Từ khi thi đấu cho Pau FC, Quang Hải ra sân 6 trận liên tiếp từ băng ghế dự bị hồi đầu mùa giải, sau đó anh không được HLV Tholot sử dụng 2 trận trước khi có ít phút thi đấu ở vòng gần nhất.
Những gì mà Quang Hải thể hiện trên sân rõ ràng chưa đáp lại sự kỳ vọng của HLV Tholot và người hâm mộ. Tuy nhiên thuyền trưởng Pau FC đã có những động viên rất kịp thời với ngôi sao 25 tuổi.
"Tôi tin vào Quang Hải, tin vào tiềm năng của cậu ấy. Quang Hải có tố chất, đặc biệt là ở những đường chuyền quyết định.
Sự thay đổi về sơ đồ chiến thuật không có lợi cho Quang Hải. Bên cạnh đó là sự khác biệt về tốc độ, cường độ chơi bóng giữa V-League và Ligue 2. Chắc chắn thời gian tới Quang Hải sẽ được thi đấu nhiều hơn. Điều quan trọng là cậu ấy phải kiên nhẫn",HLV Tholot nói.
Sau khi hội quân với Pau, Quang Hải sẽ có 2 ngày tập luyện chuẩn bị cho trận gặp Metz (2/10), sau đó là các trận đấu với Rodez (9/10), Annecy (16/10), Nimes (23/10)...
Ngoài việc chắt chiu cơ hội mỗi khi được tung vào sân, Quang Hải khả năng cũng sẽ thuyết phục Pau để anh về nước cùng tuyển Việt Nam thi đấu ở AFF Cup 2022.
" alt=""/>Quang Hải mời bố mẹ sang Pháp“Ở quê ba mẹ cũng vất vả lắm nên tôi không dám xin thêm tiền sinh hoạt phí. Bây giờ tôi cũng thay đổi thói quen sinh hoạt như mua mì tôm hoặc bánh mì về ăn sáng và cũng hạn chế về thăm nhà như trước để dành tiền lại đổ xăng đi học. Nếu giá xăng tiếp tục tăng thì tôi sẽ lựa chọn cách đi bộ đến địa điểm học gần trọ, thay vì chạy xe máy”, Nhiên chia sẻ.
Nguyễn Thị Thu Mai đang đau đầu trong việc cân đo đong đếm chi phí sinh hoạt khi quãng đường đi học lên đến 15km |
Cùng cảnh ngộ, Nguyễn Văn Trọng (sinh viên năm cuối, Trường CĐ Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng) hằng ngày phải di chuyển hơn 40km đến nơi thực tập ở quận Ngũ Hành Sơn và về lại phòng trọ ở quận Liên Chiểu. Mỗi ngày nam sinh tốn khoảng 20.000 đồng tiền xăng. Nếu tính theo chi phí hiện tại mỗi tháng, chi phí đi học bằng xe máy khoảng 600.000 đồng.
“Giá xăng tăng liên tục nên tôi cũng thấy mệt mỏi trong tính toán chi tiêu. Đời sống sinh viên với đủ nỗi lo nào là tiền trọ, tiền ăn, tiền học phí, giờ đến lượt xăng tăng thì càng còng lưng gánh nỗi lo. Tôi hy vọng trong thời gian tới giá xăng sẽ giảm để có thể bớt trăn trở về việc đi lại và thoải mái học tập hơn", Trọng nói.
Chuyển đổi phương tiện đi lại
Bạn Lê Thanh Nghĩa (21 tuổi, sinh viên năm 3 Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM) cho biết đang có dự định chuyển phương tiện đi lại.
Lê Thanh Nghĩa đang khổ sở trước việc giá xăng tăng cao, và đang có dự định chuyển phương tiện đi lại |
“Mình ở quận 10, sang quận 1 học với quãng đường hơn 10km. Chiếc xe wave của mình ít hao xăng, trước đây mình cứ nghĩ xăng không phải nỗi lo của bản thân nhưng giờ thì ngược lại hoàn toàn”, Nghĩa bộc bạch.
Lúc trước, Nghĩa đổ xăng 50.000 đồng đi được 5 ngày, nhưng bây giờ cũng với từng đó tiền, cậu sinh viên năm 3 này chỉ di chuyển được trong 3 ngày.
