Thế giới

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 10/4

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-02-01 21:00:36 我要评论(0)

Lịch Thi Đấu Premier League 2020/2021NgàyGiờĐộiTỉ sốĐộiVòngKênh10/0410/0402:00Fulham FC0:1Wolverhampkết quả bóng đá c2kết quả bóng đá c2、、

Lịch Thi Đấu Premier League 2020/2021
NgàyGiờĐộiTỉ sốĐộiVòngKênh
10/04
10/0402:00Fulham FC0:1WolverhamptonVòng 31K+PM
10/0418:30Man City1:2Leeds UnitedVòng 31K+PM
10/0421:00Liverpool FC2:1Aston VillaVòng 31K+PM
10/0423:30Crystal Palace1:4ChelseaVòng 31K+PM

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Trung thu tại Việt Nam được xem như ngày Tết của thiếu niên, nhi đồng. Ảnh minh họa.

Tại Việt Nam, tết Trung thu hay còn gọi là ngày Tết thiếu nhi, được tổ chức vào ngày Rằm tháng Tám (âm lịch) hằng năm. Thế nhưng, không phải ai cũng biết về nguồn gốc và ý nghĩa từ xa xưa của ngày lễ.

Giải thích vấn đề này, ông Nguyễn Hùng Vĩ - nhà nghiên cứu văn học dân gian, nguyên giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay, con người từ xa xưa bằng kinh nghiệm và quan sát tự nhiên thấy trong vòng xấp xỉ 30 ngày đêm thì có 1 ngày trăng tròn. Đồng thời, người ta thấy trong 1 năm có 12 lần trăng như vậy và trong đó có 1 lần trăng tròn hơn tất cả những lần trăng tròn khác.

Khi đó, con người chưa biết cách tính quỹ đạo của mặt trăng, mặt trời nên người ta quan sát xung quanh, cứ đến ngày ánh trăng tròn nhất, sáng nhất, trời mát… thì đi ra khỏi nơi cư trú để giao lưu, nhảy múa, ca hát và thậm chí là đi kiếm ăn trong ngày đó. Và lâu dần thành thói quen.

Sau đó, các hệ thống tín ngưỡng và tập tục, đặc biệt là tôn giáo ra đời, người ta dựa vào đó để tạo ra lễ tiết.

Người phương Đông sử dụng lịch âm dương (hay còn gọi là âm lịch) nên lấy trăng tròn làm mốc. Họ thấy vào mùa thu (tháng Tám âm lịch) trăng thường tròn nhất nên lấy ngày Rằm tháng Tám làm lễ Trung thu.

Khi Việt Nam hội nhập vào nền tảng văn hóa châu Á thì có tết Trung thu. Các nước sử dụng âm lịch như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… đều có tết Trung thu.

Từ những lễ tiết như vậy, mỗi nơi sáng tạo ra một số truyền thuyết về nguồn gốc ra đời để giải thích cho nhau hiểu vì sao lại như thế. Ở Việt Nam có các sự tích như Hậu Nghệ - Hằng Nga, sự tích chú Cuội…

“Sáng tạo theo truyền thuyết đó là nghệ thuật thì chúng ta nên tôn trọng tác phẩm nghệ thuật dân gian ấy, chứ đó không phải khoa học”, ông Vĩ nói.

Chuyên gia văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ nói thêm, thời kỳ chưa có tôn giáo, Trung thu mang ý nghĩa đó là ngày trăng sáng nhất, mọi người ra khỏi nơi cư trú để giao lưu, nhảy múa, hát ca, gia tăng tinh thần cộng đồng.

Từ khi trở thành nghi lễ, lễ hội, Trung thu mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Trước hết, ngày tết Trung thu là để con người đoàn viên với nhau, ra tăng sự đoàn kết. Tiếp theo đó là hướng đến trăng (hay còn gọi là Tết trông trăng) và hướng đến truyền thuyết cổ xưa về trăng để không quên gốc gác của mình.

Cuối cùng, Trung thu là dịp để mọi người vui chơi, giải trí, hướng đến cuộc sống an lành, tương lai tốt đẹp hơn. Đây mới là giá trị chính của tết Trung thu.

Tại Việt Nam, theo ông Vĩ, tết Trung thu gần với ngày Tết độc lập (2/9/1945), cũng Trung thu năm 1945, Bác Hồ gửi thư cho thiếu nhi. Do đó, tết Trung thu Việt Nam hướng đến thiếu niên, nhi đồng một cách mạnh mẽ, thậm chí ở Việt Nam còn gọi tết Trung thu là tết Thiếu nhi.

Việt Nam cũng có 1 bài hát “Rước đèn ông sao” ra đời năm 1956 của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Bài hát mang bản sắc Việt Nam và bản sắc cách mạng.

