您现在的位置是:Kinh doanh >>正文
Nhận định, soi kèo Villarreal vs Valladolid, 22h15 ngày 1/2: Chiến thắng thuyết phục
Kinh doanh72815人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 01/02/2025 08:24 Tây Ban Nha ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Al Najma vs Al Zlfe, 19h50 ngày 29/1: Tin vào chủ nhà
Kinh doanhHư Vân - 29/01/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...
阅读更多Cụ ông Sài Gòn mỗi ngày đi hơn 50 km bán quần áo giá 0 đồng
Kinh doanhMỗi khi nói, ông Tư phải để chiếc máy hỗ trợ giọng trên cổ. Xe ông chạy từ từ trên đường. Mấy người bán vé số, công nhân xây dựng đi làm về nghe tiếng loa rao nên gọi lại. Vừa dừng xe, ông Tư dặn khách: ‘Con lựa cái nào còn nguyên, không rách, không lem màu, vì ông lớn tuổi nhìn không rõ’. Khách xúm vào lựa từng chiếc áo, chiếc quần ưng ý. Ông Tư đứng bên cạnh, tay cầm sẵn bịch, ai lựa xong ông đưa cho họ bỏ quần áo vào.
‘Tôi để bảng bán quần áo giá 0 đồng chứ không phải miễn phí là vì muốn tôn trọng người nhận và để họ tự nhiên đứng chọn cái quần, cái áo ưng ý. Tôi chỉ cần họ trả bằng một nụ cười, cái gật đầu cảm ơn là được rồi’, thông qua chiếc máy phụ trợ giọng, ông Tư giải thích.
Ông Tư quê gốc Trà Vinh, cùng ba mẹ lên Sài Gòn định cư từ năm 3 tuổi. Ngày còn trẻ, ông là tài xế chạy xe container đường dài. Ông lấy bà Bé rồi sinh lần lượt sáu người con.
Chiếc máy hỗ trợ giọng nói này do một người em gửi tặng cho ông. Khoảng 15 năm trước, ông bị tai nạn gãy chân và phải cắt đi thanh quản. Mất đi giọng nói, ông giao tiếp với mọi người thông qua một chiếc máy phụ trợ giọng đặt ngay cổ họng được một người em ở Mỹ tặng. ‘Tôi nghỉ hưu từ đó’, cụ ông sinh năm 1940 nói. Sau đó, ông thường đến chùa làm công quả, thời gian còn lại thì phụ vợ nấu cơm, dọn nhà, chăm sóc vườn cây cảnh.
‘Bà ấy trẻ hơn tôi 15 tuổi nên vẫn còn đi làm được. Tôi ở nhà, cả ngày cứ quanh đi quẩn lại mấy công việc lặt vặt buồn và chán lắm’, ông Tư nói.
Bốn năm trước, ông Tư 76 tuổi. Một lần đi chùa, ông nhìn thấy những đứa trẻ mặc quần áo rách tươm, nhàu nhĩ, mặt mũi lấm lem. Nhìn các bé, ông nhớ đến cuộc sống khó khăn của mình ngày trước.
‘Tôi cũng từng phải mặc quần áo rách’, ông Tư nói. Sau đó, ông quyết định dùng tiền tiết kiệm mua quần áo cũ đi bán cho người nghèo với giá 0 đồng. Hằng ngày, ông chạy xe hơn 50 km, chở quần áo đi đến các chợ, khu công nghiệp, bệnh viện… bán cho người nghèo.
‘Bây giờ, nhiều người biết nên tôi không phải mua nữa. Cứ vài hôm thì có người mang quần áo cũ đến nhờ tôi đi cho giúp’, cụ ông quê gốc miền Tây thông tin.
Ông Tư cho biết, hơn ba năm qua, ngày nào cũng đi làm công việc không lương nhưng ông thấy hạnh phúc vì có thể giúp một phần kinh tế cho các gia đình nghèo. Bên cạnh niềm vui khi được người ta cảm ơn, thi thoảng cũng có vị khách khiến ông chạnh lòng. Đó là những người đến nhận đồ nhưng thể hiện như mình bất cần, hay những người có điều kiện đến lựa áo quần thì chê bai...
