không đúng, dáng bụng không đúng ai cũng nhận ra ngay, nên làm rất khó.
Sản phẩm đắt giá nhất lão nghệ nhân từng bán là cặp rồng dài hơn 20m, trị giá 80 triệu đồng. Tuy nhiên hầu hết hàng của ông Năm đều chỉ có giá dao động quanh mức 10 triệu đồng, đều làm theo đơn đặt hàng trước.
Không chỉ bán cho mối hàng trong nước, hàng năm lão nghệ nhân còn xuất khẩu hàng nghìn sản phẩm sang Úc, Singapore, Campuchia. Có những cây cảnh yêu cầu kỹ thuật cao, ông Năm bay tới tận nơi để chính tay hoàn thiện sản phẩm trong vườn nhà khách.
Sự tỉ mỉ trên mọi chi tiết đã giúp ông Năm tạo dựng uy tín, thương hiệu (Ảnh: CTV).
Để đáp ứng thị hiếu và dễ dàng vận chuyển, ông Năm đang áp dụng cách tạo tác cây cảnh từ modun lắp ghép. Một sản phẩm sẽ được chia thành nhiều phần, chỉ được ráp lại với nhau khi đã được đặt trong vườn của khách. Nhờ cách làm này, ông Năm từng thi công một nhà đón khách kèm hành lang tản bộ bằng cây xanh dài hơn 200m cho một khu du lịch.
Ông Năm cho biết, vườn kiểng của ông hiện sử dụng 20 lao động địa phương. Riêng tiền công thợ mỗi năm khoảng 2 tỷ đồng. Thời gian trước dịch Covid-19, mỗi năm lão nghệ nhân bán trên 3 tỷ đồng tiền hàng. Những năm gần đây, do nhu cầu thị trường giảm nên doanh thu cũng có phần chững lại.
Đã gần 80 tuổi nhưng hàng ngày lão nghệ nhân vẫn ra vườn uốn cây cùng đội thợ. Công việc của ông chủ yếu là hướng dẫn kỹ thuật cho mọi người. Con trai út của ông đang được hướng dẫn để tiếp quản nghề của cha.
">Lão nông kiếm tiền tỷ sau cú "bẻ lái" phá vườn trái cây trồng... kiểng thú
Nước lũ trên sông Trà Câu làm ngập khoảng 70 căn nhà tại thị xã Đức Phổ (Ảnh: Quốc Triều).
"Có 4 nhà dân ngập hơn 1m. Nước lũ tiếp tục dâng cao nên chính quyền địa phương đã di dời những hộ dân này đến nơi an toàn. Lực lượng phòng chống lụt bão luôn sẵn sàng để di dời dân nếu nước lũ trên sông Trà Câu tiếp tục dâng cao", ông Bảo chia sẻ.
Nước lũ trên sông Trà Câu còn làm ngập tuyến quốc lộ 1A qua thị xã Đức Phổ, khiến kè sông Trà Câu sạt lở khoảng 15m.
Quốc lộ 1A qua thị xã Đức Phổ bị ngập (Ảnh: Quốc Triều).
Trước tình hình này, UBND thị xã Đức Phổ yêu cầu các địa phương theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo về mưa lớn, nhằm chủ động ứng phó.
"Thị xã Đức Phổ đã sẵn sàng vật tư, phương tiện, hậu cần theo phương châm "4 tại chỗ" để kịp thời ứng phó với mưa lũ, sẵn sàng di dời người dân vùng ngập đến nơi an toàn", ông Sang nói.
Lực lượng phòng chống thiên tai thị xã Đức Phổ sẵn sàng hỗ trợ người dân di dời đến nơi an toàn (Ảnh: Quốc Triều).
Theo Đài Khí tượng thủy văn Quảng Ngãi, lũ trên sông Trà Câu đang dao động ở mức cao và có xu thế gần đạt đỉnh. Hồi 13h ngày 24/11, mực nước trên sông Trà Câu đạt 6,18m - trên mức báo động 3 khoảng 0,68m.
Lũ trên sông Trà Câu duy trì trên mức báo động 3 có thể gây ngập nhiều khu vực ở hạ lưu như phường Phổ Ninh, Phổ Văn, Phổ Thuận, Phổ Minh thuộc thị xã Đức Phổ.
">Lũ lên nhanh, nhiều hộ dân ở Quảng Ngãi phải di dời khẩn cấp
Anh này đưa ra lập luận rằng lao động sau 35 tuổi phải được nhóm "săn đầu người" tìm đến, cần có những thành tựu nhất định hay chí ít phải có kỹ năng quản lý.
