当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Gokulam vs SC Bengaluru, 20h30 ngày 29/1: Thất vọng cửa dưới 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Stuttgart vs Bremen, 20h30 ngày 13/4: Tiếp đà thăng hoa
Tôi đã dành những ngày nghỉ lễ Quốc khánh vừa qua để ngồi trước màn hình xem hàng loạt trận thi tài không kém phần quyết liệt, hấp dẫn và nhiều kịch tính so với những trận đấu ở Olympic.
Ngày thi đấu thứ ba, Sheetal Devi, tuyển thủ người Ấn Độ dùng hai ngón chân phải nhặt mũi tên để sẵn dưới đất, đưa lên lắp cây cung của mình. Cô dùng miệng gắn chốt bắn vào đầu mũi tên, rồi tiếp tục dùng ngón chân kẹp chặt vào cánh cung, đẩy thẳng về phía trước một cách dứt khoát. Dây cung căng ra, cô bé nheo mắt ngắm...
Từng động tác thi đấu của Devi cuốn hút và làm cho người xem thật sự hồi hộp. Ba lần giương cung bằng chân cho loạt bắn đầu tiên, cả ba mũi tên bay vút về phía tấm bia, cắm thẳng vào đúng hồng tâm trong tiếng vỗ tay reo mừng của đồng đội. Ba điểm 10 tuyệt đối cho cung thủ vừa tròn 17 tuổi.
Devi là cung thủ nữ duy nhất trong số bốn vận động viên bắn cung không có tay tại kỳ Paralympic Paris 2024. Cô ra mắt ở bài thi bắn cung hỗn hợp cá nhân dành cho nữ với loạt bắn chính xác tuyệt đối. Dù cuối cùng, sau các loạt bắn tiếp không thành công và để vụt mất tấm huy chương vàng, màn trình diễn ấn tượng ở loạt bắn đầu tiên của Devi được đăng tải trên trang mạng xã hội X và tạo ra cơn sốt với gần 50 triệu lượt xem.
Khuôn mặt khả ái cùng những gì cô bé làm được tại kỳ đại hội này thật sự truyền cảm hứng cho khán giả. Rất nhiều vận động viên đặc biệt như Devi trong số 4.400 vận động viên khuyết tật đã tham gia thi tài và để lại nhiều ấn tượng tại cuộc thi năm nay.
Paralympic Games 2024 cũng tạo ra nhiều cảm xúc trong lòng người xem ngay từ những giây phút đầu tiên của lễ khai mạc tổ chức trên Quảng trường Concorde. Những màn trình diễn nghệ thuật độc đáo do các nghệ sĩ khuyết tật thực hiện thật sự hay và mang nhiều ý nghĩa. Cùng một đạo diễn, nhưng khác với lễ khai mạc của Olympic nhiều tranh cãi và mang tính chia rẽ trước đó, chương trình khai mạc Paralympic phản ánh trọn vẹn tinh thần đoàn kết, cùng nhau hướng đến chiến thắng để vượt qua mọi giới hạn.
Lịch sử hình thành của Paralympic bắt nguồn từ năm 1948 khi bác sĩ người Đức, Ludwig Guttmann tổ chức cuộc thi thể thao nhỏ cho dành cho các cựu binh bị chấn thương tủy sống tại Bệnh viện Stoke Madeville, Anh Quốc. Cuộc thi này trùng vào thời điểm diễn ra Olympic 1948 ở London, được gọi là Stoke Mandeville Games và trở thành tiền thân của Paralympic.
Năm 1960, cuộc thi được công nhận là Paralympic Games lần đầu tiên diễn ra tại thủ đô Rome của Italy. Hơn 400 vận động viên khuyết tật đến từ 23 quốc gia. Từ đó, Paralympic được tổ chức bốn năm một lần, tiếp sau mỗi kỳ Olympic.
Qua thời gian, giống như Olympic, Paralympic trở thành một sự kiện thể thao quốc tế hàng đầu với nhiều môn thi đấu hiện đại như bơi lội, điền kinh, bóng rổ trên xe lăn, cử tạ, cầu lông, bóng bàn, đua xe đạp, quần vợt, bắn cung...
Không còn đơn thuần là một sân chơi thể thao, Paralympic mang nhiều ý nghĩ lớn lao hơn khi trở thành biểu tượng của sự đa dạng, hòa nhập và khả năng vô hạn của con người bất kể tình trạng thể chất.
