![](<p><strong>)
Người phụ nữ trong xã hội mà ở đó tư tưởng gia trưởng phong kiến còn đè nặng trong suy nghĩ của đàn ông - thật khó mà thăng hoa. Biết bao cô gái đau khổ vì chia tay người yêu và lo lắng tột cùng cho tương lai khi không còn "giấy chứng nhận trinh tiết". Nữ nhà văn Trang Hạ - vốn nổi tiếng sắc sảo - đã đưa ra một cách nhìn mới, một quan niệm sống đầy nhân văn "Bởi vì bạn đã mất trinh, nên bạn xứng đáng với người đàn ông tốt đẹp hơn!".
Xin trân trọng giới thiệu tới quý bạn đọc bài viết của nhà văn Trang Hạ như một luồng gió mới, rực rỡ, khởi sắc giữa những vần mây u ám của một số hệ tư tưởng cổ hủ.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/07/06/08/20130706084735-trinhtiet.jpg) |
Ảnh minh họa.
|
BỞI VÌ BẠN ĐÃ MẤT TRINH, NÊN BẠN XỨNG ĐÁNG VỚI NGƯỜI ĐÀN ÔNG TỐT ĐẸP HƠN!
Tôi thích đọc những mục tâm sự trên các báo điện tử, bởi ở đó, bày ra chân dung một cuộc sống thật, những tâm sự thật, những số phận được phơi bày bi kịch tới tận cùng. Vì người viết thường giấu thân phận thật, nên chuyện họ kể càng trần trụi hơn. Trong các tâm sự ấy, thường những cô gái trẻ sẽ kể về trục trặc trước hôn nhân, các bà vợ chê chồng và sợ hãi người thứ ba, những người đàn ông thú nhận sai lầm. Một trong những sai lầm xuyên suốt số phận thường là: Cô dâu mất trinh!
Người con gái đau khổ vì chia tay người yêu, người mà đã lấy đi trinh tiết của mình, cô lo sợ tương lai liệu sẽ ra sao khi cô không còn giấy chứng nhận trong trắng ấy. Người phụ nữ trẻ bị từ hôn vì lý do, chàng phát hiện ra nàng không còn trinh tiết, chàng ra đi và không quên quẳng lại cho cô người yêu cũ vài lời nhục mạ mà cô có thể đau suốt cả đời này không hết. Người vợ trẻ cam chịu vì chồng không tìm ra dấu hiệu nào trinh tiết của vợ, thế là cả đời, người chồng có thể chửi vợ vì điều ấy, thậm chí đánh vợ, khinh vợ.
Bi kịch là một hành trình kéo dài từ người con gái mất trinh, trở thành người vợ yếm thế bị đòi hỏi, người mẹ trẻ bị khinh, người phụ nữ hèn kém trong gia đình. Có vụ án vợ giúp chồng hiếp dâm giết người chỉ vì vợ không còn trinh, phải kiếm gái trinh để… “đền” cho chồng!
Tôi phát hiện ra rằng, chỉ những người phụ nữ sau khi li hôn thì mới không còn nỗi ám ảnh lo sợ về trinh tiết của bản thân. (Mà tất nhiên là thế rồi!).
Hồi xưa tôi có một cô bạn gái, cô ấy là người rất giỏi giang trong công việc, cô ấy cưới mối tình đầu, không hề quan hệ bừa bãi với ai. Thế nhưng khổ nỗi, trong lần đầu tiên quan hệ, cô ấy chẳng có cái “dấu hiệu” nào chứng tỏ là còn trinh, kiểu như có giọt máu để lại trên giường, hay cảm nhận gì đó mà chỉ đàn ông biết (!). Cô bạn tôi đã phải khóc lóc và bịa ra một câu chuyện là hồi 4 tuổi, cô ấy ngủ quên trong kho hàng của gia đình, bị một ai đó dùng tay xâm hại mà cô ấy chỉ còn nhớ lờ mờ không thể biết là ai! Kỳ quặc là câu chuyện đó lại làm anh chồng chưa cưới yên tâm về trinh tiết của vợ, thỏa mãn câu hỏi của anh ta. Trong khi bạn bè và bản thân anh ta cũng biết, từ năm 15 tuổi đến khi lấy chồng, cô bạn tôi chỉ biết có mỗi anh này mà thôi! Nhưng nếu cô ấy nói thật, là em… có thế nào thì anh đã biết thế ấy, vì sao không có “dấu vết trinh tiết” thì em cũng chịu!… Hẳn anh kia sẽ nổi giận và khăng khăng là cô này dối trá, che giấu sự thật nào đó!
