Tuyển Việt Nam bước ra sân Chang Arena với sự tự tin làm nên bất ngờ trước đối thủ đang đứng vị trí 82 thế giới Curacao. Công Phượng và các đồng đội quyết tâm chiến đấu hết mình vì màu cờ sắc áo
Sự cổ vũ của các CĐV giúp tuyển Việt Nam có cảm giác như được thi đấu trên sân nhà
Công Phượng là một trong 3 sự thay đổi người ở đội hình xuất phát so với trận thắng Thái Lan. Tiền đạo vừa chia tay Incheon đá cặp với Văn Toàn trên hàng công. Trong hiệp 1, bộ đôi này phối hợp rất ăn ý với nhau. Phượng là người chơi cao hơn và cũng thường xuyên có những pha đi bóng khiến hàng thủ Curacao chao đảo
Công Phượng thậm chí còn được "chăm sóc" từ giữa sân khi các cầu thủ Curacao nhận ra sự nguy hiểm của anh
Dẫu vậy, tiền đạo mang áo số 10 vẫn có những pha thoát xuống để dứt điểm. Nếu một trong những cú sút đó thành bàn, có lẽ cục diện trận đấu đã khác
Một trận đấu chơi không biết mệt mỏi. Công Phượng đá như lên đồng
Đây là tình huống đâm thẳng vào giữa hai cầu thủ Curacao, sau đó lại lách sang một bên khiến đối phương không thể theo kịp. Chứng kiến màn trình diễn của Công Phượng, các CĐV Việt Nam đã rất thích thú
Trận đấu kết thúc với tỷ số 1-1, hai đội phải giải quyết nhau trên chấm 11m. Công Phượng là cầu thủ thực hiện quả đá penalty thứ 2 cho tuyển Việt Nam. Anh tiến tới vị trí đá phạt với khuôn mặt khá căng thẳng
Và đúng như lo lắng của các CĐV, Công Phượng sút vọt xà. Đây cũng là tình huống đá hỏng penalty duy nhất trong 10 lượt sút của hai đội
Sự thẫn thờ của chân sút mang áo số 10
Những bước chân khá nặng nề của cầu thủ chơi hay nhất trận đấu. Bóng đá thực sự nghiệt ngã là vậy, có thể bạn là người hùng nhưng chỉ trong một khoảnh khắc, lại trở thành tội đồ khiến đội thua trận
Trung vệ, đội trưởng Quế Ngọc Hải an ủi Công Phượng
Những quả penalty sau đó Công Phượng không dám nhìn...
Dù không thể giành cúp, nhưng dẫu sao Công Phượng cùng tuyển Việt Nam cũng có giải đấu thành công ở Thái Lan. Thầy trò HLV Park Hang Seo nhận thưởng 800 triệu đồng từ VFF, 25 nghìn USD từ BTC, và có lẽ vui nhất là giữ hạng 15 châu Á, qua đó nằm trong nhóm thứ 2 trước lễ bốc thăm vòng loại World Cup 2022, vào tháng 7 tới.
Video tuyển Việt Nam 1-1 Curacao (pen: 4-5):
Song Ngư (từ Buriram)
" alt=""/>Công Phượng và khoảnh khắc khiến CĐV Việt Nam chết lặng ở King's CupKhó khăn chờ Ten Hag
Không một huấn luyện viên nào được theo dõi nhiều như Erik ten Hagkhi mùa bóng 2021-22 kết thúc ở châu Âu. Sau những thành công rực rỡ tại Ajax, với 3 danh hiệu vô địch Hà Lan trong 4 mùa giải gần nhất, ông nhận lời dẫn dắt MU.
Đội bóng chủ sân Old Trafford vừa trải qua mùa giải tệ nhất trong kỷ nguyên Premier League (từ 1992), khi hụt vé Champions League cùng với hình ảnh bạc nhược về mặt lối chơi. Chỉ có 57 bàn được ghi, trong khi David de Gea cũng phải nhận từng ấy bàn thua dù nằm trong số các thủ môn cản phá nhiều nhất.
Từ Ole Gunnar Solskjaer đến Ralf Rangnick, MU thi đấu mà không có nét đặc trưng về mặt chiến thuật. Các cầu thủ tự phát, HLV thiếu tiếng nói và không áp đặt được kỷ luật, dẫn đến phòng thay đồ mâu thuẫn.