Tất cả những thứ trên đối với chuyên gia Nguyễn Hùng Vĩ đó là một thành quả, một biểu tượng về mặt văn hóa của riêng Việt Nam.

Về mâm cỗ Trung thu, theo ông Vĩ, thường có các loại bánh hình mặt trăng, các bánh hình con vật, tò he, các con vật bằng bưởi, hoa trái. … Mâm cỗ cũng là mâm cúng gia tiên, cúng Phật… tùy theo phong tục của mỗi tôn giáo.

Bài cúng Rằm tháng 8 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Bài cúng Rằm tháng 8 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Để quý độc giả tiện theo dõi, VietNamNet xin giới thiệu bài cúng Rằm tháng 8 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam. 

" alt="Nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của tết Trung thu không phải ai cũng biết" width="90" height="59"/>

Nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của tết Trung thu không phải ai cũng biết

Tôi sinh ra ở thành phố. Bố mẹ làm kinh doanh, có của ăn của để. Trước khi lấy chồng, tôi không phải động chân động tay vào việc nhà, cũng chưa từng chịu cảnh thiếu thốn.

Thế nhưng, nhà chồng tôi thì khác.

Ngày theo anh về ra mắt, tôi có chút giật mình. Căn nhà bố mẹ anh ở nằm trên lưng chừng đồi. Cửa vào chỉ là tấm liếp che chắn. Trong nhà, không có tivi, tủ lạnh, cũng không có bất cứ vật dụng nào đáng giá.

Tuy nhiên, tôi lại nghĩ, ở hoàn cảnh như vậy, anh vẫn vươn lên, đỗ đại học và tự xoay sở tiền để học. Hiện tại, anh lại được nhận vào làm ở công ty nước ngoài. Chứng tỏ anh là người có ý chí.

Vì thế, tôi quyết tâm bảo vệ tình yêu của mình.

{keywords}
 

Cưới xong, vì không muốn ở rể nên anh dẫn tôi đi thuê một phòng trọ rộng hơn 20m2. Nhưng, khu trọ chúng tôi thuê có an ninh không tốt. Xe máy tôi để bị kẻ trộm lấy mất.

Bố mẹ tôi xót của, lại sợ chúng tôi không an toàn nên gọi chúng tôi về, tuyên bố cho hai vợ chồng một mảnh đất rộng 50m2 ở sâu trong ngõ.

Mẹ nói với tôi, mẹ có thể cho chúng tôi tiền xây nhà, nhưng vì con rể không muốn phụ thuộc nhà vợ nên việc xây dựng, bố mẹ để chúng tôi tự lo.

Sau đó, chồng tôi chạy vạy xây được một nhà mái bằng, có 2 phòng ngủ.

Cách đây gần 2 tháng, tôi sinh con trai. Chồng tôi phải đi công tác nhiều, không có thời gian chăm vợ con nên anh đón mẹ ở quê lên sống cùng.

Mẹ chồng tôi vốn sinh ra trong nghèo khó nên rất tiết kiệm. Tôi mới sinh con, cơ thể còn yếu nhưng đồ ăn còn dư từ bữa trước, thậm chí 2, 3 ngày trước, bà vẫn đun lại cho tôi ăn.

Tôi không hài lòng nhưng vẫn cố nhịn vì nghĩ rằng, đó là do bà tiết kiệm chứ không phải vì bà không thương tôi.

Tuy nhiên, hành xử của mẹ gần đây khiến tôi rất khó chịu.

Tôi sinh con vào đúng tháng nắng nóng. Ngồi trong nhà tôi, người bình thường đã toát mồ hôi huống hồ sản phụ. Vì thế, chồng tôi phải đi mua 1 chiếc điều hòa.

Tháng đầu tiên sau khi sinh con, tôi bật điều hòa cả ngày cả đêm. Tiền điện thanh toán gần 2 triệu đồng. Mẹ chồng tôi rít lên vì tiếc của. Bà bảo tôi, chỉ có ăn với nghỉ ở nhà thì sống tiết kiệm cho chồng đỡ khổ. Hơn nữa, bật điều hòa không hề tốt cho trẻ nhỏ.

Từ đó, mỗi lần thấy tôi bật điều hòa, bà lại chạy vào phòng nhắc nhở. Nếu tôi không tắt đi thì bà giận dỗi, không ăn cơm.

Tôi nói với chồng. Chồng tôi cũng góp ý với mẹ nhưng bà nói đủ lý do khiến anh không thể cãi, nào là điều hòa không tốt cho đứa trẻ, việc tôi bật điều hòa khiến phòng bà bị ồn, không thể ngủ được …

Sau cùng, để mẹ được vui, chồng dặn tôi, hôm nào nóng quá thì nói khéo, xin phép mẹ. Tuy nhiên, lần nào tôi xin phép, bà cũng gạt đi.