80 tuổi, mỗi ngày ông chạy xe hơn 50 km, đi khắp Sài Gòn bán quần áo, giá 0 đồng cho khách. Một lần, một cô gái trẻ, ăn mặc đẹp đến lựa đồ. Khách đông, ông Tư phải lấy bịch cho từng người rồi trả lời các câu hỏi cho họ. ‘Cô ấy hỏi về cái quần cô ấy thích có còn chiếc nào không, tôi không thể trả lời kịp. Cô ấy gằn giọng: ‘Ông có bị câm không’. Nghe vậy, cụ ông chỉ biết mỉm cười nhưng lòng nặng trĩu.
Lần khác, ông chở quần áo đến chợ có con gái đang bán hàng rồi dừng xe ở đó. Ông vừa đi, các tiểu thương bán quần áo trong chợ đến mắng vốn con gái ông. ‘Con bé về nói với tôi: ‘Ba vào chợ phát đồ là con bị người ta làm khó’. Từ đó, tôi không dám đến chợ đó nữa’.
Tuy nhiên, ông không vì vậy mà nản chí. Cụ ông năm nay 80 tuổi, người gầy ốm cho biết, tâm nguyện của ông là được làm từ thiện đến khi hết sức lực mới thôi.
Số quần áo được người ta mang đến gửi, ông Tư cùng vợ phân ra rồi treo lên cẩn thận. Một số quần áo, vợ chồng ông đóng thùng gửi về quê Trà Vinh phát cho người nghèo. Ông Tư cho biết, hơn 3 năm qua không khi nào ông mang quần áo đi mà bị ế. Chiếc xe ba gác chạy bằng điện này ông được một người giấu tên tặng. Vì chạy bằng điện nên nhiều hôm đang chạy giữa đường, xe hết điện, ông phải đẩy bộ về nhà. Khách của ông hầu hết là người lao động nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, các trẻ em đường phố. Cứu cô gái bị nạn giữa đêm, người đàn ông Sài Gòn gặp cảnh không ngờ
Khi ông vừa tiếp cận cô gái, bất ngờ từ trong bụi rậm hơn 10 thanh niên tay cầm mã tấu nhào ra.
">...
阅读更多Ông bố bắt bé 4 tuổi cởi trần chạy trong tuyết, tự chèo thuyền ra biển
Kinh doanhÔng bố bắt con 4 tuổi cởi trần chạy trong tuyết. Khi video được tải lên mạng xã hội bởi chính người bố, đã có hơn 200.000 lượt chia sẻ chỉ sau vài ngày và hàng nghìn bình luận từ cư dân mạng. Trong đó, 80% người dùng mạng tỏ ra bất bình, phản đối việc làm của ông.
Tuy nhiên, đáp lại những bất bình đó, ông Liesheng nói: ‘Tôi yêu đứa trẻ này bằng cả trái tim. Thằng bé đã bị sinh non vào tháng thứ 7 với nhiều chứng bệnh. Các bác sĩ nói, thằng bé có nguy cơ bị bại não nhưng tôi không muốn chấp nhận điều đó.
Để có thể giúp thằng bé thay đổi số phận, sau này trở thành người tài, tôi đã lên kế hoạch rèn luyện con bằng giáo trình đào tạo riêng mang tên ‘Giáo dục đại bàng’. ‘Khi đại bàng non đủ lớn, đại bàng mẹ sẽ ném con xuống vách đá để chúng phải tự đập cánh’, ông nói.
Theo đó, triết lý giáo dục của ông Liesheng là: ‘Giống như một con đại bàng, tôi đẩy con mình tới giới hạn để nó học cách bay’. Việc cho con 4 tuổi cởi trần chạy trên tuyết chính là 1 trong những hành động nhằm thử sức con để con có thể ‘tự bay trên đôi cánh của mình’.
Theo cách giáo giục hà khắc của bố, khi He Yide 2 tuổi, cậu bé đã được tập luyện leo núi cùng bố và phải chạy bộ 2 km mỗi ngày. Ngoài ra, Yide còn được huấn luyện đi xe đạp, tập võ thuật…
Hơn 4 tuổi, Yide đã cùng bố tham gia một cuộc đua thuyền quốc tế. Một thời gian ngắn sau đó, ông Liesheng để con tự chèo thuyền ra biển lớn.
