Trước thông tin điện thoại BlackBerry có thể trở thành “cục gạch” sau ngày 4/1/2022, giới mua bán điện thoại nhãn này đang rất hoang mang.
Anh Cường Phạm, một người chuyên sửa chữa và bán điện thoại BlackBerry tại TP.HCM, cho hay trong vài ngày gần đây, số lượng người mua giảm gần một nửa so với ngày thường.
“Hầu hết mọi người rất hoang mang trước thông tin điện thoại BlackBerry sẽ không còn sử dụng được nữa”, anh Cường nói với ICTnews.
Dù vậy, anh Cường vẫn tin rằng nếu điện thoại BlackBerry bị ngưng một số tính năng như thông báo của hãng, thì việc nghe gọi, nhắn tin vẫn không bị ảnh hưởng.
“Hãng chỉ có thể can thiệp phần mềm, riêng việc gọi điện hay nhắn tin lại phụ thuộc nhà mạng Việt Nam nên tôi cho rằng điện thoại sẽ không bị ảnh hưởng”, anh Cường suy đoán.
Nói với ICTnews, Anh Tuấn (Cần Thơ), thậm chí cho rằng việc BlackBerry ngưng dịch vụ để biến điện thoại thành “cục gạch” hầu như không khả thi. Vì điện thoại không phải khai báo với máy chủ của hãng, do đó việc có sử dụng được hay không phụ thuộc nhiều vào nhà mạng Việt Nam hơn là phía BlackBerry.
Dù vậy, những thông tin từ phía BlackBerry khiến giới mua bán tại Việt Nam không khỏi bối rối. Theo anh Cường, phải chờ đến ngày mai 5/1 thì mọi việc mới có thể sáng tỏ hơn.
Cho đến hiện nay, chủ nhân tất cả các điện thoại BlackBerry mà ICTnews có liên hệ hỏi đều cho biết điện thoại vẫn sử dụng bình thường các tính năng nghe gọi và các dịch vụ của BlackBerry.
Chị Thuỳ Trang, một người đam mê BlackBerry tại TP.HCM, đã thử nghiệm gắn SIM tất cả các nhà mạng Việt Nam vào một số điện thoại BlackBerry của chị. Các máy vẫn hoạt động hoàn hảo, ít nhất ở việc nhận sóng nhà mạng.
Theo tìm hiểu của ICTnews, BlackBerry thông báo trên trang của hãng như sau: các dịch vụ kế thừa dành cho Hệ điều hành BlackBerry 7.1 trở về trước, phần mềm BlackBerry 10, BlackBerry PlayBook OS 2.1 và các phiên bản trước đó, sẽ không còn khả dụng sau ngày 4/1/2022. Kể từ ngày này, các thiết bị chạy các dịch vụ và phần mềm kế thừa này thông qua nhà cung cấp dịch vụ hoặc kết nối Wi-Fi sẽ không còn hoạt động đáng tin cậy nữa, bao gồm dữ liệu, cuộc gọi điện thoại, SMS và chức năng 911 (cuộc gọi khẩn cấp).
Trên thực tế, thông báo nói trên được đưa ra hồi tháng 9 năm 2020 nhằm giúp người dùng BlackBerry có thời gian chuẩn bị.
Theo thông báo này, có thể hiểu rằng các dịch vụ do BlackBerry cung cấp sẽ không còn khả dụng, riêng kết nối Wi-Fi hay mạng di động sẽ không còn đáng tin cậy. Hãng không nhắc đến việc chiếc điện thoại sẽ thành “cục gạch”.
Anh Anh Tuấn đồng ý với quan điểm này, và cho rằng có thể BlackBerry đang đề cập đến việc ngưng hỗ trợ, ngưng cập nhật phần mềm, cắt các dịch vụ độc quyền của hãng, chứ không nói sẽ biến điện thoại thành “cục chặn giấy” - cách gọi những chiếc điện thoại không còn chức năng nghe gọi.
Theo chị Thuỳ Trang, trên thực tế người dùng BlackBerry tại Việt Nam đang thưa thớt dần. Nhóm còn lại hiện nay vẫn yêu quý BlackBerry, và chấp nhận sử dụng hạn chế một số tính năng của điện thoại. Do đó, nếu điện thoại chỉ mất đi một số dịch vụ của BlackBerry nhưng vẫn còn lại tính năng nghe gọi thì hầu như việc này không ảnh hưởng nhiều đến thú chơi hiện tại của người dùng điện thoại này.
Hải Đăng
Người dùng không thể sử dụng điện thoại BlackBerry cũ từ ngày 4/1 do công ty chính thức ngừng hỗ trợ nền tảng BlackBerry 10 trở về trước.