Theo số liệu của Ủy ban Olympic Quốc tế, tính đến nay, đã có 16 kỳ Paralympic mùa hè và 13 kỳ Paralympic mùa đông được tổ chức kể từ năm 1960. Tính tổng cộng qua các kỳ, ước tính đã có hàng chục nghìn vận động viện khuyết tật từ nhiều quốc gia, lãnh thổ trên thế giới tham gia thi đấu, góp phần đưa Paralympic ngày càng trở nên quy mô hơn.
Hàng trăm kỷ lục đã được thiết lập. Người hâm mộ thể thao vẫn còn rất ấn tượng với kỳ Paralympic 2020 tại Tokyo, nơi mà những người "khổng lồ" khuyết tật đã phá vỡ tới 163 kỷ lục thế giới.
Việt Nam tham gia tranh tài ở Thế vận hội cho người khuyết tật khá muộn. Nếu các vận động viên thể thao Việt Nam lần đầu được diễu hành và giương cao cờ tổ quốc tại Olympic Moskva năm 1980 thì mãi đến 20 năm sau, các vận động viên khuyết tật mới có cơ hội được làm điều tương tự ở Thế vận hội Sydney 2000.
Tuy vậy, thành tích của vận động viên khuyết tật Việt Nam tại Paralympic không hề thua kém các vận động viên Olympic. Nếu Hoàng Xuân Vinh ghi dấu ấn lịch sử lần đầu cho đoàn thể Việt Nam bằng chiếc huy chương vàng môn bắn súng tại Olympic 16 ở Rio de Janeiro, Brazil thì lực sĩ khuyết tật Lê Văn Công cũng mang lại niềm tự hào cho Việt Nam với chiếc huy chương cùng màu ở môn cử tạ ở Paralympic cùng kỳ.
Các kỳ thi đấu tiếp theo sau đó khi Vinh và các vận động viên khác ở Olympic thất bại, không đoạt huy chương nào thì Lê Văn Công, dù không tiếp tục có được kết quả cao nhất, cũng đã giúp cho Việt Nam duy trì mục tiêu có thành tích khi giành được huy chương bạc và đồng lần lượt ở Paralympic 2020 và 2024.
Nỗ lực của Lê Văn Công đã giúp cho thể thao khuyết tật Việt Nam vẫn còn nằm trong danh sách các quốc gia có thành tích cho đến thời điểm này. Cá nhân anh vẫn còn khát vọng được thi đấu tiếp tục ở Paralympic kỳ sau, nhưng thẳng thắn nhìn nhận, phong độ của Công khó còn được như khi tham gia những kỳ thi đấu vừa qua. Tuổi tác và chấn thương dai dẳng ở vai sẽ là những nguyên nhân trực tiếp cản trở con đường duy trì thành tích tiếp theo của anh.
Đội ngũ vận động viên khuyết tật đạt chuẩn thi đấu Paralympic hiện nay còn rất khiêm tốn cả về chất và lượng. Để tránh đi theo con đường đang đổ dốc của thể thao Olympic, nhà quản lý thể thao khuyết tật Việt Nam cần quan tâm, tiếp tục đầu tư và đào tạo những vận động viên trẻ để chuẩn bị sát cánh với Công trong tương lai.
Hà Đức Trí
" alt="Huy chương của người khuyết tật"/>Việc bổ sung thêm cảng Nghi Sơn được giới chuyên gia đánh giá là cần thiết trong bối cảnh xe nhập khẩu vào Việt Nam có xu hướng gia tăng trong năm 2021.
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong năm 2021, Việt Nam nhập khẩu tổng cộng 160.035 ô tô nguyên chiếc với giá trị kim ngạch đạt 3,66 tỷ USD. Con số trên đã tăng 52,1% về lượng và tăng 55,7% về giá trị kim ngạch so với năm 2020.
Dù trong năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đạt mức cao kỷ lục từ trước đến nay, vượt xa so với năm 2020 (với 105.000 xe) và năm có lượng nhập kỷ lục trước đó là 2019 (với 139.427 xe).
Do vậy, cửa khẩu cảng biển thứ 6 này sẽ giúp giảm tải đáng kể cho các cửa khẩu còn lại, nhất là các cảng ở khu vực phía Bắc và Trung bộ; góp phần đẩy nhanh lưu thông mặt hàng rất đặc biệt là ô tô nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
Hoàng Hiệp
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Năm 2021 vừa qua, dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và ảnh hưởng lớn đến thị trường ô tô trong nước nhưng lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam vẫn cao kỷ lục, gấp hơn 1,5 lần so với năm 2020.