Tôi thường cảm thấy nỗi đau khổ trinh tiết ấy, thực sự là do chính những cô gái tự rước vào bản thân mình! Vì đơn giản là, mọi bác sĩ đều biết, nếu muốn giữ màng trinh, thì chúng ta phải giữ gìn từ khi chúng ta lọt lòng! Chứ đâu phải đến tuổi cập kê mới giữ, lúc đó thì còn giữ được gì? Nhưng, bắt một đứa ấu nhi gái đã phải giữ trinh tiết cho một người đàn ông sau này, điều đó chứng tỏ xã hội này dã man làm sao!
Nên, nếu một người phụ nữ trân trọng bản thân, hiểu điều đó, cô ấy sẽ giữ gìn bản thân cho người cô ấy thực yêu thương, với người xứng đáng. Và cô ấy dù là làm tình lần đầu tiên hay lần thứ mấy, cũng chắc chắn là làm tình vì tình yêu chứ không phải là vì sẽ cưới anh này làm chồng, trước sau gì cũng thế!!! Nghĩa là, sau khi làm tình lần đầu tiên, bạn vẫn là bạn, bạn vẫn trân trọng bản thân mình, tin rằng mình là một người con gái xứng đáng được yêu thương và tôn trọng.
Còn nếu bạn giữ trinh tiết chỉ để lấy chồng, thì hệ quả là, nếu đã mất trinh tiết, lập tức buông tuồng quan hệ bừa bãi vì thực sự, còn gì đâu mà giữ? Hoặc sau khi lấy chồng, mới có điều kiện buông thả lăng loàn, thì chẳng ai sưu tầm đàn ông tài bằng bạn. Một khi chiếc vòng kim cô “trinh tiết” đã được dỡ ra khỏi đầu bạn.
Với những người ấy, thì tất yếu một khi chiếc vương miện “trinh tiết” được cất đi khỏi đời bạn, bạn sẽ thấy bản thân mình chẳng còn giá trị gì, là kẻ xứng đáng bị vùi dập. Và những người vợ nhịn nhục ra đời từ ấy. Vì chính bạn đã tự cho rằng, mình mất trinh tức là mình xứng đáng bị chồng khinh bỉ!
Thỉnh thoảng lại có một độc giả gửi thư cho tôi trong nước mắt: Anh ấy bảo vì em không còn trinh, nên anh ấy dằn vặt em, rồi bỏ em! Chị khuyên em nên thế nào?
Tôi đã trải qua những cảm xúc như bạn, bởi ngày xưa, tôi cũng ở tuổi yêu như bạn, lựa chọn người yêu trong một đám đông có cùng suy nghĩ như bạn đang gặp. Nên tôi trả lời rằng:
Bởi vì bạn đã mất trinh, nên bạn xứng đáng với người đàn ông tốt đẹp hơn!
Là một người đàn ông trưởng thành, hiểu rằng anh ta yêu người phụ nữ chứ không phải yêu cái màng thịt dùng một lần, chắn giữa âm đạo của bạn!
Bạn hãy chọn người đàn ông khác! Đàn ông có liêm sỉ thì không có quyền đòi hỏi trinh tiết của bạn gái. Bởi, họ thừa biết, trinh tiết chỉ có mỗi giá trị duy nhất là chứng minh cô gái có kinh nghiệm tình dục bằng 0, thế thôi! Thậm chí cưới một cô gái trinh làm vợ là một lựa chọn thiếu lý trí của đàn ông, khi nghiên cứu tâm lý đã cho kết quả rằng, không ai cắm sừng chồng nhiều hơn người vợ còn trinh!
Vì sau khi lấy chồng, cô ấy mới khám phá ra một cuộc sống khác. Mà ở đó, hình như người chồng đã mất đi ưu thế (hứa hẹn sẽ cưới) giữa những đàn ông khác. Vì cưới thì đã cưới rồi! Và khi tình dục lên ngôi, tình yêu ở lại.
Độc giả thường không bao giờ tin lời tôi nói rằng, rồi họ sẽ gặp người đàn ông tốt đẹp hơn! Họ nói, vì em đã mất trinh với anh này, liệu anh sau sẽ còn trân trọng em không?
Tôi lại thấy trinh tiết thực ra là cơn ấu trĩ của đàn ông.
Khi bạn 20, bạn sống giữa một bầy con gái, ai cũng còn trinh cả, nên chàng trai cứ mở mồm ra là nói, tao sẽ cưới gái trinh làm vợ!
