Kinh doanh

Nữ diễn viên 'Phạm Công Cúc Hoa' vẫn lẻ bóng ở tuổi 60, không con cái

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-02-12 18:45:51 我要评论(0)

Bị chặn đường,ữdiễnviênPhạmCôngCúcHoavẫnlẻbóngởtuổikhôngconcálịch dương 2023 chửi bới vì vai Tào Thịlịch dương 2023lịch dương 2023、、

Bị chặn đường,ữdiễnviênPhạmCôngCúcHoavẫnlẻbóngởtuổikhôngconcálịch dương 2023 chửi bới vì vai Tào Thị

Nghệ sĩ Phương Dung sinh năm 1963, là một trong những nghệ sĩ hài quen thuộc phía Nam. Trong gần 40 năm làm nghề, nghệ sĩ Phương Dung đã thể hiện hàng ngàn vai diễn lớn nhỏ. Nhưng vai diễn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả là nhân vật Tào Thị trong bộ phim kinh điển của màn ảnh Việt, Phạm Công Cúc Hoa.

Tào Thị là vợ sau của Phạm Công nhưng lại tư tình với Lê Báo (diễn viên Công Hậu thủ vai), độc ác đến mức âm mưu giết hại con chồng. Theo tiết lộ của Phương Dung, chị không phải lựa chọn đầu tiên của đạo diễn, chỉ đóng thay Hồng Đào.

Nữ diễn viên Phạm Công Cúc Hoa vẫn lẻ bóng ở tuổi 60, không con cái - 1

"Phạm Công Cúc Hoa" của đạo diễn Lưu Bạch Đàn phát hành năm 1989 được coi là một trong những phim ăn khách cuối thập kỷ 1980 (Ảnh: TL).

Nữ diễn viên Phạm Công Cúc Hoa vẫn lẻ bóng ở tuổi 60, không con cái - 2

Hai nhân vật phản diện Tào Thị - Lê Báo trong phim do Phương Dung và Công Hậu thủ vai khiến khán giả căm ghét bởi sự độc ác, gian xảo (Ảnh: TL).

"Phạm Công Cúc Hoalà bộ phim video đầu tiên chiếu màn hình đen trắng. Hồi đó, tôi đang diễn ở đoàn kịch Bông Hồng cùng với Công Hậu. Phim casting tới 4, 5 tháng, tập võ gần một năm mới ra hiện trường quay phim. Vai Tào Thị ban đầu được giao cho Hồng Đào, Công Hậu vai Lê Báo.

Phim quay được vài ngày thì một buổi sáng, Công Hậu gõ cửa phòng tôi bảo: "Bà đi quay phim không"? Tôi hỏi phim gì thì Công Hậu nói Phạm Công Cúc Hoa.

Tôi bảo, phim đó cast xong hết rồi. Đi quay là đóng vai quần chúng hả? Công Hậu trả lời "Không, vai lớn, đóng Tào Thị". Công Hậu đạp xe đạp, chở tôi đi. Tới nơi, tôi được kêu đóng thử cảnh gây lộn trong lớp học. Đạo diễn coi xong là thích tôi. Phân đoạn một trong phim có Hồng Đào, từ phân đoạn hai là tôi thế vai. Tôi nổi tiếng từ vai Tào Thị", nữ nghệ sĩ chia sẻ trong chương trình "Hạnh phúc ở đâu".

Theo Phương Dung, nếu như vai Cúc Hoa của Diễm Hương được khán giả yêu mến bao nhiêu thì vai Tào Thị của chị bị khán giả căm ghét bấy nhiêu. Sau khi phim phát sóng, mỗi lần Phương Dung bước chân ra đường, khán giả thấy chị đều chửi bới.

Nữ nghệ sĩ kể: "Một thời gian tôi không dám ra đường vì trẻ con chạy theo ném đá bà dì ghẻ Tào Thị gian ác. Tôi đến nhà bà con chơi mà đám con nít bảo "bà Tào Thị tới" rồi chặn đầu đường, tôi không dám về…"

Cũng theo nghệ sĩ Phương Dung, chuyện tình cảm của chị cũng bị ảnh hưởng bởi vai diễn phản diện này. Gia đình nhà bạn trai xem phim từng ngăn cản vì nhân vật của chị… ác quá!

"3 lần chồng cũ ngoại tình, tôi đều tha thứ"

Mới đây, trong chương trình Có hẹn lúc 22h, bàn về chủ đề ngoại tình, nghệ sĩ Phương Dung thẳng thắn đưa ra những quan điểm trong việc đàn ông ngoại tình. Nữ nghệ sĩ khẳng định, bản thân không chấp nhận chồng ngoại tình.