Hôm vừa rồi, trời Hà Nội oi bức. Tôi không thể ngủ nổi nên quyết định bật điều hòa mà không hỏi ý kiến bà.

Nửa đêm, người tôi toát mồ hôi. Đứa trẻ cũng khóc rẫy, người ướt đầm đìa. Tôi bế con dậy thì phát hiện điều hòa đã bị tắt và điều khiển cũng không thể tìm thấy.

Hôm sau, tôi nghe mẹ nói chuyện với chồng tôi qua điện thoại rằng, tôi rất bướng, mẹ nói không nghe. Vì thế, mẹ quyết định cho chị Kim (chị gái chồng – nv) chiếc điều hòa để chị tháo về.

Chồng tôi khuyên tôi nên nín nhịn mẹ một thời gian. Khi nào con lớn, bà về quê thì tôi muốn gì được nấy.

Tuy nhiên, tôi thấy rất bức xúc. Tôi sợ rằng, sẽ có ngày, việc nín nhịn của tôi bị vượt ngưỡng. Hoặc tôi có thể bị trầm cảm.

Tôi nên làm gì bây giờ. Mong mọi người cho tôi lời khuyên.

Lời tuyên bố của đại gia khiến người phụ nữ giật mình sợ hãi

Lời tuyên bố của đại gia khiến người phụ nữ giật mình sợ hãi

Đồng hồ chỉ 2h sáng, tôi vẫn không thể chợp mắt. Tôi đang rất lo lắng, không biết phải làm thế nào để giải quyết sự việc rối ren này.

" alt="Lấy chồng nghèo, nửa đêm tỉnh dậy thấy điều khó tin" width="90" height="59"/>

Lấy chồng nghèo, nửa đêm tỉnh dậy thấy điều khó tin

{keywords}Bhanu Prakash có năng khiếu toán học bẩm sinh.

869.463.853 nhân 73 bằng bao nhiêu?

Nếu bạn là người bình thường, bạn sẽ với tay lấy chiếc máy tính. Nhưng chàng trai Neelakantha Bhanu Prakash, 20 tuổi, tới từ Ấn Độ thì có thể đưa ngay ra đáp án 63.470.861.269 chỉ trong vòng 26 giây. Bhanu được mệnh danh là “chiếc máy tính sống nhanh nhất thế giới”.

Theo Sách Kỷ lục Limca - giống như Kỷ lục Guinness thế giới của riêng Ấn Độ, tốc độ tư duy của Bhanu nhanh gấp 10 lần người bình thường.

Bhanu cho biết, anh có thể làm những phép tính phức tạp như thế này bằng tốc độ chóng mặt nhờ “thực hành có cấu trúc”.

“Ví dụ như với phép tính 8.763 nhân 8, tôi sẽ lấy: 8.000 nhân 8 bằng 64.000, 700 nhân 8 bằng 5.600, 60 nhân 8 bằng 480, 3 nhân 8 bằng 24, rồi cộng tất cả kết quả lại với nhau. Nhưng điều này đòi hỏi bộ não phải nhớ tất cả những số đó”.

“Các phương pháp mà tôi sử dụng rất giống với các phương pháp chung, nhưng cần sự tối ưu hoá của bộ não. Tôi tối ưu hoá các phương pháp và làm chúng tốt hơn trước”.

Ngày 15/8 mới đây, Bhanu trở thành người châu Á đầu tiên giành huy chương vàng giải vô địch tính toán thế giới tại Olympiad Thể thao Trí tuệ diễn ra ở London, Anh.

Anh cũng là người giành chiến thắng đầu tiên không phải là người châu Âu trong lịch sử 23 năm của giải đấu này.

Để giành ngôi vô địch, Bhanu đã đánh bại 29 đối thủ tới từ 13 quốc gia.

‘Đừng gọi tôi là thần đồng’

{keywords}
Từ nhỏ, Bhanu đã giành được rất nhiều giải thưởng. 

“Tôi hoàn toàn không phải là thần đồng, bởi vì tôi thấy từ ‘thần đồng’ không bao gồm những nỗ lực và trải nghiệm”, Bhanu nói và nhấn mạnh rằng khả năng tính toán phi thường của anh không có được một cách dễ dàng.

Năm 5 tuổi, Bhanu bị ngã từ chiếc xe scooter của anh họ khi nó đâm vào chiếc xe tải, khiến cậu bị đập đầu xuống đường.

Bhanu bị vỡ sọ, khâu 85 mũi và phải phẫu thuật nhiều lần trước khi bác sĩ đặt cậu vào tình trạng hôn mê.

