当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Bình Phước vs Quảng Nam, 17h ngày 21/8 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Arema FC vs Bali United, 15h30 ngày 3/2: Tiếp tục thắng lợi
Múa xòe là một sinh hoạt văn hóa đặc sắc, phổ biến của công đồng người Thái ở Tây Bắc. Người Thái thường tổ chức trong các hội mừng xuân, hội mừng mùa và trong đám cưới hỏi.
![]() |
Chỉ một chiếc trống cùng chiếc thùng phuy rỗng, các bà, các cô người Thái ở bản Xa, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ (nằm trong cánh đồng Mường Lò, vựa lúa lớn thứ 2 các tỉnh Tây bắc) đã có thể say mê với điệu xòe truyền thống bất kể lúc nào hứng thú. |
![]() |
Trong niềm hân hoan cùng điệu xòe, chiếc chậu thủng đáy cũng có thể thay thế chiếc chiêng đồng không thể thiếu trong các hội xòe. Trưởng bản Xa, Đồng Văn Thảo cho biết: "Trong dịp Tết, khắp các thôn bản tự tổ chức hội xòe, địa điểm thường được chọn là những bãi đất trống". |
![]() |
Vùng Mường Lò là nơi sinh sống của các dân tộc Thái, Tày, Mường, Kinh.... Khu vực quanh thị xã Nghĩa Lộ tập trung đông người Thái nhất. Người Thái quan niệm, "không xòe không tốt lúa, không xòe thóc cạn bồ" nên cứ dịp Tết đến, xuân về khắp cánh đồng Mường Lò diễn ra hội xòe. |
![]() |
Trên bãi đất trống, người dân ở bản Pắc Xổm, xã Phù Nham (Văn Chấn - Yên Bái) tổ chức hội xuân với nhiều trò chơi như nhảy sạp, kéo co, đẩy gậy... |
![]() |
Trò chơi đẩy gậy thu hút rất đông cánh đàn ông thi thố. |
![]() |
Đêm đến, vòng xòe của người dân Pắc Xổm thật hấp dẫn với đống lửa được đốt từ nhá nhem tối. Những điệu múa xòe như: vòng tròn vỗ tay, tung khăn, nâng khăn mời rượu... diễn ra trong tiếng trống chiêng giục giã, mời gọi. |
![]() |
Không chỉ tiếng chiêng trống, những bài dân ca cũng được người dân thay nhau hát thông qua hệ thống loa đài của một gia đình người dân trong bản ủng hộ. |
![]() |
Mỗi khi ngọn lửa sắp tàn, những người dân trong bản lại lần lượt đóng góp củi gỗ nuôi dưỡng ngọn lửa. |
![]() |
Nhiều người đắm say trong các điệu xòe với những đứa trẻ trên lưng. |
![]() |
Sân nhà văn hóa bản Mớ, xã Hạnh Sơn, thị xã Nghĩa Lộ được chọn làm địa điểm vui xuân của người Thái ở bản Mớ. Các bà, các cô bản mớ vui trong điệu xòe đón năm mới không thể thiếu tiếng chiêng trống. |
![]() |
Các bà, các cô bản Mớ vui với trò kéo co. |
![]() |
Điệu múa xòe hòa cùng nhịp chiêng trống không chỉ là một điệu múa đặc sắc của dân tộc Thái ở vùng Tây bắc mà còn là điệu múa biểu hiện sự đoàn kết, gắn bó, thân thiện của công đồng. |
Lê Anh Dũng
" alt="Chị em say mê nhảy múa với chậu thủng, thùng phuy"/>Món quà bí mật cho người nghèo
Căn nhà đang xây dở nằm sâu trong xóm thuộc ấp 6, xã Mỹ Thạnh Đông, Đức Huệ, Long An.