Nữ diễn viên Phạm Công Cúc Hoa vẫn lẻ bóng ở tuổi 60, không con cái - 3

Nghệ sĩ Phương Dung đưa ra những quan điểm thẳng thắn về việc đàn ông ngoại tình tại chương trình "Có hẹn lúc 22h" (Ảnh: CT).

Nghệ sĩ Phương Dung cho rằng, nếu một người đàn ông "lâu lâu ăn vụng sẽ thấy rất ngon" và điều đó có thể chấp nhận. Tuy nhiên, nếu đó là thói quen thì không thể chấp nhận.

Khi đạo diễn Lê Hoàng thẳng thắn hỏi về người chồng trước đây của nghệ sĩ Phương Dung: "nếu trước đây chị tha thứ, chị sống với ông ấy đến bây giờ, liệu chị có hạnh phúc không?".

Nói về điều này, Phương Dung cho biết, trước đây chị đã tha thứ khi người chồng ngoại tình "quá tam ba bận".

"Tôi từng tha thứ cho chồng tới 3 lần. Nhưng những khoảng thời gian tha thứ đó, tôi sống không ổn. Đi quay, đi đâu lâu lâu, tôi phải canh để gọi điện thoại hỏi đang ở đâu, tại sao chưa về. Mình nói tha thứ nhưng sự thực là không tha. Dần dần, tình cảm của mình phai nhạt dần sau 3 lần tha thứ đó, rồi chia tay", nghệ sĩ Phương Dung chia sẻ.

Phương Dung cũng nói thêm, nếu chị tha thứ, có thể cả hai sẽ không ly hôn: "Một khi đã cùng nhau tạo dựng gia đình, người đàn bà lo vun vén mọi thứ. Người đàn ông sợ, khi bỏ là họ phải tạo dựng lại từ đầu, từ nhà cửa, cuộc sống…".

Cho đến thời điểm này, nữ nghệ sĩ nói quyết định cả hai "đường ai nấy đi" là chính xác. Sau khi chấm dứt cuộc hôn nhân, Phương Dung sống thoải mái hơn.

Theo nữ nghệ sĩ, cuộc hôn nhân chỉ kéo dài 3 năm bởi người chồng bội bạc. Sau khi chia tay, chị cũng có một vài mối tình, nhưng cũng không có kết quả. Ở tuổi U60, nghệ sĩ Phương Dung bằng lòng với cuộc sống độc thân, không con cái.

Theo Dân trí

Nghệ sĩ Diễm Trinh 67 tuổi sức khỏe sa sút, khóc vì nhớ nghề

Nghệ sĩ Diễm Trinh 67 tuổi sức khỏe sa sút, khóc vì nhớ nghề

Thời gian sau ca phẫu thuật mổ ruột, nghệ sĩ Diễm Trinh mong được trở lại sân khấu. Tuy nhiên nhiều người e ngại sức khỏe bà không đủ nên không dám mời. 

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, tác giả Kanekiru Kogitsune sẽ có buổi gặp gỡ và giao lưu cùng độc giả tại khu vực Hà Nội để chia sẻ về quá trình sáng tác bộ truyện Re:Monster cũng như những nét văn hóa thú vị của đất nước Nhật Bản.

Chương trình dự kiến diễn ra vào lúc 14h00 ngày 4/6/2017 tại Sakura Station, tầng 2, tòa nhà Thăng Long Number One, số 1, Thăng Long, Từ Liêm, Hà Nội.

Dưới đây là 3 lý do khiến fan hâm mộ Manga không nên bỏ lỡ chương trình này:

Tác giả đầu tiên sang Việt Nam giao lưu với độc giả Việt

Mặc dù văn hóa Manga/Anime hay Light Novel đã phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam từ rất lâu nhưng đây là lần đầu tiên độc giả mới có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với một tác giả người Nhật Bản. Đây là dịp hiếm có để fan hâm mộ được giao lưu và tìm hiểu thêm nhiều hơn về ngành công nghiệp truyện tranh tại xứ sở hoa Anh Đào.

Bên cạnh đó tại Việt Nam, làm thêm việc tay trái hoặc nhiều nhiều công việc một lúc không phải hiếm, tuy nhiên lại không có nhiều người làm những công việc mang tính sáng tạo. Thông qua việc giao lưu với tác giả Kanekiru Kogitsune - vốn là một tác giả sáng tác trái tay chia sẻ về nỗ lực và cách suy nghĩ của mình trong công việc để độc giả Việt có thể mở rộng khả năng làm những công việc mang tính sáng tạo hơn cho bản thân mình.