Bảy ngày sau, cậu tỉnh dậy. Các bác sĩ nói với bố mẹ Bhanu rằng cậu có thể bị suy giảm nhận thức suốt quãng đời còn lại do vết thương ở đầu.

Suốt 1 năm sau, Bhanu phải nằm trên giường bệnh.

“Tai nạn đã thay đổi cách tôi định nghĩa về sự vui vẻ và đó là lý do tại sao tôi ở đây hôm nay”, anh nói.

Trong suốt quá trình phục hồi, Bhanu đã học cách chơi cờ, giải đố, làm toán để giữ cho bộ não luôn hoạt động.

“Tôi nhớ là nó rất đau… Đó là trải nghiệm đau đớn nhất trong cuộc đời tôi”, anh kể. “Tôi không thể tới trường suốt 1 năm. Tất cả những gì tôi phải bám víu vào để tốt hơn là các con số và các câu đố”.

Vết thương khiến Bhanu có một vết sẹo xấu xí trên mặt. Để bảo vệ cảm xúc của con, bố mẹ cậu bỏ tất cả gương trong nhà trong khoảng 1 năm. Nhưng chính Bhanu quyết chí không để vết sẹo ngăn mình lại. “Nó đẩy tôi về phía trước. Tôi biết việc mà mình có thể làm giỏi và tôi sẽ chứng minh điều đó cho bản thân”.

Năm 7 tuổi, Bhanu đạt giải ba trong một cuộc thi số học cấp tiểu bang. Phần trình diễn của cậu khiến người cha rơi nước mắt. “Ông khóc không phải vì tôi đạt được huy chương, mà vì điều đó khiến cha tôi xúc động”, Bhanu chia sẻ.

Kể từ đó, cậu liên tục giành được nhiều chiến thắng khác, trong đó có cả Cuộc thi tính toán nhanh quốc gia năm 2011 của Ấn Độ. Từ năm 13 tuổi, cậu đại diện cho Ấn Độ tham gia thi quốc tế và phá kỷ lục thế giới 4 lần.

Bhanu cũng 50 lần phá vỡ kỷ lục Limca, được so sánh với huyền thoại toán học Ấn Độ Shakuntala Devi.

“Khi tôi cố gắng đạt một kỷ lục thế giới, giống như là thế giới xung quanh tôi chậm lại”, Bhanu giải thích.

Anh nói rằng, anh đam mê với mục tiêu “loại bỏ nỗi sợ hãi môn toán”, những cảm xúc sợ hãi mà nhiều người trong chúng ta đang trải nghiệm. Cảm xúc đó có thể khiến chúng ta né tránh những tình huống mà chúng ta phải thể hiện khả năng tính toán và gây tác động tiêu cực tới những lựa chọn trong cuộc sống của chúng ta.

{keywords}
Vượt lên số phận, Bhanu trở thành người truyền cảm hứng cho những người sợ hãi môn toán.

Năm 2018, Bhanu thành lập Exploring Infinites – một tổ chức giáo dục đặt mục tiêu khiến môn toán trở thành một môn học đầy thách thức, thú vị bằng cách theo dõi sự phát triển khả năng nhận thức thông qua các trò chơi tính toán.

“Trải nghiệm của tôi bắt đầu vào cái ngày mà tôi tới một ngôi trường ở vùng nông thôn. Tôi nhận ra rằng bọn trẻ ở đó không biết phép nhân chính là nhiều phép cộng lặp lại. Đó là lúc tôi bắt đầu gây dựng công ty của mình”.

Hiện tại, Exploring Infinites có nửa triệu người theo dõi,  thường xuyên tổ chức những trại hè toán học ở Bangladesh và Indonesia. Chương trình học từ xa của tổ chức cũng thu hút các học sinh từ Anh và Mỹ.

Bhanu cũng tham gia diễn thuyết trên diễn đàn TEDx, nhấn mạnh rằng bất cứ ai cũng có thể cải thiện kỹ năng toán học và làm thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn”.

Thần đồng 10 tuổi đã đỗ ĐH không tuổi thơ, không được đến trường

Thần đồng 10 tuổi đã đỗ ĐH không tuổi thơ, không được đến trường

Nuôi mộng con gái thành công sớm, cha mẹ của Zhang Yiwen tự dạy con ở nhà, không cho con đến trường. Dù đỗ đại học ngay lúc còn nhỏ, cô bé sớm gặp khó khăn khi phải lớn trước tuổi.

" alt="Từ đứa trẻ từng vỡ xương sọ tới thần đồng toán học thế giới" width="90" height="59"/>

Từ đứa trẻ từng vỡ xương sọ tới thần đồng toán học thế giới