![]() |
Căn nhà của ông Sơn được "người hùng" xin vật liệu về xây dựng. Phía sau là nhà cũ bằng lá đang xiêu vẹo. |
Chủ nhân căn nhà này là ông Phan Văn Sơn (59 tuổi), bộ đội phục viên. Hàng ngày ông làm công kiếm tiền lo cho vợ là bà Đào Thị Út (62 tuổi) đang mang nhiều thứ bệnh trong người như cường giáp, tim hở 2 lá, xơ gan, thận suy... Mỗi tháng bà phải cần khoảng 20 triệu tiền chữa bệnh.
Ông bà có với nhau 2 con gái. Cả hai đều đã cùng chồng đi làm ăn xa, bỏ lại quê hương cha mẹ già. Căn nhà lá mà ông bà đang ở khó qua được mùa mưa năm nay...
![]() |
Ông Sơn phụ bưng gạch. |
"Cũng nhờ người phụ nữ thầm lặng đó. Không có cô ấy, vợ chồng tôi không bao giờ dám nghĩ đến một căn nhà. Cô ấy đã đi xin từng viên gạch, từng bao xi măng rồi nhờ người xây nhà cho chúng tôi. Xin được bao nhiêu chúng tôi xây bấy nhiêu. Xây hết cô ấy lại đi xin tiếp".
Ông kể tiếp: "Chúng tôi cần khoảng 4 triệu đồng để mua tôn lợp mái. Cô gái ấy đã gõ cửa nhiều bà con ở Đức Huệ nên lần này sẽ vận động mạnh thường quân ở TP.HCM".
Chúng tôi cũng đã gặp bà Phan Thị Nhã (68 tuổi) ngụ tại ấp 4, xã Mỹ Thạnh Đông. Bà vui mừng kể lại, sáng nay có một phụ nữ từ TP.HCM đến biếu bà 50kg gạo.
Bà cho biết, một nách bà phải nuôi 2 đứa cháu nội. Con trai bà vừa mới mất cách đây mấy hôm vì bệnh hiểm nghèo.
![]() |
Bà Nhã bên cạnh bao gạo tình thương. Phía sau là bàn thờ của người con trai mới mất. |
"Hằng ngày tôi phải đi làm khi thì hái ớt, lúc hái bông thiên lý... Mỗi kg hái được chủ trả cho tôi 4.000 đồng. Làm cả ngày tôi cũng chỉ được 40 đến 50 ngàn đồng. Nguy cơ 3 bà cháu bị đói cận kề", bà kể.
![]() |
Cây cầu ngang qua kênh Út Trình đang chờ xây mố cầu (Bộ phận ở hai đầu cầu và nối tiếp giữa cầu với đường). |
Bà Nhã nói thêm: "Thấy cảnh nhà tôi như vậy, cô bé đó đã lẳng lặng đi tìm các mạnh thường quân giúp đỡ. Đến Đức Huệ hỏi đến cô ấy, ai cũng biết. Không chỉ giúp người nghèo, cô ấy đang có dự định vận động, xin tài trợ làm 2 mố cầu ngang qua kênh Út Trình".
Theo đó, cây cầu này được người Nhật tài trợ xây dựng. Tuy nhiên kinh phí có hạn, chỉ đủ làm cầu, không đủ tiền làm 2 mố cầu. Hiện 2 mố cầu được người dân đổ đất để sử dụng tạm vào mùa khô. Sang mùa mưa, 2 mố đất này có nguy cơ trôi mất.
Ngoài cây cầu này, "người hùng" của dân làng Đức Huệ còn đau đáu lo lắng về một cây cầu khác vừa bị sập, cầu Ba Hân. Cầu nối giữa đồng ruộng và vùng dân cư, cầu được sửa sang sẽ giúp việc đi lại, chuyên chở vật tư ra đồng và nông sản của người dân về nhà thuận tiện hơn.