Nghĩa cho hay, trước đây thường xuyên về quê tại TP Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang, cách nơi ở của Nghĩa khoảng 80km). Nhưng khi giá xăng tăng, Nghĩa đã hạn chế việc về nhà để đỡ phần chi phí.
“Với số tiền 3 triệu đồng/tháng bố mẹ cho để lo chi phí sinh hoạt, khi giá xăng đến 30.000 đồng thì khả năng mình sẽ chuyển sang đi xe buýt, hoặc đi cùng bạn để hai người chia nhau tiền xăng cho đỡ tốn”, Nghĩa chia sẻ.
Còn với bạn Ngô Thanh Huyền (sinh viên năm 3 tại Học viện Báo chí và Tuyên Truyền), phải đi làm thêm đề bù vào tiền xăng xe. “Giá xăng tăng khiến mình mất nhiều khoản tiền hơn cho việc đi lại, và hạn chế di chuyển những nơi không cần thiết.
Trước đây mỗi khi học hay khi tâm trạng không được tốt, mình đều chạy ra phía ngoại ô để thư giãn, nhưng từ khi xăng tăng thì mình hạn chế”, Huyền nói.
Cắt giảm chi phí sinh hoạt
Nguyễn Thị Thu Mai (sinh viên năm 2, Trường ĐH Khoa học – ĐH Huế) cũng đang đau đầu cân đo đong đếm chi phí sinh hoạt khi quãng đường đi học lên đến 15km.
Vì nhà cách trường 15km, khoảng cách nửa chừng nên Mai quyết định đi học bằng xe máy mà không thuê trọ. Với Mai, mỗi ngày đi học mất khoảng 20-30.000 đồng tiền xăng.
Nguyễn Thị Quỳnh Chiêu đang xem xét lại việc chi tiêu cho bản thân khi xăng tăng giá |
“Đó chỉ là những ngày mình đi học một buổi. Những ngày đi học 2 buổi thì số tiền đó gấp đôi lên. Bản thân mình không muốn ở lại qua trưa tại TP nên quyết định chạy về nhà".
Vì ở nhà nên chi phí sinh hoạt chưa kể xăng xe của Mai mỗi tháng bố mẹ cho khoảng 1 triệu đồng. Tiền xăng trước đây khoảng 400.000 đồng thì bây giờ lên đến khoảng 6-700.000 đồng.
Nữ sinh năm 2 nói dự định chuyển sang xe buýt nhưng lo không chủ động thời gian nên chưa biết phải giải quyết như nào cho ổn thỏa.
Cùng trường với Mai, Nguyễn Thị Quỳnh Chiêu (sinh viên năm 3, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) cho hay, tiền xăng xe đi lại của mình khoảng 250.000 đồng/tháng, hiện đã lên 400.000 đồng.
"Để bù chi phí này, những khoản khác như tiêu vặt, mua sắm mình phải chuyển sang để bù đắp lại. Dự kiến giá xăng còn tăng thì số tiền này mình cần phải chuyển sang nhiều hơn để bù vào”, Chiêu nói.
Công Sáng – Hồ Giáp
Trước thông tin lan truyền trên mạng rằng giá xăng có thể tăng đến 30.000 đồng/lít, nhiều sinh viên đã đổ xô đi đổ xăng và tính toán lại thói quen chi tiêu của mình.
" alt=""/>Sinh viên xa nhà nhịn ăn tiêu, chật vật kiếm thêm để đổ xăngHôm nay 16/2, Hiệu trưởng Trường THCS Nghi Ân (TP Vinh) Bành Thị Thúy Hà cho biết, các em lớp 6 được phép nghỉ học trực tiếp để học online ở nhà. Riêng học sinh khối 7, 8, 9 đã được tiêm vắc xin thì đều được học trực tiếp tại nhà trường.
“Đến nay toàn trường có 8 F0 xuất hiện ở 3 lớp học, vậy nhưng công tác dạy học trực tiếp vẫn được ưu tiên. Những lớp có học sinh test xuất hiện F0 thì cho nghỉ ở nhà học trực tuyến. Việc học trực tiếp luôn được ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên tuỳ tình hình thực tế để đảm bảo công tác phòng, chống dịch được hiệu quả nhất cho học sinh và giáo viên” – cô Hà thông tin.