" alt=""/>Điện thoại BlackBerry vẫn sử dụng được tại Việt Nam, người mua hoang manMột cơn “ác mộng” với hầu hết tất cả mọi người khi đại dịch xảy ra đó là các loại hình giải trí trực tiếp như khu vui chơi, sự kiện nhạc sống, rạp chiếu phim, triển lãm thương mại... đều ngừng hoạt động. Mọi người phải dành nhiều thời gian ở nhà, hạn chế di chuyển, vì vậy họ cần một hình thức để giải trí tại gia và đó chính là lúc giải trí trực tuyến “lên ngôi”.
Theo PwC, OTT (Over the Top) - giải pháp cung cấp nội dung như hình ảnh, tin nhắn, gọi điện cho người dùng dựa trên việc tận dụng không gian rộng lớn Internet đã chứng kiến doanh thu toàn cầu tăng 26% vào năm 2020 và nó sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới, gấp đôi doanh thu từ 46,4 tỷ USD năm 2019 lên 86,8 tỷ USD vào năm 2024.
Tạm thời sụt giảm nhưng sẽ tăng trưởng dài hạn
Báo cáo mới nhất của PwC tháng 7/2021 cho thấy, doanh thu E&M toàn cầu giảm 3,8%, từ 2,1 nghìn tỷ USD năm 2019 xuống 2 nghìn tỷ USD năm 2020, là mức giảm lớn nhất trong 22 năm qua. Nhưng sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng nội dung từ trực tiếp sang trực tuyến trong mùa dịch đã tạo ra những điểm sáng.
Theo dự đoán từ năm 2021 đến năm 2025, doanh thu E&M toàn cầu sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,0%, đưa doanh thu toàn ngành lên 2,6 nghìn tỷ USD vào năm 2025.
Ngành công nghiệp giải trí trị giá 2 nghìn tỷ USD đang trên đà tăng trưởng 6,5% vào năm 2021 và 6,7% vào năm 2022, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ về nội dung kỹ thuật số và quảng cáo.
Những sự tăng trưởng vượt bậc
Người dùng trên toàn cầu có xu hướng sử dụng mạng xã hội nhiều hơn. Theo Statista, tỷ lệ tăng trưởng người dùng Facebook ước tính đạt 8,7% vào năm 2020. TikTok đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn thế giới từ năm 2019 đến năm 2021, ở mức 38%. Pinterest và Reddit tăng hơn 30%.
Phát video trực tuyến video theo yêu cầu (SVOD) được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 10,6% đến năm 2025, trở thành ngành công nghiệp trị giá 81,3 tỷ USD.
Tuy doanh thu rạp chiếu phim sụt giảm 71% do ảnh hưởng của đại dịch, nhưng đây là cơ hội đã các nền tảng xem phim trực tuyến phát triển. Disney+ dự kiến có từ 60 - 90 triệu người đăng ký trả phí vào năm 2024, nhưng mới chỉ đầu tháng 8 năm 2020 Disney+ đã đạt con số 60,5 triệu. Netflix cũng thông báo số lượt người đăng ký sử dụng ứng dụng đã vượt 200 triệu tính đến cuối năm 2020 và dự kiến sẽ còn tăng lên nếu dịch bệnh vẫn tiếp diễn.
Với các liveshow âm nhạc, trung tâm triển lãm và sân vận động đóng cửa trong nhiều năm, một số sự kiện đã sử dụng nền tảng kỹ thuật số để giữ kết nối với khán giả của họ. Tại Vương quốc Anh, London’s Wireless Festival đã hợp tác với MelodyVR vào giữa năm 2020 để mang đến những màn trình diễn thực tế ảo được ghi lại từ các nghệ sĩ nổi tiếng như Cardi B, Travis Scott và Migos. Hơn 130.000 người từ 34 quốc gia đã tham dự online sự kiện ảo này.
Doanh thu từ trò chơi điện tử và thể thao điện tử tiếp tục tăng nhanh, đạt 147,7 tỷ USD vào năm 2020, với tốc độ CAGR 5,7% dự kiến sẽ mở rộng phân khúc này trở thành ngành kinh doanh gần 200 tỷ USD vào năm 2025.
Truy cập Internet trên các thiết bị di động đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các hình thức giải trí trực tuyến. Với sự phát triển của 5G, và những tiến bộ trong công nghệ thiết bị cầm tay, ước tính với doanh thu tăng với tốc độ CAGR 6,1% từ 449 tỷ USD vào năm 2020 lên 605 tỷ USD vào năm 2025.
Mặc dù vẫn sẽ có những thách thức đối với ngành E&M khi trong bối cảnh đại dịch, nhưng quá trình chuyển đổi kỹ thuật số sẽ kéo mọi thứ về phía trước, mang lại những cơ hội lớn.
Hương Dung (Theo PwC)
Danh sách dựa trên dữ liệu của AppStore và Google Play, ứng dụng được tải từ bên thứ 3 sẽ không được tính vào danh sách này.
" alt=""/>Giải trí trực tuyến bùng nổ, tăng trưởng vượt bậc nhờ đại dịch