Nhà mình nền đất, vách ghép vẫn đi lo cho hàng xóm
Theo lời chỉ dẫn của bà con, chúng tôi tìm đến nhà "người hùng". Đó là một phụ nữ tên Phạm Thị Trong, 30 tuổi, có chồng và 2 con. Trong hiện nay là Chi hội trưởng Chi hội Chữ thập đỏ ấp 6.
Thật sự chúng tôi không nghĩ gia đình chị Trong lại ngụ trong căn nhà "trống trước hở sau" như thế. Đồ đạc trong nhà không có thứ gì quý giá với nền đất, vách ghép bằng những thanh thân cau.
Quý nhất trong nhà chị có lẽ là hàng chục bằng khen được ốp đầy trên vách.
![]() |
Chị Trong bên cây cầu đổ. |
Trong tiếp chúng tôi trong căn nhà ấy và bày tỏ, gia đình chị không giàu có gì. Cha mẹ chị đông con, phải lao động quần quật mới đủ cái ăn.
Chị Trong nói: "Nhà con thế này nhưng nhiều nhà còn tệ hơn. Con đã trải qua đói khổ đã thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn cơ cực nên con rất sẵn lòng giúp những trường hợp khó khăn. Trong tâm của con lúc nào cũng nghĩ đến họ và mong sao họ sớm vượt qua".
Xuất thân từ thợ may, năm 2011, Trong bắt đầu tham gia vào công tác Chữ thập đỏ của ấp. Chỉ mấy năm làm Chi hội trưởng, Trong đã xây dựng được 5 căn nhà tình thương, mua được 5 con trâu giúp các gia đình khó khăn, tô lót nền nhà, sửa chữa nhà. Tất cả đều sử dụng bằng nguồn vốn do hội viên đóng góp.
![]() |
Phạm Thị Trong trước căn nhà của mình. |
Ngoài ra, Trong còn xin được 2 căn nhà tình thương khác. Những trường hợp đau ốm, bệnh tật, khó khăn về cuộc sống cũng đã được Trong quan tâm và đạt được hiệu quả tốt.
Ông Phạm Văn Được, Trưởng ấp 6, cho biết, Trong từng tham gia nhiều công tác từ thiện, xây cầu, nhà và giúp đỡ những người già neo đơn. Làm việc không lương, không phụ cấp chỉ bằng tấm lòng, Trong đã thực hiện được nhiều việc tốt cho địa phương.
![]() |
Tài sản quý giá nhất trong nhà. |
Bà Phạm Ngọc Chơn, Chủ tịch hội Chữ thập đỏ huyện Đức Huệ, xác nhận những việc làm của Trong xuất phát từ tấm lòng nhân hậu.
Chị không nề hà một việc gì mặc dù gia cảnh còn nhiều khó khăn. 7 năm làm công tác chữ thập đỏ, người phụ nữ tên Trong đã để lại một tấm gương rất trong sáng, như cái tên của chị.
![]() Chồng nghèo, đi ở nhờ bị vợ cấm thờ cúng bố mẹVài năm sau ngày mẹ mất, tôi cũng dần nguôi ngoai nỗi nhớ mẹ. Tình cảm vợ chồng tôi cũng tốt dần lên. Tôi bàn với vợ lập ban thờ bố mẹ tại căn hộ chung cư của chúng tôi. Tuy nhiên vợ tôi không đồng ý ... " alt="Người phụ nữ nhà 'trống hoác' vẫn xin gạch xây nhà cho hàng xóm"/>Người phụ nữ nhà 'trống hoác' vẫn xin gạch xây nhà cho hàng xóm Ông Huỳnh Văn Hùng - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà Nẵng đã chia sẻ quanh sự kiện này. Nâng tầm cuộc thi pháo hoa thành lễ hội - Thưa ông, du khách khắp nơi đang rất háo hức khi biết cuộc thi trình diễn pháo hoa Đà Nẵng sẽ trở thành một Festival thực thụ kéo dài tới hai tháng với nhiều bất ngờ. Tại sao thành phố lại có sự thay đổi này và lãnh đạo thành phố kỳ vọng gì ở DIFF 2017? Trước đây, khi cuộc thi pháo hoa quốc tế Đà Nẵng được tổ chức hai năm một lần, DIFC đã trở thành niềm mong mỏi của cư dân Đà Nẵng và là sự kiện thu hút khá đông du khách. Tuy nhiên, vì mang tính chất cuộc thi nên DIFC chỉ đơn thuần là bắn pháo hoa mà không có hoạt động bên lề nào để giữ chân và thu hút thêm nhiều hơn nữa du khách đến Đà Nẵng vào dịp này. Việc tổ chức cuộc thi pháo hoa quốc tế dồn vào hai ngày 30/4 và 1/5 cũng làm tăng sức ép, gây quá tải lên hệ thống cung ứng dịch vụ của thành phố.