Gần 6 tuổi, Yide đã có thể tự lái máy bay nhỏ. Năm 5 tuổi, Yide phải dậy lúc 4h30 để 5h ra sân bay tập luyện lái máy bay. Sau đó nửa năm, cậu bé đã có thể một mình lái máy bay nhỏ bay qua công viên động vật hoang dã ở Bắc Kinh. Cũng trong năm này, ông Liesheng bắt con đi bộ qua 1.800 km sa mạc.
Chuyến đi có 5 hướng dẫn viên với nhiều thuốc men, dụng cụ hỗ trợ đi cùng cậu bé nhưng vẫn khiến nhiều bậc cha mẹ xót xa. Tuy nhiên, ông Liesheng nói: ‘Chuyến đi này đã rèn luyện cho con trai tôi kỹ năng sinh tồn khi cháu tự tìm kiếm nước và thức ăn trên đường’.
Yide đã vượt qua kỳ kiểm tra, chính thức tốt nghiệp Đại học Nam Kinh khi mới 11 tuổi. Từ những bài tập khắc nghiệt của bố, Yide đã giành được nhiều kỷ lục thế giới như: Phi công trẻ nhất thế giới, Thủy thủ trẻ nhất thế giới...
Mới đây, Yide lại khiến cộng đồng mạng Trung Quốc xôn xao khi hoàn thành chương trình đại học ở độ tuổi 11.
Được biết, Yide đăng ký học chương trình Quản lý bán hàng của trường Đại học Nam Kinh khi gần 9 tuổi. Sau 18 tháng tự học, Yide đã vượt qua bài đánh giá trực tiếp của Viện Kiểm tra giáo dục Giang Tô về chương trình học đại học của mình.
Trả lời truyền thông, ông bố Liesheng rất hài lòng về cậu con trai. Nhiều người cũng tỏ ra ngưỡng mộ tài năng của cậu bé. Tuy nhiên khi biết về phương pháp giáo dục đại bàng mà Liesheng đã dùng để giáo dục con từ nhỏ, nhiều người phải lắc đầu. Một số người đã gọi ông Liesheng là ‘ông bố tàn nhẫn nhất Trung Quốc’.
Ông chủ 27 tuổi mở quán bánh 0 đồng, nhận 200 nụ cười mỗi ngày
Cảm được nỗi khó nhọc của những cảnh đời khó khăn, anh Đào Văn Vĩnh (27 tuổi) đã mở quán 'Bánh mì 0 đồng' để chia sẻ bớt nhọc nhằn, mưu sinh.
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Newcastle vs Fulham, 22h00 ngày 1/2: Hướng về Top 4
- Ông Obama và vợ với cuộc sống thú vị hậu Nhà Trắng
- Tham nhũng vặt
- Buổi học đầu tiên sau lũ quét, vắng vĩnh viễn 13 học sinh Làng Nủ
- Nhận định, soi kèo St. Pauli vs Augsburg, 21h30 ngày 1/2: Đứt mạch toàn thắng
- Hơn 47 năm thất lạc, cựu binh Mỹ muốn tìm lại cô gái Cần Thơ
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Persik Kediri vs Barito Putera, 15h30 ngày 31/1: Khách đang sung
-
Tính đến nay, vợ chồng mình đã là người dưng được hơn 1 năm rồi đó ông xã. Giờ anh cũng đã có vợ, có một cậu con trai rồi. Nhìn vợ chồng anh sống hạnh phúc trong căn nhà mà hai đứa mình từng sống bên nhau suốt 9 năm, miệng em cười mà mắt đỏ hoe. Em lấy anh khi đã 30 tuổi. Khi về làm dâu nhà anh, ba mẹ nói, anh là con một nên hai đứa phải nhanh có cháu cho ông bà bế. Vậy mà hơn hai năm làm chồng vợ, em vẫn không có tin vui. Ba mẹ nóng lòng, anh khua tay: ‘Vợ chồng con còn lo kinh tế’.