" alt="Việt Nam có thêm cảng biển thứ 6 được phép nhập ô tô con về nước"/>Việt Nam có thêm cảng biển thứ 6 được phép nhập ô tô con về nước
![]() |
Minh Triệu và Kỳ Duyên diện trang phục đồng điệu khi tham gia chương trình. |
Với chủ đề cách để xây dựng mối quan hệ bền vững, cặp đôi Minh Triệu – Kỳ Duyên nhận được nhiều sự quan tâm từ các khách mời.
Theo Kỳ Duyên, cô và Minh Triệu chơi thân khá lâu. Cả 2 tìm thấy ở nhau những điểm tương đồng từ trong cách ăn mặc, đến tính cách, suy nghĩ và hành động. Chính điều này giúp họ dần tìm được sự gắn kết và tạo nên tình bạn khăng khít như hiện tại.
Minh Triệu cũng tâm sự rằng thời gian đầu mới quen biết, Kỳ Duyên chưa trưởng thành, suy nghĩ không mấy tích cực. Cô đã rất kiên nhẫn để bạn thân của mình lạc quan hơn. Trải qua một khoảng thời gian, nữ siêu mẫu thấy Kỳ Duyên đã thay đổi nhiều và cũng là điều khiến cô tự hào.
Về phần mình, Kỳ Duyên cũng thú nhận bản thân từng tiêu tốn rất nhiều tiền cho những món đồ xa xỉ. Việc “vung tay quá trán” khiến người đẹp từng rơi vào cảnh cạn kiệt kinh tế. Tuy nhiên, nhờ Minh Triệu khuyên bảo, cựu Hoa hậu không còn ham sắm đồ hiệu, biết chi tiêu hợp lý hơn.
![]() |
Trước tin đồn về mối quan hệ "trên bạn bè", cặp đôi không lên tiếng phủ nhận hay đính chính. |
Trước đó, mạng xã hội xôn xao về mối quan hệ "trên mức tình bạn" của Kỳ Duyên và Minh Triệu. Tại chương trình, câu hỏi này một lần nữa gợi mở khiến cặp đôi bối rối. Minh Triệu cho rằng điều này vốn dĩ đã quá quen thuộc trong showbiz. Là người công chúng, cô và lẫn Kỳ Duyên từ lâu phải chấp nhận, đồng thời sẽ không lên tiếng cải chính đúng sai: “Cá nhân tôi nghĩ mình sẽ không nói quá nhiều về điều này bởi lẽ mỗi khán giả đã có sự nhận định của riêng họ. Thế nên ngoài công việc tôi sẽ không chia sẻ về đời tư và các mối quan hệ cá nhân”.
Trước câu hỏi của Hoa hậu Hương Giang Điều gì không thể bỏ qua trong một mối quan hệ bạn bè? Trong khi Minh Triệu chia sẻ đó là việc yêu người yêu của bản thân, Kỳ Duyên cũng bày tỏ sự đồng tình và cho rằng điều này như một sự phản bội "ngầm". Do đó, họ luôn ý thức trong bất kỳ mối quan hệ nào xung quanh để tránh xảy ra chuyện đáng tiếc.
Kỳ Duyên và Minh Triệu trở nên thân thiết và gắn bó suốt thời gian qua. Cả 2 vướng nghi vấn hẹn hò từ năm 2018 khi thường xuyên đăng ảnh mặc đồ đôi, đi du lịch và dành lời yêu thương cho nhau trên mạng xã hội. Vào những dịp đặc biệt, cặp người đẹp còn tặng hoa, quà cho đối phương. Trước lời đồn đoán trên cả hai không lên tiếng phủ nhận hay đính chính.
Clip Minh Triệu chia sẻ về mối quan hệ với Kỳ Duyên
Thúy Ngọc
Sau 5 năm đăng quang Hoa hậu Việt Nam, Kỳ Duyên ngày càng cá tính, rũ bỏ mác “gái quê” trở thành “yêu nữ hàng hiệu” của showbiz Việt, có nhà đẹp, xe sang và đồ hiệu ở tuổi 24.