Để tạo cho Đà Nẵng - thành phố vừa được World Travel Awards trao giải thưởng Thành phố lễ hội và sự kiện hàng đầu châu Á năm 2016 - một sự kiện, một lễ hội mang tầm cỡ quốc tế, có sức hút lớn, có quy mô và sự đầu tư bài bản, UBND thành phố đã quyết định nâng tầm Cuộc thi pháo hoa quốc tế thành Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng, và tổ chức đều đặn hàng năm, trong suốt hai tháng, với nhiều hoạt động lễ hội tưng bừng, ấn tượng. Đà Nẵng kỳ vọng đây sẽ là một lễ hội làm nên thương hiệu cho du lịch của thành phố, đánh dấu một bước ngoặt nữa cho sự chuyển mình mạnh mẽ của thành phố trên con đường trở thành Điểm đến du lịch được yêu thích nhất ở Việt Nam và ở châu Á. Với lễ hội này, chúng tôi cũng kỳ vọng sẽ thu hút thêm nhiều du khách, gia tăng trải nghiệm cho du khách đến Đà Nẵng trong mùa cao điểm du lịch, và khẳng định sự năng động, sáng tạo của một thành phố trẻ, xây dựng thương hiệu du lịch của thành phố gắn liền với nghệ thuật biểu diễn pháo hoa trong thời gian tới.
- Theo ông, cư dân Đà Nẵng sẽ được hưởng lợi gì từ sự thay đổi này? DIFF 2017 sẽ được tiến hành gần 2 tháng với nhiều sự kiện bên lề, sự kiện phụ trợ khác. Nhân dân Đà Nẵng sẽ được sống trong không khí lễ hội rất dài, chứng kiến những màn trình diễn pháo hoa ngoạn mục, được xem những màn biểu diễn carnival mà có thể họ chưa từng được xem, và trên hết, họ được đón thêm nhiều khách du lịch. Để đáp ứng và phục vụ cho nguồn khách lớn và chất lượng cao sẽ tới Đà Nẵng trong thời gian tới, các ngành giao thông, y tế, thương mại, du lịch,… đều sẽ phải nâng cấp cơ sở hạ tầng để cung đảm bảo cầu. Các vấn đề khác như văn hóa ứng xử đô thị, chất lượng dịch vụ, môi trường sống… cũng đều được nâng cấp lên đáp ứng xu hướng phát triển này. Như vậy, người Đà Nẵng sẽ được sống trong môi trường tốt hơn. Người dân Đà Nẵng được hưởng lợi gián tiếp từ pháo hoa, đó là nguồn thu sẽ tăng lên từ lượng khách du lịch tăng vọt trong 02 tháng. Về lâu dài, thương hiệu du lịch của Đà Nẵng được nâng tầm cũng sẽ góp phần tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân Đà Nẵng. Tôi chắc chắn, thông tin về lễ hội pháo hoa là tin vui với bất cứ công dân Đà Nẵng nào. Nhiều sự kiện bên lề hấp dẫn - Như ông nói, DIFF 2017 sẽ được tiến hành gần 2 tháng với nhiều sự kiện bên lề, cụ thể hơn đó là những sự kiện gì? Nếu như cuộc thi trước đây mang tính hơn thua, xếp hạng, thì giờ đây sẽ thực sự là một cuộc trình diễn, một lễ hội thực sự với rất nhiều chương trình bổ trợ, vui chơi giải trí. Lễ hội pháo hoa năm nay sẽ có 8 đội tham dự gồm Anh, Úc, Áo, Thụy Sỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Italia và nước chủ nhà Việt Nam. Năm nay đội nước ta sẽ được đầu tư mạnh mẽ để có chất lượng và công nghệ tốt, tiến tới có thể đi thi đấu ở nước ngoài.