Hai đứa cùng nhau đi khám, trời đất trước em như sụp đổ khi nghe bác sĩ thông báo, nguyên nhân do em. Anh nắm chặt tay em động viên: ‘Vợ ơi! Đừng lo quá. Rồi chúng mình cũng sẽ có con thôi’. Về nhà, anh giấu bố mẹ, mọi người nguyên nhân.
Ảnh: Y.T. Rồi hai đứa âm thầm đi chữa trị. Hơn ba năm liền đi chữa trị với tất cả các phương pháp, từng mũi kim tiêm đưa vào người, em đau lắm, nhưng nghĩ về anh, nghĩ đến ba mẹ trông cháu, đến việc mình sẽ được làm mẹ, từ một người sợ kim tiêm, em nghiện luôn kim tiêm. Vậy mà con vẫn không tới.
Em rầu rĩ. Anh ôm em động viên: ‘Cố lên vợ ơi’. Nhìn anh lúc đó, em thương quá chừng.
Rồi anh đưa em đi uống thuốc bắc. Hơn hai năm sau đó, với hàng trăm thang thuốc của nhiều người khác nhau nhưng em vẫn không sinh cho anh được một đứa con.Ba mẹ biết chuyện, muốn anh phải lấy vợ khác. Dù rất thương em nhưng anh phải có người nối dõi tông đường.
Kỷ niệm 8 năm ngày cưới, em dậy sớm, đi chợ mua đồ về nấu những món ăn anh thích, bày biện bàn ăn, mua quà tặng anh. Em cũng trang điểm nhẹ, khoác lên mình bộ cách đẹp chờ anh về chung vui, vậy mà anh bận đi chơi với bạn gái.
Đến 2 giờ sáng anh mới về. Anh say mềm. Anh không còn cho em chăm sóc mình nữa. Anh nói, em phải trả tự do cho anh. Cứ như thế, anh dọn ra ngủ riêng, không cho em động vào người.
Em âm thầm vào bệnh viện uống thuốc, kích trứng, thử beta một lần nữa, hi vọng có kết quả tốt để về khoe với anh mà không được. Có lẽ, ông trời đã không cho phép em làm mẹ.
Không còn cái chung nữa, em cũng không còn gì để níu kéo. Gần một năm ly thân mình gặp nhau tại tòa.
Anh biết không, những ngày mới xa anh, em khó ngủ lắm. Cứ theo thói quen, hết giờ làm em lại chạy về căn nhà, nơi có anh, có vườn hoa hồng anh trồng, tự tay chăm sóc khi biết em thích loại hoa này. Nhưng em chợt nhận ra, nơi ấy đã không còn thuộc về em nữa.
Bây giờ, anh cũng đã có vợ và có một cậu con trai khỏe mạnh rồi. Xem những gì anh chia sẻ trên trang cá nhân, chắc anh hạnh phúc lắm.
Giờ, chúng ta đã thành người dưng thật rồi. Em xin phép lưu giữ những kỷ niệm của hai đứa mình vào ký ức.
Em xin lỗi đã giữ chân anh suốt 9 năm và làm anh đến 45 tuổi mới được làm cha lần đầu. Hãy sống thật hạnh phúc anh nhé. Em cũng sẽ sống vui, không làm phiền đến anh nữa.
Ly hôn mới ba năm, em đẹp lên, sao anh tiều tụy quá
Ngày được tòa tuyên ly hôn, anh cười thật tươi rồi đi nhanh ra lấy xe về, để lại em phía sau, ngã quỵ, khóc ngất.
" alt="Thư gửi ông xã cũ">Thư gửi ông xã cũ
-
Việt Nam, Venezuela step up educational cooperationNovember 22, 2024 - 15:05 Việt Nam, Venezuela step up educational cooperation
-
Rễ cây đa trên 100 tuổi đỡ cho cổng không sập Cánh rừng nhỏ với hàng trăm cây cổ thụ thuộc hàng danh mộc với tuổi đời trên 200 năm vẫn còn tồn tại ở phường Tân An TP. Thủ Dầu Một (Bình Dương).