Năm mùa giải liên tiếp trắng tay buộc đội bóng phải có sự thay đổi. Ngay từ trước khi mùa giải 2021-22 kết thúc, thỏa thuận với Erik ten Hag đã được thực hiện.
MU chủ động loại bỏ các ứng viên có thể mang về danh hiệu ngay lập tức theo kiểu "ăn xổi ở thì". "Quỷ đỏ" chọn Ten Hag vì phong cách bóng đáđẹp, cũng như bản rắc riêng mà ông tạo được trong khoảng thời gian làm việc ở sân Johan Cruyff Arena.
Ten Hag có nhiệm vụ xây dựng một nền tảng mới cho tương lai lâu dài. Danh hiệu lớn có thể đến chậm, nhưng nhà Glazer - những người chủ sở hữu CLB - muốn sự ổn định, với một tập thể mang lại hy vọng về thành công trong các mùa giải tiếp theo.
Ngay từ khi ký hợp đồng, Ten Hag rất hào hứng với công việc mới. Ông đến Carrington từ lâu để làm quen môi trường cũng như tiếp xúc với các nhân viên chủ chốt nhằm sớm tìm được tiếng nói chung, thuận tiện khi bắt tay vào việc.
Tuy vậy, chiến lược gia người Hà Lan đối mặt với những khó khăn nhiều hơn ông dự tính. MU là một trong hai đội bóng trong nhóm "Big 6", cùng với Chelsea, vẫn chưa có được bất kỳ sự bổ sung nào về mặt nhân sự trong kỳ chuyển nhượng mùa hè.
Chelsea gặp nhiều rắc rối khi đổi chủ và đang chuẩn bị "đi chợ". MU không có bất kỳ trở ngại nào nhưng kế hoạch chuyển nhượng diễn ra quá chậm chạp.
Ngoại trừ Donny van de Beek trở lại sau thời gian cho mượn ở Everton, HLV Ten Hag rơi vào cảnh thiếu trước hụt sau trong ngày đầu tiên chính thức làm việc ở trung tâm Carrington.
Cần học sự kiên nhẫn
Sau hai tháng kể từ trận đấu cuối cùng thua Crystal Palace 0-1, MU chưa hoàn tất thương vụ chuyển nhượng nào trong khi số người chia tay khá nhiều.
Old Trafford chia tay 6 cầu thủ thuộc thành viên đội một: Paul Pogba, Nemanja Matic, Juan Mata, Edinson Cavani, Jesse Lingard và thủ môn Lee Grant (treo găng).
Chưa kể một số thành viên trong đội ngũ hiện nay không ở thoải mái để có thể tập trung tốt nhất vào công việc. Cristiano Ronaldo phân vân giữa việc ra đi hay ở lại, vì MUkhông được dự Champions League và kế hoạch tăng cường nhân sự không giống như anh kỳ vọng.
Marcus Rashford mất phong độ trong thời gian dài, bên cạnh động lực và tâm lý thi đấu thiếu ổn định. Tuyển thủ Anh cũng sớm tính chuyện ra đi và đang chờ nói chuyện với HLV Ten Hag trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng.
Ngược về quá khứ những mùa giải trước, từ Louis van Gaal đến Jose Mourinho và Solskjaer đều được cung cấp các tân bình đình đám. Ten Hag, cho đến thời điểm này, không được ưu ái như vậy.
Điều này đến từ sự thay đổi trong ban quản trị của MU. Những sai lầm trong điều hành của Ed Woodward khiến "Quỷ đỏ" tốn rất nhiều khoản phí, trở thành cỗ máy ngốn lương cao nhất Premier League, nhưng thất bại nặng nề về khía cạnh thể thao.
Tân CEO Richard Arnold trở nên thận trọng hơn để tránh vết xe đổ của người tiền nhiệm Ed Woodward. MU sẽ mua sắm, nhưng CLB muốn chờ Ten Hag làm việc với đội ngũ hiện nay để định hình bộ khung chiến thuật rồi mới bổ sung các mắt xích còn thiếu.
Nói cách khác, Richard Arnold muốn Ten Hag phải kiên nhẫn với cuộc phiêu lưu mới, đặc biệt ưu tiên phát triển cầu thủ trẻ được đào tạo tại Carrington. Ngược lại, chính MU cũng phải học sự kiên nhẫn thay vì tạo áp lực cho vị thuyền trưởng 52 tuổi.