DIFF 2017 sẽ là chuỗi 5 chương trình với 5 đêm pháo hoa mang tên Hỏa - Thổ - Kim - Thủy - Mộc được tổ chức vào thứ Bảy hàng tuần, song song vớicác lễ hội đồng hành như Lễ hội “Chân trần trên cát” và “Thắp lửa tri ân”, Lễ hội văn hóa Chăm, Lễ hội điêu khắc, Lễ hội ẩm thực quốc tế “Ngũ hành”, Lễ hội bia và các lễ hội đường phố. Du khách và người dân Đà Nẵng sẽ được đắm chìm trong không gian lễ hội rộn ràng, đậm chất văn hóa và nghệ thuật trong suốt 2 tháng hè. - Sở Văn hóa thể thao Đà Nẵng đã có sự chuẩn bị thế nào cho sự kiện này, thưa ông? Chúng tôi đang tham gia phối hợp trong khả năng, quyền hạn như tham mưu cho thành phố về vấn đề an ninh, trật tự, thủ tục, chương trình nghệ thuật, lễ hội bên lề… Trách nhiệm của địa phương nói chung và ngành văn hóa, du lịch nói riêng là sẽ phối hợp tối đa với đơn vị triển khai là Tập đoàn Sun Group để làm nên thành công cho sự kiện. - Xin cảm ơn ông! Doãn Phong " alt="Festival pháo hoa quốc tế 2017 ‘nâng tầm’ du lịch Đà Nẵng"/>![]() Một buổi, đã vào khoảng chiều chiều, thấy điện thoại di động rung, tôi tự nhủ, quái lạ, ai biết được số di động mới của mình? Người gọi đến hoá ra không lạ, là một người hàng xóm từng quen biết ngày xưa, đã lâu không liên hệ, bà gọi cho tôi tất có việc gì nhờ vả. Bà không vòng quanh gì hết, bà hỏi tôi, nếu tôi tới nhà bà chơi, một tiếng bao nhiêu tiền? Tôi ngạc nhiên hỏi, tới để làm gì? Tới để giúp bà, tới làm gì cũng được, nhưng cứ đến nhà bà, tiền nong thế nào bà trả hết. Đến càng nhiều càng tốt. Tôi ngạc nhiên quá sức, tôi bảo, nếu bác cần cháu giúp chuyện gì thì khi nào rảnh cháu sẽ tới thăm, còn bây giờ, cô Osin nhà cháu đang nghỉ phép về quê độ… một tháng, cháu phải bò ra mà làm việc nhà, thời gian tắm một ngày còn chẳng đủ lâu nữa là đi đâu.