Khi anh này 25-27, gái trinh đã có nơi có chốn rồi, nếu anh ấy chọn gái trinh, hiếm làm sao! Hoặc anh ấy sẽ phải quay đi tìm gái ở độ tuổi 18-20. Nhưng nói xin lỗi các anh đàn ông, ở tuổi đó, các cô gái chỉ thích hot-boy Hàn Quốc, yêu diễn viên, yêu anh bạn học giỏi cùng lớp, làm gì có mấy cô yêu các anh hơn mình tới chục tuổi?
Nếu các cô yêu anh hơn chục tuổi, đảm bảo đó là những cô đã… hơi có khái niệm về đời sống vật chất, đã từng hưởng thụ, hiểu đời hơn bạn cùng tuổi, các anh liệu có chắc họ còn trinh?
Rồi, khi đàn ông đã ngoài 30, họ kiếm gái 30 còn trinh, có lẽ là khó hơn bắc thang lên hỏi ông giời. Hay là lại quay lại yêu những em 18, đôi mươi? Thời gian đã dạy cho đàn ông một bài học rất vật chất, rằng, phải khi trưởng thành, ta mới qua được cơn ấu trĩ thèm trinh tiết. Và hiểu ra, một người phụ nữ năng động, tích cực, yêu chân thành, tự trọng, mới là người đảm bảo hạnh phúc lâu dài.
Ít nhất, bạn cũng phải nhìn ra một người đàn ông trưởng thành chứ, dù xã hội bạn sống đầy rẫy đàn ông ấu trĩ mãi mãi ở lại tuổi thèm trinh tiết?
(Theo Giadinh.net)
" alt="Đàn ông ấu trĩ mãi mãi ở lại tuổi thèm trinh tiết?!"/>
Đàn ông ấu trĩ mãi mãi ở lại tuổi thèm trinh tiết?!
- Sinh ra trong gia đình nghèo, cùng mắc một chứng bệnh khiến cả hai quá tuổi trưởng thành cũng chỉ cao hơn 1m, đi lại khó khăn. Duyên số tại trời, chị em Thuận và Hải gặp 2 chàng trai trong hoàn cảnh rất đặc biệt, và đều nên vợ nên chồng.Câu chuyện cổ tích tuyệt đẹp vừa được viết nên tại xóm 2B, xã Nam Thanh, Nam Đàn (Nghệ An).
Tuổi trẻ bất hạnh
Ông bà Đinh Văn Bình (SN 1954, xóm 2B Nam Thanh), Nguyễn Thị Nhuần (SN 1962) sinh được 3 người con, hai gái một trai. Lúc lọt lòng mẹ, cả ba đều khỏe mạnh như bao đứa trẻ bình thường khác.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/08/08/10/20130808104240-1.jpg) |
Chị Đinh Thị Thuận cùng chồng hạnh phúc trong ngày cưới. |
Đến khoảng chừng 7,8 tuổi, cả mấy chị em lần lượt mắc căn bệnh lạ, tay chân ốm yếu, chỉ ngã nhẹ cũng bị gãy xương. Gia đình lo lắng chạy vạy thuốc thang nhưng bệnh tình ngày một nặng thêm.
“Đi khám đứa mô cũng yếu xương, không phát triển được. Người ta nói các con tôi bị bệnh xương thủy tinh gì đấy. Lúc ấy gia đình cực khổ lắm, cha mẹ đều bình thường ai ngờ mấy đứa con đều mang chung một bệnh, chẳng hiểu tại sao” – bà Nhuần nhớ lại.
Kinh tế gia đình khó khăn chẳng đủ để điều trị lâu dài, Thuận và 2 đứa em dần tập sống chung với cảnh tật nguyền. Quá tuổi trưởng thành, cả ba cũng chỉ cao xấp xỉ 1m. Người em trai út còn phải di chuyển bằng xe lăn.
Trong khi bạn bè cùng trang lứa đều học hành đến nới đến chốn và lần lượt lập gia đình, đến năm ngoài 20 tuổi, Đinh Thị Thuận (SN 1982) và các em bắt đầu đi học trở lại. Có tật thì tài, ba chị em đều sáng dạ, học rất giỏi. Kết thúc lớp 9, cả ba lại phải ngậm ngùi chia tay sách vở vì không thể học lên nữa.
“Muốn giúp bố mẹ lắm mà sức mình chẳng làm gì được. Một hôm qua nhà hàng xóm xem tivi, tôi tình cờ thấy chương trình “Vượt lên chính mình” và thử viết đơn gửi. Hơn 5 tháng sau (tháng 4/2011 – PV), chương trình đã về để quay hoàn cảnh gia đình và chúng tôi được tham dự” – chị Thuận kể.