" alt="Minh Triệu tiết lộ về mối quan hệ 'trên tình bạn' với Kỳ Duyên"/>Minh Triệu tiết lộ về mối quan hệ 'trên tình bạn' với Kỳ Duyên
Nhận định, soi kèo Angers vs Montpellier, 22h15 ngày 13/4: Níu chân nhau
Tôi để ý thấy rằng ý thức tham gia giao thông của một bộ phận lớn người Việt rất kém đã dẫn đến việc kẹt xe nghiêm trọng, nhất là vào các khung giờ cao điểm. Ví dụ, ở một tuyến đường hai chiều, chỗ giao nhau luôn có đèn xanh, đèn đỏ để phân luồng giao thông. Khi gặp đèn đỏ, thay vì dừng lại xếp hàng chờ đợi, một số người ý thức kém (khôn lỏi) lập tức cho xe chạy lấn hết vào làn đường ngược chiều để được đứng lên trên người khác (gần trụ đèn hơn hơn để được đi trước khi đèn chuyển tín hiệu xanh).
Và khi đèn giao thông chuyển sang xanh thì chuyện gì sẽ xảy ra? Tôi thấy có ba nhóm xe di chuyển như sau:
1. Nhóm xe đi đúng làn, đúng luật: do lượng phương tiện đông đúc nên nhóm này thường di chuyển lên khá chậm;
2. Nhóm người đi sai làn đường (lấn làn chiều ngược lại):đã không thể di chuyển kịp nhập lại vào làn đường đúng do lưu lượng xe vốn đông, nên đã gây cản trở giao thông cho các xe đi chiều ngược lại;
>> Ôtô, xe máy quyết liệt giành đường tại ngã năm Hà Nội
3. Nhóm xe lưu thông chiều ngược lại: bị cản trở bởi nhóm người đi sai làn đường nên không thể di chuyển được. Kết quả, học buộc phải di chuyển chậm hoặc bị chặn lại ngay chỗ đường giao nhau. Đến khi đèn tín hiệu chuyển sang đỏ, họ vẫn còn kẹt ở giao lộ nên xe các hướng khác cũng không thể di chuyển được. Và như vậy là kẹt xe nghiêm trọng xảy ra.
Có thể dễ dàng nhận thấy, nhóm thứ hai (những người ý thức kém chạy lấn làn khi đèn đỏ) chính là nguyên nhân gây ra kẹt xe trầm trọng giờ cao điểm.
" alt="Ba nhóm người ở ngã tư tắc cứng"/>Sau đêm thi, khác với Quách Ngọc Ngoan, Trung Dũng dường như không chia sẻ trước truyền thông cảm xúc hay bình luận gì về cuộc thi. Nhiều khán giả cho rằng có lẽ nam diễn viên không phục trước kết quả vì trước đó Trung Dũng được dự đoán sẽ giành chiến thắng. Tuy nhiên chia sẻ với VietNamNet, Trung Dũng phủ nhận và cho rằng việc tham gia cuộc thi đã là một niềm vui, với anh kết quả như thế nào không quan trọng.
![]() |
Trung Dũng trở thành á quân 'Tình Bolero 2020' dù chỉ thua Quách Ngọc Ngoan đúng 1 điểm. |
Trung Dũng chia sẻ: "Ngay từ đầu tham gia cuộc thi, tôi xác định đây là một gameshow để bản thân học hỏi và học cách làm ca sĩ chuyên nghiệp. Điều đó có nghĩa là kết quả có ra sao, quán quân hay á quân đối với tôi không hề quan trọng. Quan trọng nhất là đêm chung kết, tôi đã cháy và cố gắng hết mình. Những điều đó được khán giả đón nhận chính là niềm vui đối với tôi.
Nói thật lòng khi đi thi ai mà không muốn mình có ngôi vị cao nhất nhưng trên khấu, cảm nhận được sự cổ vũ của khán giả tôi mới nhận ra được cái mình cần và trân trọng nhất. Tôi muốn nói lời cảm ơn khán giả đã luôn ủng hộ hết mình và hy vọng sẽ ủng hộ tôi về sau".
![]() |
Trung Dũng khiến nhiều người bất ngờ về giọng hát ngọt ngào. |
Nói về Quách Ngọc Ngoan, Trung Dũng thừa nhận đây là một đối thủ đáng gờm trong cuộc thi và kết quả này là hoàn toàn xứng đáng. "Tôi và Quách Ngọc Ngoan đã biết nhau hơn 10 năm. Cậu ấy có giọng hát mạnh và nội lực, đứng chung với Ngoan trên sân khấu đêm chung kết Tình Bolero 2020 là điều vô cùng tuyệt vời. Tuyệt vời hơn khi hai anh em đã tập luyện và cho ra bản mashup mở màn rất thành công và được khán giả yêu thích. Với tôi, Quách Ngọc Ngoan hoàn toàn xứng đáng với ngôi vị quán quân!