Bà nói, không, bận mấy cũng phải đến, ít nhất thì cũng phải đến hai buổi tối một tuần. Tôi bắt đầu thấy hơi khó hiểu và hơi khó chịu với đề nghị áp đặt này. Hoá ra, đầu dây bên kia thổ lộ nỗi đau khổ của gia đình bà bấy lâu nay. Đứa cháu trai duy nhất quý hoá trong nhà, cho ăn học tử tế, mà lại chỉ thích bạn bè chơi nhởi, không chịu nghe lời bố mẹ ông bà xếp đặt cho một con đường tương lai theo ý họ. Bà cho biết, bà với ông đều làm lãnh đạo cao cấp, con bà, dâu rể bà, đều là thạc sĩ tiến sĩ ở Mỹ, làm các Viện nghiên cứu, làm lãnh đạo, đi nước ngoài quanh năm. Vì thế ít thời gian dạy dỗ con. Và đứa cháu trai duy nhất ấy, giá mà nó muốn du học nước ngoài, làm thạc sĩ tiến sĩ như bố mẹ nó, hay nó đòi học cả đời thì cả gia đình đều sẵn lòng cho nó thoả nguyện. Thế nhưng nó lại thờ ơ với những sự chăm sóc của gia đình bà. Nó cũng học đại học, nhưng không theo ý nguyện gia đình. Tốt nghiệp xong nó không chịu “phấn đấu” đạt bằng cấp tiến sĩ như bố mẹ, thì gia đình cũng phải chịu, không trở thành học giả thì đi làm cũng được. Nhưng giờ, đã thu xếp cho nó vào một chỗ tốt ở một tập đoàn tốt, nhưng nó cũng chẳng tha thiết nốt. Nó không hút chích ma tuý, nó không nghiện ngập cờ bạc giai gái, nó không nói dối lừa đảo, nó không lười biếng ỷ lại, nó không ăn chơi hàng hiệu loè loẹt, vứt tiền qua cửa sổ, nó không có gì đáng phải phàn nàn, trừ việc nó chỉ ưa giao đãi bạn bè, đi đó đây, mê Trang Hạ, và không chấp nhận những tương lai gia đình sắp đặt cho nó. Đầu dây bên kia mất chừng mười lăm phút trút những nỗi lo âu, buồn bã, sợ hãi của một bậc phụ huynh, bậc bố mẹ ông bà, bà nói ngay rằng, bây giờ chỉ có tôi mới có thể cứu vớt thằng bé kia. Tôi sẽ có vị trí như một bác sĩ chữa trị tâm lý cho nó. Nó thích tôi lắm, nó sẽ nghe lời tôi. Bà chỉ cần tôi đến chơi một thời gian, thủ thỉ tâm sự, trao đổi, uốn nắn nó để nó sẽ trở thành người như gia đình mong muốn: Một công chức, một cán bộ kinh doanh, một nghiên cứu sinh ở nước ngoài, thậm chí một ông chủ nếu nó thích. Nhưng đừng như nó hiện giờ. Và tôi lấy cớ gì đến cũng được, dạy gia sư, đến thăm, đến chơi, tình cờ ghé qua, bà sẽ trả tiền cho tất cả những cuộc ấy, bất cứ mức giá nào tôi thích. Tôi chỉ nhỏ nhẹ, cháu không đến đâu, và bác cũng không trả nổi mức tiền thù lao của cháu đâu. Tôi nhớ lại láng máng một cậu bé đẹp trai học một trường Kinh tế của thủ đô, thỉnh thoảng gửi lời nhắn cho tôi qua blog Trang Hạ, cũng chỉ là hỏi thăm thông thường. Tôi không trả lời những tin nhắn ấy vì không có thời gian. Tôi không biết cậu ấy đã tốt nghiệp đại học, cậu ấy cũng không kể cho tôi biết, gia đình cậu ấy kỳ vọng những gì ở cậu, bà cậu là một người quyết đoán và áp đặt thế nào. Cậu cũng không kể với tôi, tất nhiên, về khoảng cách