Màn “chào sân” của game mobile Re:Monster

Cũng tại buổi giao lưu lần này, ngoài việc xuất bản bộ Light Novel Re:Monster tại Việt Nam, tác giả Kanekiru Kogitsune cũng sẽ giới thiệu đến người hâm mộ về việc phát hành game mobile cùng tên trong thời gian tới.

Theo đó, Re:Monster sẽ là tựa game mobile thuộc thể loại RPG với hình ảnh, cốt truyện bám sát nguyên tác và sẽ do Fuji Game đảm nhiệm vai trò phát hành tại Việt Nam. Đây là một sản phẩm có lối chơi chiến thuật hết sức thú vị và cũng không kém phần “hại não” dành cho game thủ. Đây chắc chắn là một tin vui “không kém” dành cho fan hâm mộ của Re:Monster.

Và rất nhiều phần quà hấp dẫn khác

Chương trình giao lưu cùng nhà văn người Nhật Kanekiru Kogitsune được phối hợp tổ chức bởi Fuji Game - đơn vị sẽ phát hành tựa game Re:Monster tại Việt Nam trong thời gian sắp tới cùng NXB AMAK Books (đơn vị xuất bản tựa Light Novel này tại Việt Nam). Tham gia chương trình, độc giả không chỉ được trò truyện, giao lưu mà còn có cơ hội nhận những phần quà rất đặc biệt do chính tay tác giả trao tặng.

Vì vậy còn chần chờ gì nữa, hãy chuẩn bị sẵn sàng và tham gia buổi giao lưu hết sức thú vị này vào 14h00 ngày 4/6/2017 tới đây nhé!

Độc giả quan tâm có thể đăng ký tham gia buổi giao lưu cùng cha đẻ Re:Monster tại đây: https://goo.gl/forms/nvaOTQMR5G3czkK93

" alt="3 lý do khiến fan Manga không nên bỏ lỡ buổi giao lưu với cha đẻ Re:Monster" width="90" height="59"/>

3 lý do khiến fan Manga không nên bỏ lỡ buổi giao lưu với cha đẻ Re:Monster

Thông tin từ Tập đoàn Viettel cho hay, ngày 11/4 vừa qua, Viettel Đà Nẵng - Chi nhánh tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội và trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng đã ký kết thỏa thuận hợp tác.

Theo thỏa thuận hợp tác, thời gian tới, Viettel Đà Nẵng và Đại học Bách khoa Đà Nẵng sẽ hợp tác trong cung cấp và sử dụng các dịch vụ viễn thông và CNTT cho nhà trường, cán bộ, giáo viên và sinh viên, bao gồm: Các dịch vụ viễn thông (dịch vụ Internet Leasedline, kênh thuê riêng cho nhà trường; hợp tác xây dựng hệ thống mạng Lan, Wi-Fi…; các dịch vụ FTTH, dịch vụ di động cho giảng viên, viên chức và sinh viên); Các dịch vụ CNTT (hệ thống điều hành tác nghiệp và quản lý văn bản Moffice; các phần mềm: quản lý nhân sự, các phần mềm quản lý phục vụ công tác quản trị nhà trường; phần mềm tin nhắn phục vụ công tác điều hành nội bộ Bulk SMS; phần mềm quản lý danh tiếng; bảo mật hệ thống mạng, hệ thống camera trường học; giải pháp thanh toán tiền học phí cho sinh viên trên SIM).

Bên cạnh đó, hai đơn vị sẽ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo. Cụ thể, Viettel Đà Nẵng và Đại học Bách khoa Đà Nẵng sẽ hợp tác, hỗ trợ đào tạo nhân sự chuyên trách thuộc 2 bên theo nhu cầu và khả năng đáp ứng: kiến thức quản trị mạng, quản trị hệ thống, an ninh mạng…; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các sinh viên của Đại học Bách khoa Đà Nẵng có nhu cầu thực tập, làm việc tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.

Viettel Đà Nẵng và Đại học Bách khoa Đà Nẵng cũng thống nhất sẽ hợp tác trong nghiên cứu: hợp tác trong nghiên cứu chế tạo sản xuất các sản phẩm công nghệ, viễn thông ứng dụng trong lĩnh vực Smart City, IoT… Ngoài ra, hai bên còn dự kiến hợp tác trong triển khai các hoạt động xã hội, các hoạt động đoàn thể, phong trào sinh viên….

" alt="Viettel sẽ hỗ trợ xây mô hình Smart Campus tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng" width="90" height="59"/>

Viettel sẽ hỗ trợ xây mô hình Smart Campus tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng

Cơ cấu doanh nghiệp sản xuất ôtô ở Việt Nam. Đồ họa: Hiếu Công.