Đêm chung kết nhiều khán giả nói tôi hát bị đuối hơn những đêm trước, có thể là do một phần áp lực. Hơn nữa, đối thủ lại hát hay, đẹp trai và chuyên nghiệp (cười). Trong đêm chung kết, tôi đã được hát những bài hát mình yêu thích và được cháy hết mình, coi như là không còn gì để mất đêm đó", anh nói thêm.
![]() |
Trung Dũng và Quách Ngọc Ngoan trong đêm chung kết. |
Trong suốt cuộc thi, có thể thấy mối quan hệ của Trung Dũng và giám khảo Phi Nhung khá thân thiết. Thậm chí nam diễn viên còn dành những cử chỉ ngọt ngào mỗi khi được Phi Nhung dành lời khen. Cả hai cũng thường xuyên trao đổi, đùa giỡn nhau trên mạng xã hội.
Nói về mối quan hệ đặc biệt này, Trung Dũng cho hay: "Tôi và Phi Nhung cũng biết nhau lâu rồi, hình như là hơn 10 năm. Hai anh em trước đây cũng có làm việc chung cùng nhau. Khi tham gia vào Tình Bolero 2020, tôi muốn được nghe những lời góp ý chân thành nhất từ Phi Nhung. Cô ấy cũng là người đang giúp đỡ, định hướng dòng nhạc phù hợp cho tôi trên con đường âm nhạc sắp tới".
![]() |
Trung Dũng sẽ chuyển hướng sang con đường ca hát chuyên nghiệp. |
Trong bài phỏng vấn gần đây trên VietNamNet, Trung Dũng cũng tiết lộ thời gian tới anh sẽ chuyển hướng sang con đường ca hát chuyên nghiệp. Trung Dũng cũng tiết lộ sẽ ra mắt những MV ca nhạc đơn giản hát những ca khúc anh đã từng dự thi trong Tình Bolero 2020. Hỏi vui Trung Dũng có muốn tham gia một cuộc thi âm nhạc nào nữa để 'phục thù' không?, anh dí dỏm: "Chắc chắn là không vì tôi già rồi, hát làm sao lại được mấy bạn trẻ''.
Video phần thi của Trung Dũng trong đêm chung kết:
Tùng Nguyễn
Ở tuổi 47, Trung Dũng vẫn hết mình cho phim ảnh nhưng không phải vì tiền. Với anh ở tuổi này, được sống vui vẻ, làm những điều bản thân thích và được yêu hết mình mới là điều quý giá.
" alt="Trung Dũng lần đầu lên tiếng sau khi thua Quách Ngọc Ngoan ở chung kết 'Tình Bolero'"/>Trung Dũng lần đầu lên tiếng sau khi thua Quách Ngọc Ngoan ở chung kết 'Tình Bolero'
Người Việt chưa có thói quen đọc sách từ nhỏ
Theo chị Phan Lê Hải Linh – sáng lập Thư viện Cánh Diều (thư viện hướng tới việc hình thành thói quen đọc sách cho trẻ em từ 3-11 tuổi), rào cản trong việc phát triển văn hoá đọc ở Việt Nam nằm ở việc người Việt chưa hình thành được thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ.
![]() |
Thói quen đọc sách không thể hình thành trong ngày một, ngày hai mà phải có từ khi còn nhỏ (Ảnh: Thư viện Cánh diều). |
“Phát triển văn hoá đọc không phải là chúng ta cứ hô hào quyên góp xây dựng thật nhiều tủ sách, thư viện…. Nếu một người không có thói quen đọc sách dù họ có ở cạnh một thư viện có rất nhiều sách cũng không bao giờ đọc, có được cho tặng nhiều sách cũng không có ý nghĩa gì”, chị Phan Lê Hải Linh chia sẻ.
Chị Linh cho hay, thói quen đọc sách không thể hình thành trong ngày một, ngày hai. “Tôi biết có những người là bạn bè mình, khi trưởng thành và có nhiều trải nghiệm hiểu được tầm quan trọng của việc đọc sách – nghĩa là có sự thay đổi tích cực về nhận thức. Thế nhưng, từ nhận thức đến hành động và hình thành thói quen là cả một quãng đường rất dài, cần sự bền bỉ liên tục”, chị Linh chia sẻ thêm.