Tìm việc tuổi 30 để có thu nhập tốt hơn
Về vấn đề này, anh Nguyễn Xuân Thành, CEO của một đơn vị diễn họa bất động sản (tạo ra hình ảnh 3D của một bất động sản, tòa nhà hoặc nơi ở) cho biết, anh tôn trọng góc nhìn cá nhân của người phát ngôn. Tuy nhiên, một ý kiến không thể là đại diện cho số đông.
Với cá nhân mình, anh Thành thừa nhận, 35 tuổi đi nộp CV tìm việc sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng không phải không thể. Từ góc độ công ty của mình, anh cho biết, những người giỏi nhất đều ở độ tuổi trên 30 trở đi.
Nhớ lại 5 năm trước, khi 30 tuổi, anh Thành cũng quyết định chuyển từ công việc trong đơn vị nhà nước sang đầu quân cho doanh nghiệp tư nhân.
Người lao động lớn tuổi tìm việc làm (Ảnh minh họa: Khánh Hồng).
Khi đó, gia đình anh đón con đầu lòng. Áp lực kinh tế đè nặng lên vai người cha, buộc lòng anh phải thay đổi công việc để có thu nhập cao hơn, mang lại cuộc sống tốt hơn cho gia đình.
Nhớ lại, anh Nguyễn Xuân Thành cho biết, thời điểm đó đã mang nộp một CV "rách nát" và thiếu kinh nghiệm so với tuổi tác bởi trước đó, anh chủ yếu làm ở trường đại học và viện hàn lâm. Anh đã may mắn anh trúng tuyển với CV "rách" đó và bắt đầu công việc của một sinh viên mới ra trường.
Thời gian trôi qua, anh được trọng dụng và lên vị trí quản lý. Hiện tại, anh nắm trong tay vài công ty và có ý định tiếp tục thử thách bản thân, thay đổi khi bước sang tuổi 40 tuổi. Đổi việc ở tuổi đó, anh tin mình sẽ vẫn làm được.
"Vậy nên nhân sự cùng độ tuổi (35) như tôi lúc này không cần quá phải đắn đo khi làm một CV và bắt đầu khởi đầu mới. Tương lai do mỗi người làm chủ, miễn là có trách nhiệm và cầu tiến", anh Thành nhấn mạnh.
Tìm công việc tốt hơn là nhu cầu chính đáng
Có 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự (HR) của một công ty công nghệ tại Hà Nội, bà Ngọc Khánh nhận định, người ngoài 30 tuổi hay 35 tuổi vẫn đi tìm việc làm là chuyện bình thường trong thị trường lao động.
Do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan, người lao động có thể nghỉ việc và tìm công việc mới phù hợp hơn. Không ít lao động ngoài 30 tuổi "nhảy" việc liên tục vì công việc hiện tại không đáp ứng mong mỏi.
"Người lao động tìm công việc mới với hi vọng môi trường tốt, khả năng thăng tiến hay mức lương khả quan hơn là chuyện tốt, chứ không phải thất bại", bà Khánh nhấn mạnh.
Tìm việc làm ở bất kì lứa tuổi nào là nhu cầu chính đáng của người lao động (Ảnh minh họa: Pixel).
Nữ HR phân tích, doanh nghiệp nào thì cũng thường xuyên có thao tác lọc hồ sơ khi tuyển nhân sự cấp quản lý. Các công ty nhỏ sẽ ít tìm đến đội ngũ "săn đầu người" ở vị trí chủ chốt.
"Vậy nếu nhân sự không chủ động đi tìm việc, làm sao doanh nghiệp và người lao động có thể gặp nhau", bà này đặt câu hỏi.
Với kinh nghiệm tích lũy, bà Ngọc Khánh nêu "công thức", người lao động có 2 năm đầu là nhân viên, 5 năm tiếp theo ở vị trí có thâm niên và 5 năm tiếp nữa lên vị trí quản lý. Đây là lộ trình tương đối thuận lợi, thành công của một nhân sự.
Ở những vị trí nhân sự cấp cao, chuyện các đơn vị "săn đầu người" biết được cũng không dễ vì đó là vấn đề nội bộ, bảo mật của doanh nghiệp.
Thông thường trên thị trường, ở những doanh nghiệp có trắc trở, biến động thì nhân sự cấp cao cũng phải tính toán thay đổi, phải "đi rải CV" tìm việc mới. Chính vì vậy, theo chuyên gia tuyển dụng, không nên áp đặt "quy chuẩn" tuổi tác nào thì buộc phải đạt được thành quả nào.
">Ngấp nghé 30 tuổi mang CV "rách nát" xin việc vì lý do đặc biệt
友情链接