Mảng rừng nguyên sinh còn sót lại và ngôi đình cổ 200 năm
Không um tùm rậm rạp, cánh rừng hiện nay được bao bọc bởi tường rào kiên cố. Cả 2 cổng vào đều khép kín. Thật khó có nơi nào có cổng vào như thế. Cổng xây bằng gạch rêu phong cũ kỹ có dấu hiệu sụp đổ nhưng khó có thể đổ được.
Trên mỗi cổng đều có cây đa trên 100 tuổi tỏa bộ rễ bao bọc một cách vững chắc. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn, cổng vẫn đóng và không còn sử dụng.
Chúng tôi vào bên trong rừng qua một ngõ khác. Những cây sao, dầu, bằng lăng, gõ, cám đang tỏa bóng mát. Thân cây cao gần 20m, to có thể vài người ôm được trải đều trên khu đất rộng.
Trong những cây to đó, có những cây đang có dấu hiệu thoái hóa. Ở gần cổng còn trơ một gốc sao khá to.
Hướng dẫn chúng tôi tham quan khu rừng, ông Nguyễn Tri Phủ, Trưởng ban nghi lễ đình Tân An cho biết, khoảng 2 năm trước, cây sao này bị mục gốc và đã đổ xuống. Rất may sự cố xảy ra vào lúc 20 giờ nên không gây thiệt hại về người.
Một cây sao cổ thụ. Một góc rừng. Chúng tôi đi trên đám lá khô, dưới bóng mát của cây rừng cứ ngỡ đang lạc vào một vùng đất hoang sơ nào đó. Nhưng không, âm vang của hồi chuông vọng lại. Bên cạnh khu rừng, đình Tân An trầm mặc. Không khí Tết còn vương vấn đâu đây.
Đình Tân An được xây dựng vào năm 1820, vừa đúng 200 năm. Khởi đầu - theo tài liệu của Ban Quản lý di tích và Danh thắng Bình Dương - lớp cư dân đầu tiên đến vùng đất này khai cơ lập nghiệp đã dựng nên ngôi đình bằng mấy gian nhà gỗ đơn sơ lợp ngói đỏ. Vị thành hoàng được người dân tôn thờ tại đình là Tiền quân Nguyễn Văn Thành, khai quốc công thần của triều Nguyễn.
Ngôi đình sau đó được xây cất lại với chiều rộng 50m, dài 70m. Kết cấu bằng gỗ sao, đình kiến trúc theo hình chữ tam mang đậm phong cách của ngôi đình nam bộ xưa.
Kết cấu bên trong gồm 40 cột gỗ vuông, ngoài hành lang 30 cột. Toàn bộ khung sườn đình đều làm bằng gỗ sao được lấy từ những cây sao già tại khu rừng cạnh đó. Mái đình được lợp toàn bộ bằng ngói vây cá.
Dấu ấn của thời gian đã thể hiện rõ nét qua lớp rêu phong trên mái trông rất cổ kính. Trên mỗi nóc đều có hình lưỡng long tranh châu. Các góc mái trang trí hình cá hóa rồng. Nền đình lát gạch tàu hình lục giác.
Ông Phủ cho biết, trải qua bao năm tháng, hiện nay cả khu rừng và ngôi đình vẫn còn nguyên vẹn. Rừng đang được trồng thêm một số cây dầu ở những vị trí còn trống. Đình chưa có dấu hiệu xuống cấp nên cũng chưa cần phải tôn tạo. Điều quan trọng là phải biết giữ gìn để ngôi đình mãi mãi ngự trị trong lòng người dân Thủ Dầu Một ...
Nỗi oan từ một bài thơ của con trai
Gốc sao bị đổ. Cổng đình Tân An. Đình được xây theo hình chữ tam. Trên nóc đều có lưỡng long tranh châu. Như đã nói, vị thành hoàng của đình Tân An là khai quốc công thần, Tiền quân Nguyễn Văn Thành (1757 - 1817). Ông người gốc Thừa Thiên, theo cha vào Nam giúp Nguyễn Phúc Ánh, lập được nhiều công trạng. Ông là người có công rất lớn trong việc đưa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, vị vua đầu tiên của triều Nguyễn.