Học sinh Trường THCS Nghi Ân (TP Vinh) tiêm vắc xin ngừa Covid-19 |
Cũng theo cô Hà, những học sinh F0 sẽ được cách ly theo dõi và điều trị tại nhà. Sau khi có kết quả âm tính sẽ tiếp tục theo dõi 1 tuần tiếp theo. Riêng học sinh trong lớp là F1 sẽ chuyển sang học trực tuyến 1 tuần đầu. Sau thời gian này, nếu âm tính thì sẽ chuyển sang học trực tiếp, nếu vào diện F0 thì sau 2 tuần cách ly, điều trị, xét nghiệm âm tính Covid-19 sẽ được đi học trở lại.
“Dịch bệnh hiện nay đang lây lan nhanh trong cộng đồng, học sinh nhỏ đi về trong làng xóm vẫn gặp nhau thường xuyên. Do vậy, trường hợp quay trở lại học trực tiếp thì vẫn dễ xuất hiện F0 trong trường học. Mặc dù vậy nhưng chủ trương chung vẫn cố gắng duy trì dạy học trực tiếp” – cô Hà chia sẻ.
Nghệ An linh hoạt trong dạy học trực tiếp và trực tuyến |
Phó phòng GD&ĐT huyện Con Cuông (Nghệ An) Phan Trọng Trung cho biết, trước diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp, các trường học trên toàn huyện vẫn đang duy trì học trực tuyến và trực tiếp. Các trường hiện nay đang dạy trực tuyến gồm có: Trường Tiểu học Lạng Khê; Đôn Phục; Lục Dạ; Bồng Khê và thị trấn Con Cuông.
“Trường lớp nào có F0 xuất hiện thì sẽ cho chuyển dạy học trực tuyến. Riêng giáo viên bị F1 sẽ dạy học trực tuyến tại nhà, còn học sinh vùng an toàn thì cho đến lớp ngồi nghe cô giảng bài qua màn hình tivi. Mặc dù vậy nhưng tâm lí phụ huynh vẫn lo lắng khi cho mình đi học trực tiếp” – ông Trung bộc bạch.
Ngoài ra, đặc thù giáo viên ở huyện Con Cuông sau khi dạy học tại trường thì đi về nhà ở xa từ 10 – 15km. Do đó, khi quay trở lại trường thường dễ bị lây nhiễm hoặc trở thành F1 từ khi ở nhà. Một số điểm khó khăn khi đi lại thì giáo viên ở đây sẽ giao bài tập để học sinh tự học.
Hơn 1.300 giáo viên, học sinh vào diện F0
Trưởng Phòng GD&ĐT TP Vinh (Nghệ An) Hoàng Phương Thảo cho biết, hiện có phụ huynh cho rằng việc nghỉ học ở nhà là an toàn; có xu hướng khác thì cho rằng phải đến trường. Bởi vì cả xã hội đang hoạt động thì không lí do gì để con ở nhà học trực tuyến.
Hơn 1.300 thầy trò đang điều trị F0 nhưng vẫn liên tục thay đổi cách dạy học trực tiếp phù hợp |
Trao đổi với VietNamNet, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cho biết, thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ và công điện của Bộ trưởng là ưu tiên đi học trực tiếp. Trường hợp lớp nào có F0 thì cho ở nhà trực tuyến và lớp khác vẫn hợp trực tiếp bình thường.
"Hiện tại trên địa bàn tỉnh có khoảng 300 giáo viên và hơn 1.000 học sinh đang vào diện F0 phải điều trị. Học sinh có thể vài ngày sau khi mắc là khỏi bệnh. Số liệu cộng dồn thì chưa thể thống kê được" - ông Thành thông tin.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở TP Vinh (Nghệ An), học sinh lớp 1 đến lớp 6 sẽ được chuyển sang học trực tuyến vào chiều nay.
" alt=""/>Hơn 1.300 thầy trò F0, Nghệ An vẫn ưu tiên dạy học trực tiếp