quá lớn giữa cậu và gia đình cậu. Thế nhưng việc cả nhà cậu đều biết cậu thích tôi, nghe lời tôi, hẳn đã phải là một quả bom nổ giữa gia đình trí thức và nhiều danh hiệu ấy. Và hẳn cả gia đình đã họp bàn kỹ rồi mới quyết định, gạt bỏ sự kiêu hãnh sang một bên để gọi điện cho tôi, ra lệnh cho tôi tới nhà để giúp “điều chỉnh” quan niệm sống của con họ, với câu nhấn mạnh liên tục mỗi 2-3 phút nói: “Tiền bạc không thành vấn đề!” Một tiếng của tôi đáng giá bao nhiêu? Tôi từ chối ngay lập tức, vì tôi bất giác liên tưởng tới nghề làm gái gọi. Định giá theo thời gian và theo hạng khách. Một tiếng của Trang Hạ đáng giá bao nhiêu tiền? Mỗi phút một đô la? Mỗi tiếng một triệu? Mỗi tối hai trăm đô? Đã từng có người ngồi mấy tiếng máy bay chỉ để được ngồi uống cà phê với Trang Hạ nửa tiếng. Cũng có những người muốn gặp mặt tôi trong đời thực xem thế nào nên gửi tới một hợp đồng có giá trị. Cũng có những người vì muốn được làm quen nên nhờ bố mẹ nói chuyện với tôi trước. Tất cả những điều ấy đều dễ thương, tôi đều trân trọng, vì nó làm tôi biết rằng họ đều có thiện chí, họ sẵn sàng, họ tôn trọng tôi. Dù cách bày tỏ của họ khác nhau. Còn cậu bé, tôi lại muốn cậu, nếu quả thật cậu như họ mô tả, thì cậu hãy cứ sống theo cách cậu cảm nhận, làm những việc cậu cho là phù hợp với bản thân, và nhất thiết phải tìm cách thoát ra khỏi sự áp đặt của gia đình. Tôi mới giao tiếp mười phút qua điện thoại tôi đã không chịu nổi, không tìm được tiếng nói chung với gia đình cậu, thì cậu cả đời làm sao không tránh khỏi những lúc xung đột, tránh sao khỏi lúc quan điểm khác biệt, giá trị quan khác biệt? Chắc chắn cậu sẽ mừng khi gặp tôi nhưng sẽ thất vọng sâu sắc khi biết số tiền chuyển khoản mà Trang Hạ được nhận... Tôi không phải là không muốn giúp đỡ người khác, nhất là khi người ta đã đề nghị. Nhưng tôi sẽ đứng ngoài mối quan hệ của gia đình ấy, vì bản thân họ đã tự định vị được họ trong đời sống. Họ mới là người cần được điều trị tâm lý, tuy nhiên, tôi không thích kiếm tiền theo cách đó. Tôi không thích sự trưởng giả, tôi càng sợ sự áp đặt. Và tôi tin cậu bé sẽ tự cân bằng đời mình giữa mong muốn của cậu và áp lực gia đình. Ai rồi cũng trưởng thành và tìm được sự hài hoà, ai chẳng vậy? Thôi thì tôi ở lại nhà bế con, nghèo tí cũng được. ![]() 'Xin cô cho cháu vào tập đoàn nào to to một tý'Mình có ông anh họ, con sắp tốt nghiệp đại học. Một hôm ông gọi mình đến giọng rất hệ trọng: "Anh xin cô ý kiến để định hướng tương lai cho thằng cu nhà anh!" " alt="'Tiền bạc không thành vấn đề, cô đến càng nhiều càng tốt'"/>“MILO - Ngày hội đi bộ” vừa diễn ra ngày 9/4/2017 tại Sân Vận động Quốc gia Mỹ Đình. Sự kiện do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với Nestlé MILO tổ chức.