Ông được phong chức Khâm Sai Chưởng Tiền quân, Bình Tây Đại tướng quân với tước Quận công. Năm 1802, ông được giao làm Tổng trấn Bắc thành. Tại đây - kinh thành Thăng Long cũ - ông đã có những việc làm hết sức ý nghĩa.
Tuy là một quan võ nhưng ông đã có bài văn tế chiến sĩ trận vong nhằm truy điệu các tướng sĩ bỏ mình trong trận mạc. Với tư cách là một võ tướng, trong bài văn tế ông đã giãi bày công trạng của những người đã nằm xuống, tỏ lòng thương tiếc những người còn lại bằng giọng văn hùng hồn đầy thương cảm.
Ông đã cho tu bổ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, dựng thêm Khuê Văn Các. Đây là một kiến trúc có giá trị độc đáo về khía cạnh văn hóa và mỹ thuật. Công việc được hoàn thành vào mùa thu năm 1805.
Chánh điện Chân dung Tiền quân Nguyễn Văn Thành
Một góc đình với cột kèo trạm trổ. Rời chức Tổng trấn Bắc thành, ông về kinh đô Huế giúp vua soạn bộ Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là luật Gia Long). Công trạng của ông đối với nhà Nguyễn rất lớn. Vậy mà chỉ trong tích tắc, công lao ấy bị xóa sạch và ông phải chịu cái chết vô cùng oan ức.
Con trai trưởng của ông là Nguyễn Văn Thuyên vốn có tài văn chương thi phú. Năm 1815, trong một lần giao lưu với bạn, Thuyên đã có bài thơ với 2 câu kết :
'Sơn tể phen này dù gặp gỡ,
Giúp nhau xoay - đổi hội cơ này'.
Đình Tân An được công nhận là di tích cấp quốc gia. Những người ghét ông đã suy đoán thêu dệt vu cho ông tội muốn làm phản, và đã tâu với vua. Ông đã kêu oan nhưng không được Gia Long xét, buộc ông phải uống thuốc tự vẫn sau khi đã xử trảm Nguyễn Văn Thuyên.
Năm 1868, thể theo lời đệ tấu xin gia ân của Đông các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn, vua Tự Đức đã truy xét công trạng, lại chiếu giải oan án và phong chức tước cho con cháu Tiền quân Nguyễn Văn Thành. Sau đó, nhà vua cũng đã sắc phong cho ngôi đình Tân An và phong tước cho thành hoàng Nguyễn Văn Thành.
Năm 2014, đình Tân An chính thức được công nhận là di tích lịch sừ cấp quốc gia.
6 đền, chùa có kiến trúc độc lạ bậc nhất châu Á
Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia... là những quốc gia sở hữu loạt đền, chùa độc đáo bậc nhất châu Á. Các điểm đến này thu hút nhiều du khách ghé tham quan, thưởng ngoạn.
" alt="Ngôi đình 200 năm tuổi và nỗi oan của vị công thần">Ngôi đình 200 năm tuổi và nỗi oan của vị công thần
-
Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Hyderabad, 21h00 ngày 29/1: Cửa trên ‘tạch’
-
Tết nghĩa là đoàn viên nhưng với tôi, điều đó quá xa vời. Tôi năm nay 50 tuổi, làm giáo viên dạy cấp 2, sống một mình ở Hà Nội. Cậu con trai độc nhất của tôi lập gia đình, chuyển vào Cần Thơ sinh sống 3 năm nay.
Chia sẻ về hoàn cảnh riêng, thời trẻ tôi vướng vào mối tình với người đàn ông có vợ, chẳng may có bầu. Thời điểm đó, tôi đang là sinh viên năm 2.
Vượt qua định kiến xã hội và áp lực từ bố mẹ, tôi bỏ học giữ đứa bé, tự lực cánh sinh nuôi con. Suốt từ khi ra đời, con không biết mặt bố.
Sau này con lớn, nhờ người bạn thân giúp đỡ, tôi quay lại giảng đường, ra trường với tấm bằng sư phạm.