Ed Woodward không có sự kiên nhẫn và mắc quá nhiều sai lầm khiến đội bóng rối tung rối mù. Richard Arnold xử lý mọi thứ thận trọng hơn, thể hiện rằng ông cần tìm kiếm các bản hợp đồng phù hợp thay vì mua sắm vô tội vạ.
MU cần đi những bước chậm nhưng chắc chắn khi nền móng hầu như không có. Kiên nhẫn là yếu tố then chốt cho cuộc tái sinh và hướng đến danh hiệu lớn, có thể sau 1-2 năm.
Thiên Thanh
Cuộc họp trực tuyến sẽ gồm 30 điểm cầu tại các quận, huyện, thị xã với sự góp mặt của trưởng các phòng GD-ĐT, tất cả hiệu trường các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và chủ nhóm trẻ mầm non, mẫu giáo tư thục đóng trên địa bàn.
Qua thống kê, cuộc họp trực tuyến có sự tham dự của 5.000 cán bộ quản lý, hiệu trưởng các trường.
Theo ghi nhận của VietNamNet tại điểm cầu quận Nam Từ Liêm có 280 hiệu trưởng THPT, THCS, tiểu học và mầm non tham dự.
![]() |
Tại điểm cầu quận Nam Từ Liêm có 280 hiệu trưởng THPT, THCS, tiểu học và mầm non tham dự. Ảnh: Quang Tùng |
Tinh thần chung của cuộc họp, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ lưu ý các trường việc thực hiện nghiêm các phương án phòng trách dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế và văn bản Sở đã ban hành trước đó.
“Sở khuyến khích các giáo viên, học sinh các trường đeo khẩu trang trong thời gian ở trường. Cùng đó, khuyến khích các gia đình chuẩn bị cho trẻ sử dụng bình đựng nước cá nhân để hạn chế việc trẻ uống chung cốc”, ông Dũng nói.
Sở GD-ĐT cũng yêu cầu các trường phối hợp, tạo điều kiện tốt nhất để các phòng y tết của các quận, huyện đến phun thuốc khử trùng. “100% các trường học trên địa bàn thành phố sẽ được phun thuốc khử trùng và hoàn tất trong 2 ngày thứ Bảy và Chủ nhật tuần này”.
![]() |
Hình ảnh tại các điểm cầu cũng cho thấy công tác phòng chống dịch bệnh khi các đại biểu đeo khẩu trang ngay cả trong cuộc họp trực tuyến. Ảnh: Bá Duy. |
Chia sẻ bên lề cuộc họp trực tuyến bàn về công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp từ virut Corona do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức sáng nay 31/1, ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở này cho hay việc có cho học sinh toàn thành phố nghỉ học hay không phải dựa trên khuyến cáo của cơ quan chức năng, đặc biệt là ngành y tế. “Khi có khuyến cáo học sinh cần phải nghỉ học để phòng lây lan dịch bệnh thì Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ có chỉ đạo thông báo chính thức tới các cơ sở giáo dục trực thuộc”, ông Tiến nói.
Về việc phụ huynh lo lắng và tự ý cho con nghỉ học, ông Tiến cho rằng, các trường nên tuyên truyền đến phụ huynh không nên cho con nghỉ học khi chưa có khuyến cáo và công bố chính thức của các cơ quan chức năng vì điều này sẽ ảnh hưởng tới việc học tập của học sinh. Thay vào đó, phụ huynh cần cùng các nhà trường tích cực thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch bệnh cho học sinh theo hướng dẫn.
Ông Tiến cũng khuyến cáo các trường không nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại vào thời điểm cao điểm phòng chống dịch bệnh như hiện nay. Bởi những điểm du lịch sẽ là những nơi đông người, có nhiều du khách nước ngoài có thể có nguy cơ tiềm ẩn, lây nhiễm dịch bệnh lớn. “Còn những sinh hoạt diễn ra trong lớp, trường thì chúng tôi nghĩ vẫn có thể tổ chức một cách bình thường. Tuy nhiên cũng cố gắng hạn chế để tránh việc có thể lây lan dịch bệnh”, ông Tiến nói.
Thanh Hùng
- Trước tốc độ lây nhiễm và sự nguy hiểm từ đại dịch do virus corona, các phụ huynh không khỏi lo lắng và chuẩn bị “trăm phương ngàn kế” trong ngày con trở lại trường học.
" alt=""/>Phòng virus Corona: Hà Nội họp khẩn với tất cả các trường