Ngoài khoản tiền mặt hỗ trợ 57 triệu đồng từ chương trình, chị Thuận còn được đài thọ một năm học nghề may mặc và được tặng một bộ máy may. Vốn chăm chỉ, tay nghề của chị ngày một vững. Bà con hàng xóm đều hết lời khen ngợi Thuận khéo tay, hay làm, chỉ tiếc là hình hài không được bình thường, nếu không sẽ có bao người đeo đuổi.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/08/08/10/20130808104240-3.jpg) |
Đôi chân tật nguyền, khó di chuyển, chị Thuận chọn nghề may để kiếm sống. |
Nhưng rồi, một câu chuyện tình đẹp như cổ tích đã bất ngờ triển nở ở vùng quê nghèo này.
Duyên số kỳ lạ
Hè năm 2012, đoàn biểu diễn nghệ thuật của Chi hội Khoa học tâm lý – Giáo dục Hồng Đức (TƯ Hội KHTL – GD Việt Nam) về biểu diễn nhiều ngày tại xã Nam Thanh và có ở nhờ nhà ông Bình.
Trong đoàn có chàng trai tên là Nguyễn Văn Tú (SN 1984, trú thị trấn Đô Lương, Nghệ An) có tài làm ảo thuật lại sống tình cảm. Tú người gầy gò, bị một tai nạn khiến cẳng chân phải teo lại, từng lang thang kiếm sống khắp trong Nam ngoài Bắc. Cứ như ông trời xe duyên, Thuận và Tú cảm mến nhau lúc nào không hay.
Cả hai sau đó tiếp tục giữ liên lạc với nhau, đến khi tình cảm đã bền chặt mới ngỏ lời với gia đình. Điều đặc biệt là, chính em gái Thuận, chị Đinh Thị Hải cũng đã “phải lòng” một chàng trai khác trong đoàn biểu diễn (!) Đó là anh Phạm Thanh Triều (SN 1980, quê Đà Nẵng). Anh Triều cũng bị dị tật ở chân.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/08/08/10/20130808104246-4.JPG) |
Duyên trời vun đắp nên 2 cặp vợ chồng hệt như cổ tích. |
Cuối năm 2012, ‘hai họ’ và bà con xóm giềng tổ chức đám cưới cho chị Hải với anh Triều. Bắt đầu từ đó, gia đình nghèo đón thêm nhiều niềm vui khác.
“Lúc tôi đưa Thuận về nhà giới thiệu, gia đình đều kịch liệt phản đối. Nhưng tôi đã nói chắc chắn là chỉ yêu và cưới Thuận, dù phải vượt qua nhiều cản trở” – anh Tú nói chắc nịch.
Đến cuối tháng 7/2013, sau nhiều thử thách, cuối cùng đám cưới của anh Tú và chị Thuận đã được tổ chức trong niềm vui của anh em chòm xóm. Chị Thuận khoe: “Vợ chồng em gái tôi sắp sinh hạ con đầu lòng rồi. Còn tôi cũng đã có “tin vui!”.
Sau khi cưới chị em Thuận, Hải, cả hai chàng rể đều đã “giải nghệ” công việc trước đó, sống đầm ấm bên vợ. Riêng anh Tú vốn khéo tay bẩm sinh, đã xoay sang làm nghề sửa chữa xe đạp, cắt chữ nghệ thuật. Món ‘đồ nghề’ làm ảo thuật lúc trước anh cất giữ cẩn thận trong buồng nhà, thỉnh thoảng mới mang ra phục vụ bà con hàng xóm.
“Nhà chồng đông con lại cũng khó khăn nên chúng tôi quyết định ở lại với ông bà ngoại để tiện bề chăm sóc, lo lắng gia đình. Hoàn cảnh hiện còn nhiều điều lo toan, chỉ mong sức khỏe được ổn định để xoay xở, và chờ đón những đứa con khỏe mạnh ra đời” – chị Thuận nói, mắt long lanh.
Cao Thái
" alt="Duyên số đặc biệt của 2 chị em khuyết tật"/>
Duyên số đặc biệt của 2 chị em khuyết tật
![](<table class=)
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/08/14/11/q3.jpg) |
Ca sĩ Hoàng Mỹ An |
Sau thành công của MV cộng đồng Sống như tia nắng mặt trời, một sáng tác của Đình Bảo, Hoàng Mỹ An bất ngờ tiết lộ mối quan hệ thầy trò với nam ca sĩ - nhạc sĩ Đình Bảo - cựu thành viên nhóm nhạc AC&M .