Cuộc sống hai mẹ con tằn tiện, thiếu thốn trăm bề nhưng khá hạnh phúc. Tôi chưa bao giờ có ý định đi bước nữa, vì muốn dành toàn bộ tình cảm cho con trai.
Không phụ sự kỳ vọng của mẹ, con trai tôi ngoan ngoãn, học hành chăm chỉ và thi đỗ vào trường đại học Y. Tốt nghiệp, con được bệnh viện lớn nhận vào làm.
Trong một lần đi công tác, con gặp cô bác sĩ sản khoa người Cần Thơ. Hai đứa nên duyên vợ chồng.
Nhà gái thuộc hàng danh giá, bố mẹ có quyền chức. Khi bàn kế hoạch tổ chức cưới, họ yêu cầu bố chú rể phải có mặt, ra mắt họ hàng.
Tất nhiên điều này tôi không thể đáp ứng. Suốt 30 năm qua chúng tôi chưa hề gặp lại, dù sống cùng quận, cùng thành phố.
Năm đó, ông ta lừa dối, nói rằng đã ly hôn vợ để chiếm đoạt sự trong trắng của tôi. Đến lúc biết tôi có bầu thì phủi tay, bắt tôi phá thai. Biết tôi kiên quyết giữ, ông ấy mặc tôi cực khổ nuôi con.
Ngày con trai học đại học, người đó lại nhờ họ hàng qua đánh tiếng, có ý quay lại nhận con nhưng tôi càng cự tuyệt.
Tôi vất vả một mình nuôi con bao nhiêu năm, đến lúc công thành danhh toại thì ông ta muốn nhận. Với hành xử như vậy, dù có nhân hậu bao nhiêu, tôi cũng không thể tha thứ.
Nhà gái nghe tôi từ chối, họ thẳng thắn bày tỏ, nếu không có đủ mặt bố mẹ chú rể, họ sẽ không đồng ý cho cưới.
Con trai tôi vì quá yêu vợ, cố gắng thuyết phục tôi đồng ý. Thấy tôi cương quyết, con tự ý tìm gặp bố đẻ, mời bố đẻ đến lễ ăn hỏi.
Tôi rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan, bối rối. Tuy nhiên, vì hạnh phúc của con, tôi đành chấp nhận cho ông ta xuất hiện trong ngày trọng đại của con.
Tôi giao hẹn với con trai, mọi việc chỉ dừng lại ở đám cưới, sau đó con không được gặp gỡ bố đẻ nữa.
Nào ngờ, sau đó, con trai và con dâu vẫn tiếp tục thăm nom, chăm sóc ông ta. Trong lúc nóng giận, tôi đến gặp người cũ, xỉ vả bằng lời lẽ kích động. Con dâu cũng bị tôi hành hạ đủ điều vì lén lút thăm bố chồng.
Đến lúc mâu thuẫn mẹ con căng thẳng, con trai trách tôi hồ đồ, ích kỷ, cùng vợ con quay vào Cần Thơ sinh sống. Cháu nói, dù bố đẻ có tệ bạc thế nào vẫn là máu mủ, cháu không thể sống vô tình.
Suốt từ đó đến nay đã 3 năm, cháu không về thăm mẹ một lần. Nhiều lần tôi gọi điện, hẹn vợ chồng con về ăn Tết nhưng con chỉ vâng dạ rồi cúp máy.
Những ngày đầu năm, nhìn nhà người ta con cái quây quần, ngồi ăn bữa cơm đầm ấm, tôi lại chực trào nước mắt. Hi sinh một đời cho con, đổi lại là sự cô đơn lúc tuổi xế chiều.
Giá như con hiểu được nỗi lòng tôi…
Mùng 1 Tết, mẹ chồng đuổi con dâu khỏi nhà vì mừng tuổi 500 nghìn
Năm ngoái, đúng mùng 1 Tết, tôi mừng tuổi mẹ chồng 500 nghìn đồng. Nào ngờ bà chê ít, lớn tiếng chì chiết...
" alt="Tâm sự Tết, 3 năm con trai lấy vợ, mẹ khóc thầm thèm bữa cơm sum vầy">Tâm sự Tết, 3 năm con trai lấy vợ, mẹ khóc thầm thèm bữa cơm sum vầy