Nhà 3 thế hệ cùng đi bộ Năm nay là lần thứ 2 chương trình “MILO - Ngày hội đi bộ” diễn ra ở Hà Nội. Với tinh thần chung tay rèn luyện cho trẻ em thói quen vận động hằng ngày, cổ vũ một lối sống năng động, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em Việt, chương trình nhanh chóng thu hút sự ủng hộ của đông đảo học sinh cũng như gia đình các em. Bé Vũ Đức Tùng Nguyên (4 tuổi, trường mầm non Mặt Trời) tham gia ngày hội cùng bố và bà. Bé Tùng Nguyên hào hứng, “Ở nhà con cũng rất hay đi bộ nên con thấy không mệt ạ. Sang năm con nhất định tham gia tiếp”. Còn hai chị em Trần Hà Linh (10 tuổi) và Trần Hà Vy (8 tuổi) cùng học trường Tiểu học Trần Quốc Toản lại càng hứng thú với sự kiện hơn khi có sự tham gia của cả bố và mẹ các em. “Đây là lần thứ 2 chị em cháu đi bộ cùng MILO. Lại cả nhà chúng cháu cùng đi nên rất vui. Sang năm cháu và chị vẫn muốn được đi bộ tiếp như thế này”, Hà Vy chia sẻ.
Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng cảm nhận được “sức nóng” của chương trình tác động lên thói quen đi bộ của con mình. “Bình thường ở nhà tôi cũng thường tập luyện bằng xe đạp. Tuy nhiên những chương trình như “MILO - Ngày hội đi bộ” thực sự khiến gia đình tôi gắn kết và có động lực trong việc tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe”, chị Vũ Lan Phương (Từ Liêm, Hà Nội) cho hay. Ngoài sự góp mặt của học sinh đến từ 36 trường học ở Hà Nội, “MILO - Ngày hội đi bộ” còn nhận được sự cổ vũ suốt chặng đường của những nghệ sĩ nổi tiếng như Trần Lực, Mạnh Trường, Thúy Hằng…
Ngày hội của lối sống năng động “MILO - Ngày hội đi bộ” là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “Năng Động Việt Nam” thuộc đề án quốc gia 641 - “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030” cùng với các chương trình như Trại Hè Năng Lượng, Hội Khỏe Phù Đổng... Có mặt tại ngày hội đi bộ, người mẫu Thúy Hằng cho biết con mình vốn hiếu động, hướng ngoại, rất dễ kết bạn nên ngoài việc năng tập luyện thì đều chú ý bổ sung dinh dưỡng cho con để con đủ năng lượng cho mọi hoạt động trong ngày. Diễn viên Mạnh Trường cũng tiết lộ gia đình luôn khuyến khích con tập múa, chơi các môn thể thao để cơ thể được dẻo dai, mạnh khỏe, con cũng năng động hơn.
Ông Ali Abbas, Giám đốc Nhãn hàng MILO khẳng định, “Nestlé Việt Nam cam kết đẩy mạnh hơn nữa phong trào thể thao học đường, tạo điều kiện cho các em tham gia luyện tập thể thao rèn luyện sức khỏe. Chúng tôi luôn tin rằng thể thao không chỉ mang lại “sức bền và tầm vóc” của người Việt mà còn giúp các em học được những bài học về tinh thần đồng đội, tính kiên định, sự tự tin vươn lên giành chiến thắng”.
Theo ông Tuấn, chương trình với sự đồng hành của nhãn hàng MILO đã tác động đáng kể đến sự hình thành thói quen, khơi dậy tinh thần yêu thể thao, tăng cường sức khỏe, năng động hơn cho thế hệ trẻ Việt Nam. Sở GD&ĐT Hà Nội hi vọng và sẵn sàng hỗ trợ chương trình tiếp tục được nhân rộng.
![]() Trước tình trạng lộn xộn tại lễ hội hoa hồng Bulgaria, chiều 4/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội có văn bản gửi Công ty Cổ phần Truyền thông G&G về việc báo cáo các nội dung thông tin phản ánh trên báo chí xung quanh việc tổ chức “Lễ hội Hoa hồng Bungaria và bạn bè”. *Video:Chiều 4/3, BTC bổ sung gần 100 gốc hồng cho lễ hội hoa tại Công viên Thống Nhất ![]() 国际新闻
全网热点 |