Chia sẻ về ca khúc Sống như tia nắng mặt trời, Đình Bảo cho biết: Tôi đã viết bài hát này nhưng nó đã không còn là bài hát của riêng tôi mà nó đã trở thành bài hát của tất cả những nghệ sĩ tham gia với tôi và là bài hát của tất cả những con tim yêu thương Sài Gòn.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/08/14/11/q1.jpg) |
Ca sĩ Mỹ An và nhạc sĩ Đình Bảo |
Hai thầy trò cùng nhau kết nối, mời nhiều nghệ sĩ tên tuổi trong nước lẫn hải ngoại tham gia MV. Trong đó, Đình Bảo sáng tác ca khúc, Hoàng Mỹ An ngoài việc góp giọng, cô nhận lời mời Quang Đăng, Hải Anh, Xuân Thảo, Đình Lộc, Minh Anh, Mạnh Quyền.. những vũ công, biên đạo 'hot' nhất hiện nay góp phần vào thành công của MV.
Hoàng Mỹ An hào hứng kể: "An rất vui khi nhận được lời mời từ anh Đình Bảo cũng là người thầy dạy thanh nhạc của An tại Mỹ, tham gia vào dự án ý nghĩa trong thời điểm dịch bệnh khó khăn tại Việt Nam. Là một người con xa quê, An rất xúc động với những lời hát và hình ảnh khắc hoạ trong bài hát".
Ca sĩ Đình Bảo, hiện sống hạnh phúc tại Mỹ và có một cô con gái lên 4 tuổi. Giọng ca của nhóm AC&M giờ vẫn duy trì việc hát, sáng tác nhạc và dạy âm nhạc.
Trong liveshow của mình, anh tiết lộ với khán giả rằng Hoàng Mỹ An chính là một trong những học trò của mình kể từ khi cô bắt đầu qua Mỹ vì thấy được tiềm năng cũng như thái độ tích cực, làm việc hết mình của An. Nam ca sĩ cũng thừa nhận Hoàng Mỹ An là người học trò tiến bộ rất nhanh trong số tất cả những người học trò của mình.
Với Mỹ An, Đình Bảo là người thầy rất có tâm và có tầm. "Thầy chỉ dạy rất tận tình và có sự mong đợi cao. Thầy không chỉ dạy về kĩ thuật, cách trình diễn giọng hát, mà thầy còn dạy về cách làm việc, cách sống và cái tâm với mọi người".
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/08/14/11/q2.jpg) |
Mỹ An sở hữu gương mặt khả ái và thân hình chuẩn. |
Hoàng Mỹ An sinh năm 1996, từng đoạt giải á quân Thử thách cùng bước nhảy 2013. Dù gặt hái nhiều thành tích ở lĩnh vực nhảy múa, cô vẫn quyết định theo đuổi con đường ca hát chuyên nghiệp và hiện là giọng ca độc quyền của trung tâm ca nhạc lớn tại Mỹ. Các ca khúc như 'No More', 'Ngày xuân rực rỡ'... do Hoàng Mỹ An thể hiện trên sân khấu hải ngoại được đông đảo khán giả yêu thích.
Nữ ca sĩ cùng hướng về quê nhà qua những đóng góp thiện nguyện cùng Bếp Thương Sài Gòn, dự án Giving Hope to Vietnam của Chùa Viên Quang kết hợp Hội chữ Thập đỏ huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; chiến dịch Hands for Hope quyên góp hỗ trợ các bạn sinh viên nghèo và những người khuyết tật... Nữ ca sĩ cũng đang kĩ lưỡng phối lại những bài nhạc Latin xưa để sớm ra mắt khán giả.
Xem video: MV Sống như tia nắng mặt trời
Đinh Anh
![Cô gái lai Việt - Thái kể chuyện chống dịch: Bị dân mắng, được dân thương](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/08/13/09/co-gai-lai-viet-thai-ke-chuyen-chong-dich-bi-dan-mang-duoc-dan-thuong.jpg?w=145&h=101)
Cô gái lai Việt - Thái kể chuyện chống dịch: Bị dân mắng, được dân thương
Bật khóc khi bị người dân mắng mỏ, rưng rưng xúc động khi được người dân dúi vào tay lốc sữa... - những trải nghiệm vui buồn đã giúp cô gái 19 tuổi trưởng thành và trân quý cuộc sống hơn.
" alt="Hoàng Mỹ An tiết lộ về thầy giáo Đình Bảo tại Mỹ"/>
Hoàng Mỹ An tiết lộ về thầy giáo Đình Bảo tại Mỹ