Đồng quan điểm, bà Khúc Thị Hoa Phượng – Giám đốc NXB Phụ nữ, rào cản lớn nhất, đầu tiên chính là người Việt Nam không có thói quen đọc sách. “Thời phong kiến, số ít đọc sách để thi cử, cốt đỗ đạt để làm quan. Khi đất nước được độc lập, cả xã hội lo thoát nghèo, phát triển kinh tế, chưa chú trọng và đầu tư theo chiều sâu cho văn hóa, trong đó có văn hóa đọc. Người dân chưa nhận nhận thức đầy đủ về vai trò của sách trong việc nâng cao dân trí, xây dựng xã hội văn minh”, bà Khúc Thị Hoa Phượng bày tỏ.
![]() |
Chị Phan Lê Hải Linh đọc sách cho các em nhỏ (Ảnh: Thư viện Cánh diều). |
Thứ nữa, do điều kiện kinh tế, dân trí ở các vùng miền không đồng đều: khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc,… ít có điều kiện tiếp cận với sách. Thêm vào đó, theo người đứng đầu NXB Phụ nữ, nhận thức của các nhà lãnh đạo chưa thấy được vai trò của văn hóa đọc trong việc nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập, xây dựng và phát triển địa phương… nên chưa thực sự quan tâm. Nhiều địa phương mới dừng ở phong trào, chưa đi được vào chiều sâu, chưa phát huy được vai trò của trí thức tại địa phương trong việc phát triển văn hóa đọc…
Và trẻ em hiện nay bị “ép” học quá nhiều, không còn thời gian cho việc đọc sách, dù các em đều thích đọc sách. Rào cản cuối cùng theo bà Khúc Thị Hoa Phượng chính là sự cạnh tranh của các phương tiện nghe nhìn, các thiết bị điện tử,… khiến sách không còn là lựa chọn hàng đầu của người dân, nhất là giới trẻ.
“Đây là rào cản mang tính thời đại nên rất cần có những chương trình giáo dục để người dân tự biết cân bằng, tự biết điều chỉnh để có ý thức tự trang bị tri thức từ sách và có ý thức xây dựng, phát triển văn hóa đọc”, bà Khúc Thị Hoa Phượng nói.
Nền tảng văn hóa đọc của xã hội đang ở xuất phát điểm rất thấp
'Cửu vạn sách' Đỗ Tiến Thành nhận mình dù là người ngoại đạo, ít liên quan đến lĩnh vực giáo dục, sách vở nhất, góc nhìn của cá nhân anh đến từ rất nhiều hoạt động tại thực địa. Những nghiên cứu thực nghiệm của Sách hóa nông thôn trong nhiều năm cho thấy "khó khăn lớn nhất của chúng ta bắt nguồn từ nền tảng văn hóa đọc của xã hội đang ở xuất phát điểm rất thấp".
Điều đó không chỉ thể hiện ở số lượng sách đọc trên đầu người dân, sự quan tâm đến văn hóa đọc nói chung của xã hội, mà còn nằm ở những chính sách khuyến đọc của Nhà nước còn rất thiếu và mỏng, ngành xuất bản còn non yếu…
Một vấn đề khác, theo anh Thành, khi văn hóa đọc đang được nhen nhóm phải đối mặt với một cơn bão khác đó là thời đại công nghệ đang phát triển như vũ bão từng ngày kéo đi phần lớn các độc giả với việc đọc, xem tiện lợi trên thiết bị công nghệ.
"Những năm gần đây, văn hóa đọc đã có những phát triển rõ rệt nhờ vào sự chung tay của cộng đồng. Tuy nhiên, chúng ta đang ở những viên gạch đặt móng đầu tiên của ngôi nhà, nếu như ngành văn hóa, giáo dục không có những chuyển biến mạnh mẽ để đồng hành cùng cộng đồng với những chính sách cụ thể, nhưng hành động thiết thực", anh Thành chia sẻ.
Tình Lê
Bài 2: Làm gì để người trẻ hứng thú với sách
Là kỹ sư với bao bận rộn nhưng anh Đỗ Tiến Thành vẫn dành thời gian đi xin sách, tặng sách, đọc sách dạo tại các trường học và khuyến đọc, biệt danh Thành 'cửu vạn sách' ra đời từ đó.
" alt="Văn hoá đọc trước sự xâm lấn của facebook, youtube"/>