Bộ Công Thương cũng thừa nhận thất bại trong việc nâng tỷ lệ nội địa hóa xe dưới 9 chỗ. Bộ từng xây dựng mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa là 40% vào năm 2005 và 60% vào năm 2010. Tuy nhiên đến hiện tại chỉ đạt bình quân 7-10%.

Ngay cả tỷ lệ nội địa hóa của một doanh nghiệp hàng đầu vẫn thấp hơn mục tiêu. Cụ thể, Trường Hải (Thaco) đạt 15-18%, Toyota Việt Nam đạt 37% (đối với riêng dòng xe Innova)…

Các sản phẩm đã được nội địa hóa vẫn mang hàm lượng công nghệ rất thấp như săm, lốp ôtô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa... Giá trị linh kiện nhập khẩu hàng năm của các doanh nghiệp lên tới 2-3,5 tỷ USD, là con số rất lớn.

Như vậy, tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam so với các nước trong khu vực (ở mức 65-70%) là thấp hơn nhiều, thậm chí Thái Lan đã đạt được con số 80%. Như vậy, tỷ lệ nội địa hóa của Thái Lan cao gấp 3-5 lần Việt Nam.

Bo Cong Thuong ly giai vi sao gia oto Viet Nam dat hon Thai Lan hinh anh 2
Bộ Công Thương thừa nhận thất bại trong việc nâng tỷ lệ nội địa hóa xe dưới 9 chỗ. Trong ảnh: Công nhân tại một dây chuyển lắp ráp xe ôtô Việt Nam. Ảnh: Quang Hiếu/VGP.

"Nếu các nhà sản xuất ôtô trong nước không sớm có giải pháp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chắc chắn sẽ khó cạnh tranh với thị trường khu vực, đặc biệt khi khu vực thương mại tự do ASEAN-AFTA có hiệu lực", Bộ Công Thương cảnh báo.

Giá ôtô cao hơn 2 lần so với khu vực

Bộ Công Thương cũng thừa nhận giá bán ôtô của Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực. Mức giá trung bình cao hơn gần 2 lần so với mặt bằng chung ASEAN (Thái Lan và Indonexia).

Thậm chí, giá bán xe còn còn cao hơn nếu so với các nước có ngành công nghiệp ôtô đã phát triển ổn định như Mỹ, Nhật Bản…

Nguyên nhân lớn nhất khiến giá ôtô ở mức cao là do thuế và phí của Việt Nam cao, đồng thời sản lượng tích lũy trong nước thấp (các doanh nghiệp đang sản xuất dưới rất xa so với công suất thiết kế). Chất lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước dù đã được cải thiện vẫn không bằng xe nhập khẩu.

Tuy quá nhiều thách thức, nhưng Bộ Công Thương cho biết vẫn kiên trì mục tiêu phát triển ngành này. Bộ đã thành lập một tổ công tác liên ngành đánh giá toàn diện thị trường ôtô Việt Nam trong mối tương quan với thị trường khu vực và thế giới.

Bo Cong Thuong ly giai vi sao gia oto Viet Nam dat hon Thai Lan hinh anh 3
Bộ Công Thương vẫn kiên trì mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Ảnh: Quang Hiếu/VGP.

Tổ công tác đã làm việc với các doanh nghiệp trong ngành, qua đó xác định rõ kế hoạch phát triển sản xuất của từng đơn vị trong giai đoạn 2018 - 2020. Tổ công tác cũng sẽ tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp và đề xuất giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ.

Ngoài ra, nghị định về sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ôtô cũng đang khẩn trương xây dựng, nhằm quy định điều kiện cụ thể về ngành này. Mục tiêu là nhằm đảm bảo thị trường ôtô phát triển bền vững, minh bạch, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và cộng đồng doanh nghiệp.

Bộ cũng đang nghiên cứu, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại khi ôtô nguyên chiếc nhập khẩu gia tăng đột biến và ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất trong nước...

Các doanh nghiệp như Trường Hải (Quảng Nam), Thành Công (Ninh Bình)... sẽ triển khai một số dự án có quy mô lớn, nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu trong ASEAN và khu vực lân cận. Các dự án này có quy mô lớn, khoảng 100.000 xe/năm đối với xe dưới 9 chỗ và trên 30.000 xe/năm đối với xe thương mại.

Mục tiêu của ngành công nghiêp ôtô là hướng tới tỷ lệ nội địa hóa 40% vào giai đoạn 2020-2021.

" alt="Bộ Công Thương lý giải vì sao giá ôtô Việt Nam đắt hơn Thái Lan" width="90" height="59"/>

Bộ Công Thương lý giải vì sao giá ôtô Việt Nam đắt hơn Thái Lan